Chủ tịch Hội đồng Âu châu, ông José Manuel Barroso rất thông cảm sự tức giận của những người Hồi giáo, nhưng lên án bạo lực và xác định là: “tự do ngôn luận không thể là món hàng để thương lượng”.

Ngỏ lời cùng tờ nhật báo Đan Mạch Berlingske Tidende ngày 14 tháng 2, ông xác định lập trường: “Tư do ngôn luận đối với chúng tôi không thể là một món hàng để thương lượng nhưng là một giá trị căn bản của xã hội Tây Phương của chúng tôi là cởi mở và dân chủ”.

Tuy nhiên, ông cũng “thông cảm” rằng những hý họa châm biếm tiên tri Mahomet, trên tờ nhật báo Jyllands-Posten phát hành trong tháng 9 vừa qua đã khơi dậy bực tức và giận dữ đối với những người Hồi giáo khắp nơi trên toàn thế gìới. Chúng ta cũng cần biết là “nguyên tác bất bạo động và tự do ngôn luận là quyết định cho một xã hội dân chủ”.

Những cuộc tấ.n công bạo động đối với những đại diện của Đan Mạch ở Damas, Beyrouth và Teheran là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” Bày tỏ tính đoàn kết của Hội đồng Âu châu với Đan Mạch, chúng ta nên nhớ là Đan Mạch là một xứ “có truyền thống cởi mở bao dung, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, sẵn sàng đối thoại và chấp nhận mọi văn hóa”.

Tờ nhật báo Politiken quả quyết là “nếu trong một xứ sở mà không có tự do báo chí, tự do ngôn luận thì xứ đó không thể là một xứ tự do. Qúa nhiều tự do thì quý hơn là không có tự do gì cả”, nhất là sáp nhập quyền của tôn giáo vào quyền lực chính trị là một điều hết sức nguy hiểm: “Quyền quyết định phổ biến tin tức cũng như tự do ngôn luận là quyền của báo chí chứ không phải là của chính phủ.” ( Agence Apic)