Vatican: Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Đức Hồng Y Francis Arinze cho biết ngài mong chờ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ tiến hành chống lại những lạm dụng phụng vụ với giáo huấn rõ ràng và với một thái độ từ tốn, thừa nhận rằng những lầm lỗi đó thường nói lên sự lơ là chứ không phải là do chủ tâm sai lầm.

Cùng lúc, Đức Giáo Hoàng muốn có sự hòa giải đối với những người theo nhóm của Cố Tổng Giám Mục người Pháp Marcel Lefebvre.

Đức Hồng Y Tổng Trưởng đã nói về đường hướng của Bộ duới triều tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI với Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ. Ngài kỳ vọng là Đức Thánh Cha sẽ đi những bước tiến quan trọng, chứ không phải là biện pháp muốnthanh lọc ngay để cải tiến phụng vụ dười triều Giáo Hoàng mới.

Đức Arinze nói "Tôi không mong đến một sự chỉnh đốn những lạm dụng một cách mạnh mẽ. Tôi không nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ dùng cây búa tạ giáo quyền".

"Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI có căn bản tín lý và sự hiểu biết rất rõ ràng. Như niều người đã biết, Ngài không không phải là người bồng bột. Ngài là một người từ tốn theo nghĩa như ngôn sứ Isaia đã nói trong câu 3 chương 42: "Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy".

Đức Hồng Y Tổng Trưởng nói những lạm dụng trong phụng vụ là "do sự yếu kém đức tin hay sự lơ đễnh" hay "do tự sáng kiến một cách sai lầm". Khi những thực hành sai lầm xảy ra, thật sự quan trọng là nhận diện ra chúng và bàn đến chúng, nhưng không phải là muốn trừng phạt đến những người có liên quan.

Đức Hồng Y nói đó là một lý do tại sao mà Đức Giáo Hoàng đang đặt trọng tâm vào những vấn đề lớn của đức tin, để hiểu rằng chất lượng trong việc phụng tự phản ánh được sự hiều biết đức tin căn bản. Một thí dụ điển hình là Đức Thánh Cha đã ra thông điệp đầu tiên "Thiên Chúa là Tình Yêu" (Deus Caritas Est).

Nhiều người đang quan sát kỹ các Thánh Lễ do Đức Thánh Cha cử hành hầu tìm ra những hướng đi trong phụng vụ dưới triều đại của vị tân giáo hoàng này.

Đức Hồng Y Arinze đã cười và nói rằng "Dĩ nhiên, người ta theo dõi kỹ lưỡng từng chi tiết, và tôi không thể chê trách họ. Tôi nghĩ những cử hành phụng vụ của giáo hoàng thật tốt đẹp và người ta rất ưa thích".

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi còn là Hồng Y đã viết rất nhiều đến phụng vụ, hy vọng Ngài cũng sẽ mang lại hòa giải với nhóm ly khai Lefebvrite. Đức Hồng Y Arinze đã chia sẻ và nói thêm rằng con người nên nhận thức điều này là Đức Giáo Hoàng "không thể thay đổi đức tin của giáo hội".

"Ngài không thể không công nhận Công Đồng chung Vaticanô 2 để rồi làm hài lòng nhóm Lefebvrite hay hành động như thể là Công Đồng chung Vaticanô 2 đã không xảy ra"

Đức Hồng Y Arinze cũng cho biết công việc ưu tiên của Bộ dưới triều Giáo Hoàng Biển Đức XVI là việc phiên dịch các bản văn phụng vụ..

Đức Giáo Hoàng đã nói với tôi rằng "hãy để những bản văn phiên dịch của Thánh Lễ đước tiến hành một cách mau chóng, bởi vì tín hữu đang mong chờ. Những tờ giấy được dùng cho ngày Chúa Nhật và những cuốn sách nhỏ không phải là điều lý tưởng. Thực sự Đức Hồng Y cần đến cả một cuốn sách được phiên dịch".

Đức Arinze nói cuốn sách Lễ Qui Roma mới, được phát hành bằng tiếng Latin vào năm 2002, là một cuốn sách dài 1300 trang và có nhiều bản văn tuyệt vời, bao gồm một số cái mới, nhưng tín hữu không có bằng tiếng bản xứ.

Riêng cuốn bằng tiếng Anh, Đức Hồng Y hy vọng cuốn sách sẽ được hoàn tất trong 2 năm tới. Ngài nói điều đó chủ yếu không tùy thuộc vào Vatican, nhưng đúng hơn sự ưu tiên được dành cho các hội đồng giám mục.

Sách Lễ Qui Roma tiếng Anh được phiên dịch bởi Ủy Ban Phụng Vụ Quốc Tế bằng tiếng Anh cho các hội đồng giám mục, mà các hội đồng này có thể thừa nhận, sửa đổi hay khước từ bản dịch. Trong khi đó Bộ Phụng Tự đã thành lập một ủy ban được gọi là Vox Clara gồm có 12 giám mục, nhằm giúp đánh giá các văn bản khi đã được sửa soạn.

Đức Arinze nói thêm đối với văn bản tiếng Anh, sự theo dõi cẩn thận của Bộ Phụng Tự trên các bản dịch trong những năm gần đầy không có nghĩa là Tòa Thánh muốn gạt bỏ các giám mục địa phương và các hội đồng giám mục là những "người chính yếu" trong phiên dịch các bản văn Phụng Vụ. Nhưng đôi khi Bộ xem xét đến một bản dịch riêng biệt khi đã xon, hầu các bản văn dịch sẽ được phê chuẩn tại Roma được nhanh chóng.

Đức Hồng Y Francis Arinze năm nay 73 tuổi, được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng từ năm 2002. Phụng vụ luôn luôn là một trong những sở trường chính của ngài, và ngài đã làm luận án tiến sĩ về sự hy sinh trong một truyền thống tôn giáo Nigeria là lời mở đầu giáo lý về Thánh Lễ Công Giáo.

Đức Arinze cũng là nhà thuyết giảng nổi danh tại Hoa Kỳ, và những suy tư của ngài về phụng vụ và những đề tài khác đã được làm đề tài viđêo truyền qua ipod.

Ngài đã trông coi 36 nhân viên chuyên môn để trả lời cho những câu hỏi đến từ khắp nơi trên thế giới, duyệt xét lại các bản văn và những cuốn sách bằng nhiều thứ tiếng, tổ chức các nhóm giám mục, tham dự nhiều buổi hội thảo và hội nghị, cổ vỏ kiến thức phụng vụ và thực hành, và can ngăn những lạm dụng.

Đức Arinze nói: "Chúng tôi luôn luôn có nhiều hơn công việc mà chúng tôi có thể làm trong một ngày. Người ta không hiểu điều đó".

Tài nguyên và nhân sự giới hạn có nghĩa là trên một số vấn đề, nhưng thánh nhạc thì những thi hành của Bộ phần lớn được coi là tượng trưng.

"Chúng tôi không thể làm ra vẻ rằng một số người trong chúng tôi ngồi tại Vatican để rồi sẽ điều khiển khúc nhạc tuyệt với cho tất cả thế giới". Nhưng vào hồi năm ngoái Bộ đã bảo trợ một ngày học hỏi tại Vatican nhằm khuyến khích các giáo phận hãy nghiêm trọng hơn về thánh nhạc.

Thách đố chính mà Bộ phải đương đầu là khuyến khích tinh thần cầu nguyện, phải được triển nở từ đức tin. Đức Hồng Y nói đến việc mang con người đến tham dự Thánh Lễ đều đặn là điều cận thiết và nó đóng chốt phần lớn trên 2 yếu tố: giáo lý và nghi lễ phụng vụ có chất lượng cao, tràn đầy đức tin.

Cử hành Thánh Lễ bao gồm đến cả thừa tác viên giáo dân nữa, nhưng chủ yếu là linh mục, là người tạo phong thái qua từng lời nói và điệu bộ.

"Giả sử vào đầu thánh lễ, vị linh mục nói: "Xin kính chào quý ông bà anh chị em, tối qua đội banh của quý ông bà anh chị em có thắng không? Đó không phải là lời chào trong phụng vụ. Nếu bạn có thể tìm thấy câu nói đó trong bất kỳ sách phụng vụ nào, tôi sẽ cho bạn một con gà tây".

Tương tự, một linh mục phải giảng tốt, đảm bảo sao bài giảng của vị ấy cống hiến sự khai sáng về mặt thần học và Kinh Thánh, và không phải chỉ như "người biểu diễn" để phô trương bao nhiêu cuốn sách người ấy đã đọc.

Nếu được thi hành tốt thì Thánh Lễ Chúa Nhật không còn cảm thấy nư một sự bắt buộc nặng nề, nhưng là một bữa tiệc, một sự cử hành được các tín hữu thưởng thức, là những người khao khát sự bổ dưỡng thần linh và muốn thờ phượng Thiên Chúa.

"Bạn không phải cần đến một điều luật để vào dự tiệc".