Mồng 4 tết, hành hương về cha thánh Lê Tuỳ
Trong Thánh lễ đầu năm ở Bằng Sở, Đức Tổng giám mục tuyên bố Bằng Sở từ nay sẽ trở thành trung tâm hành hương của Địa phận
“Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả nhớ kẻ tồng cây”.
Là người công giáo Việt Nam chúng ta không thể không tự hào và biết ơn các bậc tiền bối, nhất là những vị vì đức tin mà, đã sẵn sàng chịu mọi gian lao đau khổ, kể cả chịu hy sinh mạng sống. Các Ngài đã chấp nhận trở nên hạt lúa gieo vào lòng đất để Giáo Hội Việt Nam thu được mùa lúa dồi dào.
177 Hiển thánh Tử Đạo Việt Nam, trong đó có cha thánh Phêro Lê Tuỳ là những vị tiêu biểu cho hàng trăm ngàn những vị anh hùng ấy. Điều mà các Ngài nhắn gửi trước lúc ra đi là mong sao con cháu noi gương các Ngài trung thành giữ vững niền tin, sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng góp phần xây dựng quê hương ngày càng hưng thịnh.
Để xứng đáng với tổ tiên, thiết nghĩ không gì tốt hơn đó là học hỏi gương sống chứng tá của các Ngài để noi theo mà sống và làm chứng cho niềm tin trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Năm 2003, giáo họ Bằng Sở tưng bừng kỷ niệm 230 năm ngày sinh (1773 - 2003) và 170 năm ngày cha Thánh Phêro Lê Tuỳ được phúc tử đạo (1833 - 2003).
Quê hương và thời thơ ấu
Bằng Sở là một ngôi làng nhỏ cách thủ đô Hà Nội khoảng 15km về phía Nam. Tương truyền đất làng ngày xưa có 3 gò; gò Thượng, gò Hạ nằm bên bờ sông Kim Ngưu, là dòng sông sóng với sông Hồng. Còn gò Trung nằm giáp đồng nước mênh mông.
Đầu thế kỷ XI, do vỡ đê sông Hồng nhiều lần ở giáp làng Bằng Sở. Cho nên phù sa bồi đắp, làng này đã trở nên một vùng đất trù phú.
Cha thánh Phêro Lê Tuỳ đã sinh ra và lớn lên tại nơi đây. Sau này là người mở đầu thế hệ chứng nhân anh hùng của Kitô giáo vào thế kỷ XIV.
Thời Lê Cảnh Hưng, hai chúa Trịnh - Nguyễn phân tranh, gây bao cảnh cơ hàn cho muôn dân. Cũng từ đó sinh ra đố kỵ giữa nho giáo với đạo Chúa, Chúa Trịnh Sâm đã ra sắc lệnh cấm đạo.
Năm 1773, tại làng Bằng Sở, có một gia đình họ Lê, sinh được một con trai, đặt tên là Lê Tuỳ. Cũng năm ấy, linh mục tiên khởi của giáo đoàn Việt Nam là cha Vicet Liêm chịu tử vì đạo.
Lê Tuỳ thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan nhân đức, chăm chỉ làm việc giúp cha mẹ, sốt sáng đọc kinh bổn. Mọi người trong làng đều nói:” Lê Tuỳ có đức tính hiền lành ngoan ngoãn ”. Năm 10 tuổi, cha mẹ Người đều lâm bệnh và lần lượt qua đời. Lê Tuỳ được ông ngoại đưa về nuôi nấng, dậy dỗ, ông ngoại là một nhà nho, dậy kèm chữ nho cho Lê Tuỳ, nên Lê Tuỳ sớm được giáo dục theo nề nếp nho giáo và đạo đức.
Lê Tuỳ sáng dạ học hành kinh sử và chăm chỉ chăn trâu cắt cỏ, giúp việc ông ngoại, dù công việc bận dộn và vất vả đến đâu, vẫn không bao giờ bỏ kinh nguyện sớm tối nơi nhà thờ làng.
Bằng Sở hồi ấy là họ lẻ thuộc xứ Yên Duyên (nay là Sở Hạ). Cha sở bấy giờ là cha Nghiêm. Mỗi lần xuống Bằng Sở dâng lễ đều xuống thăm ông ngoại Lê Tuỳ. Nhiều lần cha Nghiêm đã nói với ông ngoại Lê Tuỳ: “Lê Tuỳ có trí thông minh, ngoan ngoãn, nết na, cụ hãy cho Lê Tuỳ dâng mình vào nhà Chúa Trời thì tốt đẹp lắm”. Ông ngoại vốn đạo đức, nhưng được thời kỳ cấm cách, nên còn phân vân. Lê Tuỳ lúc đó đang hầu nước liền quỳ xuống xin Cha và ông ngoại cho được dâng mình vào nhà Chúa. Thấy vậy ông ngoại liền ưng thuận và vái lạy cha Nghiêm, xin cho Lê Tuỳ theo cha, cậy nhờ cha đỡ đầu. Sau đó Lê Tuỳ theo cha Nghiêm xuống bến đồ kệ, ngược dòng Kim Ngưu về xứ Yên Duyên thuộc địa phận tây đàng ngoài. Năm ấy Lê Tuỳ vừa tròn 12 tuổi
Trong Thánh lễ đầu năm ở Bằng Sở, Đức Tổng giám mục tuyên bố Bằng Sở từ nay sẽ trở thành trung tâm hành hương của Địa phận
“Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả nhớ kẻ tồng cây”.
Là người công giáo Việt Nam chúng ta không thể không tự hào và biết ơn các bậc tiền bối, nhất là những vị vì đức tin mà, đã sẵn sàng chịu mọi gian lao đau khổ, kể cả chịu hy sinh mạng sống. Các Ngài đã chấp nhận trở nên hạt lúa gieo vào lòng đất để Giáo Hội Việt Nam thu được mùa lúa dồi dào.
177 Hiển thánh Tử Đạo Việt Nam, trong đó có cha thánh Phêro Lê Tuỳ là những vị tiêu biểu cho hàng trăm ngàn những vị anh hùng ấy. Điều mà các Ngài nhắn gửi trước lúc ra đi là mong sao con cháu noi gương các Ngài trung thành giữ vững niền tin, sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng góp phần xây dựng quê hương ngày càng hưng thịnh.
Để xứng đáng với tổ tiên, thiết nghĩ không gì tốt hơn đó là học hỏi gương sống chứng tá của các Ngài để noi theo mà sống và làm chứng cho niềm tin trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Năm 2003, giáo họ Bằng Sở tưng bừng kỷ niệm 230 năm ngày sinh (1773 - 2003) và 170 năm ngày cha Thánh Phêro Lê Tuỳ được phúc tử đạo (1833 - 2003).
Quê hương và thời thơ ấu
Đức TGM Hà Nội dâng thánh lễ tại Bằng Sở quê hương cha Thánh Lê Tùy |
Đầu thế kỷ XI, do vỡ đê sông Hồng nhiều lần ở giáp làng Bằng Sở. Cho nên phù sa bồi đắp, làng này đã trở nên một vùng đất trù phú.
Cha thánh Phêro Lê Tuỳ đã sinh ra và lớn lên tại nơi đây. Sau này là người mở đầu thế hệ chứng nhân anh hùng của Kitô giáo vào thế kỷ XIV.
Thời Lê Cảnh Hưng, hai chúa Trịnh - Nguyễn phân tranh, gây bao cảnh cơ hàn cho muôn dân. Cũng từ đó sinh ra đố kỵ giữa nho giáo với đạo Chúa, Chúa Trịnh Sâm đã ra sắc lệnh cấm đạo.
Năm 1773, tại làng Bằng Sở, có một gia đình họ Lê, sinh được một con trai, đặt tên là Lê Tuỳ. Cũng năm ấy, linh mục tiên khởi của giáo đoàn Việt Nam là cha Vicet Liêm chịu tử vì đạo.
Lê Tuỳ thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan nhân đức, chăm chỉ làm việc giúp cha mẹ, sốt sáng đọc kinh bổn. Mọi người trong làng đều nói:” Lê Tuỳ có đức tính hiền lành ngoan ngoãn ”. Năm 10 tuổi, cha mẹ Người đều lâm bệnh và lần lượt qua đời. Lê Tuỳ được ông ngoại đưa về nuôi nấng, dậy dỗ, ông ngoại là một nhà nho, dậy kèm chữ nho cho Lê Tuỳ, nên Lê Tuỳ sớm được giáo dục theo nề nếp nho giáo và đạo đức.
Lê Tuỳ sáng dạ học hành kinh sử và chăm chỉ chăn trâu cắt cỏ, giúp việc ông ngoại, dù công việc bận dộn và vất vả đến đâu, vẫn không bao giờ bỏ kinh nguyện sớm tối nơi nhà thờ làng.
Bằng Sở hồi ấy là họ lẻ thuộc xứ Yên Duyên (nay là Sở Hạ). Cha sở bấy giờ là cha Nghiêm. Mỗi lần xuống Bằng Sở dâng lễ đều xuống thăm ông ngoại Lê Tuỳ. Nhiều lần cha Nghiêm đã nói với ông ngoại Lê Tuỳ: “Lê Tuỳ có trí thông minh, ngoan ngoãn, nết na, cụ hãy cho Lê Tuỳ dâng mình vào nhà Chúa Trời thì tốt đẹp lắm”. Ông ngoại vốn đạo đức, nhưng được thời kỳ cấm cách, nên còn phân vân. Lê Tuỳ lúc đó đang hầu nước liền quỳ xuống xin Cha và ông ngoại cho được dâng mình vào nhà Chúa. Thấy vậy ông ngoại liền ưng thuận và vái lạy cha Nghiêm, xin cho Lê Tuỳ theo cha, cậy nhờ cha đỡ đầu. Sau đó Lê Tuỳ theo cha Nghiêm xuống bến đồ kệ, ngược dòng Kim Ngưu về xứ Yên Duyên thuộc địa phận tây đàng ngoài. Năm ấy Lê Tuỳ vừa tròn 12 tuổi