VINH, Việt Nam (UCAN) -- Giới trẻ Công giáo ở miền bắc Việt Nam đã hỏi các giám mục về các trào lưu xã hội, tự do tôn giáo và việc gia nhập Đảng Cộng sản tại đại hội giới trẻ gần đây.
Có gần 60.000 bạn trẻ Công giáo tuổi từ 18 đến 30 đã tham dự đại hội giới trẻ Công giáo miền Bắc lần năm hôm 9-10/8 tại quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, gần thành phố Vinh, cách Hà Nội 290 kilômét về phía nam. Các tham dự viên, trong trang phục áo trắng và mũ trắng, đến từ các giáo xứ của giáo phận Vinh và đại diện của 9 giáo phận khác của miền Bắc.
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội, sáu giám mục, 200 linh mục và cả ngàn tu sĩ cũng tham dự đại hội năm nay với chủ đề “Lạy Chúa, con phải làm gì?”
Nổi bật hơn cả là phần hỏi và trả lời giữa các bạn trẻ với các giám mục vào sáng ngày thứ hai của đại hội. Đại hội còn có Thánh lễ, suy tôn Thánh giá, chia sẻ Lời Chúa, chầu Thánh Thể và văn nghệ.
Bạn Giuse Nguyễn Văn Thành đến từ giáo phận Vinh, hỏi Đức Tổng Giám mục Kiệt những vấn đề gì liên quan đến giới trẻ là đáng quan tâm hơn cả.
Đức cha Kiệt trả lời bằng cách dẫn ra các vấn đề xã hội mà các phương tiện truyền thông trong nước đã nêu lên như tham nhũng, gian lận thi cử và gạ tình lấy điểm.
Tuy nhiên, thay vì nói về từng vấn đề này, ngài chỉ ra rằng “cá nhân chủ nghĩa, hưởng thụ chủ nghĩa, tự do chủ nghĩa, tương đối chủ nghĩa và duy vật chất chủ nghĩa” là những nhân tố phổ biến của những tệ nạn này. Những khuynh hướng này có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Đức Tổng 54 tuổi giải thích, cá nhân chủ nghĩa làm cho người ta biết tôn trọng các cá nhân, nhất là phụ nữ và trẻ em, nhưng mặt trái là con người ta trở nên quá ích kỷ mà không còn nghĩ đến ích lợi của đất nước, gia đình và tập thể nữa.
Ngài cảnh báo về chủ nghĩa hưởng thụ là nó có thể khiến nhiều người chỉ còn biết ăn chơi mà không biết làm việc nữa, thậm chí còn lấy tiền của công mà tiêu vào những việc hưởng thụ riêng tư. Tương tự, ngài nói tự do chủ nghĩa làm nhiều người “lầm tưởng tự do là muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói”.
Về tương đối chủ nghĩa, đức tổng giám mục nói không có cái gì tốt hoàn toàn và xấu hoàn toàn, điều đó giúp chúng ta đừng quá thần thánh hóa một người hay một lý thuyết nào cả. Thế nhưng mặt tiêu cực đó là con người đánh mất tất cả mọi lý tưởng. “Chúng ta đảo lộn những bậc thang giá trị của đức tin và bác ái, và đánh mất tình nghĩa và truyền thống dân tộc”.
Cuối cùng, ngài nói trong nền kinh tế thị trường, con người được khích lệ làm giàu và phát triển đất nước, thế nhưng nguy hiểm là người ta có thể chỉ coi trọng vật chất.
Đức cha Kiệt kêu gọi giới trẻ “phải khôn ngoan biết dùng những điểm tích cực và tránh những điều tiêu cực trên để sống tốt hơn”.
Bạn Phêrô Trần Minh Tuấn, đến từ giáo phận Hải Phòng, hỏi tự do tôn giáo có được tôn trọng ở Việt Nam không và người Công giáo có được phép vào Đảng Cộng sản không.
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh của Thanh Hóa đáp rằng theo lập trường của Giáo hội, tự do tôn giáo thuộc về bản chất của con người, nghĩa là con người từ khi sinh ra thì đã có tự do đó rồi, bởi tôn giáo bao trùm quan hệ giữa một tâm hồn với thần linh.
Tuy nhiên, khái niệm tự do tôn giáo này khó mà được thực hiện tại Việt Nam vì trong quá khứ mối quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội đầy thử thách do chiến tranh, ý thức hệ và những phức tạp của lịch sử.
“Thực ra, Giáo hội không bao giờ muốn mâu thuẫn với bất kỳ nhà cầm quyền nào, mà chỉ kêu gọi nhà cầm quyền tôn trọng tự do tôn giáo”, Đức cha Linh khẳng định. “Vào Đảng hay không là quyền của chúng con. Giáo hội muốn nhắc nhở chúng con là hãy xem xét và nghiên cứu xem môi trường đó có đe dọa đức tin của chúng con hay không. Phải nên nhớ đức tin ở trên hết”.
Trả lời câu hỏi tại sao giới trẻ lìa bỏ Giáo hội, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên của Hải Phòng nói rằng điều này nằm ở nhiều trường hợp sử dụng sai tự do và phá bỏ hết tất cả mọi ràng buộc, luật lệ. Mặt khác, ngài lưu ý rằng nhiều người trẻ thực sự muốn thay đổi cách sống đạo. Có thể họ không đi lễ Chúa nhật, nhưng họ tôn trọng công bằng, yêu thương láng giềng và hăng hái hoạt động trong lãnh vực từ thiện xã hội.
Đức cha Thiên, 46 tuổi, thúc giục giới trẻ kế thừa truyền thống và đức tin quí báu của tiền nhân để xây dựng Giáo hội địa phương và “hội nhập vào xã hội đang thay đổi nhanh chóng”. Có như thế, ngài nói, “Chúng ta có thể đưa men của Phúc Âm vào lòng thế giới và kiến tạo một hình ảnh Giáo hội trẻ đầy sức sống và năng động”.
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng thuộc giáo phận Vinh, trưởng ban tổ chức, cho UCA News biết, đại hội là một phần trong các hoạt động suốt năm của giáo phận. Cây Thánh giá luân lưu được rước đi qua hầu hết 154 giáo xứ của giáo phận từ tháng 11 năm ngoái và kết thúc trước ngày đại hội. Giáo phận còn phát động nhiều chương trình phúc lợi xã hội như thăm viếng và tặng quà cho người già cô đơn, người bệnh, người nghèo và người khuyết tật, cũng như xây mới và sửa chữa nhà cho người nghèo.
Cùng lúc, giới trẻ làm xanh sạch đẹp môi trường sống nơi công cộng và giáo xứ như thu gom rác, khơi thông cống rãnh, đào kênh đắp mương, làm đường và trồng cây.
Đại hội giới trẻ liên giáo phận miền Bắc năm tới sẽ diễn ra ở giáo phận Hải Phòng, nằm ở phía đông của tổng giáo phận Hà Nội.
Có gần 60.000 bạn trẻ Công giáo tuổi từ 18 đến 30 đã tham dự đại hội giới trẻ Công giáo miền Bắc lần năm hôm 9-10/8 tại quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, gần thành phố Vinh, cách Hà Nội 290 kilômét về phía nam. Các tham dự viên, trong trang phục áo trắng và mũ trắng, đến từ các giáo xứ của giáo phận Vinh và đại diện của 9 giáo phận khác của miền Bắc.
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội, sáu giám mục, 200 linh mục và cả ngàn tu sĩ cũng tham dự đại hội năm nay với chủ đề “Lạy Chúa, con phải làm gì?”
Nổi bật hơn cả là phần hỏi và trả lời giữa các bạn trẻ với các giám mục vào sáng ngày thứ hai của đại hội. Đại hội còn có Thánh lễ, suy tôn Thánh giá, chia sẻ Lời Chúa, chầu Thánh Thể và văn nghệ.
Bạn Giuse Nguyễn Văn Thành đến từ giáo phận Vinh, hỏi Đức Tổng Giám mục Kiệt những vấn đề gì liên quan đến giới trẻ là đáng quan tâm hơn cả.
Đức cha Kiệt trả lời bằng cách dẫn ra các vấn đề xã hội mà các phương tiện truyền thông trong nước đã nêu lên như tham nhũng, gian lận thi cử và gạ tình lấy điểm.
Tuy nhiên, thay vì nói về từng vấn đề này, ngài chỉ ra rằng “cá nhân chủ nghĩa, hưởng thụ chủ nghĩa, tự do chủ nghĩa, tương đối chủ nghĩa và duy vật chất chủ nghĩa” là những nhân tố phổ biến của những tệ nạn này. Những khuynh hướng này có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Đức Tổng 54 tuổi giải thích, cá nhân chủ nghĩa làm cho người ta biết tôn trọng các cá nhân, nhất là phụ nữ và trẻ em, nhưng mặt trái là con người ta trở nên quá ích kỷ mà không còn nghĩ đến ích lợi của đất nước, gia đình và tập thể nữa.
Ngài cảnh báo về chủ nghĩa hưởng thụ là nó có thể khiến nhiều người chỉ còn biết ăn chơi mà không biết làm việc nữa, thậm chí còn lấy tiền của công mà tiêu vào những việc hưởng thụ riêng tư. Tương tự, ngài nói tự do chủ nghĩa làm nhiều người “lầm tưởng tự do là muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói”.
Về tương đối chủ nghĩa, đức tổng giám mục nói không có cái gì tốt hoàn toàn và xấu hoàn toàn, điều đó giúp chúng ta đừng quá thần thánh hóa một người hay một lý thuyết nào cả. Thế nhưng mặt tiêu cực đó là con người đánh mất tất cả mọi lý tưởng. “Chúng ta đảo lộn những bậc thang giá trị của đức tin và bác ái, và đánh mất tình nghĩa và truyền thống dân tộc”.
Cuối cùng, ngài nói trong nền kinh tế thị trường, con người được khích lệ làm giàu và phát triển đất nước, thế nhưng nguy hiểm là người ta có thể chỉ coi trọng vật chất.
Đức cha Kiệt kêu gọi giới trẻ “phải khôn ngoan biết dùng những điểm tích cực và tránh những điều tiêu cực trên để sống tốt hơn”.
Bạn Phêrô Trần Minh Tuấn, đến từ giáo phận Hải Phòng, hỏi tự do tôn giáo có được tôn trọng ở Việt Nam không và người Công giáo có được phép vào Đảng Cộng sản không.
Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh của Thanh Hóa đáp rằng theo lập trường của Giáo hội, tự do tôn giáo thuộc về bản chất của con người, nghĩa là con người từ khi sinh ra thì đã có tự do đó rồi, bởi tôn giáo bao trùm quan hệ giữa một tâm hồn với thần linh.
Tuy nhiên, khái niệm tự do tôn giáo này khó mà được thực hiện tại Việt Nam vì trong quá khứ mối quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội đầy thử thách do chiến tranh, ý thức hệ và những phức tạp của lịch sử.
“Thực ra, Giáo hội không bao giờ muốn mâu thuẫn với bất kỳ nhà cầm quyền nào, mà chỉ kêu gọi nhà cầm quyền tôn trọng tự do tôn giáo”, Đức cha Linh khẳng định. “Vào Đảng hay không là quyền của chúng con. Giáo hội muốn nhắc nhở chúng con là hãy xem xét và nghiên cứu xem môi trường đó có đe dọa đức tin của chúng con hay không. Phải nên nhớ đức tin ở trên hết”.
Trả lời câu hỏi tại sao giới trẻ lìa bỏ Giáo hội, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên của Hải Phòng nói rằng điều này nằm ở nhiều trường hợp sử dụng sai tự do và phá bỏ hết tất cả mọi ràng buộc, luật lệ. Mặt khác, ngài lưu ý rằng nhiều người trẻ thực sự muốn thay đổi cách sống đạo. Có thể họ không đi lễ Chúa nhật, nhưng họ tôn trọng công bằng, yêu thương láng giềng và hăng hái hoạt động trong lãnh vực từ thiện xã hội.
Đức cha Thiên, 46 tuổi, thúc giục giới trẻ kế thừa truyền thống và đức tin quí báu của tiền nhân để xây dựng Giáo hội địa phương và “hội nhập vào xã hội đang thay đổi nhanh chóng”. Có như thế, ngài nói, “Chúng ta có thể đưa men của Phúc Âm vào lòng thế giới và kiến tạo một hình ảnh Giáo hội trẻ đầy sức sống và năng động”.
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng thuộc giáo phận Vinh, trưởng ban tổ chức, cho UCA News biết, đại hội là một phần trong các hoạt động suốt năm của giáo phận. Cây Thánh giá luân lưu được rước đi qua hầu hết 154 giáo xứ của giáo phận từ tháng 11 năm ngoái và kết thúc trước ngày đại hội. Giáo phận còn phát động nhiều chương trình phúc lợi xã hội như thăm viếng và tặng quà cho người già cô đơn, người bệnh, người nghèo và người khuyết tật, cũng như xây mới và sửa chữa nhà cho người nghèo.
Cùng lúc, giới trẻ làm xanh sạch đẹp môi trường sống nơi công cộng và giáo xứ như thu gom rác, khơi thông cống rãnh, đào kênh đắp mương, làm đường và trồng cây.
Đại hội giới trẻ liên giáo phận miền Bắc năm tới sẽ diễn ra ở giáo phận Hải Phòng, nằm ở phía đông của tổng giáo phận Hà Nội.