Hình ảnh lễ Chúa giáng sinh, ngày lễ hòa bình.
Các Kitô hữu thuở Giáo hội sơ khai bên vùng nước Do Thái, Palestina vùng Trung Đông trong đế quốc Roma, sau khi Chúa Giêsu Kitô đã trở về trời, có thói quen đạo đức mừng kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra làm người. Họ mừng lễ như thế nào, không có sử sách hay truyền thống nào ghi thuật lưu truyền lại.
Duy chỉ có sách Phúc âm Chúa Giêsu Kitô theo thánh sử Luca viết – vào khoảng từ năm 65.-80. sau Chúa giáng sinh- thuật lại biến cố Chúa Giêsu giáng sinh trên cánh đồng Bethlehem bên nước Do Thái nay thuộc vùng tự trị Palestina ( Lc 2,1-14).
Đến thế kỷ thứ tư sau Chúa giáng sinh – sau năm 313- Giáo Hội Công Giáo Roma ấn định chọn này 25. tháng 12. hằng năm là ngày lễ trọng mừng sinh nhật Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người.
Phúc âm theoThánh sử Luca viết thuật về khung cảnh biến cố Chúa giáng sinh năm xưa, nhấn mạnh đến khía cạnh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian mang ánh sáng hòa bình từ trời cao cho trần thế: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm. Đây là lời loan báo tin mừng Chúa giáng sinh do ca đoàn các Thiên Thần ca hát năm xưa trong đêm thánh vô cùng hài nhi Giêsu sinh ra ở cánh đồng Bethlehem.
Thánh sử Luca bắt đầu bài tường thuật Chúa giáng sinh với biến cố lịch sử: “Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria...”
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, từ trời cao sinh xuống làm người là vị vua mang hòa bình đến cho nhân loại.
Còn Hoàng đế Cesare Augusto đang trị vì của đế quốc Roma, được mệnh danh ca tụng là Vị vua kiến tạo hòa bình trong đế quốc thời lúc đó, lan rộng bao gồm cả nước Do Thái.
Thế nào là hình ảnh vị vua kiến tạo hòa bình?
Trước đó hằng thế kỷ, Ngôn sứ Isaia sống vào khoảng thế kỷ thứ 8. trước Chúa giáng sinh (Is 9, 2-4. 6-7) đã nói đến hình ảnh sứ mạng vị vua kiến tạo hòa bình giữa thảm cảnh chao đảo hỗn loạn đe dọa đời sống.
Ánh sáng của ngài chiếu tỏa vào bóng đêm tối hận thù. Cung cách nếp sống tự do của ngài mang đến sự chấm dứt khủng hoảng hoang mang lo sợ. Nếp sống hòa bình của ngài xóa tan đẩy lùi tham vọng chiến tranh. Áo choàng, đôi giầy ủng người lính chiến mang hình ảnh biểu tượng sức mạnh sự uy hùng đe dọa được cởi bỏ đem đi thiêu hủy.
Hình ảnh một nếp sống hòa bình là khát vọng của niềm hy vọng sâu thẳm phát tỏa nơi sự sinh ra của một trẻ thơ. Nơi hài nhi này chất chứa những gánh nặng trách nhiệm trên đôi vai em. Hài nhi này được xưng tụng là “ Vị Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Huy Hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái Bình”.
Làm thế nào một hài nhi có thể là người mang lại hòa bình cho khát vọng của con người đang sống giữa hoàn cảnh chao đảo hỗn loạn, hoang mang sợ hãi bị đe dọa? Lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa là giải đáp cho khát vọng trông chờ nếp sống hòa bình: “ Lòng ghen yêu của Chúa thiên binh sẽ thực thi điều đó”.
Vào thời điểm cách đây hơn ngàn năm lúc hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, sinh ra làm người, chắc không ai nghĩ bài tường thuật của ngôn sứ Isaia với những danh hiệu cao cả uy quyền như trên đây, nói về hài nhi Giêsu. Trái lại nghĩ liên tưởng nhiều hơn đến
Hoàng đế Cesare Augustus của đế quốc Roma đang thống trị thiên hạ. Hoàng đế Augustus sinh năm 63. trước Chúa giáng sinh, qua đời năm 14. sau Chúa giáng sinh. Ông cai trị đế quốc Roma từ năm 27. trước Chúa giáng sinh đến năm 14. sau Chúa giáng sinh
Vị hoàng đế này được xưng tụng với danh hiệu cao cả thần thánh là “ Thiên tử” như khắc vẽ trên đồng tiền thời lúc đó. Người Ai cập xưng tụng Vua Augustus là vị “ Chúa tể cao cả”. Ở thành Roma ông được tôn kính là” người Cha của quê cha đất tổ”, và chính ông tự xưng mình là vị vua kiến tạo hòa bình cao cả Pax Romana.
Những danh hiệu cao cả đó vượt qúa giới hạn khả năng tài trí giới hạn của một con người trần thế. Nhưng xét cho cùng trong thời gian cai trị đế quốc Roma, hoàng đế Augustus đã có công chấm dứt cuộc nội chiến đã xảy ra từ một trăm năm trước đó rồi. Qua đó Ông đã có công kiến tạo mang lại nền hòa bình, sự phồn vinh thịnh vượng trong xã hội đế quốc Roma.
Rồi ông cũng là người, như Thánh sử Luca thuật lại trong phúc âm Chúa Giêsu Kitô về biến cố Chúa giáng sinh, khới lên phong trào sự chuyển động trên toàn thế giới đế quốc Roma. Sắc lệnh chiếu chỉ của hoàng đế Roma bắt mọi người về quê quán cũ nơi mình đã sinh ra ghi tên vào sổ nộp thuế. Điều này thể hiện nói lên sức mạnh quyền uy cùng ảnh hưởng rộng lớn của hoàng đế Augustus, đã khiến thiên hạ trong toàn đế quốc Roma lên đường di chuyển lên đường trở về quê quán cũ của mình, bất kể họ đang sinh sống nơi đâu trong đế quốc thời lúc đó. Như gia đình Thánh Giuse phải lặn lội từ miền Galileo làng Nazareth phía bắc nước Do Thái di chuyển xuôi về quê cũ nơi sinh ra miền Judea, thành Bethlehem phía nam nước Do Thái.
Tại sao Thánh sử Luca lại đưa hình ảnh hoàng đế Augustus vị xưng là con trời, vị vua kiến tạo hòa bình vào bài tường thuật biến cố Chúa Giêsu giáng sinh, Đấng cũng là Thiên tử, là vua hòa bình, là người cố vấn kỳ diệu muôn thuở, như đồng hình dạng hay cạnh tranh với hoàng đế Augustus của đế quốc Roma?
Thánh sử Luca không phải là người chuyên môn về lịch sử triều đình đế quốc Roma. Theo tương truyền cùng ý kiến của các nhà nghiên cứu chú giải kinh thánh, Ông là một thầy thuốc, một họa sĩ, một người có nền học thức văn hóa Hylạp. Như thế ông là người có tầm nhìn kiến thức sâu rộng. Và sau này ông trở thành học trò môn đệ của Thánh Phaolô, cùng theo chân Thánh Phaolô đi làm công việc đạo đức truyền giáo cho tin mừng vào Chúa Giêsu Kitô. Với căn bản kiến thức đó Ông viết phúc âm giáo lý về Chúa Giêsu Kitô theo cung cách trên nền tảng đạo đức thần học lồng khung trong các biến cố thời sự lịch sử xã hội đời sống.
Vì thế Luca muốn dùng hình ảnh của hoàng đế Augustus như mốc điểm lịch sử trong đời sống xã hội thời lúc đó để tường thuật về một biến cố thần thánh khác: Giesu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, và ở giữa con người.
Thánh sử Luca dùng hình ảnh một vị hoàng đế Augustus quyền uy sức mạnh trần thế có ảnh hưởng sâu rộng trong đế quốc Roma để diễn tả nói về một biến cố hình ảnh khác cho nổi bật rõ nét hiện lên khởi đầu chỉ là một hài nhi sơ sinh, yếu mềm, nhưng lại có sức mạnh tâm linh cao cả sâu rộng không chỉ trong thế giới đế quốc Roma của hoàng đế Augustus giới hạn về không gian địa lý và thời gian. Biến cố hài nhi Giesu giáng sinh làm người chiều kích thần học tâm linh có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn thể hoàn cầu vũ trụ thiên nhiên, không có giới hạn về thời gian cùng tâm lý, văn hóa xã hội đời sống con người
Hai hình ảnh biến cố đó như bóng tối với ánh sáng; sự dữ tội lỗi hận thù với sự trong lành tha thứ làm hòa; sức mạnh của quyền lực áp chế bắt buộc với tình yêu lòng nhân từ; hòa bình trên nền tảng của vũ khí chiến thắng đánh bại với nếp sống hòa bình tâm linh từ trong thâm tâm của lòng tin tưởng hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn hòa bình, nguồn sự sống; sự dối trá chiêu thức lừa đảo với lòng ngay thẳng chân thật; ích kỷ với bác ái, trần thế với thần linh…
Hài nhi Giesu, Con Thiên Chúa, vua hòa bình sinh xuống trần gian làm người là niềm hy vọng cho con người. Nhưng trong thực tế đời sống xã hội xưa nay luôn hằng có chiến tranh, hận thù, tàn phá gây hoang mang chao đảo cho đời sống. Dẫu vậy niềm hy vọng vào hài nhi Giêsu, Vua hòa bình, không vì thế bị rơi biến vào hư vô, vào khoảng không trống rỗng. Trái lại như các mục đồng trong đêm hài nhi Giêsu giáng sinh đã được Thiên Thần báo tin:” Các bạn sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ", cũng vậy nước Thiên Chúa, nước hoà bình cho tới ngày hôm nay vẫn còn bao bọc như trong nôi tã của một hài nhi sơ sinh.
Khi hài nhi Giêsu lớn thành người trưởng thành ra đi rao giảng nước Thiên Chúa, nước tình yêu, nước hòa bình đã dùng hình ảnh hạt giống cây lúa, cây cải nhỏ bé so sánh với nước Thiên Chúa ( Mc 4, 26-34): hạt giống tuy nhỏ bé nhưng lại chất chứa mầm sức mạnh sự sống nảy sinh thành cây to lớn có cành lá xum xuê!
Ngay xưa và ngày nay biến cố đời sống diễn ra giữa hai trạng thái đối ngược nhau: cũ và mới, niềm hy vọng và hoang mang nghi hoặc, tình yêu và sự phá đổ. Dẫu vậy nước Thiên Chúa, nước hoà bình tình yêu vẫn luôn là khát vọng của con người muốn có.
Giữa cảnh sống sai lạc chao đảo không đúng phương hướng hòa bình tình yêu đó, một nếp sống chân thật vẫn có thể thành hiện thực đạt tới, khi nếp sống đơn giản chân thành đặt tin tưởng vào tin mừng sứ điệp của Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng hòa bình, ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa cho con người, như Ngài rao giảng trong bài giảng Tám mối phúc thật:
“ Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho những ai buồn sầu,
vì họ sẽ được an ủi.
Phúc cho những ai hiền lành,
vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp.
Phúc cho những ai đói khát sự công chính,
vì họ sẽ được no thỏa.
Phúc cho những ai có lòng thương xót,
vì họ sẽ được xót thương.
Phúc cho những ai có lòng trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
Phúc cho những ai xây dựng hòa bình,
vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa.
Phúc cho những ai bị bắt bớ vì lẽ công chính,
vì Nước Trời là của họ. “ (Mt 5, 3-10)
Mừng lễ Chúa giáng sinh