Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung gần 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 10-5-2006. Trong bài huấn dụ về đề tài ”Việc kế vị các Tông Đồ”, Đức Thánh Cha nói: ”Anh chị em thân mến. Trong hai bài giáo lý vừa qua chúng ta đã suy gẫm về Truyền Thống Giáo Hội là gì, và chúng ta đã thấy rằng Truyền Thống là sự hiện diện thường hằng sống động của lời nói và sự sống của Chúa Kitô trong Giáo Hội. Nhưng để có thể hiện diện, lời nói cần đến một người, một chứng nhân. Và như thế nảy sinh ra một tương quan hai chiều: một đàng là lời nói cấn đến một người, nhưng người đó đàng khác là chứng nhân gắn bó với lời đã được trao phó cho, chứ không phải do mình chế ra. Tương quan hai chiều giữa nội dung của lời nói và cuộc sống của Chúa và người tiếp tục mang lời đó đi, là đặc thái của Giáo Hội. Hôm nay chúng ta suy niệm về khía cạnh bản vị này của Giáo Hội.
Giáo Hội bắt đầu do ý muốn của Chúa Giêsu. Chúa quy tụ chung quanh Ngài Mười Hai Tông Đồ, diễn tả dân tương lai của Thiên Chúa rồi sai các vị ra đi tiếp tục con đường của mình trong dòng lịch sử. Trung thành với sứ mệnh Chúa trao phó, trước hết các Tông Đồ tái lập con số của mình bằng cách tuyển chọn Matthia, thế chỗ của Giuđa (x. Cv 1,15-26), sau đó các vị kết hiệp các người khác vào trong các nhiệm vụ đã được trao phó cho các vị để họ tiếp tục chức thừa tác của các vị. Vì thế, thánh Phaolô, người cũng đã được Chúa Phục Sinh trực tiếp đặt làm tông đồ (x. Gl 1,1) đối chiếu Phúc Âm của ngài với Phúc Âm của các vị (x. Gl 1,18) và lo truyền lại cho tín hữu những gì ngài đã nhận được (x. 1 Cr 11,23; 15,3-4); và trong việc phân chia nhiệm vụ truyền giáo, có những người khác được kết hiệp với các Tông Đồ, chẳng hạn như Barnaba (x. Gl 2,9). Cũng như nguồn gốc của sứ mệnh tông đồ bao gồm một ơn gọi và việc được Chúa Phục Sinh sai đi, ơn gọi và việc sai đi được thực thi trong sức mạnh của Thánh Thần, từ phía các Tông Đồ, sẽ là con đường, qua đó chức thừa tác giám mục được trao phó cho các người khác. Trong thế hệ thứ hai, chức thừa tác đó được gọi là thừa tác giám mục ”episcope”.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC giải thích từ ”episcope” và nói: Trong tiếng hy lạp từ ”episcope” ám chỉ người có cái nhìn từ trên, việc giám sát từ trên, một người nhìn và nhìn với con tim. Vì thế, trong thư thứ I thánh Phêrô gọi Chúa Giêsu là ”Mục Tử Giám Quản, Người Canh giữ linh hồn anh chị em”. Và theo gương của Chúa Kitô Giám Mục, Người Canh Giữ các linh hồn, các người kế vị các Tông Đồ đươc gọi là Giám Mục ”vescovi, episcopi”, là những người được trao phó cho nhiệm vụ ”epicope”.
So sánh với lúc đầu, dĩ nhiên hình dạng chính xác của chức ”epicope giám quản” sẽ tiến triển từ từ cho tới lúc có được hình thái, như đã được thánh Ignazio thành Antiokia vào đầu thế kỷ thứ II chứng thực với ba nhiệm vụ giám mục, linh mục và phó tế. Đó là sự phát triển được hướng dẫn bởi Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng trợ lực Giáo Hội trong việc phân định các hình thái đích thực của việc kế vị tông đồ, luôn được xác định một cách tốt đẹp hơn, qua các kinh nghiệm đa diện và các hình thái đặc sủng và thừa tác hiện diện trong các cộng đoàn kitô tiên khởi.
Như thế, việc kế thừa nhiệm vụ giám mục được giới thiệu như bảo đảm cho sự kiên trì trong truyền thống tông đồ. Mối giây nối kết giữa Giám Mục đoàn và cộng đoàn tiên khởi của các Tông Đồ trước hết được hiểu trong sự tiếp nối lịch sử: sự tiếp nối của việc kế vị đó bảo đảm cho sự kiên trì của đoàn tông đồ được quy tụ chung quanh Chúa Kitô trong cộng đoàn giáo hội hiện nay. Nhưng sự tiếp nối cũng được hiểu trong nghĩa thiêng liên, vì sự kế nhiệm các Tông Đồ trong chức thừa tác được coi như nơi có sự hoạt động và thông truyền đặc biệt của Chúa Thánh Thần. Các xác tín đó vang vọng trong văn bản sau đây của thánh Ireneo thành Lyon sống vào hậu bán thế kỷ thứ II: ”Truyền thống các Tông Đồ tỏ hiện trên toàn thế giới; trong mọi Giáo Hội nó cho tín hữu thấy chân lý và chúng ta có thể kể ra các giám mục đã do các Tông Đồ chỉ định trong Giáo Hội và các người kế nhiệm cho tới chúng ta... Thật thế, các Tông Đồ muốn rằng các vị kế nhiệm ấy tuyệt đối toàn vẹn và không chê trách được bằng cách thông truyền cho họ sứ mệnh rao giảng của mình. Nều các vị đã hiểu điều đó một cách đúng đắn, thì sẽ được lợi ích lớn lao; nếu họ đã thất bại, thì sẽ bị thiệt hại rất lớn” (Adversus haereses, III,3,1: PG 7,848).
Đề cập đến vai trò của Giáo Hội Roma Đức Thánh Cha nói: ”Thánh Ireneo tập trung chú ý nơi Giáo Hội cao cả, cổ xưa nhất và được mọi người biết tới, là Giáo Hội đã được hai Tông Đồ vinh quang Pherô và Phaolô xây dựng và thành lập tại Roma”, bằng cách đề cao truyền thống lòng tin, được các Tông Đồ truyền lại cho tới chúng ta ngày nay, qua các người kế vị các Giám Mục. Như thế việc kế vị giám mục của Giáo Hội Roma trở thành đấu chỉ, tiêu chuẩn và bảo đảm cho sự thông truyền lòng tin tông đồ liên tục không đứt quãng: ”Do nguyên lý đặc biệt, mọi Giáo Hội, tức tín hữu rải rác khắp mọi nơi khác phải quy hướng về Giáo Hội này, vì chính trong nó Truyền Thống Tông Đồ đã luôn luôn được duy trì... (Adversus haereses, III, 3,2: PG 7,848). Việc kế vị giám mục, được kiểm chứng dựa trên sự hiệp thông với Giáo Hội Roma, như thế là tiêu chuẩn cho thấy các Giáo Hội địa phương ở trong truyền thống lòng tin tông truyền, và qua con kênh này từ nguồn gốc truyền thống ấy đã có thể đến được với chúng ta ngày nay. Với trật tự và với sự kế vị đó, từ thời các Tông Đồ truyền thống trong Giáo Hội và việc rao giảng chân lý đã tới được với chúng ta. Và đó là chứng tá đầy đủ nhất chứng minh cho thấy cùng một lòng tin sống động của các Tông Đồ đã được duy trì và truyền lại trong chân lý” (ib, III, 3,3: PG 7,851).
Theo các chứng tá đó của Giáo Hội cổ xưa, tính chất tông đồ của sự hiệp thông giáo hội hệ tại lòng trung thành với lòng tin và việc thực hành của các Tông Đồ, bảo đảm cho mối dây lịch sử và tinh thần của Giáo Hội Chúa Kitô. Việc kế vị tông đồ của chức thừa tác giám mục là con đường bảo đàm cho sự thông truyền trung thành chứng tá tông đồ. Điều các Tông Đồ diễn tả trong tương quan giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội thời khai sinh, cũng giống như điều các người kế vị trong chức thừa tác diễn tả trong tương quan giữa Giáo Hội thời khai sinh và Giáo Hội ngày nay. Nó không phải là một móc xích vật chất thuần túy, mà đúng hơn là dụng cụ mà Chúa Thánh Thần dùng để làm cho Chúa Giêsu, là Đầu của dân Ngài hiện diện, qua những người được truyền chức thừa tác qua việc đặt tay và cầu nguyện của các Giám Mục. Qua việc thừa kế tông đồ Chúa Kitô đến với chúng ta; trong lời của các Tông Đồ và các người kế vị chính Ngài nói với chúng ta; qua bàn tay của các ngài Chúa hành động trong các bí tích; trong cái nhìn của các ngài là cái nhìn của Chúa bao bọc chúng ta và làm cho chúng ta cảm thấy được yêu thương và đón nhận trong con tim của Thiên Chúa”.
Đa số các đoàn hành hương đến từ nhiều giáo phận Italia và Đức. Bên cạnh các đoàn hành Tây Âu và Bắc Mỹ là các đoàn hành hương Đông Âu như: 2000 tín hữu Ba Lan và hàng trăm tín hữu Lituani, Cộng hòa Tchèques và Croat. Từ châu Mỹ Latinh có các nhóm hành hương Mehico và Brasil. Từ Á châu có các đoàn hành hương Indonesia, Phi Luật Tân và Nam Hàn. Hiện diện trong buổi tiếp cũng có 60 linh mục tu sĩ nam nữ Việt Nam đang tham dự tuần tu đức tại Roma, do Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế, kiêm Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ Việt Nam hải ngoại, tổ chức. (Radio Vatican)
Giáo Hội bắt đầu do ý muốn của Chúa Giêsu. Chúa quy tụ chung quanh Ngài Mười Hai Tông Đồ, diễn tả dân tương lai của Thiên Chúa rồi sai các vị ra đi tiếp tục con đường của mình trong dòng lịch sử. Trung thành với sứ mệnh Chúa trao phó, trước hết các Tông Đồ tái lập con số của mình bằng cách tuyển chọn Matthia, thế chỗ của Giuđa (x. Cv 1,15-26), sau đó các vị kết hiệp các người khác vào trong các nhiệm vụ đã được trao phó cho các vị để họ tiếp tục chức thừa tác của các vị. Vì thế, thánh Phaolô, người cũng đã được Chúa Phục Sinh trực tiếp đặt làm tông đồ (x. Gl 1,1) đối chiếu Phúc Âm của ngài với Phúc Âm của các vị (x. Gl 1,18) và lo truyền lại cho tín hữu những gì ngài đã nhận được (x. 1 Cr 11,23; 15,3-4); và trong việc phân chia nhiệm vụ truyền giáo, có những người khác được kết hiệp với các Tông Đồ, chẳng hạn như Barnaba (x. Gl 2,9). Cũng như nguồn gốc của sứ mệnh tông đồ bao gồm một ơn gọi và việc được Chúa Phục Sinh sai đi, ơn gọi và việc sai đi được thực thi trong sức mạnh của Thánh Thần, từ phía các Tông Đồ, sẽ là con đường, qua đó chức thừa tác giám mục được trao phó cho các người khác. Trong thế hệ thứ hai, chức thừa tác đó được gọi là thừa tác giám mục ”episcope”.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC giải thích từ ”episcope” và nói: Trong tiếng hy lạp từ ”episcope” ám chỉ người có cái nhìn từ trên, việc giám sát từ trên, một người nhìn và nhìn với con tim. Vì thế, trong thư thứ I thánh Phêrô gọi Chúa Giêsu là ”Mục Tử Giám Quản, Người Canh giữ linh hồn anh chị em”. Và theo gương của Chúa Kitô Giám Mục, Người Canh Giữ các linh hồn, các người kế vị các Tông Đồ đươc gọi là Giám Mục ”vescovi, episcopi”, là những người được trao phó cho nhiệm vụ ”epicope”.
So sánh với lúc đầu, dĩ nhiên hình dạng chính xác của chức ”epicope giám quản” sẽ tiến triển từ từ cho tới lúc có được hình thái, như đã được thánh Ignazio thành Antiokia vào đầu thế kỷ thứ II chứng thực với ba nhiệm vụ giám mục, linh mục và phó tế. Đó là sự phát triển được hướng dẫn bởi Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng trợ lực Giáo Hội trong việc phân định các hình thái đích thực của việc kế vị tông đồ, luôn được xác định một cách tốt đẹp hơn, qua các kinh nghiệm đa diện và các hình thái đặc sủng và thừa tác hiện diện trong các cộng đoàn kitô tiên khởi.
Như thế, việc kế thừa nhiệm vụ giám mục được giới thiệu như bảo đảm cho sự kiên trì trong truyền thống tông đồ. Mối giây nối kết giữa Giám Mục đoàn và cộng đoàn tiên khởi của các Tông Đồ trước hết được hiểu trong sự tiếp nối lịch sử: sự tiếp nối của việc kế vị đó bảo đảm cho sự kiên trì của đoàn tông đồ được quy tụ chung quanh Chúa Kitô trong cộng đoàn giáo hội hiện nay. Nhưng sự tiếp nối cũng được hiểu trong nghĩa thiêng liên, vì sự kế nhiệm các Tông Đồ trong chức thừa tác được coi như nơi có sự hoạt động và thông truyền đặc biệt của Chúa Thánh Thần. Các xác tín đó vang vọng trong văn bản sau đây của thánh Ireneo thành Lyon sống vào hậu bán thế kỷ thứ II: ”Truyền thống các Tông Đồ tỏ hiện trên toàn thế giới; trong mọi Giáo Hội nó cho tín hữu thấy chân lý và chúng ta có thể kể ra các giám mục đã do các Tông Đồ chỉ định trong Giáo Hội và các người kế nhiệm cho tới chúng ta... Thật thế, các Tông Đồ muốn rằng các vị kế nhiệm ấy tuyệt đối toàn vẹn và không chê trách được bằng cách thông truyền cho họ sứ mệnh rao giảng của mình. Nều các vị đã hiểu điều đó một cách đúng đắn, thì sẽ được lợi ích lớn lao; nếu họ đã thất bại, thì sẽ bị thiệt hại rất lớn” (Adversus haereses, III,3,1: PG 7,848).
Đề cập đến vai trò của Giáo Hội Roma Đức Thánh Cha nói: ”Thánh Ireneo tập trung chú ý nơi Giáo Hội cao cả, cổ xưa nhất và được mọi người biết tới, là Giáo Hội đã được hai Tông Đồ vinh quang Pherô và Phaolô xây dựng và thành lập tại Roma”, bằng cách đề cao truyền thống lòng tin, được các Tông Đồ truyền lại cho tới chúng ta ngày nay, qua các người kế vị các Giám Mục. Như thế việc kế vị giám mục của Giáo Hội Roma trở thành đấu chỉ, tiêu chuẩn và bảo đảm cho sự thông truyền lòng tin tông đồ liên tục không đứt quãng: ”Do nguyên lý đặc biệt, mọi Giáo Hội, tức tín hữu rải rác khắp mọi nơi khác phải quy hướng về Giáo Hội này, vì chính trong nó Truyền Thống Tông Đồ đã luôn luôn được duy trì... (Adversus haereses, III, 3,2: PG 7,848). Việc kế vị giám mục, được kiểm chứng dựa trên sự hiệp thông với Giáo Hội Roma, như thế là tiêu chuẩn cho thấy các Giáo Hội địa phương ở trong truyền thống lòng tin tông truyền, và qua con kênh này từ nguồn gốc truyền thống ấy đã có thể đến được với chúng ta ngày nay. Với trật tự và với sự kế vị đó, từ thời các Tông Đồ truyền thống trong Giáo Hội và việc rao giảng chân lý đã tới được với chúng ta. Và đó là chứng tá đầy đủ nhất chứng minh cho thấy cùng một lòng tin sống động của các Tông Đồ đã được duy trì và truyền lại trong chân lý” (ib, III, 3,3: PG 7,851).
Theo các chứng tá đó của Giáo Hội cổ xưa, tính chất tông đồ của sự hiệp thông giáo hội hệ tại lòng trung thành với lòng tin và việc thực hành của các Tông Đồ, bảo đảm cho mối dây lịch sử và tinh thần của Giáo Hội Chúa Kitô. Việc kế vị tông đồ của chức thừa tác giám mục là con đường bảo đàm cho sự thông truyền trung thành chứng tá tông đồ. Điều các Tông Đồ diễn tả trong tương quan giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội thời khai sinh, cũng giống như điều các người kế vị trong chức thừa tác diễn tả trong tương quan giữa Giáo Hội thời khai sinh và Giáo Hội ngày nay. Nó không phải là một móc xích vật chất thuần túy, mà đúng hơn là dụng cụ mà Chúa Thánh Thần dùng để làm cho Chúa Giêsu, là Đầu của dân Ngài hiện diện, qua những người được truyền chức thừa tác qua việc đặt tay và cầu nguyện của các Giám Mục. Qua việc thừa kế tông đồ Chúa Kitô đến với chúng ta; trong lời của các Tông Đồ và các người kế vị chính Ngài nói với chúng ta; qua bàn tay của các ngài Chúa hành động trong các bí tích; trong cái nhìn của các ngài là cái nhìn của Chúa bao bọc chúng ta và làm cho chúng ta cảm thấy được yêu thương và đón nhận trong con tim của Thiên Chúa”.
Đa số các đoàn hành hương đến từ nhiều giáo phận Italia và Đức. Bên cạnh các đoàn hành Tây Âu và Bắc Mỹ là các đoàn hành hương Đông Âu như: 2000 tín hữu Ba Lan và hàng trăm tín hữu Lituani, Cộng hòa Tchèques và Croat. Từ châu Mỹ Latinh có các nhóm hành hương Mehico và Brasil. Từ Á châu có các đoàn hành hương Indonesia, Phi Luật Tân và Nam Hàn. Hiện diện trong buổi tiếp cũng có 60 linh mục tu sĩ nam nữ Việt Nam đang tham dự tuần tu đức tại Roma, do Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế, kiêm Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ Việt Nam hải ngoại, tổ chức. (Radio Vatican)