Năm nay là năm Kỷ Niệm Vàng Golden Jubilee, đánh dấu đúng nửa thế kỷ nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị lên ngôi. Sau những vui mừng của lễ Jubilee, nay câu chuyện mà báo chí nói đến Hoàng Gia mỗi ngày chẳng còn chút gì hồ hởi.

Trong những ngày vinh quang của tháng Sáu 2002, chừng 2 triệu người trung thành với Hoàng Gia đã tập trung tại Buckingham Palace tại thời điểm lễ kỷ niệm Golden Jubilee đạt đến điểm cao nhất. Những người cộng hòa đã sai hoàn toàn khi đoán trước rằng chẳng mấy ai buồn hưởng ứng lễ kỷ niệm.

Hồi cuối hè, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ dành cho Hoàng Gia Anh tăng cao hơn so với nhiều năm trước.

Nhưng cuối năm nay lại nổ ra vụ Paul Burrell. Ông Burrell là cựu quản gia cho công nương Diana. Ông này đã phải ra toà vì tội ăn cắp. Cảnh sát khi khám nhà ông đã tìm thấy đầy quần áo, nữ trang giấy tờ tư liệu của công nương.

Cuộc điều tra kéo dài 2 năm liền tưởng sắp chấm dứt với án toà dành cho ông Burrell về tội ăn cắp. Nhưng gần tới khi ông Burrell ra trước tòa để khai thì phiên toà đã bị ngưng lại một cách bất ngờ bởi Nữ hoàng đã chợt nhớ ra là ông Burrell đã nói với bà rằng ông đang đem cất đi các vật dụng của công nương để bảo quản chúng.

Trí nhớ bất chợt ư? hay những lo ngại về cái mà vị cựu quản gia có thể tiết lộ? Điều nay đã trở thành một chủ đề đàm tiếu của cả nước Anh. Các báo giẫm đạp lên nhau hòng tranh cướp câu chuyện về cái mà cựu quản gia đã chứng kiến, và kết quả là tờ Mirror đã thắng.

Thực tế cho thấy, ông Burrell có lẽ muốn tiếp lộ về một cáo buộc của một vụ hiếp dâm mà thủ phạm là một người hầu nam của thái tử Charles và nạn nhân là một nhân viên nam khác làm việc cho Hoàng Gia.

Điều này cũng diễn chẳng khác gì vụ Watergate vì lời khai của nạn nhân đã được ghi lại. Nhưng nay thì cuộn băng đang bị thất lạc. Cảnh sát thì không được báo vào thời điểm diễn ra vụ hiếp dâm. Liệu có sự che dấu nào không?

Theo sử gia về hiến pháp, ông Ben Pimlott thì câu chuyện đặc biệt này có hai khía cạnh. Thứ nhất là hoàn cảnh mà phiên toà xử ông Burrell sụp đổ mà việc này đã tạo ra những hình thức tương tự như sự liên quan đến hiến pháp. Và khía cạnh thứ hai thì là những từ ngữ mờ ám, bí ẩn của cáo buộc về những người hầu của Hoàng gia và những cái như vậy.

Thái tử Charles đã tổ chức một cuộc điều tra nội bộ nhưng việc này sẽ không khỏa lấp vai trò của Nữ hoàng. Rất nhiều nghị sĩ đang đòi hỏi phải có một cuộc điều tra độc lập và rộng hơn.

Theo chế độ quân chủ lập hiến của Vương Quốc Anh thì tất cả mọi việc đều được thực hiện nhân danh Nữ hoàng. Chẳng hạn như ông Burrell đã bị truy tố bởi Công tố viện Hoàng Gia và vụ này được gọi là vụ án Hoàng Gia chống Burrell.

Một kiến nghị từ các nghị sĩ đòi tổ chức một cuộc điều tra đã được đệ trình lên Nữ hoàng. Nhưng theo luật Anh, mọi điều tra, mọi vụ án đều được thực hiện nhân danh Nữ hoàng và không lẽ bây giờ người ta nhân danh bà để điều tra về những gì liên quan đến chuyện trong Hoàng Gia, tức là trong gia đình lớn dưới quyền của bà.

Theo nghị sĩ Stephen Pound thì chuyện này khá kỳ quặc. Ông nói: "Điều kỳ quặc thật sự là ngôn từ của kiến nghị đối với Hoàng Gia. Thực tế là chúng tôi đang kiến nghị Nữ hoàng để yêu cầu Nữ hoàng về Nữ hoàng".

Vào cuối năm 1992 Nữ hoàng tuyên bố đó là một năm của những nỗi khủng khiếp. Bà than phiền về vụ báo chí nói là bà trốn thuế, các vụ ly dị trong đám con cháu, về những bức ảnh tế nhị của một nữ công tước do các ống kính tele ghi lại, cảnh cô con dâu bị hắt hủi của Nữ hoàng ngã ngốn với nhân tình.

Ngoài ra là những chi tiết dâm ô từ cuộc nói chuyện điện thoại bị ghi lại giữa Hoàng tử xứ Wales và cô nhân tình. Những năm tiếp theo diễn ra cũng khá là khủng khiếp, nhất là sau khi Công nương Diana ly dị chồng là Thái tử Charles, rồi đến vụ Diana tử nạn năm 1997. Năm nay dường như có khác nhưng hóa ra lại cũng là thảm họa.

Bỏ sang một bên những sự trùng lặp về hiến pháp thì tất cả câu chuyện là một mớ bòng bong đáng tiếc đã làm thương tổn đến Hoàng Gia. Những người chống chế độ quân chủ thì vui mừng về một viễn cảnh chế độ cộng hoà đang nhích lại gần một lần nữa…sau ba thế kỷ rưỡi vắng bóng. (BBC)