Trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma

ROME (ZENIT.org).- Trong bài giảng thứ hai Mùa Chay, trước sự hiện diện của đức Giáo hoàng và giáo triều roma, cha Raniero Cantalamessa, Dòng Capuchine, người giảng Phủ giáo hoàng, mời "đắm chìm trong sự Thương Khó", bằng cách đi vào đó qua "cửa vâng lời" của Chúa Kitô. Sự vâng lời cho phép chúng ta thực hiện ơn gọi nguyên thủy chúng ta là "nên hình ảnh và nên giống" Thiên Chúa.

Không phải sự chết của Chúa kitô đã cứu sống chúng ta, Cha Cantalamessa giải thích, nhưng "đúng hơn sự vâng lời của Người cho đến chết".

"Trong Chúa Giêsu, Ngôi Lời vâng lời Chúa Cha theo tính loài người. Thiên Chúa đã vâng lời cách nhân bản. Thế là người ta hiểu quyền năng phổ quát cứu độ gói ghém trong tiếng fiat (xin vâng) của Chúa Giêsu, ngài nói tiếp. Chính nhờ sự vâng lời này mà 'tất cả mọi người được nên công chính' "

Cha Cantalamessa giải thích rằng "sự vâng lời hầu như luôn được xem như sự vâng lời Thiên Chúa".

Cha giảng khẳng định rằng người ta không thể hiểu "sự cần thiết và tầm quan trọng của sự vâng lời Thiên Chúa " chỉ khi người ta "xác tín" ngày hôm nay Thiên Chúa vẫn còn nói".

Sự vâng lời "ở tại chỗ lắng nghe Thiên Chúa nói, trong Giáo Hội, qua Thần Khí của Người".

Để giải thích tư tưởng của ngài, cha giảng lấy hình ảnh con nhện.

"Sự vâng lời Thiên Chúa ví như 'sợi chỉ từ cao thòng xuống' giữ màng nhện rực rỡ treo trên hàng rào. Bằng cách xuống dọc sợi chỉ cũng chính nó tạo ra, con nhện dệt thành mạng tuyệt hảo và và căng thẳng mỗi góc. Nhưng, sợi chỉ từ cao xuống giúp xây dưng tấm mạng không bị cắt bỏ một khi xong việc; ngược lại chính nó từ trung tâm nâng đỡ cả tấm mạng đã dệt thành; không có nó, tất cả đều sụp dỗ. Nếu người ta bứt đi một sợi giây bên cạnh thì con nhện lại ra tay làm việc và mau chóng sửa chữa tấm mạng, nhưng nếu người ta cắt đứt sợi dây từ cao xuống, con nhện bỏ đi; nó biết không còn làm được gì nữa".

Cha Cantalamessa giải thích"Sự vâng lời Thiên Chúa là sợi dây từ cao xuống: tất cả được xây dựng khởi từ sự vâng lời này; nhưng người không thể quên sự vâng lời đó, mặc dầu công việc xây dựng đã xong. Nếu người ta quên vâng lời, điều này khơi lên khủng hoảng".

"Cha giảng Dòng Capuchin tự hỏi: "Tại sao Thiên Chúa rất quan tâm đến việc chúng ta phải vâng lời Người?"

Cha trả lời, sự vâng lời là quan trọng, "bởi vì khi vâng lời chúng ta thực thi ý muốn Thiên Chúa, chúng ta muốn điều Thiên Chúa muốn và như vậy là hiện thực ơn gọi nguyên thủy của chúng ta là nên hình ảnh và nên giống Thiên Chúa'. Chúng ta ở trong chân lý, trong ánh sáng và do đó trong hòa bình".

Cha Cantalamessa giải thích rằng sự vâng lời Thiên Chúa, tăng cường sự vâng lời thẩm quyền hữu hình, nhưng sự vâng lời thẩm quyền hữu hình cũng là dấu chỉ sự vâng lời Thiên Chúa.

Cha so sánh nguyên lý vâng lời với nguyên lý mệnh lệnh của tình yêu. Cũng như "kẻ nào không yêu người anh em mình thấy, thì không thể yêu Thiên Chúa mình không thấy", "kẻ nào không vâng lời những đại diện hữu hình của Thiên Chúa dưới đất, làm sao họ có thể nói mình vâng lời Thiên Chúa Đấng ở trên trời? "

"Khi một vị bề trên cố gắng sống theo ý muốn Thiên Chúa, đã cầu nguyện trước và chỉ muốn bảo vệ lợi ích của người anh em mình chớ không nhắm tư lợi, (khi người bề trên đó ) ra một mệnh lệnh, thì uy quyền của Thiên Chúa đến tăng cường mệnh lệnh hay quyết định này"..

Cha Cantalamessa trưng tích viên bách quản trong Tin Mừng. Viên bách quản đã hiểu rằng "uy quyền của Chúa Giêsu và các phép lạ Người làm phát xuất từ sự vâng lời trọn vẹn của Người với Chúa Cha".

Cha giảng nhấn mạch tấm quan trọng phải đặt những vấn đề sự sống chúng ta theo ý muốn Thiên Chúa: "Người tôi tớ thật của Thiên Chúa không làm gì mà không tự bảo mình: 'Tôi phải cầu nguyện một chút để biết điều gì Chúa tôi muốn tôi làm!'"

Cha tiếp tục nêu lên một hình thức vâng lời Thiên Chúa "thường giữa những sự vâng lời yêu sách nhất": sự "vâng theo những tình huống".

"Khi người ta nhận thấy rằng, mặc dầu tất cả những cố gắng và cầu nguyện, những tình huống khó khăn, có khi phi lý nữa, và theo cảm giác của chúng ta là những tình huống phản-sinh sản thiêng liêng, vẫn kéo dài và không thay đổi, thì phải, bắt đầu thấy tbrong những tình huống này ý muốn thinh lặng nhưng quyết định của Thiên Chúa trên chúng ta. Kinh nghiệm chứng minh rằng đôi khi chúng ta chỉ nói một tiếng 'vâng' hoàn toàn và từ đáy lòng mình theo ý muốn của Thiên Chúa` thì những tình huống đau khổ này mất đi quyến lực kinh hoàng chúng gây ra cho chúng ta. Chúng ta sống những tình huống đó với sự bình an hơn nữa".

Cha Cantalamessa trưng dẫn trường hợp người tới tuổi phải về hưu và thấy mình bị bắt buộc phải bỏ một dự án đang tiến hành, chưa hoàn thành cho những kẻ khác. Cha giảng thấy đó là "một trong những hình thức vâng lời tương tự hơn hết với sự vâng lời của Chúa Kitô lúc chịu Thương Khó".

"Chúa Giêsu đã ngưng việc dạy dỗ của Người, Người đã cắt ngang mọi hoạt động, Người không để mình bận tâm về điều gì sẽ xảy ra cho các tông đồ; Người không muốn biết điều gì sẽ xảy ra về lời nói của Người, được trao như trên thực tế một cách độc nhất cho trí nhớ nghèo nàn của một vài anh ngư phủ. Người cũng không nghĩ tới bà Mẹ Người để lại một mình", cha giảng công bố khi lấy lại những lời của Chúa Giêsu: "Để cho thế gian nhận biết là tôi yêu mến Cha và tôi làm như Cha đã truyền cho tôi. Anh em hãy đứng dậy!' ".

Cha Cantalamessa kết thúc khi khơi gợi lại sự vâng lời của Đức Maria, sự vâng lời "hoàn toàn trái ngược với sự bất tuân của bà Eva" không vâng lời Chúa.

Cha Cantalamessa kết thúc "Cũng như tiếng 'Fiat' của Đúc Maria được đặc song song, trong Tin Mừng theo Luca, với tiếng 'Fiat' của Chúa Giêsu trong vuờn Gietsemani, thì đối với thánh Irénée, sự vâng lời của bà Eva mới được đặt song song với sự vâng lời của Adam mới".