Đức Hồng Y Arinze: Thánh Lễ không phải là một cuộc tiêu khiển

Qua đó Đức Hồng Y đưa ra cái nhìn của Ngài về Phụng Vụ

VATICAN CITY (Zenit.org).- Theo Đức Hồng Y Arinze, thì Thánh Lễ là khoảng thời gian dành cho việc suy niệm và gặp gở với Thiên Chúa, chứ Thánh Lễ không phải là một hình thức tiêu khiển.

Trong bài phỏng vấn với tạp chí Bên Trong Vaticăn (Inside the Vatican), vị Tổng Trưởng của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã đưa ra một đánh giá tổng quan về kỳ họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua, về Phép Thánh Thể, và về những tiến triển trong việc cử hành phụng vụ 40 năm sau Công Đồng Chung Vaticăn II.

Liên quan đến “phần nhạc trong phụng vụ,” Đức Hồng Y cho biết: “chúng ta nên biết rằng loại nhạc Gregorian (tức loại nhạc được đặt theo tên của Thánh Giáo Hoàng Gregory I từ 540-604) chính là di sản quý báu của Giáo Hội. Do đó, nó sẽ tồn tại lâu, chứ không phải bị cấm bỏ. Chính vì thế, nếu ở tại một giáo phận hay quốc gia nào đó, mà không còn ai nghe đến loại nhạc Gregorian nữa, thì có lẽ có ai đó đã làm không đúng rồi.”

Tuy nhiên, “Giáo Hội không có ý nói rằng tất cả mọi thứ đều phải thuộc loại nhạc Gregorian.” Vẫn còn có chổ cho âm nhạc vốn tôn trọng ngôn ngữ, văn hóa và con người đó. Sách thì nói rằng đó là vấn đề quyết định của Hội Đồng Giám Mục, vì lẽ, trung thực mà nói, vấn đề đó vượt ra khỏi phạm vi của một địa phận.

Điều lý tưởng chính là các Đức Giám Mục nên có một ủy ban đặc trách về nhạc trong phụng vụ vốn xem xét và nghiên cứu đến lời lẽ diễn đạt và nhạc của các bài thánh ca. Và khi ủy ban này hài lòng rồi, thì mọi nhận xét được chuyển giao cho các Đức Giám Mục để các Ngài phê chuẩn, nhân danh cả Hội Đồng Giám Mục sở tại.”

Theo vị Hồng Y người Nigeria này, điều không nên, chính là “có những cá nhân tự mình soạn ra bất kỳ điều gì và hát lên chúng trong nhà thờ. Đây là điều không đúng, cho dẫu là cá nhân đó có tài đến mấy. Điều đó đưa chúng ta đến vấn đề là các loại dụng cụ nào được sử dụng.”

“Giáo Hội địa phương nên ý thức rằng, việc phụng tự trong nhà thờ hoàn toàn không giống gì cả với việc chúng ta hát trong một quán bar, hay những gì chúng ta ca hát tại đại hội giới trẻ. Chính vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến loại nhạc và loại nhạc cụ được sử dụng
.”

Sự Thích Hợp (Suitability)

Đức Hồng Y diễn giải thêm rằng: “Tôi không muốn nói hay tuyên bố rằng đừng bao giờ dùng đàn guitar, vì lẽ, đó rất ư là nghiêm khắc. Thế nhưng, phần lớn các nhạc xuất phát từ đàn guitar sẽ không thích hợp cho lắm đối với Thánh Lễ. Tuy nhiên, cũng có thể nghĩ đến một vài loại nhạc xuất phát từ đàn guitar vốn thích hợp khi có sự thăm viếng của một nhóm đặt biệt nào đó, chứ không phải là loại nhạc mà chúng ta vẫn thường hay cứ nghe.”

Các Đức Giám Mục địa phương là những người có quyền phán quyết về điều này, vì chưng, đó là cách khôn ngoan nhất. Cũng thế, bởi vì có rất nhiều loại nhạc cụ khác tại rất nhiều quốc gia, vốn vẫn chưa hề được sử dụng tại Ý Quốc hay Ái Nhĩ Lan, chẳng hạn. Mọi người đi dự Thánh Lễ, không phải là để tiêu khiển, vui thú, mà họ đến dự Thánh Lễ chỉ vì họ kính yêu Thiên Chúa, họ muốn cảm ơn Ngài, họ muốn cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi cho họ, và khẩn cầu Ngài với những nhu cầu mà họ cần.

Và khi họ muốn tiêu khiển và giải trí, thì họ thừa biết sẽ phải đến những nơi nào: hội trường giáo xứ, rạp hát, và giả dụ rằng buổi tiêu khiển của họ được chấp nhận dựa theo quan điểm về luân lý thần học.

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới (The Synod)

Trong suốt chương trình phỏng vấn, Đức Hồng Y Arinze, người được bầu chọn là một trong những vị đại diện của phái đoàn gồm có các Đức Giám Mục làm chủ tịch, liền sau đó, viết ra một bản tóm tắt này với sự tham dự của hơn 252 Đức Giám Mục.

Nói về những điểm tích cực của Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y cho biết là có quá nhiều việc: “Cũng Cố Đức Tin của Chúng Ta nơi Bí Tích Thánh Thể. Không có một học thuyết mới mẽ nào được trình bày cả, ngoại trừ cách diễn tả sống động trở lại về Đức Tin vào Phép Thánh Thể. Sự khích lệ trong việc cử hành phụng vụ, để làm sao cho việc cử hành phụng vụ đó trở nên có sức sống và thánh thiện.

Kỳ Họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa rồi, đặc biệt cảm ơn các vị linh mục, các thầy phó tế, cũng như những vị khác đã hổ trợ cho việc cử hành Thánh Lễ, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn kính Phép Thánh Thể ngoài phạm vi của Thánh Lể, vốn mang nhiều hoa trái trong Thánh Lễ, vì lẽ, Thánh Lễ chính là hành động tôn kính Thiên Chúa cao cả nhất
.”

Đức Hồng Y nói: “Thế nhưng phép bí tích không kết thúc sau Thánh Lễ. Vì chưng, chính Chúa Kitô đang ngự trong Nhà Tạm, vốn có thể được mang đến cho những người bênh tật, ốm đau, để họ đón nhận, tôn kính, ngợi ca tình yêu và thỉnh cầu Ngài. Các cha tổ phụ của Hội Đồng không chỉ nói về việc tôn kính, thế nhưng chính bản thân các Ngài tôn kính Thiên Chúa mỗi ngày. Việc Chầu Thánh Thể diễn ra trong nhà nguyện nhỏ gần bên Tòa Nhà diễn ra Thượng Hội Đồng, cứ 1 tiếng vào buổi sáng và 1 tiếng vào buổi chiều.”

Thượng Hội Đồng cũng còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuẩn bị kỹ càng để lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Chính vì thế, việc xưng tội, đối với những ai phạm tội trọng, phải được khích lệ để họ biết tìm đến với bí tích hòa giải như là duy trì sự trung thành của họ với Chúa Kitô. Và dĩ nhiên, không phải ai cũng xứng đáng với việc Rước Lễ, do đó, những ai không xứng đáng, thì không nên lãnh nhận.

Quan Điểm của Tin Lành (Protestant View)

Liên quan đến chiều hướng tiêu cự tại thế giới Tây Phương, Đức Hồng Y tiết lộ cho biết rằng, càng ngày càng có nhiều người Công Giáo có “quan niệm nhìn nhận về Phép Thánh Thể y như hệt những người Tin Lành, tức chỉ xem đó chủ yếu là một biểu tượng mà thôi.”

Đức Hồng Y nói: “Các cha tổ phụ của Công Đồng nhận ra rằng rất nhiều người Công Giáo không có đức tin đúng đắn về sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể. Điều này cũng đã được đề cập qua trong một số những đề xuất. Các cha tổ phụ của Công Đồng đã đề nghị rằng nên có những chủ đề dành cho các bài giảng vào Chủ Nhật, vì thấy rằng, bài giảng trong Thánh Lễ ngày Chủ Nhật chỉ toàn là những chỉ dẫn mang tính tôn giáo mà giáo dân nhận được 1 lần trong 1 tuần mà thôi, do đó, các ngài đề nghị đến 4 khía cạnh chính của đức tin Công Giáo cần phải được đề cập đến trong bài giảng theo chu kỳ 3 năm 1 lần.”

Bốn khía cạnh chính đó tương ứng với các phần trong cuốn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo.

Đức Hồng Y giải thích: “Khía cạnh đầu tiên, chính là những gì mà chúng ta tin. Khía cạnh thứ hai, chính là cách thức mà chúng ta thờ phụng, tức các phép bí tích. Khía cạnh thứ ba, chính là những gì mà chúng ta sống, cuộc sống trong Chúa Kitô, do đó, các luật lệ về luân lý, Mười Điều Răn, và cuộc sống của người Kitô Giáo là điều quan trọng; và khía cạnh thứ tư chính là lời cầu nguyện. Chính vì thế, mặc dầu bài giảng nên tập trung vào các bài đọc Thánh Kinh và bối cảnh của phụng vụ, phải có một cách nào đó để đề cập đến 4 khía cạnh chính của đức tin Công Giáo trong khoảng thời gian là 3 năm bởi vì có rất nhiều người Công Giáo thật sự không hiểu biết gì cả về những vấn đề nền tảng này. Thì đó chính là sự thật mà không ai có thể chối cải được.”

Nghệ Thuật Quảng Cáo / Tự Đề Cao Mình Lên (Showmanship)

Về điểm này, Đức Hồng Y nhìn nhận rằng: “Công Đồng Chung Vaticăn II đã mang lại rất nhiều điều tốt đẹp nhưng không phải mỗi thứ đều mang tính tích cực cả, và Công Đồng nhìn nhận rằng đã có một số bóng râm che phủ.”

Đã có rất nhiều sự thờ ơ, bỏ mặc Phép Thánh Thể ngoài phạm vi của Thánh Lễ. Đa phần là do kém hiểu biết. Có rất nhiều cám dỗ để tự khoe hoặc đề cao mình lên, đối với vị linh mục - tức vị cử hành Thánh Lễ, khi vị ấy đối diện với các tín hữu.

Nếu vị linh mục ấy không có tính kỷ luật cao, thì chẳng bao lâu vị ấy sẽ trở thành một người trình diễn cho đám đông tín hữu. Có thể vị linh mục ấy không hề nhận ra được điều này, do đó, vị ấy tự phô bày chính mình ra thay vì khắc họa lại hình ảnh của chính Chúa Kitô. Đúng thật là việc này đòi hỏi rất cao, thế nhưng bàn thờ thì lại diện đối với đám đông tín hữu. Thậm chí ngay cả những ai đọc các Bài Đọc Một hay Bài Đọc Hai, cũng có thể áp dụng những thủ thuật nhỏ khiến họ tự lôi kéo vào sự chú ý của chính họ, và do đó, làm cho những người khác bị chia trí.

Chính vì thế, mà có một số vấn đề. Tuy nhiên, một vài những vấn đề đó không phải là do Công Đồng Chung Vaticăn II gây ra, mà đó là do các con cái của Giáo Hội sau thời Công Đồng Chung Vaticăn II gây ra. Một số người, lấy Công Đồng Chung Vaticăn II làm bình phông, để từ đó đưa ra những lịch trình của riêng họ. Chúng ta hãy coi chừng điều này. Mọi người cứ thúc đẩy lịch trình của riêng mình, và minh bạch nó như là ‘tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăn II’

Vị Hồng Y Tổng Trưởng của Tòa Thánh Vaticăn nói tiếp: “Vì thế, chỉ có những ai trung thành với những gì đã được khởi truyền xuống, chứ không phải những gì được những con người đó đề ra, và biến chúng trở thành luật lệ cho những người khác, thì họ sẽ biết cách làm đúng theo những gì mà họ tin. ‘Lex orandi, Lex credendi’ là vì vậy. Chính đức tin của chúng ta sẽ hướng dẫn đời sống cầu nguyện của chúng ta, và nếu chúng ta qùy gối (genuflect) trước Nhà Tạm, chính là bởi vì chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đang có mặt ở đó, và Ngài chính là Thiên Chúa.”

Những Lạm Dụng Chứ Không Phải Mới Mẽ (Abuses Not New)

Trái hẳn với rất nhiều người nghĩ, Đức Hồng Y nói: “thậm chí ngay cả khi có Thánh Lễ thuộc Công Đồng Trent, vẫn còn có nhiều sự lạm dụng. Rất người Công Giáo không hề hay biết, bởi vì họ không biết tiếng La Tinh! Chính vì thế khi vị linh mục cắt xén các từ ngữ, cộng đồng không hề hay biết được điều này.

Do đó, điểm quan trọng nhất chính là đức tin và sự trung thành với đức tin, và một bài đọc trung thành với nguyên mẫu của đoạn văn bản gốc, và những cách dịch xác đáng và trung thành, để khi cử hành, cộng đoàn tín hữu nhận biết rằng phụng vụ này chính là lời nguyện cầu chung cho cả Giáo Hội.”

Đức Hồng Arinze kết luận rằng phụng vụ “không phải là tài sản sở hữu của một cá nhân, chính vì thế, một cá nhân không được sửa đổi hay chắp vá, mà phải nổ lực cử hành như là Giáo Hội Mẹ mong muốn. Một khi điều đó thật sự xảy ra, thì cộng đồng sẽ vui vẽ vì họ cảm thấy được dưỡng nuôi, chính vì thế, mà đức tin của họ sẽ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Họ về nhà vui vẽ và muốn quay trở lại vào ngay Chủ Nhật tuần sau.”