Về Một Ngày Lễ tại Chủng Viện Rôma
Bức Ảnh Đức Mẹ Madonna della Fiducia và Lễ Kỷ Niệm Đặc Biệt
LTS: Bài viết này do nữ tác giả Elizabeth Lev, giáo sư họa và kiến trúc Kitô Giáo của trường Đại Học Duquesne, chi nhánh tại Rôma viết.
ROME (Zenit.org).- Trong suốt năm đầu thuộc triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, người dân thành Rôma vô cùng hoan hĩ khi nhìn thấy rất nhiều sự kế tục về những ngày hẹn hò truyền thống của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nơi thành phố. Và vào ngày 25 tháng 2, ngày Thứ Bảy trước Mùa Chay vừa qua, Đức Thánh Cha đã dâng lễ kỷ niệm ngày Đức Mẹ della Fiducia, ngay tại chủng viện Rôma.
Bức ảnh Đức Mẹ della Fiducia chính là một biểu tượng sùng kính nho nhỏ, được vẽ bởi một nữ tu Dòng vào thế kỷ thứ 18, đã cùng đồng hành với Chủng Viện Rôma từ những ngày định cư đầu tiên tại Collegio Romana, và nay tại quãng trường Thánh Gioan Lateran.
Sự nổi tiếng của bức ảnh này là vào suốt cuộc Đại Chiến Thế Giới Lần I khi các chủng sinh Rôma, sau khi được tuyển mộ vào phục vụ trong lục quân Ý, đã cùng nhau tụ tập tại nhà nguyện của Mẹ và khấn hưa với Mẹ trước khi được gởi ra chiến tuyến. Chỉ có một chủng sinh đã quay trở về và những thẻ ghi danh tánh (dog tags) của các tử sĩ đã được khắc vào bức ảnh như là những tia sáng chung quanh tượng Đức Mẹ và Chúa Giêsu.
Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều vị Giáo Hoàng vẫn thường đến viếng thăm ngôi nhà nguyện nhỏ này, riêng đối với Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Ngài viếng thăm Chủng Viện Rôma và Đức Mẹ Madonna della Fiducia mỗi năm trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài. Và giờ đây các chủng sinh đang phải bận rộn cho chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Bênêđíctô XVI.
Những ngày lễ hội được long trọng bắt đầu với những buổi kinh chiều khi tất cả những ứng sinh mới nhận được áo thầy tu của họ. Những việc chuẩn bị quy mô bắt đầu sớm hơn nhiều, và gồm luôn cả việc đánh bóng các cây đèn nến, các cột đèn, lấy tấm thảm đặc biệt ra và chuẩn bị rất nhiều áo lễ, và khăn trải bàn thờ.
Vào ban sáng của ngày lễ, Đức Hồng Y Camillo Ruini, tổng đại diện của Rôma, cùng cử hành Thánh Lễ với các cựu chủng sinh của chủng viện. Sau một bữa ăn trưa dài và cầu kỳ (vì đây là truyền thống theo kiểu Ý), mọi người tụ tập trong sân để chờ đợi Đức Thánh Cha đến. Cũng những chủng sinh đó, những người trông có vẽ nhớ lại và dè dặt tại các ngã đường của Rôma, đón chào vị Giáo Hoàng cùng với tiếng la ó, chào đón vui vẽ của những người trẻ nhất của thành phố Rôma vừa mới tan tại sân túc cầu.
Đức Thánh Cha cầu nguyện tại nhà nguyện Fiducia trước khi cùng các chủng sinh gặp gỡ nhau tại nhà nguyện chính là nơi mà các sinh viên trình diễn các bài văn hùng hồn được viết ra cho dịp đặc biệt này. Vì tính chất quan trọng của sự kiện này, nên hàng trăm các cựu chủng sinh đã trở về chủng viện hằng năm.
Trong số các cựu chủng sinh khác thường đã trở về Madonna della Fiducia trong năm này, có một vị linh mục trẻ tuổi người Hoa Kỳ, Ngài cũng là vị linh mục người Hoa Kỳ cuối cùng được truyền chức linh mục tại Chủng Viện Rôma. Cha Christopher Smith được thụ phong linh mục vào ngày 23 tháng 7 năm 2005, và hiện giờ đang là Cha Phó tại Giáo Xứ Đức Mẹ tại thành phố Greenville, bang South Carolina. Vị linh mục trẻ tuổi này cũng được George Weigel đề cập đến trong cuốn sách 2004 của Ông có nhan đề “Những Lá Thư Gởi Cho Một Người Trẻ Công Giáo” (Letters to a Young Catholic).
Rất ít chủng sinh Hoa Kỳ có mặt tại Chủng Viện Rôma. Cha Smith là vị chủng sinh thứ 23 người Hoa Kỳ được truyền chức linh mục cho một giáo phận của Hoa Kỳ [tức Giáo Phận Charleston, thuộc bang South Carolina-ND] kể từ ngày thành lập Chủng Viện vào năm 1564. Khi Ngài vừa đến, tôi đã có dịp nói chuyện với Ngài sau đó, muốn tò mò để biết xem làm sao một người thanh niên trẻ tuổi từ South Carolina lại tìm đường đến Chủng Viện Rôma.
Cha Smith nói với tôi rằng: “Mặc dầu tôi trở thành người Công Giáo vào lúc 13 tuổi, thế nhưng tôi được sinh ra và lớn lên trong một môi trường theo truyền thống của Tin Lành Giáo. Trong những năm tôi học tại trường Cao Đẳng Cơ Đốc Giáo, tôi được giới thiệu vào thế giới lý thuyết của Đạo Công Giáo. Thế nhưng tôi có một mong muốn lớn là muốn sống ngay tại trung tâm của thế giới Kitô Giáo hoàn vũ, và muốn thật sự hiểu được chữ ‘La Mã’ (Roman) thật sự có nghĩa như thế nào trong cụm từ ‘Công Giáo La Mã’ (Roman Catholic).”
Từ đó, Cha Smith mới khám phá ra rằng từ “La Mã” có ý nghĩa sâu sắc hơn là một thành phố rộng lớn của nước Ý.
Cha nói: “Cũng giống như Đế Quốc La Mã (Roman Empire) đã cai trị một vùng lãnh thổ rộng lớn với biết bao nhiêu ngôn ngữ, triết học và truyền thống đa dạng vì một mục đích chung, thì Tòa Thánh cũng vậy, đã hiệp kết tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới dưới cùng một Sự Thật, được cai quản bởi một người là, vị Giáo Hoàng Tối Cao La Mã.”
Sau đó, chúng tôi cùng nhau nói về việc làm thế nào mà những kinh nghiệm tại Rôma được đem ra ứng dụng tại giáo xứ của Ngài. Cha Smith nhận xét rằng Ngài cảm thấy “có một sức sống về tinh thần hiệp kết như là cách để cổ võ cho việc đối thoại trong mọi lãnh vực của giáo xứ, cho dẫu đó có là vấn đề chủng tộc hay vấn đề xã hội.”
Ngài tiếp tục kể về sau 7 năm sống tại Rôma, “những gương sáng của các vị Thánh và những vị tử đạo tại Rôma, đối với Ngài, không phải là những trang sách trong một cuốn sách, mà là một phần về sự hiện diện của Ngài. Truyền thống sống động này được truyền lại cho từng người La Mã và đó chính là điều mà Ngài mang về cho giáo xứ của Ngài.”
Tôi hỏi Cha Smith về sự sùng kính riêng của Ngài dành cho Đức Mẹ Madonna della Fiducia. Ngài đáp: “Khi tôi đến chủng viện này lần đầu tiên, tôi bị các bạn học gây ấn tượng khi các bạn ấy cứ mãi ngày đêm cầu nguyện trong nhà nguyện. Chữ ‘Fiducia’ có nghĩa là ‘sự tin cậy’ và đối với chúng tôi, nó có nghĩa là sự tin cậy để đeo đuổi ơn gọi của chúng tôi.”
Sau đó Ngài nói thêm về Đức Mẹ trong sứ vụ mục tử của Ngài. Ngài kể: “Với tư cách là một linh mục mới được phong chức, tự tôi cố tìm cách giúp đỡ mọi người trong rất nhiều cảnh khủng hoảng trong cuộc sống của họ, và khi diện đối với những vấn đề rất phức tạp, thay vì nghĩ ra cách làm sao mà tôi có thể đưa ra tất cả những câu trả lời, tôi trao cho họ thẻ cầu nguyện Đức Mẹ để chúng tôi cùng nhau cầu nguyện với Mẹ.”
Cha Smith cũng còn cho biết thêm rằng Madonna della Fiducia “giúp mọi người định hướng lại mọi suy nghĩ của họ về sự tiền định, và quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ mà Mẹ của Thiên Chúa có thể trao cho họ sự tín thác để họ nhìn thấy được.”
Cách quan sát cuối cùng của Ngài liên quan Đức Mẹ đã kích thích sự thích thú về tính sử gia nghệ thuật trong tôi. Ngài giải thích: “Khi Chị nhìn vào bức ảnh của Đức Mẹ và Chúa Giêsu, Chúa Giêsu nhìn về phía Chị trong khi tay của Ngài đang chỉ trực tiếp về phía Mẹ của Ngài. Đó là cách mà Ngài muốn cho chúng ta biết rằng chúng ta hãy biết tín thác vào Ngài tương tự như cách mà Mẹ Ngài đã tín thác vào Ngài.”
Cha Christopher Smith là Cha Phó Giáo Xứ St. Mary. Ngài mới có 26 tuổi, nói thông thạo 5 thứ tiếng, là một linh mục trẻ theo đường lối rất truyền thống của Giáo Hội. Ngài thuộc thế hệ linh mục của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Những Thánh Lễ trưa 12 giờ vào ngày thường, cũng như các Thánh Lễ Chủ Nhật do Ngài cử hành, các tín hữu đến tham dự rất đông đủ và sốt sắng. Những bài giảng của Ngài rất sâu sắc, và mang một chiều kích tâm linh rất cao, cao không tưởng. Nếu Quý Vị có dịp ghé tới Greenville, South Carolina, hãy đến tham dự Thánh Lễ trưa của Ngài hay thử trò chuyện với Ngài sau Thánh Lễ. Cộng đồng người Việt tại Greenville, South Carolina biết Ngài khi Ngài vẫn còn là Thầy Sáu, đã trợ giúp Đức Giám Mục Robert J. Baker, khi Ngài thánh hiến Giáo Xứ Hoàng Tử Hòa Bình, Prince of Peace tại thành phố Taylors, SC - ND.
Bức Ảnh Đức Mẹ Madonna della Fiducia và Lễ Kỷ Niệm Đặc Biệt
LTS: Bài viết này do nữ tác giả Elizabeth Lev, giáo sư họa và kiến trúc Kitô Giáo của trường Đại Học Duquesne, chi nhánh tại Rôma viết.
Đức Thánh Cha Với Đức Mẹ |
Bức ảnh Đức Mẹ della Fiducia chính là một biểu tượng sùng kính nho nhỏ, được vẽ bởi một nữ tu Dòng vào thế kỷ thứ 18, đã cùng đồng hành với Chủng Viện Rôma từ những ngày định cư đầu tiên tại Collegio Romana, và nay tại quãng trường Thánh Gioan Lateran.
Sự nổi tiếng của bức ảnh này là vào suốt cuộc Đại Chiến Thế Giới Lần I khi các chủng sinh Rôma, sau khi được tuyển mộ vào phục vụ trong lục quân Ý, đã cùng nhau tụ tập tại nhà nguyện của Mẹ và khấn hưa với Mẹ trước khi được gởi ra chiến tuyến. Chỉ có một chủng sinh đã quay trở về và những thẻ ghi danh tánh (dog tags) của các tử sĩ đã được khắc vào bức ảnh như là những tia sáng chung quanh tượng Đức Mẹ và Chúa Giêsu.
Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều vị Giáo Hoàng vẫn thường đến viếng thăm ngôi nhà nguyện nhỏ này, riêng đối với Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Ngài viếng thăm Chủng Viện Rôma và Đức Mẹ Madonna della Fiducia mỗi năm trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài. Và giờ đây các chủng sinh đang phải bận rộn cho chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Bênêđíctô XVI.
Những ngày lễ hội được long trọng bắt đầu với những buổi kinh chiều khi tất cả những ứng sinh mới nhận được áo thầy tu của họ. Những việc chuẩn bị quy mô bắt đầu sớm hơn nhiều, và gồm luôn cả việc đánh bóng các cây đèn nến, các cột đèn, lấy tấm thảm đặc biệt ra và chuẩn bị rất nhiều áo lễ, và khăn trải bàn thờ.
Vào ban sáng của ngày lễ, Đức Hồng Y Camillo Ruini, tổng đại diện của Rôma, cùng cử hành Thánh Lễ với các cựu chủng sinh của chủng viện. Sau một bữa ăn trưa dài và cầu kỳ (vì đây là truyền thống theo kiểu Ý), mọi người tụ tập trong sân để chờ đợi Đức Thánh Cha đến. Cũng những chủng sinh đó, những người trông có vẽ nhớ lại và dè dặt tại các ngã đường của Rôma, đón chào vị Giáo Hoàng cùng với tiếng la ó, chào đón vui vẽ của những người trẻ nhất của thành phố Rôma vừa mới tan tại sân túc cầu.
Đức Thánh Cha cầu nguyện tại nhà nguyện Fiducia trước khi cùng các chủng sinh gặp gỡ nhau tại nhà nguyện chính là nơi mà các sinh viên trình diễn các bài văn hùng hồn được viết ra cho dịp đặc biệt này. Vì tính chất quan trọng của sự kiện này, nên hàng trăm các cựu chủng sinh đã trở về chủng viện hằng năm.
Trong số các cựu chủng sinh khác thường đã trở về Madonna della Fiducia trong năm này, có một vị linh mục trẻ tuổi người Hoa Kỳ, Ngài cũng là vị linh mục người Hoa Kỳ cuối cùng được truyền chức linh mục tại Chủng Viện Rôma. Cha Christopher Smith được thụ phong linh mục vào ngày 23 tháng 7 năm 2005, và hiện giờ đang là Cha Phó tại Giáo Xứ Đức Mẹ tại thành phố Greenville, bang South Carolina. Vị linh mục trẻ tuổi này cũng được George Weigel đề cập đến trong cuốn sách 2004 của Ông có nhan đề “Những Lá Thư Gởi Cho Một Người Trẻ Công Giáo” (Letters to a Young Catholic).
Rất ít chủng sinh Hoa Kỳ có mặt tại Chủng Viện Rôma. Cha Smith là vị chủng sinh thứ 23 người Hoa Kỳ được truyền chức linh mục cho một giáo phận của Hoa Kỳ [tức Giáo Phận Charleston, thuộc bang South Carolina-ND] kể từ ngày thành lập Chủng Viện vào năm 1564. Khi Ngài vừa đến, tôi đã có dịp nói chuyện với Ngài sau đó, muốn tò mò để biết xem làm sao một người thanh niên trẻ tuổi từ South Carolina lại tìm đường đến Chủng Viện Rôma.
Cha Smith nói với tôi rằng: “Mặc dầu tôi trở thành người Công Giáo vào lúc 13 tuổi, thế nhưng tôi được sinh ra và lớn lên trong một môi trường theo truyền thống của Tin Lành Giáo. Trong những năm tôi học tại trường Cao Đẳng Cơ Đốc Giáo, tôi được giới thiệu vào thế giới lý thuyết của Đạo Công Giáo. Thế nhưng tôi có một mong muốn lớn là muốn sống ngay tại trung tâm của thế giới Kitô Giáo hoàn vũ, và muốn thật sự hiểu được chữ ‘La Mã’ (Roman) thật sự có nghĩa như thế nào trong cụm từ ‘Công Giáo La Mã’ (Roman Catholic).”
Từ đó, Cha Smith mới khám phá ra rằng từ “La Mã” có ý nghĩa sâu sắc hơn là một thành phố rộng lớn của nước Ý.
Cha nói: “Cũng giống như Đế Quốc La Mã (Roman Empire) đã cai trị một vùng lãnh thổ rộng lớn với biết bao nhiêu ngôn ngữ, triết học và truyền thống đa dạng vì một mục đích chung, thì Tòa Thánh cũng vậy, đã hiệp kết tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới dưới cùng một Sự Thật, được cai quản bởi một người là, vị Giáo Hoàng Tối Cao La Mã.”
Nhà Thờ St. Mary Nơi Cha Smith Làm Cha Phó Tại Greenville, SC |
Ngài tiếp tục kể về sau 7 năm sống tại Rôma, “những gương sáng của các vị Thánh và những vị tử đạo tại Rôma, đối với Ngài, không phải là những trang sách trong một cuốn sách, mà là một phần về sự hiện diện của Ngài. Truyền thống sống động này được truyền lại cho từng người La Mã và đó chính là điều mà Ngài mang về cho giáo xứ của Ngài.”
Tôi hỏi Cha Smith về sự sùng kính riêng của Ngài dành cho Đức Mẹ Madonna della Fiducia. Ngài đáp: “Khi tôi đến chủng viện này lần đầu tiên, tôi bị các bạn học gây ấn tượng khi các bạn ấy cứ mãi ngày đêm cầu nguyện trong nhà nguyện. Chữ ‘Fiducia’ có nghĩa là ‘sự tin cậy’ và đối với chúng tôi, nó có nghĩa là sự tin cậy để đeo đuổi ơn gọi của chúng tôi.”
Sau đó Ngài nói thêm về Đức Mẹ trong sứ vụ mục tử của Ngài. Ngài kể: “Với tư cách là một linh mục mới được phong chức, tự tôi cố tìm cách giúp đỡ mọi người trong rất nhiều cảnh khủng hoảng trong cuộc sống của họ, và khi diện đối với những vấn đề rất phức tạp, thay vì nghĩ ra cách làm sao mà tôi có thể đưa ra tất cả những câu trả lời, tôi trao cho họ thẻ cầu nguyện Đức Mẹ để chúng tôi cùng nhau cầu nguyện với Mẹ.”
Cha Smith cũng còn cho biết thêm rằng Madonna della Fiducia “giúp mọi người định hướng lại mọi suy nghĩ của họ về sự tiền định, và quan phòng của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ mà Mẹ của Thiên Chúa có thể trao cho họ sự tín thác để họ nhìn thấy được.”
Cách quan sát cuối cùng của Ngài liên quan Đức Mẹ đã kích thích sự thích thú về tính sử gia nghệ thuật trong tôi. Ngài giải thích: “Khi Chị nhìn vào bức ảnh của Đức Mẹ và Chúa Giêsu, Chúa Giêsu nhìn về phía Chị trong khi tay của Ngài đang chỉ trực tiếp về phía Mẹ của Ngài. Đó là cách mà Ngài muốn cho chúng ta biết rằng chúng ta hãy biết tín thác vào Ngài tương tự như cách mà Mẹ Ngài đã tín thác vào Ngài.”
Cha Christopher Smith là Cha Phó Giáo Xứ St. Mary. Ngài mới có 26 tuổi, nói thông thạo 5 thứ tiếng, là một linh mục trẻ theo đường lối rất truyền thống của Giáo Hội. Ngài thuộc thế hệ linh mục của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Những Thánh Lễ trưa 12 giờ vào ngày thường, cũng như các Thánh Lễ Chủ Nhật do Ngài cử hành, các tín hữu đến tham dự rất đông đủ và sốt sắng. Những bài giảng của Ngài rất sâu sắc, và mang một chiều kích tâm linh rất cao, cao không tưởng. Nếu Quý Vị có dịp ghé tới Greenville, South Carolina, hãy đến tham dự Thánh Lễ trưa của Ngài hay thử trò chuyện với Ngài sau Thánh Lễ. Cộng đồng người Việt tại Greenville, South Carolina biết Ngài khi Ngài vẫn còn là Thầy Sáu, đã trợ giúp Đức Giám Mục Robert J. Baker, khi Ngài thánh hiến Giáo Xứ Hoàng Tử Hòa Bình, Prince of Peace tại thành phố Taylors, SC - ND.