Charles Carroll đã có ảnh hưởng như thế nào đối với các bậc tổ phụ tiền bối của Hoa Kỳ? (Phần 2)
Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Ông Scott McDermott về Người Công Giáo Duy Nhất Đã Ký Vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, và Trong Phần 2 này Ông cũng đưa ra Lời Khuyên cho vị Tân Chánh Thẩm.
NASHVILLE, Tennessee (Zenit.org).- Những người Công Giáo thuộc thời đại tân tiến ngày nay không những nợ mà còn phải ngả nón chào Ông Charles Carroll (1737-1832), người đã có công giúp chuyển hướng của công luận sang khuynh hướng ủng hộ những người Công Giáo, những người công dân tốt và đóng góp có trách nhiệm nơi quãng trường công cộng.
Đó là lời nhận xét của Scott McDermott, một quản thủ thư viện tại trường Đại Học Công Giáo Vanderbilt, và đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách có nhan đề “Charles Carroll của Thành Phố Carrollton: Một Nhà Cách Mạng Trung Thành,” (Charles Carroll of Carrollton: Faithful Revolutionary) do nhà sách Scepter xuất bản.
Ông McDemott đã chia sẽ với hãng tin Zenit về việc làm thế nào mà Ông Carroll đã tạo ra được ảnh hưởng của Ông qua những bài viết và hành động của Ông, cũng như làm thế nào mà các công trình của Ông dọn đường cho những người Công Giáo trứ danh sau này.
Hỏi (H): Thưa Ông, làm thế nào mà Carroll có thể giúp thuyết phục mọi người rằng tất cả những người Công Giáo đều là những người công dân tốt?
Ông McDermott (T): Thưa, trước hết, chính là qua những lá thư rất xuất chúng của Ông về “Người Công Dân Trước Tiên” (First Citizen) vào năm 1773, qua đó Ông tranh luận cho các quyền công dân của những người Công Giáo. Kế đến, qua vai trò quan trọng mà Ông đã hình thành nên chính phủ của tiểu bang Maryland. Và sau cùng, bằng cách hy sinh một tài sản kếch xù của Ông, khi Ông ký vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
Vào thời gian đó, tức vào thời gian diễn ra cuộc Cách Mạng (Revolution), đã có khuynh hướng thay đổi tích cực rõ rệt trong quan điểm của những người Mỹ về những người Công Giáo, một quan điểm vốn vẫn thường bị rơi vào sự im lặng, lãng quên.
Trước cuộc Cách Mạng, tất cả những người Công Giáo đều được xem như là những kẻ có khuynh hướng sắp phản bội quốc gia, và nước Pháp được xem như là một kẻ thù không đội trời chung (mortal enemy) của Hoa Kỳ. Một sự liên minh với Pháp là một điều không thể được nghĩ tới trong tâm trí của một kẻ thực dân.
Bất thình lình vào năm 1775, cố Tổng Thống John Adams đã mô tả về Ông Carroll như là “một người Công Giáo, nhưng lại là một người ái quốc sôi nổi” (ardent patriot). Chỉ trong vòng có vài năm, đã có một sự liên minh chính thức giữa Hoa Kỳ và hai quốc gia quyền lực Công Giáo, đó là Pháp Quốc và Tây Ban Nha.
Kết quả đó, tuy phần nào, chính là do cục diện của chiến tranh, thế nhưng, phần lớn vẫn là do công của Carroll, trong việc Ông cam kết tất cả cho đất nước Hoa Kỳ.
(H): Thưa Ông, tại sao Carroll là một chính trị gia khá năng động, thế nhưng Ông vẫn thường bị lịch sử quên lãng quá sớm vậy?
(T): Thưa, tất cả là do sự xung đột với đảng Whig, vốn xem lịch sử được khởi điểm mà không cần phải đề cập gì đến cuộc Cách Mạng vào giữa thế kỷ thứ 19. Suy nghĩ của Carroll lúc đó, quả thật, là không phù hợp với não trạng đương thời, và kể từ đó, Ông bị xuyên tạc một cách sai lệch.
Suốt những năm của thập niên 1960, các sử gia mới khám phá ra được “ý thức hệ tư tưởng của cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ,” thế nhưng họ nhìn thấy ý thức hệ tư tưởng này chủ yếu được bắt nguồn từ truyền thống của Thanh Giáo và John Locke. Ảnh hưởng của Montesquieu vẫn tiếp tục bị lãng quên, và coi thường, thậm chí ngay cả khi có một cuộc nghiên cứu do Donald Lutz thực hiện vào năm 1984 được trích đăng trong tuần báo Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ (American Political Science Review) đã cho thấy rằng các bậc tổ phụ tiền bối rất hay thường trích dẫn các quan điểm của Montesquieu nhiều hơn bất kỳ nguồn nào, ngoại trừ Thánh Kinh.
Viễn ảnh về một chính phủ hạn hẹp và đa dạng của Montesquieu chính là kiểu mô hình quan trọng cho hệ thông kiểm soát và cân bằng của Hoa Kỳ. Trong khi đó quan điểm của Locke thì lại nhấn mạnh đến quyền tối cao của Nghị Viện vốn chẳng có liên hệ gì cả đến chính phủ mà các bậc tổ phụ tiền bối của chúng ta đã đề ra.
(H): Thưa Ông, ngoài Carroll ra, còn có những người Công Giáo nào có vai trò quan trọng trong lịch sử của Hoa Kỳ, vốn đã bị quên lãng và không hề được nhắc tới trong các sách lịch sử của thời đại ngày nay không?
(T): Thưa, trước hết vẫn là những người thám hiểm và những người khai hoang (settlers) Công Giáo trước khi họ an cư tại thành phố Jamestown, và người đầu tiên chính là Ông Ponce de Léon vào năm 1521 [Tên Ông này được đặt cho một trục đường chính cắt ngang với đường Peachtree Street ở Midtown, thuộc tiểu bang Georgia - ND.]
Bernardo de Gálvez, thống đốc người Tây Ban Nha tại tiểu bang Louisiana trong suốt thời kỳ của cuộc Cách Mạng, đã giành được ba chiến công vẽ vang trong cuộc chiến tại Pensacola. Liệu có ai trong chúng ta đã từng nghe đến tên của Ông ta chưa?
Những người anh hùng Công Giáo khác trong cuộc Cách Mạng gồm có Thiếu Tướng Hải Quân (Commodore) John Barry, Ông Stephen Moylan, và dĩ nhiên là các Ông Lafayette, Kosciuszko, Pulaski, de Kalb, và Steuben.
Những người Công Giáo ái quốc khác, vốn không chỉ nổi tiếng qua tên tuổi, mà còn được đem ra ánh sáng của thế giới, kể cả những người di dân Ái Nhĩ Lan vào thế kỷ thứ 18, những người đã trở thành những sĩ quan và quân lính của cuộc Cách Mạng.
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ những người di dân Ái Nhĩ Lan là do vì họ chết đói vì thiếu khoai tây, thế nhưng điều đó là hoàn toàn không đúng tí nào cả; có một làn sóng di cư từ Ái Nhĩ Lan trong suốt thời kỳ thực dân. Hầu hết họ là những người Tin Lành gốc Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, tuy nhiên những người Công Giáo thì không được biết đến.
Những chiến binh Công Giáo khác của cuộc Cách Mạng bao gồm Gálvez từ Châu Âu, những người Đức, Ái Nhĩ Lan, Cajuns, Mêhicô, Mỹ gốc Phi Châu và những người Tây Ban Nha.
(H): Thưa Ông, tại sao người Mỹ lại không bầu chọn một người Công Giáo vào chức Tổng Thống mãi cho đến năm 1961 vậy? Tại sao phải mất một thời gian khá lâu vậy? Liệu điều đó có dọn đường cho những người Công Giáo khác tiến vào quãng trường công cộng hay không?
(T): Thưa, thái độ chống đối lại Công Giáo vẫn còn là một thế lực mạnh thật sự mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 19.
Al Smith và John F. Kennedy đã bị làm cản trở rất nhiều lần trong những cuộc vận động tranh cử tổng thống của họ, không phải vì họ là những người Công Giáo, nhưng là vị sự dính liếu của họ vào nạn tham nhũng đô thị và guồng máy chính trị. Hầu hết những chính trị gia Công Giáo trước năm 1980 đều có dính liếu đến chuyện đó. Và bây giờ, đó không còn là phải một trở ngại nữa, do thế tôi nghĩ vết nhơ đó đã biến mất cho bất kỳ ứng cử viên Công Giáo sắp tới nào.
Mặt khác, người được kỳ vọng là sẽ nối bước theo cựu Tổng Thống Kennedy bằng cách từ bỏ mọi ảnh hưởng trực tiếp của Đức Thánh Cha trước những quyết định mang màu sắc chính trị. Ứng cử viên nên thi hành phong tục này, và nên tránh trích dẫn những thông điệp hay hiến chế của Đức Thánh Cha hay các vị Tiến Sĩ Hội Thánh của Giáo Hội.
Dĩ nhiên, là ứng viên đó phải để cho lương tâm của anh ta tuân theo những giảng dạy về mặt xã hội của Giáo Hội. Nơi công cộng, anh ta có thể nói về luật lệ của tự nhiên, vốn được viết ra trong trái tim của tất cả mọi người, cho dẫu họ có là Công Giáo hay không. Có ai mà biết được, vì chưng đôi lúc việc nói đó cũng mang lại hiệu quả - hay đó cũng là cách để khơi dậy nên một thái độ chống đối tôn giáo mới nơi đời sống công cộng. Thật khó mà có thể nói được vào lúc này.
(H): Thưa Ông, nước Mỹ giờ đây có thêm vị chánh án Công Giáo thứ tư. Theo Ông thì người Công Giáo trong thời đại này còn có thể đảm trách những vị trí cao cấp nào nữa?
(T): Thưa, sự nghiệp của Roger Taney, vị thẩm phán Công Giáo đầu tiên tại Tối Cao Pháp Viện, vốn sẽ là một câu chuyện cảnh cáo trước cho Chánh Thẩm John Roberts hay tân chánh án sắp được đề cử Samuel Alito.
Quyết định của Taney trong vụ của Dred Scott là dùng những suy luận theo luật lệ tự nhiên để tuyên bố về quyền không thể chuyển nhượng được trong việc sở hữu nô lệ. Quyết định này không theo một thứ luật lệ tự nhiên nào cả. Và như là một phần tập trung hóa của chính phủ trong cuộc Cách Mạng, rất nhiều tiểu bang đã xóa bỏ ngôn ngữ khế ước xã hội khỏi hiến pháp của các tiểu bang của họ.
Điều mà vị chánh thẩm John Roberts nên làm chính là phục hồi lại khía cạnh pháp luật của luật lệ tự nhiên (natural law jurisprudence), trong khi đó phải cố cẩn thận tránh việc lạm dụng nó. Thật khó mà nói vào thời điểm này là liệu Ông ta có hứng thú để làm chuyện này hay không.
Rất nhiều luật gia bảo thủ tức giận trước việc lạm dụng những quyền theo lẽ tự nhiên trong những quyết định vừa qua của Tối Cao Pháp Viện, và họ muốn có sự tôn trọng vào “ngữ nghĩa của luật” (legislative intent). Thế nhưng với dòng suy nghĩ này, nếu như không có sự tôn trọng đúng đắn về những quyền chính đáng theo lẽ tự nhiên, thì điều đó cũng có thể trở thành một sự bạo ngược chuyên chế của nhóm đa số.
Những luật gia khác muốn tôn vinh “ý định nguyên thủy” (original intent) của các bậc tổ phụ tiền bối hơn là luật lệ tự nhiên - mặc cho não trạng của các bậc tổ phụ tiền bối lúc đó đã bị bão hòa với cách suy nghĩ về luật lệ tự nhiên..
(H): Thưa Ông, liệu những người Công Giáo có đạt được một sự chấp nhận rộng lớn hơn và gây ra được sự ảnh hưởng nơi công cộng mặc cho họ phải trả giá về việc mất đi nhân dạng của họ là những người Công Giáo không?
(T): Thưa, Alexis de Tocqueville đã chú ý tới một hiện tượng lạ nơi Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ vốn vẫn còn được thịnh hành mãi cho đến ngày nay. Ông đã quan sát rằng những người Mỹ nào được nuôi dạy và giáo dục trong môi trường Công Giáo, thì lại có khuynh hướng tách rời xa Công Giáo. Thế nhưng mặc khác, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ có khuynh hướng thu hút nhiều những người gia nhập Công Giáo.
Suy cho cùng, những người Mỹ là những người rất sùng tôn giáo, và tính đoàn kết, tính thứ bậc và sự ổn định mà họ thấy được trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã thật sự thu hút rất nhiều người Mỹ gốc Tin Lành chân chính, và kết quả là họ quyết định gia nhập đạo Công Giáo.
Tôi nghĩ câu chuyện về Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ chính là một trong nhiều người Công Giáo đã đánh mất đi nhân dạng Công Giáo của họ với mục đích là để được nhìn nhận về mặt xã hội, nhưng đó cũng còn là một trong những phương cách tồn tại như những người mới theo đạo Công Giáo quy hướng tới.
Tôi hy vọng là Giáo Hội sẽ tìm ra thêm nhiều phương cách để tiếp tục thu hút thêm nhiều người gia nhập mới, trong khi đó vẫn còn lưu giữ được “cái nôi của Công Giáo,” chúng tôi - những người mới gia nhập đạo Công Giáo - đôi khi thiếu đi tính cội nguồn, sự bình ổn và một tinh thần bác ái tiềm ẩn sâu sắc như là những người Công Giáo chính gốc và tốt vẫn thường hay có.
(Hết)
Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Ông Scott McDermott về Người Công Giáo Duy Nhất Đã Ký Vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, và Trong Phần 2 này Ông cũng đưa ra Lời Khuyên cho vị Tân Chánh Thẩm.
NASHVILLE, Tennessee (Zenit.org).- Những người Công Giáo thuộc thời đại tân tiến ngày nay không những nợ mà còn phải ngả nón chào Ông Charles Carroll (1737-1832), người đã có công giúp chuyển hướng của công luận sang khuynh hướng ủng hộ những người Công Giáo, những người công dân tốt và đóng góp có trách nhiệm nơi quãng trường công cộng.
Charles Carroll (1737-1832) |
Ông McDemott đã chia sẽ với hãng tin Zenit về việc làm thế nào mà Ông Carroll đã tạo ra được ảnh hưởng của Ông qua những bài viết và hành động của Ông, cũng như làm thế nào mà các công trình của Ông dọn đường cho những người Công Giáo trứ danh sau này.
Hỏi (H): Thưa Ông, làm thế nào mà Carroll có thể giúp thuyết phục mọi người rằng tất cả những người Công Giáo đều là những người công dân tốt?
Ông McDermott (T): Thưa, trước hết, chính là qua những lá thư rất xuất chúng của Ông về “Người Công Dân Trước Tiên” (First Citizen) vào năm 1773, qua đó Ông tranh luận cho các quyền công dân của những người Công Giáo. Kế đến, qua vai trò quan trọng mà Ông đã hình thành nên chính phủ của tiểu bang Maryland. Và sau cùng, bằng cách hy sinh một tài sản kếch xù của Ông, khi Ông ký vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
Vào thời gian đó, tức vào thời gian diễn ra cuộc Cách Mạng (Revolution), đã có khuynh hướng thay đổi tích cực rõ rệt trong quan điểm của những người Mỹ về những người Công Giáo, một quan điểm vốn vẫn thường bị rơi vào sự im lặng, lãng quên.
Trước cuộc Cách Mạng, tất cả những người Công Giáo đều được xem như là những kẻ có khuynh hướng sắp phản bội quốc gia, và nước Pháp được xem như là một kẻ thù không đội trời chung (mortal enemy) của Hoa Kỳ. Một sự liên minh với Pháp là một điều không thể được nghĩ tới trong tâm trí của một kẻ thực dân.
Bất thình lình vào năm 1775, cố Tổng Thống John Adams đã mô tả về Ông Carroll như là “một người Công Giáo, nhưng lại là một người ái quốc sôi nổi” (ardent patriot). Chỉ trong vòng có vài năm, đã có một sự liên minh chính thức giữa Hoa Kỳ và hai quốc gia quyền lực Công Giáo, đó là Pháp Quốc và Tây Ban Nha.
Kết quả đó, tuy phần nào, chính là do cục diện của chiến tranh, thế nhưng, phần lớn vẫn là do công của Carroll, trong việc Ông cam kết tất cả cho đất nước Hoa Kỳ.
(H): Thưa Ông, tại sao Carroll là một chính trị gia khá năng động, thế nhưng Ông vẫn thường bị lịch sử quên lãng quá sớm vậy?
(T): Thưa, tất cả là do sự xung đột với đảng Whig, vốn xem lịch sử được khởi điểm mà không cần phải đề cập gì đến cuộc Cách Mạng vào giữa thế kỷ thứ 19. Suy nghĩ của Carroll lúc đó, quả thật, là không phù hợp với não trạng đương thời, và kể từ đó, Ông bị xuyên tạc một cách sai lệch.
Suốt những năm của thập niên 1960, các sử gia mới khám phá ra được “ý thức hệ tư tưởng của cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ,” thế nhưng họ nhìn thấy ý thức hệ tư tưởng này chủ yếu được bắt nguồn từ truyền thống của Thanh Giáo và John Locke. Ảnh hưởng của Montesquieu vẫn tiếp tục bị lãng quên, và coi thường, thậm chí ngay cả khi có một cuộc nghiên cứu do Donald Lutz thực hiện vào năm 1984 được trích đăng trong tuần báo Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ (American Political Science Review) đã cho thấy rằng các bậc tổ phụ tiền bối rất hay thường trích dẫn các quan điểm của Montesquieu nhiều hơn bất kỳ nguồn nào, ngoại trừ Thánh Kinh.
Viễn ảnh về một chính phủ hạn hẹp và đa dạng của Montesquieu chính là kiểu mô hình quan trọng cho hệ thông kiểm soát và cân bằng của Hoa Kỳ. Trong khi đó quan điểm của Locke thì lại nhấn mạnh đến quyền tối cao của Nghị Viện vốn chẳng có liên hệ gì cả đến chính phủ mà các bậc tổ phụ tiền bối của chúng ta đã đề ra.
(H): Thưa Ông, ngoài Carroll ra, còn có những người Công Giáo nào có vai trò quan trọng trong lịch sử của Hoa Kỳ, vốn đã bị quên lãng và không hề được nhắc tới trong các sách lịch sử của thời đại ngày nay không?
(T): Thưa, trước hết vẫn là những người thám hiểm và những người khai hoang (settlers) Công Giáo trước khi họ an cư tại thành phố Jamestown, và người đầu tiên chính là Ông Ponce de Léon vào năm 1521 [Tên Ông này được đặt cho một trục đường chính cắt ngang với đường Peachtree Street ở Midtown, thuộc tiểu bang Georgia - ND.]
Bernardo de Gálvez, thống đốc người Tây Ban Nha tại tiểu bang Louisiana trong suốt thời kỳ của cuộc Cách Mạng, đã giành được ba chiến công vẽ vang trong cuộc chiến tại Pensacola. Liệu có ai trong chúng ta đã từng nghe đến tên của Ông ta chưa?
Những người anh hùng Công Giáo khác trong cuộc Cách Mạng gồm có Thiếu Tướng Hải Quân (Commodore) John Barry, Ông Stephen Moylan, và dĩ nhiên là các Ông Lafayette, Kosciuszko, Pulaski, de Kalb, và Steuben.
Những người Công Giáo ái quốc khác, vốn không chỉ nổi tiếng qua tên tuổi, mà còn được đem ra ánh sáng của thế giới, kể cả những người di dân Ái Nhĩ Lan vào thế kỷ thứ 18, những người đã trở thành những sĩ quan và quân lính của cuộc Cách Mạng.
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ những người di dân Ái Nhĩ Lan là do vì họ chết đói vì thiếu khoai tây, thế nhưng điều đó là hoàn toàn không đúng tí nào cả; có một làn sóng di cư từ Ái Nhĩ Lan trong suốt thời kỳ thực dân. Hầu hết họ là những người Tin Lành gốc Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, tuy nhiên những người Công Giáo thì không được biết đến.
Những chiến binh Công Giáo khác của cuộc Cách Mạng bao gồm Gálvez từ Châu Âu, những người Đức, Ái Nhĩ Lan, Cajuns, Mêhicô, Mỹ gốc Phi Châu và những người Tây Ban Nha.
(H): Thưa Ông, tại sao người Mỹ lại không bầu chọn một người Công Giáo vào chức Tổng Thống mãi cho đến năm 1961 vậy? Tại sao phải mất một thời gian khá lâu vậy? Liệu điều đó có dọn đường cho những người Công Giáo khác tiến vào quãng trường công cộng hay không?
(T): Thưa, thái độ chống đối lại Công Giáo vẫn còn là một thế lực mạnh thật sự mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 19.
Al Smith và John F. Kennedy đã bị làm cản trở rất nhiều lần trong những cuộc vận động tranh cử tổng thống của họ, không phải vì họ là những người Công Giáo, nhưng là vị sự dính liếu của họ vào nạn tham nhũng đô thị và guồng máy chính trị. Hầu hết những chính trị gia Công Giáo trước năm 1980 đều có dính liếu đến chuyện đó. Và bây giờ, đó không còn là phải một trở ngại nữa, do thế tôi nghĩ vết nhơ đó đã biến mất cho bất kỳ ứng cử viên Công Giáo sắp tới nào.
Mặt khác, người được kỳ vọng là sẽ nối bước theo cựu Tổng Thống Kennedy bằng cách từ bỏ mọi ảnh hưởng trực tiếp của Đức Thánh Cha trước những quyết định mang màu sắc chính trị. Ứng cử viên nên thi hành phong tục này, và nên tránh trích dẫn những thông điệp hay hiến chế của Đức Thánh Cha hay các vị Tiến Sĩ Hội Thánh của Giáo Hội.
Dĩ nhiên, là ứng viên đó phải để cho lương tâm của anh ta tuân theo những giảng dạy về mặt xã hội của Giáo Hội. Nơi công cộng, anh ta có thể nói về luật lệ của tự nhiên, vốn được viết ra trong trái tim của tất cả mọi người, cho dẫu họ có là Công Giáo hay không. Có ai mà biết được, vì chưng đôi lúc việc nói đó cũng mang lại hiệu quả - hay đó cũng là cách để khơi dậy nên một thái độ chống đối tôn giáo mới nơi đời sống công cộng. Thật khó mà có thể nói được vào lúc này.
(H): Thưa Ông, nước Mỹ giờ đây có thêm vị chánh án Công Giáo thứ tư. Theo Ông thì người Công Giáo trong thời đại này còn có thể đảm trách những vị trí cao cấp nào nữa?
(T): Thưa, sự nghiệp của Roger Taney, vị thẩm phán Công Giáo đầu tiên tại Tối Cao Pháp Viện, vốn sẽ là một câu chuyện cảnh cáo trước cho Chánh Thẩm John Roberts hay tân chánh án sắp được đề cử Samuel Alito.
Quyết định của Taney trong vụ của Dred Scott là dùng những suy luận theo luật lệ tự nhiên để tuyên bố về quyền không thể chuyển nhượng được trong việc sở hữu nô lệ. Quyết định này không theo một thứ luật lệ tự nhiên nào cả. Và như là một phần tập trung hóa của chính phủ trong cuộc Cách Mạng, rất nhiều tiểu bang đã xóa bỏ ngôn ngữ khế ước xã hội khỏi hiến pháp của các tiểu bang của họ.
Điều mà vị chánh thẩm John Roberts nên làm chính là phục hồi lại khía cạnh pháp luật của luật lệ tự nhiên (natural law jurisprudence), trong khi đó phải cố cẩn thận tránh việc lạm dụng nó. Thật khó mà nói vào thời điểm này là liệu Ông ta có hứng thú để làm chuyện này hay không.
Rất nhiều luật gia bảo thủ tức giận trước việc lạm dụng những quyền theo lẽ tự nhiên trong những quyết định vừa qua của Tối Cao Pháp Viện, và họ muốn có sự tôn trọng vào “ngữ nghĩa của luật” (legislative intent). Thế nhưng với dòng suy nghĩ này, nếu như không có sự tôn trọng đúng đắn về những quyền chính đáng theo lẽ tự nhiên, thì điều đó cũng có thể trở thành một sự bạo ngược chuyên chế của nhóm đa số.
Những luật gia khác muốn tôn vinh “ý định nguyên thủy” (original intent) của các bậc tổ phụ tiền bối hơn là luật lệ tự nhiên - mặc cho não trạng của các bậc tổ phụ tiền bối lúc đó đã bị bão hòa với cách suy nghĩ về luật lệ tự nhiên..
(H): Thưa Ông, liệu những người Công Giáo có đạt được một sự chấp nhận rộng lớn hơn và gây ra được sự ảnh hưởng nơi công cộng mặc cho họ phải trả giá về việc mất đi nhân dạng của họ là những người Công Giáo không?
(T): Thưa, Alexis de Tocqueville đã chú ý tới một hiện tượng lạ nơi Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ vốn vẫn còn được thịnh hành mãi cho đến ngày nay. Ông đã quan sát rằng những người Mỹ nào được nuôi dạy và giáo dục trong môi trường Công Giáo, thì lại có khuynh hướng tách rời xa Công Giáo. Thế nhưng mặc khác, Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ có khuynh hướng thu hút nhiều những người gia nhập Công Giáo.
Suy cho cùng, những người Mỹ là những người rất sùng tôn giáo, và tính đoàn kết, tính thứ bậc và sự ổn định mà họ thấy được trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã thật sự thu hút rất nhiều người Mỹ gốc Tin Lành chân chính, và kết quả là họ quyết định gia nhập đạo Công Giáo.
Tôi nghĩ câu chuyện về Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ chính là một trong nhiều người Công Giáo đã đánh mất đi nhân dạng Công Giáo của họ với mục đích là để được nhìn nhận về mặt xã hội, nhưng đó cũng còn là một trong những phương cách tồn tại như những người mới theo đạo Công Giáo quy hướng tới.
Tôi hy vọng là Giáo Hội sẽ tìm ra thêm nhiều phương cách để tiếp tục thu hút thêm nhiều người gia nhập mới, trong khi đó vẫn còn lưu giữ được “cái nôi của Công Giáo,” chúng tôi - những người mới gia nhập đạo Công Giáo - đôi khi thiếu đi tính cội nguồn, sự bình ổn và một tinh thần bác ái tiềm ẩn sâu sắc như là những người Công Giáo chính gốc và tốt vẫn thường hay có.
(Hết)