Đức Cha Antonio Franco, Khâm sứ Toà Thánh tại Do Thái và Palestine cho hay rằng thể theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, thánh lễ cầu cho hoà bình ở Libăng, Nagiarét và Do Thái đã diễn ra trong không khí “tràn đầy đức tin và mang màu sắc đại kết”.
Ngài cho hay việc cử hành Thánh lễ ở Nhà thờ Truyền Tin Nagiarét có hơn 2.000 người tham dự. Tất cả các giám mục ở Thánh Địa đã dâng Thánh lễ đồng tế. Các giám mục Anh giáo, Chính Thống giáo, các lãnh đạo Hồi giáo cũng như các đại diện của Bộ Nội vụ Do Thái cũng tham dự Thánh lễ.
Đức Cha cho hay: “Mọi người vẫn còn nhớ trong ký ức về những trẻ em bị giết hại trong vụ đánh bom mấy tuần trước đó. Nhưng bầu khí cũng tươi vui vì diễn ra đồng thời với một thoả thuận ngừng bắn bắt đầu hiệu lực. Mọi người hy vọng rằng có một ánh sáng ở cuối đường hầm của bạo lực”.
Trong suốt Thánh lễ bằng tiếng Ả rập do Đức Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Latin của Giêrusalem Michel Sabbah chủ trì, Đức Cha Khâm sứ đã nhấn mạnh đến sự gần gũi của Đức Thánh Cha đối với các nạn nhân của cuộc xung đột. Đức Cha Franco cho Tin Tức Á Châu hay rằng: “Trong suốt một tháng của cuộc xung đột, Đức Thánh Cha đã không ngừng kêu gọi hoà bình, đã đưa ra ít nhất hai tuyên bố trong vòng một tuần về vấn đề này, thúc giục cộng đồng quốc tế hành động nhân danh hoà bình”.
Trong bài giảng của mình, Đức Cha Sabbah đã nhắc các tín hữu về “tiếng nói chân thành, dai dẳng, mạnh mẽ, rõ ràng và dứt khoát” của Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người công nhận quyền của mỗi người “từ quyền của người dân Libăng là có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền của người dân Do Thái là sống trong an ninh và quyền của người dân Palestine là có một tổ quốc tự do và có chủ quyền”. Ngài nói thêm: “Trong những ngày mà chiến tranh trực tiếp đụng chạm vào chúng ta, gia đình chúng ta, nhà cửa và tu viện của chúng ta. Phải đối diện với sự chết và sự tàn phá, chúng ta, những người Ả rập của Do Thái, nơi đất Do Thái, cần nói rằng: Hỡi người Do Thái anh em, chúng tôi muốn có an ninh và sự thanh bình cho anh em... chúng tôi yêu thương anh em bằng tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương anh em, nhưng chúng tôi muốn nói với anh em rằng sự chết và tàn phá đã tràn đến Gaza và Libăng không là đường hướng đi đến hoà bình... Anh em tạo ra chiến tranh - và anh em cùng với thế giới nói rằng anh em có quyền tự vệ. Nhưng dù rằng để bảo vệ chính bản thân anh em, anh em lại tạo ra thù địch và bất an cho chính mình. Hãy chấm dứt sự chiếm đóng mà anh em đã áp đặt lên người dân Palestine. Con đường mà anh em đã chọn không dẫn đến hoà bình. Thật cần thiết có một đường hướng mới để tìm kiếm hoà bình và an ninh cho chính bản thân anh em và cho toàn khu vực”.
Ngài cho hay việc cử hành Thánh lễ ở Nhà thờ Truyền Tin Nagiarét có hơn 2.000 người tham dự. Tất cả các giám mục ở Thánh Địa đã dâng Thánh lễ đồng tế. Các giám mục Anh giáo, Chính Thống giáo, các lãnh đạo Hồi giáo cũng như các đại diện của Bộ Nội vụ Do Thái cũng tham dự Thánh lễ.
Đức Cha cho hay: “Mọi người vẫn còn nhớ trong ký ức về những trẻ em bị giết hại trong vụ đánh bom mấy tuần trước đó. Nhưng bầu khí cũng tươi vui vì diễn ra đồng thời với một thoả thuận ngừng bắn bắt đầu hiệu lực. Mọi người hy vọng rằng có một ánh sáng ở cuối đường hầm của bạo lực”.
Trong suốt Thánh lễ bằng tiếng Ả rập do Đức Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Latin của Giêrusalem Michel Sabbah chủ trì, Đức Cha Khâm sứ đã nhấn mạnh đến sự gần gũi của Đức Thánh Cha đối với các nạn nhân của cuộc xung đột. Đức Cha Franco cho Tin Tức Á Châu hay rằng: “Trong suốt một tháng của cuộc xung đột, Đức Thánh Cha đã không ngừng kêu gọi hoà bình, đã đưa ra ít nhất hai tuyên bố trong vòng một tuần về vấn đề này, thúc giục cộng đồng quốc tế hành động nhân danh hoà bình”.
Trong bài giảng của mình, Đức Cha Sabbah đã nhắc các tín hữu về “tiếng nói chân thành, dai dẳng, mạnh mẽ, rõ ràng và dứt khoát” của Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người công nhận quyền của mỗi người “từ quyền của người dân Libăng là có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền của người dân Do Thái là sống trong an ninh và quyền của người dân Palestine là có một tổ quốc tự do và có chủ quyền”. Ngài nói thêm: “Trong những ngày mà chiến tranh trực tiếp đụng chạm vào chúng ta, gia đình chúng ta, nhà cửa và tu viện của chúng ta. Phải đối diện với sự chết và sự tàn phá, chúng ta, những người Ả rập của Do Thái, nơi đất Do Thái, cần nói rằng: Hỡi người Do Thái anh em, chúng tôi muốn có an ninh và sự thanh bình cho anh em... chúng tôi yêu thương anh em bằng tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương anh em, nhưng chúng tôi muốn nói với anh em rằng sự chết và tàn phá đã tràn đến Gaza và Libăng không là đường hướng đi đến hoà bình... Anh em tạo ra chiến tranh - và anh em cùng với thế giới nói rằng anh em có quyền tự vệ. Nhưng dù rằng để bảo vệ chính bản thân anh em, anh em lại tạo ra thù địch và bất an cho chính mình. Hãy chấm dứt sự chiếm đóng mà anh em đã áp đặt lên người dân Palestine. Con đường mà anh em đã chọn không dẫn đến hoà bình. Thật cần thiết có một đường hướng mới để tìm kiếm hoà bình và an ninh cho chính bản thân anh em và cho toàn khu vực”.