WASHINGTON DC – Được mời tham dự Buổi Cầu Nguyện Công Giáo Quốc Gia trong Bữa Điểm Tâm vào sáng ngày hôm qua 7.4.2006 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, TT Bush đã ca ngợi Giáo Hội Công giáo đã lên tiếng về hiện tình cuộc tranh cãi về chính sách di dân Hoa Kỳ và là tiếng nói ảnh hưởng tkhi có những căng thẳng quốc gia và quốc tế.
Bữa điểm tâm hằng năm qui tụ các chính khách và lãnh đạo Công giáo khắp Hoa Kỳ về đây cầu nguyện chung với hàng lãnh đạo Công giáo Hoa Kỳ. Có chừng 1,700 người tham dự, trong số này có Chánh Án Tối Cao John Roberts, 3 thượng nghị sĩ, 20 dân biểu quốc hội và Hai Bộ Trưởng. Thêm vào đó còn có Đức TGM Pietro Sambi, sứ thần Tòa Thánh mới cho Hoa Kỳ, và Ngài mang chúc thư của ĐTC Benedictô XVI đến.
TT Bush nói rằng thật là vinh dự cho ông – một người thuộc giáo phái Tin Lành Methodist – nhưng được mời tham dự buổi cầu nguyện Công giáo, ông cảm thấy kỳ thú “được hiện diện với các vị hồng y của Giáo Hội”.
TT Bush bắt đầu như sau: “Thế giới cần giây phút hy vọng như thế này khi mà càng nhiều người có cơ hội đòi quyền tự do, điều mà Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người được hưởng”.
“Đây cũng là thời điểm thách thức lớn lao. Có số người tin tưởng rằng bạn không thể phân biệt được giữa phải và trái. Nhưng Giáo Hội Công giáo từ chối cái nhìn bi quan như vậy về bản chất con người và Giáo Hội cống hiến một cái nhìn tự do và phẩm giá con người được ăn rễ sâu trong chính những sự thật hiển nhiên từ khi lập quốc Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ”.
Nhắc lại kỉ niệm về Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II, TT Bush nói rằng: “Trong những thập niên sau của thế kỷ 20 chúng ta nhìn thấy tiếng gọi tự do nằm trong tay một vị linh mục từ Ba Lan”.
TT Bush nói tiếp: “Khi ĐGH John Paul II bước lên ngai tòa Phêrô, bức Tường Bá Linh còn đang đứng. Ba Lan quê hương của Ngài bị quyền lực cộng sản chiếm đóng. Và sự chia rẽ ở Châu Âu xem ra như là một vết sẹo vĩnh viễn xéo ngang lục địa này. Thế nhưng ĐGH John Paul II nói với chúng ta rằng ‘Đừng Sợ’, bởi vì Ngài đã biết một đế quốc được xây dựng trên những sự lừa đảo cuối cùng thì cũng phải xụp xuống”.
“ĐGH John Paul nhắc nhở chúng ta rằng nền tự do và phẩm giá của chúng ta đựa trên những chân lý về con người và bản tính của con người, Đức John Paul II đã phát ra một trong những cuộc cách mạng cho nền tự do vĩ đại nhất mà thế giới chưa từng chứng kiến bao giờ”.
TT Bush cũng nói về vị kế nhiệm là ĐGH Benedictô XVI là Tổng thống cho rằng: “Ngài hiểu biết rằng thước đo của một xã hội tư do là xã hội đó đối xử thế nào đối với những người yếu kém nhất và những người đễ bị thương tích nhất trong chúng ta. Trong bài giảng thánh lễ Giáng Sinh vừa qua, Ngài đã nhận định rằng Chúa Cứu Thế đến trần gian như là một “hài nhi không được bảo vệ” và ngài nói rằng vẻ huy hoàng của Giáng Sinh chiếu giãi trên môĩ hài nhi, đã được sinh ra hay chưa sinh”.
Dưới quan điểm này, TT Bush kêu gọi thắt chặt một “nền văn hóa sự sống”, danh từ do chính ĐGH John Paul II khai sáng, và tồng thống nói tiếp rằng “chúng ta phải tiếp tục làm việc cho tới ngày mổi trẻ em đều được hoan nghênh vào cuộc sống và được luật pháp bảo vệ”.
TGM Jose Gomez của San Antonio chào mừng Tổng thống Bush và chúc mừng Tổng thống về những nỗ lực trong việc hoạch định phát triển chính sách cho người di dân và đồng thời định ra kế hoạch bảo vệ bờ cõi biên cương, cùng với ý tưởng thương cảm đối với di dân. Về điểm này, TT Bush đáp lời rằng: “Các tổ chức Công giáo luôn đón tiếp người mới tới và giúp họ thành những công dân tốt.”
Giám mục Morlino của giáo phận Madison đã đọc bài diễn văn chính nói về làm thế nào người Công giáo trả lời lại cho tính cách bá đạo của chủ thuyết tương đối ngày nay, tạo nên bởi việc tính các xảo thuật dùng ngôn từ, và đó là một trong những lý do gây ra cái nhìn tương đối của xã hội hôm nay.
TT Bush tại Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Công Giáo |
TT Bush nói rằng thật là vinh dự cho ông – một người thuộc giáo phái Tin Lành Methodist – nhưng được mời tham dự buổi cầu nguyện Công giáo, ông cảm thấy kỳ thú “được hiện diện với các vị hồng y của Giáo Hội”.
TT Bush bắt đầu như sau: “Thế giới cần giây phút hy vọng như thế này khi mà càng nhiều người có cơ hội đòi quyền tự do, điều mà Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người được hưởng”.
Chánh Án John Roberts và phu nhân hiện diện |
Nhắc lại kỉ niệm về Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II, TT Bush nói rằng: “Trong những thập niên sau của thế kỷ 20 chúng ta nhìn thấy tiếng gọi tự do nằm trong tay một vị linh mục từ Ba Lan”.
TT Bush nói tiếp: “Khi ĐGH John Paul II bước lên ngai tòa Phêrô, bức Tường Bá Linh còn đang đứng. Ba Lan quê hương của Ngài bị quyền lực cộng sản chiếm đóng. Và sự chia rẽ ở Châu Âu xem ra như là một vết sẹo vĩnh viễn xéo ngang lục địa này. Thế nhưng ĐGH John Paul II nói với chúng ta rằng ‘Đừng Sợ’, bởi vì Ngài đã biết một đế quốc được xây dựng trên những sự lừa đảo cuối cùng thì cũng phải xụp xuống”.
Sr bề trên Assunta Long và TT Bush |
TT Bush cũng nói về vị kế nhiệm là ĐGH Benedictô XVI là Tổng thống cho rằng: “Ngài hiểu biết rằng thước đo của một xã hội tư do là xã hội đó đối xử thế nào đối với những người yếu kém nhất và những người đễ bị thương tích nhất trong chúng ta. Trong bài giảng thánh lễ Giáng Sinh vừa qua, Ngài đã nhận định rằng Chúa Cứu Thế đến trần gian như là một “hài nhi không được bảo vệ” và ngài nói rằng vẻ huy hoàng của Giáng Sinh chiếu giãi trên môĩ hài nhi, đã được sinh ra hay chưa sinh”.
Dưới quan điểm này, TT Bush kêu gọi thắt chặt một “nền văn hóa sự sống”, danh từ do chính ĐGH John Paul II khai sáng, và tồng thống nói tiếp rằng “chúng ta phải tiếp tục làm việc cho tới ngày mổi trẻ em đều được hoan nghênh vào cuộc sống và được luật pháp bảo vệ”.
TGM Jose Gomez của San Antonio chào mừng Tổng thống Bush và chúc mừng Tổng thống về những nỗ lực trong việc hoạch định phát triển chính sách cho người di dân và đồng thời định ra kế hoạch bảo vệ bờ cõi biên cương, cùng với ý tưởng thương cảm đối với di dân. Về điểm này, TT Bush đáp lời rằng: “Các tổ chức Công giáo luôn đón tiếp người mới tới và giúp họ thành những công dân tốt.”
Giám mục Morlino của giáo phận Madison đã đọc bài diễn văn chính nói về làm thế nào người Công giáo trả lời lại cho tính cách bá đạo của chủ thuyết tương đối ngày nay, tạo nên bởi việc tính các xảo thuật dùng ngôn từ, và đó là một trong những lý do gây ra cái nhìn tương đối của xã hội hôm nay.