Ngài bình luận về các bài đọc Chúa Nhật này

ROME (Zenit.org).- Bài bình luận của Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, người giảng Phủ Giáo hoàng, về các bài đọc phụng vụ Chúa Nhật này.

* * *

Chúa nhật thứ bốn Mùa Thường Niên, Năm B

(Đnl 18:15-20; 1 Cor 7:32-35;Mc 1:21-28)

Thần Ô uế xuất khỏi anh ta

"Lập tức trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên: 'Ông Giêsu Nadareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa.' Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: 'Câm đi, hãy xuất khỏi người này!' Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Phải nghĩ gì về tình tiết này được tường thuật trong Tin Mừng Chúa Nhật này, và về nhiều sự cố khác hiện diện trong Tin Mừng? "Những thần ô uế" còn hiện hữu không? Ma quỉ có hiện hữu không?

Khi chúng ta nói về sự tin ma quỉ, chúng ta phải phân biệt hai trình độ: trình độ những niềm tin bình dân và trình độ trí thức (văn chương, triết lý và thần học). Trên trình độ bình dân, hay là trình độ tập quán, tình huống hiện nay của chúng ta không phải là tình huống khác biệt với thời Trung Cổ, hay là những thế kỷ 14-16, có tiếng đáng buồn vì tầm quan trọng gán cho những hiện tượng ma quỉ.

Thật sự thì không còn nữa những thử thách Thẩm Tra, những sự chết đóng cọc đối với những kẻ bị quỉ ám, những cuộc điều tra để khủng bố và những sự tương tự; nhưng những thực hành lấy ma quỉ làm trung tâm còn phổ biến hơn trước đó, và không chỉ giữa đám người nghèo và những giai cấp bình dân mà thôi. Điều đó đã trở thành một hiện tượng xã hội (và thương mại!) quy mô rộng lớn. Còn hơn điều đó, có thể nói rằng người ta càng ra sức đuổi ma quỉ ra khỏ cửa, thì nó càng trở lại nhiều hơn qua cửa sổ; nó càng bị loại trừ khỏi đức tin, thì nó càng trởi lại mạnh hơn trong sự mê tín.

Những sự việc rất khác biệt trến cấp bậc trí thức và văn hóa. Ở đây sự yên lặng hầu như tuyệt đối hoàn toàn về ma quỉ. Người thù không còn hiện hữu, R.Bultmann, tác giả của sự phi - huyền nhiệm, đã viết: "Người ta không thể sử dụng ánh sáng điện lực và radio, người ta không thể sử dụng phương tiện y khoa và phòng khám chữa bịnh trong trường hợp bịnh hoạn, và đồng thời tin vào thế giới thần linh."

Tôi tin rằng một trong những lý do làm cho nhiều người khó mà tin có ma quỉ bởi vì họ tìm kiếm ma quỉ trong những quyển sách, đang khi ma quỉ không quan tâm những quyển sách, nhưng đúng hơn những linh hồn. Đức Giáo Hoàng Phalô VI tái khẳng định hùng mạnh giáo lý kinh thánh và truyền thống về "tác giả và kẻ thù đen tối là ma quỉ." Ngài đã viết, giũa những sự khác: "Sự dữ không còn chỉ là một nhược điểm, nhưng là một năng lực, một hữu thể sống động, thiêng liêng, đồi trụy và làm đồi trụy, một thực tại kinh khủng, huyền nhiệm và đáng sợ."

Tuy nhiên, trong lãnh vực này, cơn khỉng hoảng không xảy ra vô lối, mà không mang lại những hoa quả tích cực. Trong quá khứ, sự nói về ma quỉ thường bị thêu dệt một cách quá đáng, nó được thấy nơi nó không có; người ta vi phạm nhiều xúc phạm và bất công lấy lẽ đánh ma quỉ; cần có nhiều dè dặt và khôn ngoan để khỏi rơi vào trò chơi của kẻ thù. Thấy ma quỉ khắp nơi không phải kém lung lạc hơn khi không thấy ma quỉ nơi nào hết. Thánh Augustinô nói: " Ma quỉ vui mừng khi nó bị tố cáo. Còn hơn điều đó, nó muốn anh cáo giác nó; nó vui mừng chấp nhận tất cả sự buộc tội trả lại, nếu sự này giúp khuyên can anh không xưng tội!"

Do đó, người ta hiểu sự khôn ngoan của Giáo Hội khi ngăn cấm việc thực hành bừa bãi sự trừ quỉ bởi những kẻ không được ủy nhiệm thi hành thừa tác vụ này.

Các thành phố chúng ta đầy dẩy những người coi việc trừ quỉ như một trong nhiều thực hành được trả lương và họ khoe loại bỏ "những bùa mê, con mắt xấu, những sự tiêu cực hiểm ác trên người ta, nhà cửa, doanh nghiệp, những sinh hoạt thương mại." Đáng lấy làm lạ là trong một xã hội như những xã hội chúng ta, rất cảnh giác đối với những gian lận thương mại và muốn tố cáo những trường hợp tiêu tiền thái qua và những lạm dụng trong khi thi hành nghề nghiệp, có nhiều người lại sẵn sàng chịu đựng những trò chơi xỏ như thế.

Ngày đó, cả trước khi Chúa Giêsu nói một lời gì trong hội đường Capernaum, thần ô uế đã cảm thấy bị loại trừ và bắt buộc phải xuất ra chỗ trống. Chính "sự thánh thiện " của Chúa Giêsu xem ra "không thể biện hộ được" đối với thần ô uế. Người Kitô hữu nào sống trong ân sủng và là đền thờ Chúa Thánh thần, mang trong mình một phần nào sự thánh thiện của Chúa Kitô, và chính sự thánh thiện đó thực thi, trong những môi trường họ sống, một sự trừ quỉ thinh lặng và hiệu nghiệm.