Kinh Truyền tin chúa nhựt 19 tháng 3
Hằng năm ngày 19 tháng 3 là lễ thánh Giuse. Năm nay vì trùng vào chúa nhựt Muà Bốn Mươi cho nên các nghi thức phụng vụ được dời sang ngày thứ hai, nhưng các lý do mừng lễ thì vẫn được duy trì, cách riêng bởi vì chúa nhựt cũng là ngày nghỉ việc. Một lý do thứ nhất để mừng ở Vatican là lễ bổn mạng của Đức đương kim Giáo hoàng: như mọi người đã biết, tên khai sinh là Joseph Ratzinger. Khi vừa đắc cử vào chức vụ lãnh đạo Hội thánh cách đây 11 tháng tròn, ngài đã tự giới thiệu mình như là một người thợ làm việc trong vườn nho của Chúa. Không lạ gì mà nhân ngày lễ thánh Giuse, ngài đã chủ sự thánh lễ dành cho các giới lao động tại đền thánh Phêrô vào lúc 9 giờ rưỡi sáng hôm qua. Nói cho đúng, trước đây đức Gioan Phaolô II đã lợi dụng ngày 19 tháng 3 để đi thăm viếng các giới lao động thuộc đủ mọi ngành nghề: xưởng kỹ nghệ, công nhân bến tàu, giới nông dân. Tuy phụng vụ đã có lễ kính thánh Giuse thợ vào ngày 1 tháng 5, nhưng tại Italia ngày Lao động quốc tế được dành cho các buổi biểu tình chính trị, không còn nhiều chỗ cho các buổi cầu nguyện công cộng, vì thế những nghi thức mang tính cách tôn giáo được dịch sang ngày 19 tháng 3. Lễ thánh Giuse lao động được thiết lập từ năm 1955, còn lễ 19 tháng 3 thì đã có từ thế kỷ thứ VII, tuy dù các sử gia vẫn chưa giải thích được lý do của việc chọn ngày này. Trong bài tường thuật hôm nay, trước hết, chúng tôi xin mời quý vị theo dõi buổi đọc kinh Truyền tin, và kế đó là tóm lược bài giảng Thánh lễ.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay ngày 19 tháng 3 là lễ thánh Giuse, nhưng vì trùng vào chúa nhựt thứ ba Mùa Bốn Mươi, cho nên việc cử hành phụng vụ được dời sang ngày mai. Tuy nhiên, khung cảnh kính Đức Mẹ của buổi đọc kinh Truyền tin mời gọi chúng ta hãy kính cẩn dừng lại trước bức chân dung của người làm bạn của Đức Trinh nữ Maria và bổn mạng của toàn thể Hội thánh. Tôi muốn nhắc nhở rằng đức thánh cha Gioan Phaolô II rất có lòng sùng mộ thánh Giuse, và đã viết một tông thư về Người, mang tựa đề Redemptoris Custos, (Đấng gìn giữ Chúa Cứu thế), và chắc chắn là đã cảm nhận được trợ giúp của Người trong lúc lâm chung.
Vị thánh này, tuy âm thầm kín đáo, nhưng giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ. Trước tiên, bởi vì thuộc về chi tộc Giuđa, cho nên Người đã nối kết đức Giêsu với dòng dõi vua Đavit, nhờ vật mà thực hiện lời hứa nói về Đấng Mesia; người con của Đức Trinh nữ Maria thực sự là “Con vua Đavit”. Cách riêng, Tin mừng thánh Matthêu đã làm nổi bật rằng các lời tiên báo về Đấng Mesia đã được hoàn tất nhờ vai trò của thánh Giuse; việc Chúa giáng sinh tại Belem (2,1-6); việc di cư sang Ai-cập, nơi mà Thánh Gia tị nạn (2,13-15); danh hiệu “người Nazaret” (2,22-23). Trong những diễn biến đó, cũng tựa như Đức Maria, thánh Giuse tỏ ra là kẻ thừa hưởng đức tin của tổ phụ Abraham, tin vào Thiên Chúa dìu dắt các biến cố lịch sử theo một kế hoạch cứu độ nhiệm mầu. Cũng tương tự như Mẹ Maria, sự cao cả của thánh Giuse nằm ở chỗ thi hành sứ vụ trong cảnh khiêm hạ và ẩn kín tại Nadarét. Nói đúng ra, chính Thiên Chúa, qua Ngôi Lời nhập thể, đã chọn lựa con đường và phương thức đó trong cuộc sống ở trần thế.
Từ tấm gương của thánh Giuse, tất cả chúng ta được mời gọi hãy thi hành trọng trách mà Chúa Quan Phòng đã uỷ thác, một cách tận tụy, đơn giản và khiêm tốn,. Tôi nghĩ trước hết đến các bậc cha mẹ trong gia đình, và tôi cầu xin cho họ biết quý trọng vẻ đẹp của một cuộc sống đơn giản và cần cù, phát triển tình nghĩa phu thê và vui vẻ thi hành sứ mạng giáo dục con cái, một sứ mạng cao quý và nhiều khó khăn. Xin thánh Giuse chuyển cầu cho các linh mục, những kẻ làm cha đối với cộng đoàn Giáo hội, được biết yêu mến Hội thánh với lòng tận tâm phụng sự. Xin thánh nhân chuyển cầu cho các kẻ tận hiến trong việc tuân giữ trung thành các lời khuyên Phúc âm thanh bần, khiết tịnh và vâng lời. Xin Người che chở các người lao động trên khắp thế giới, ngõ hầu bằng nghề nghiệp của mình, họ góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại. Xin Người giúp cho mỗi người Kitô hữu được tin tưởng và yêu mến thực hành ý Chúa, nhờ đó họ cộng tác vào việc hoàn tất công cuộc cứu độ.
Như đã nói trước đây, vào lúc 9 giờ rưỡi sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thánh Phêrô dành cho giới lao động. Tham dự buổi lễ này có các đại biểu của nhiều đoàn thể và công đoàn tại Italia. Trong số các vị đồng tế trên bàn thờ, người ta nhận thấy có đức hồng y Ruini, chủ tịch Hội đồng Giám mục, đức cha tổng thư ký và đức cha đặc trách uỷ ban về các vấn đề xã hội.
Các lời nguyện và bài đọc Thánh lễ được trích từ chúa nhựt thứ Ba của Muà Bốn mươi. Trong bài giảng, trước hết đức thánh cha giải thích ý nghĩa của mười giới răn. Việc công bố các điều răn này được lồng trong khung cảnh của cuộc giải phóng: “Chúa phán: Ta là Thiên Chúa; Đấng đã dẫn đưa ngươi ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Như vậy, mười điều răn nhằm giúp con người không bị rơi vào cảnh nô lệ mới, nô lệ của đam mê, của tính ích kỷ không đếm xiả gì đến quyền lợi của tha nhân. Ngoài ra các giới răn cũng được lồng trong khung cảnh của giao ước, nghĩa là của tình yêu: Chúa trao ban các giới răn này như một món quà, nhằm giúp cho họ bảo vệ tự do chân chính.
Phần còn lại của bài giảng hướng tới đề tài lao động. Nhờ lao động, con người được hợp tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Lao động không phải chỉ là nhu cầu để kiếm ăn, nhưng nhất là cơ hội để phát huy những năng khiếu của con người. Chính vì thế mà lao động cần phải được tổ chức làm sao để phù hợp với phẩm giá con người. Con người không thể trở thành nô lệ của lao động. Đó là ý nghĩa của giới răn thứ ba: con người cần phải có thời gian nghỉ ngơi, để có thời chăm sóc tinh thần, khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống và kể cả của công ăn việc làm dưới ánh sáng của đức tin. Ngoài ra việc tổ chức lao động không thể nào chỉ giới hạn vào lợi nhuận kinh tế, nhưng còn phải quan tâm đến công ích xã hội. Vì thế, khi thảo hoạch các chính sách kinh tế, những nhà hữu trách không thể bỏ qua ảnh hưởng của lao động đối với đời sống các gia đình, tình trạng thất nghiệp của giới trẻ, tính cách bấp bênh của các nghề nghiệp hiện nay.
Những tư tưởng của bài giảng còn được kéo dài qua các lời nguyện tín hữu, khi cộng đòan được mời gọi chia sẻ mối ưu tư với những kẻ bị bóc lột, những kẻ bị tai nạn lao động, và nhất là cầu xin cho tất cả đạt được linh đạo của sự làm việc, biết thấm nhiễm đức tin và yêu thương vào công việc hàng ngày.
(Radio Vatican)
Hằng năm ngày 19 tháng 3 là lễ thánh Giuse. Năm nay vì trùng vào chúa nhựt Muà Bốn Mươi cho nên các nghi thức phụng vụ được dời sang ngày thứ hai, nhưng các lý do mừng lễ thì vẫn được duy trì, cách riêng bởi vì chúa nhựt cũng là ngày nghỉ việc. Một lý do thứ nhất để mừng ở Vatican là lễ bổn mạng của Đức đương kim Giáo hoàng: như mọi người đã biết, tên khai sinh là Joseph Ratzinger. Khi vừa đắc cử vào chức vụ lãnh đạo Hội thánh cách đây 11 tháng tròn, ngài đã tự giới thiệu mình như là một người thợ làm việc trong vườn nho của Chúa. Không lạ gì mà nhân ngày lễ thánh Giuse, ngài đã chủ sự thánh lễ dành cho các giới lao động tại đền thánh Phêrô vào lúc 9 giờ rưỡi sáng hôm qua. Nói cho đúng, trước đây đức Gioan Phaolô II đã lợi dụng ngày 19 tháng 3 để đi thăm viếng các giới lao động thuộc đủ mọi ngành nghề: xưởng kỹ nghệ, công nhân bến tàu, giới nông dân. Tuy phụng vụ đã có lễ kính thánh Giuse thợ vào ngày 1 tháng 5, nhưng tại Italia ngày Lao động quốc tế được dành cho các buổi biểu tình chính trị, không còn nhiều chỗ cho các buổi cầu nguyện công cộng, vì thế những nghi thức mang tính cách tôn giáo được dịch sang ngày 19 tháng 3. Lễ thánh Giuse lao động được thiết lập từ năm 1955, còn lễ 19 tháng 3 thì đã có từ thế kỷ thứ VII, tuy dù các sử gia vẫn chưa giải thích được lý do của việc chọn ngày này. Trong bài tường thuật hôm nay, trước hết, chúng tôi xin mời quý vị theo dõi buổi đọc kinh Truyền tin, và kế đó là tóm lược bài giảng Thánh lễ.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay ngày 19 tháng 3 là lễ thánh Giuse, nhưng vì trùng vào chúa nhựt thứ ba Mùa Bốn Mươi, cho nên việc cử hành phụng vụ được dời sang ngày mai. Tuy nhiên, khung cảnh kính Đức Mẹ của buổi đọc kinh Truyền tin mời gọi chúng ta hãy kính cẩn dừng lại trước bức chân dung của người làm bạn của Đức Trinh nữ Maria và bổn mạng của toàn thể Hội thánh. Tôi muốn nhắc nhở rằng đức thánh cha Gioan Phaolô II rất có lòng sùng mộ thánh Giuse, và đã viết một tông thư về Người, mang tựa đề Redemptoris Custos, (Đấng gìn giữ Chúa Cứu thế), và chắc chắn là đã cảm nhận được trợ giúp của Người trong lúc lâm chung.
Vị thánh này, tuy âm thầm kín đáo, nhưng giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ. Trước tiên, bởi vì thuộc về chi tộc Giuđa, cho nên Người đã nối kết đức Giêsu với dòng dõi vua Đavit, nhờ vật mà thực hiện lời hứa nói về Đấng Mesia; người con của Đức Trinh nữ Maria thực sự là “Con vua Đavit”. Cách riêng, Tin mừng thánh Matthêu đã làm nổi bật rằng các lời tiên báo về Đấng Mesia đã được hoàn tất nhờ vai trò của thánh Giuse; việc Chúa giáng sinh tại Belem (2,1-6); việc di cư sang Ai-cập, nơi mà Thánh Gia tị nạn (2,13-15); danh hiệu “người Nazaret” (2,22-23). Trong những diễn biến đó, cũng tựa như Đức Maria, thánh Giuse tỏ ra là kẻ thừa hưởng đức tin của tổ phụ Abraham, tin vào Thiên Chúa dìu dắt các biến cố lịch sử theo một kế hoạch cứu độ nhiệm mầu. Cũng tương tự như Mẹ Maria, sự cao cả của thánh Giuse nằm ở chỗ thi hành sứ vụ trong cảnh khiêm hạ và ẩn kín tại Nadarét. Nói đúng ra, chính Thiên Chúa, qua Ngôi Lời nhập thể, đã chọn lựa con đường và phương thức đó trong cuộc sống ở trần thế.
Từ tấm gương của thánh Giuse, tất cả chúng ta được mời gọi hãy thi hành trọng trách mà Chúa Quan Phòng đã uỷ thác, một cách tận tụy, đơn giản và khiêm tốn,. Tôi nghĩ trước hết đến các bậc cha mẹ trong gia đình, và tôi cầu xin cho họ biết quý trọng vẻ đẹp của một cuộc sống đơn giản và cần cù, phát triển tình nghĩa phu thê và vui vẻ thi hành sứ mạng giáo dục con cái, một sứ mạng cao quý và nhiều khó khăn. Xin thánh Giuse chuyển cầu cho các linh mục, những kẻ làm cha đối với cộng đoàn Giáo hội, được biết yêu mến Hội thánh với lòng tận tâm phụng sự. Xin thánh nhân chuyển cầu cho các kẻ tận hiến trong việc tuân giữ trung thành các lời khuyên Phúc âm thanh bần, khiết tịnh và vâng lời. Xin Người che chở các người lao động trên khắp thế giới, ngõ hầu bằng nghề nghiệp của mình, họ góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại. Xin Người giúp cho mỗi người Kitô hữu được tin tưởng và yêu mến thực hành ý Chúa, nhờ đó họ cộng tác vào việc hoàn tất công cuộc cứu độ.
Như đã nói trước đây, vào lúc 9 giờ rưỡi sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại đền thánh Phêrô dành cho giới lao động. Tham dự buổi lễ này có các đại biểu của nhiều đoàn thể và công đoàn tại Italia. Trong số các vị đồng tế trên bàn thờ, người ta nhận thấy có đức hồng y Ruini, chủ tịch Hội đồng Giám mục, đức cha tổng thư ký và đức cha đặc trách uỷ ban về các vấn đề xã hội.
Các lời nguyện và bài đọc Thánh lễ được trích từ chúa nhựt thứ Ba của Muà Bốn mươi. Trong bài giảng, trước hết đức thánh cha giải thích ý nghĩa của mười giới răn. Việc công bố các điều răn này được lồng trong khung cảnh của cuộc giải phóng: “Chúa phán: Ta là Thiên Chúa; Đấng đã dẫn đưa ngươi ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Như vậy, mười điều răn nhằm giúp con người không bị rơi vào cảnh nô lệ mới, nô lệ của đam mê, của tính ích kỷ không đếm xiả gì đến quyền lợi của tha nhân. Ngoài ra các giới răn cũng được lồng trong khung cảnh của giao ước, nghĩa là của tình yêu: Chúa trao ban các giới răn này như một món quà, nhằm giúp cho họ bảo vệ tự do chân chính.
Phần còn lại của bài giảng hướng tới đề tài lao động. Nhờ lao động, con người được hợp tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Lao động không phải chỉ là nhu cầu để kiếm ăn, nhưng nhất là cơ hội để phát huy những năng khiếu của con người. Chính vì thế mà lao động cần phải được tổ chức làm sao để phù hợp với phẩm giá con người. Con người không thể trở thành nô lệ của lao động. Đó là ý nghĩa của giới răn thứ ba: con người cần phải có thời gian nghỉ ngơi, để có thời chăm sóc tinh thần, khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống và kể cả của công ăn việc làm dưới ánh sáng của đức tin. Ngoài ra việc tổ chức lao động không thể nào chỉ giới hạn vào lợi nhuận kinh tế, nhưng còn phải quan tâm đến công ích xã hội. Vì thế, khi thảo hoạch các chính sách kinh tế, những nhà hữu trách không thể bỏ qua ảnh hưởng của lao động đối với đời sống các gia đình, tình trạng thất nghiệp của giới trẻ, tính cách bấp bênh của các nghề nghiệp hiện nay.
Những tư tưởng của bài giảng còn được kéo dài qua các lời nguyện tín hữu, khi cộng đòan được mời gọi chia sẻ mối ưu tư với những kẻ bị bóc lột, những kẻ bị tai nạn lao động, và nhất là cầu xin cho tất cả đạt được linh đạo của sự làm việc, biết thấm nhiễm đức tin và yêu thương vào công việc hàng ngày.
(Radio Vatican)