ROME (Zenit,org ).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchine, người giảng Phủ Giáo Hoàng giải thích những bài đọc phụng vụ Chúa nhật.
* * *
Chúa nhật thứ Sáu Mùa Thường Niên (B)
(Levi 13:1-2,44-46; 1 Corintô 10:31-11:1; Maccô 1:40-45)
Một người phong đến với Chúa Giêsu
Trong những bài đọc hôm nay, tiếng bệnh phong vang dội, tiếng đó chỉ nghe nói tới, đã gây đau khổ và sợ hải cho hàng thiên niên kỷ! Hai nhân tố lạ lùng đã góp phần gia tăng sự ghê tởm trước cơn bệnh này, đến nỗi biến nó thành biểu tượng của sự bất hạnh nhất có thể giáng xuống một con người và cô lập những nạn nhân vô phúc tội nghiệp trong những con đường vô nhân đạo nhất.
Nhân tố thứ nhất là sự xác tín rằng cơn bệnh này lây lan đến nỗi làm nhiễm độc bất cứ ai có thể đã tiếp xúc với người bệnh; nhân tố thứ hai, cũng không có cơ sở, vì bệnh phong là hình phạt vì tội lỗi.
Nhân vật đã góp phần hơn hết thay đổi thái độ và luật pháp đối với những người bệnh phong là Raoul Follereau (1903-1977). Trong năm 1954 ông đã thiết lập Ngày Thế Giới Bệnh Phong cổ võ những đại hội khoa học và cuối cùng, trong năm 1975 đã thành công để luật pháp thu hồi sự kỳ thị những người bệnh phong.
Về hiện tượng bệnh phong, các bài đọc Chúa nhật này cho phép chúng ta trước hết biết thái độ của luật Maisen và sau đó thái độ của Tin Mừng Chúa Kitô. Bài đọc Thứ Nhất trích từ Sách Lêvi dạy rằng người nào bị nghi mắc bệnh phong, phải được đưa tới một vị tư tế, vị này, sau khi khám xét, " tuyên bố người đó là dơ." Để làm cho những sự việc ra xấu hơn, người phong đáng thương hại, bị loại khỏi tình bạn con người, chính người bịnh phải làm cho kẻ khác tránh xa mình, bằng cách báo cho họ biết sự nguy hiểm. Quan tâm độc nhất của xã hội là bảo vệ chính mình.
Bây giờ chúng ta hãy xem Chúa Giêsu cư xử làm sao trong Tin Mừng: Một người phong đến với Chúa van xin Người:
"'Nếu ngài muốn, ngài có thể làm cho tội được sạch.' Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : "Tôi muốn, anh sạch đi.' Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch."
Chúa Giêsu không sợ lây, Người để kẻ phong đến với Người và quì trước mặt Người. Còn hơn điều đó: trong một thời đại khi người ta tưởng rằng chỉ sự ở gần người bệnh phong là đã lây nhiễm rồi, Người giơ tay và đụng vào anh." Chúng ta đừng tưởng tất cả sự này là tự nhiên và không bắt Chúa Giêsu trả giá nào. Là con người, Chúa chia sẻ trong sự này, như trong nhiều điểm khác, những xác tín của thời đai Người và của xã hội Người đương sống. Nhưng sự thương cảm của Người đối với người bệnh thì mạnh trong Người hơn là sự sợ bệnh phong.
Trong hoàn cảnh này, Chúa Giêsu nói một câu đơn giản và cao thượng: "Tôi muốn; anh sạch đi." "Nếu ngài muốn, ngài có thể," người phong nói, như vậy là chứng tỏ đức tin của mình nơi quyền năng của Chúa Kitô Giêsu, Đấng chứng tỏ mình có thể làm điều đó bằng cách làm điều đó.
Sự so sánh này giữa luật Maisen và Tin Mừng trong trường hợp bệnh phong bắt chúng ta tự hỏi: tôi được truyền cảm hứng bởi cái nào trong hai thái độ này? Thật là bệnh phong không còn là thứ bệnh gây sợ hãi hơn hết (mặc dầu còn hàng triệu người phong trong thế giới), vì có thể nếu kịp thời sẽ chữa được hoàn toàn khỏi bệnh đó. Và tại đa số các quốc gia bệnh này đã được diệt trừ tận gốc. Nhưng những bệnh khác thay chỗ của nó. Vì một lúc nào đó được nói tới "những bệnh phong mới" và "những người phong mới." Với những từ này được hiểu không phải bệnh này mà đúng hơn là bệnh nan y ngày nay, như những bệnh AIDS và nghiện ma túy), xã hội bảo vệ mình chống lại những bệnh đó, cũng như đã làm với bệnh phong, bằng cách cô lập người bệnh và đẩy họ ra bên lề xã hội.
Điều mà Raoul Follereau đã gợi ý phải được làm đối với những người bị phong truyền thống, và điều đó đã góp phần rất nhiều giảm nhẹ sự cô lập và đau khổ của họ, phải được làm (và tạ ơn Chúa nhiều người làm) với những người phong mới. Thường một cử chỉ như thế, nhất là nếu cử chỉ đó được làm để thắng chính mình, đánh dấu bắt đầu một sự hoán cải thật sự cho người làm điều đó. Trường hợp nổi tiếng nhất là trường hợp của Thánh Phanxicô thànnh Assisi, ngài xác định niên đại bắt đầu sự sống mới của ngài từ khi ngài gặp một người mắc bệnh phong hủi.
* * *
Chúa nhật thứ Sáu Mùa Thường Niên (B)
(Levi 13:1-2,44-46; 1 Corintô 10:31-11:1; Maccô 1:40-45)
Một người phong đến với Chúa Giêsu
Trong những bài đọc hôm nay, tiếng bệnh phong vang dội, tiếng đó chỉ nghe nói tới, đã gây đau khổ và sợ hải cho hàng thiên niên kỷ! Hai nhân tố lạ lùng đã góp phần gia tăng sự ghê tởm trước cơn bệnh này, đến nỗi biến nó thành biểu tượng của sự bất hạnh nhất có thể giáng xuống một con người và cô lập những nạn nhân vô phúc tội nghiệp trong những con đường vô nhân đạo nhất.
Nhân tố thứ nhất là sự xác tín rằng cơn bệnh này lây lan đến nỗi làm nhiễm độc bất cứ ai có thể đã tiếp xúc với người bệnh; nhân tố thứ hai, cũng không có cơ sở, vì bệnh phong là hình phạt vì tội lỗi.
Nhân vật đã góp phần hơn hết thay đổi thái độ và luật pháp đối với những người bệnh phong là Raoul Follereau (1903-1977). Trong năm 1954 ông đã thiết lập Ngày Thế Giới Bệnh Phong cổ võ những đại hội khoa học và cuối cùng, trong năm 1975 đã thành công để luật pháp thu hồi sự kỳ thị những người bệnh phong.
Về hiện tượng bệnh phong, các bài đọc Chúa nhật này cho phép chúng ta trước hết biết thái độ của luật Maisen và sau đó thái độ của Tin Mừng Chúa Kitô. Bài đọc Thứ Nhất trích từ Sách Lêvi dạy rằng người nào bị nghi mắc bệnh phong, phải được đưa tới một vị tư tế, vị này, sau khi khám xét, " tuyên bố người đó là dơ." Để làm cho những sự việc ra xấu hơn, người phong đáng thương hại, bị loại khỏi tình bạn con người, chính người bịnh phải làm cho kẻ khác tránh xa mình, bằng cách báo cho họ biết sự nguy hiểm. Quan tâm độc nhất của xã hội là bảo vệ chính mình.
Bây giờ chúng ta hãy xem Chúa Giêsu cư xử làm sao trong Tin Mừng: Một người phong đến với Chúa van xin Người:
"'Nếu ngài muốn, ngài có thể làm cho tội được sạch.' Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : "Tôi muốn, anh sạch đi.' Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch."
Chúa Giêsu không sợ lây, Người để kẻ phong đến với Người và quì trước mặt Người. Còn hơn điều đó: trong một thời đại khi người ta tưởng rằng chỉ sự ở gần người bệnh phong là đã lây nhiễm rồi, Người giơ tay và đụng vào anh." Chúng ta đừng tưởng tất cả sự này là tự nhiên và không bắt Chúa Giêsu trả giá nào. Là con người, Chúa chia sẻ trong sự này, như trong nhiều điểm khác, những xác tín của thời đai Người và của xã hội Người đương sống. Nhưng sự thương cảm của Người đối với người bệnh thì mạnh trong Người hơn là sự sợ bệnh phong.
Trong hoàn cảnh này, Chúa Giêsu nói một câu đơn giản và cao thượng: "Tôi muốn; anh sạch đi." "Nếu ngài muốn, ngài có thể," người phong nói, như vậy là chứng tỏ đức tin của mình nơi quyền năng của Chúa Kitô Giêsu, Đấng chứng tỏ mình có thể làm điều đó bằng cách làm điều đó.
Sự so sánh này giữa luật Maisen và Tin Mừng trong trường hợp bệnh phong bắt chúng ta tự hỏi: tôi được truyền cảm hứng bởi cái nào trong hai thái độ này? Thật là bệnh phong không còn là thứ bệnh gây sợ hãi hơn hết (mặc dầu còn hàng triệu người phong trong thế giới), vì có thể nếu kịp thời sẽ chữa được hoàn toàn khỏi bệnh đó. Và tại đa số các quốc gia bệnh này đã được diệt trừ tận gốc. Nhưng những bệnh khác thay chỗ của nó. Vì một lúc nào đó được nói tới "những bệnh phong mới" và "những người phong mới." Với những từ này được hiểu không phải bệnh này mà đúng hơn là bệnh nan y ngày nay, như những bệnh AIDS và nghiện ma túy), xã hội bảo vệ mình chống lại những bệnh đó, cũng như đã làm với bệnh phong, bằng cách cô lập người bệnh và đẩy họ ra bên lề xã hội.
Điều mà Raoul Follereau đã gợi ý phải được làm đối với những người bị phong truyền thống, và điều đó đã góp phần rất nhiều giảm nhẹ sự cô lập và đau khổ của họ, phải được làm (và tạ ơn Chúa nhiều người làm) với những người phong mới. Thường một cử chỉ như thế, nhất là nếu cử chỉ đó được làm để thắng chính mình, đánh dấu bắt đầu một sự hoán cải thật sự cho người làm điều đó. Trường hợp nổi tiếng nhất là trường hợp của Thánh Phanxicô thànnh Assisi, ngài xác định niên đại bắt đầu sự sống mới của ngài từ khi ngài gặp một người mắc bệnh phong hủi.