Astana (AsiaNews) - Khi Thế giới tưởng niệm lần thứ năm bi kịch 11 tháng Chín cũng là lúc Hội nghị lần thứ hai các nhà Lãnh đạo Tôn giáo Thế giới khai mạc tại Astana (Kazakhstan). Mục đích của Hội nghị là nhằm thăng tiến sự hoà hợp và đối thoại liên tôn. Có khoảng 60 nhà lãnh đạo tôn giáo và diễn giả tham dự hội nghị này. Buổi khai mạc cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Phủ Tổng Thống Kazakh nhưng hội nghị chính được tổ chức tại Dinh Hoà bình và Hoà Hợp. Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 13/09/2006.
Trong số các tham dự viên Hội nghị có Đức Hồng Y Etchegaray, Đức Thượng Phụ Đại kết Bartholomew của Chính Thống Giáo, Tổng Thư ký Liên đoàn Hồi Giáo Thế Giới Abdullah Abdulmohsin Al-Turki và Giáo sĩ Shloma Amar Shepardic, Giáo Trưởng của Do Thái giáo. Các nhà lãnh đạo Phật giáo, Ấn giáo, Lão giáo cũng tham dự Hội nghị.
Nhiều vấn đề khác nhau sẽ được thảo luận trong hội nghị kéo dài 3 ngày, trong số đó có các đề tài: các thách đố mà cộng đồng quốc tế phải đối diện như khủng bố, xung đột giáo phái, nhưng vấn đề tự do tôn giáo và vai trò của các tôn giáo trong việc tăng cường an ninh quốc tế sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong các buổi thảo luận.
Cựu Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohammad là một trong những diễn giả đầu tiên của Hội nghị. Ông cho rằng “tôn giáo không thể và không bị hạ thấp trở thành sân sau của linh hồn con người. Tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và cuối cùng là trên toàn thế giới […]. Đây là một hội nghị rất đúng lúc vì thế giới hiện nay thật hỗn loạn và đáng lo ngại.
Hội nghị này có tầm quan trọng đặc biệt vì nạn xung đột giáo phái vẫn còn là mối ưu tư của cộng đồng quốc tế.
Trong số các tham dự viên Hội nghị có Đức Hồng Y Etchegaray, Đức Thượng Phụ Đại kết Bartholomew của Chính Thống Giáo, Tổng Thư ký Liên đoàn Hồi Giáo Thế Giới Abdullah Abdulmohsin Al-Turki và Giáo sĩ Shloma Amar Shepardic, Giáo Trưởng của Do Thái giáo. Các nhà lãnh đạo Phật giáo, Ấn giáo, Lão giáo cũng tham dự Hội nghị.
Nhiều vấn đề khác nhau sẽ được thảo luận trong hội nghị kéo dài 3 ngày, trong số đó có các đề tài: các thách đố mà cộng đồng quốc tế phải đối diện như khủng bố, xung đột giáo phái, nhưng vấn đề tự do tôn giáo và vai trò của các tôn giáo trong việc tăng cường an ninh quốc tế sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong các buổi thảo luận.
Cựu Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohammad là một trong những diễn giả đầu tiên của Hội nghị. Ông cho rằng “tôn giáo không thể và không bị hạ thấp trở thành sân sau của linh hồn con người. Tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và cuối cùng là trên toàn thế giới […]. Đây là một hội nghị rất đúng lúc vì thế giới hiện nay thật hỗn loạn và đáng lo ngại.
Hội nghị này có tầm quan trọng đặc biệt vì nạn xung đột giáo phái vẫn còn là mối ưu tư của cộng đồng quốc tế.