Tình Yêu Trọn Vẹn

Thông Điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 Giúp Chúng Ta Hiểu Rõ Hơn Ý Nghĩa Của Bí Tích Hôn Nhân

Nền tảng của hôn nhân và gia đình Kitô Giáo được đề cập đến trong bức Thông Điệp vừa mới đây của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16, Deus Caritas Est (Thiên Chúa Là Tình Yêu). Như đã nói lên trong tiêu đề của Thông Điệp, Đức Thánh Cha đưa ra một loạt nền tảng về triết lý và thần học để giúp chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn hơn về lòng bác ái và tình yêu trong cuộc sống của chúng ta.

Sự Cao Vời Của Hôn Nhân Vợ-Chồng Đích Thực
Vì chúng ta được tạo thành nên bởi linh hồn và thể xác, do đó, chỉ sự kích thích và thỏa mãn về mặt thể lý không thôi, thì đó vẫn chưa bao giờ là một tình yêu thật sự cả. Sự khát khao của tâm linh con người về một điều gì đó vượt ra ngoài phạm vi của sự sống như những gì mà chúng ta biết, hướng chúng ta đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc hai người cùng hòa quyện lại với nhau trong tình yêu và sự triều mến nhau.

Tình yêu thật sự phải hiệp kết những chiều kích thuộc tâm linh lẫn thể xác của con người. Sự thật này là điều quan trọng vào lúc mà sự bối rối hay nhầm lẫn có liên quan đến sự thu hút về tình dục, sự đam mê mù quáng về mặt tình cảm, tình bạn bình thường và tình yêu bền vững, lâu dài vốn trở nên một cách diễn tả về lòng bác ái thật sự.

Dưới ánh sáng của Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu,” chúng ta có thể nhận dạng ra được hôn nhân như là một hiện thực khách quan mà những người nam và những người nữ khám phá ra khi cả hai cùng quyện hòa với nhau trong bí tích hôn nhân.

Ơn gọi hôn nhân được viết lên trong chính bản tính của người nam và người nữ vì cả hai đều đến từ bàn tay của Đấng Tạo Dựng. Đây không chỉ thuần túy là một sự hiệp kết mang tính con người trần tục, mà đó còn là kế hoạch rất riêng của Thiên Chúa cho niềm hạnh phúc, và sự sinh sản của con người.

Chồng và vợ chính là những cộng sự viên của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng sinh sản. Theo nghĩa này, dục tính của con người sẽ vẫn còn là sự bí ẩn bởi vì đó chính là một sự sẽ chia trong quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa. Tình dục không phải là một sự thỏa mãn bình thường nhưng đó là một hoạt động mang tính con người, vốn có một mục đích tâm linh hẳn hoi. Bởi vì đó chính là sự thiết kế của Thiên Chúa, do đó tình dục con người chính là sự thánh thiện và nó chỉ được thánh hóa một cách trọn vẹn đối với những người làm chồng và làm vợ qua bí tích hôn nhân của Giáo Hội mà thôi.

Giáo Hội cứ nhấn mạnh về sự giới hạn trong hoạt động tính dục, và khuyến khích mọi tín hữu hãy tự biết kiềm chế, để chỉ nên dành nó cho hôn nhân đích thực mà thôi, không phải là vì Giáo Hội muốn đề ra các luật lệ nhằm kiểm soát chúng ta, nhưng là vì bản tính của hoạt động tính dục và sự thỏa mãn dục tính. Những hiện thực này có một mục đích vượt xa hẳn bản chất tầm thường của chúng vì lẽ chúng cho phép một cặp vợ-chồng được trở nên như những cộng sự viên với Thiên Chúa trong kế hoạch rất đổi riêng tư của Ngài dành cho sự hạnh phúc của con người và sự kế thừa về nhân loại con người.

Chúa Giêsu Kitô chính là sự can thiệp mang tính quyết định của Thiên Chúa trong một thế giới vốn bị tan nát vì tội lỗi, và vẫn còn mang những dấu ấn của sự bệnh hoạn và cái chết. Bằng chính sự thương khó của Ngài, qua cái chết và sự phục sinh, Chúa Kitô đã chiến thắng mọi hệ quả của tội lổi và sự chết. Hôn nhân, kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa, cho sự hạnh phúc của con người và sự tiếp tục giống nòi, chỉ thật sự sinh nhiều hoa trái và tín trung khi nó được lồng vào trong chính Chúa Kitô mà thôi.

Mục đích tối hậu về kế hoạch tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, cũng như của cả Kitô Giáo và của tất cả mọi cuộc sống của chúng ta, chính là một dấu hiệu và một bí tích về sự hiệp kết một cách hoàn hảo hiện diện trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa thật và Đấng cũng là Người thật.

Chúng ta diện đối với hai thuộc tính của tình yêu hôn nhân đó là: Một, tình yêu hôn nhân được đánh dấu bởi sự tín trung và nó không thể nào được con người phân rẽ. Và hai là: không có gì có thể đối lập hơn trong nền văn hóa thời nay.

Sự ảnh hưởng cao của việc ly dị và những vụ hôn nhân được Giáo Hội hủy bỏ, và việc nhiều người Công Giáo ngày nay sẳn sàng chấp nhận về điều đó, ám chỉ cho thấy đang có một sự hiểu biết sai lệch về ơn gọi của hôn nhân và việc làm thế nào để cho một cặp hôn nhân có thể sống một cách trung tính với nhau mãi trong ơn huệ mà họ lãnh nhận được qua bí tích hôn nhân.

Như Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã giảng dạy, một sự thử thách thật sự nhất của tình yêu chính là việc biết cho đi.

Ý nghĩa đích thực nhất của tình yêu chỉ được tìm thấy qua việc tự đánh mất và tự cho đi chính bản thân mình vì những nhu cầu của người mình yêu.

Sự hy sinh thường là rất khó và thường gây ra một cảm giác khó chịu lắm. Chỉ có tình yêu mới có thể làm cho việc hy sinh đó được trở nên một cách dễ dàng; và chỉ có một tình yêu trọn vẹn, hoàn hảo mới có thể biến sự hy sinh đó trở nên niềm vui.”

Và cụm từ này được trích từ nghi lễ củ của Hôn Nhân, đã tóm tắt lại một cách rất đầy đủ và trọn vẹn thế nào là một tình yêu đích thực, và trọn vẹn dành cho nhau trong tình yêu vợ-chồng.



Nguyên bản tiếng Anh bài viết có nhan đề “Perfect Love” của Linh Mục Gabriel B. O’Donnell, Dòng Đa Minh - Ngài cũng là Thỉnh Nguyện Viên cho hồ sơ phong Chân Phước của Linh Mục Michael J. McGivney - Sáng Lập Viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus, được trích đăng trong Tạp Chí Columbia số ra Tháng 04/2006 tại trang 21. Dịch giả chuyển ngữ để chúng ta cùng tham khảo vì đây là một bài viết rất hay và trí tuệ.