ĐỒNG NAI -- Đã nhiều lần tôi được tham dự đám tang của những người trong họ hàng thân thuộc tại các giáo xứ thuộc giáo phận Xuân Lộc, nhưng lần nào lòng tôi cũng khắc khoải về một sự việc trong thánh lễ an táng ở vùng Đồng Nai này.
Trước khi nói lên điều khắc khoải đó, xin phép được điểm qua vài nét vui đem lại nhiều an ủi cho tang gia. Một thí dụ điển hình là cách đây hai tuần, khi bác tôi đổ bệnh nặng, không còn đi lại và tự phục vụ cho chính mình thì đã có nhiều người trong giáo xứ đến thăm hỏi. Lúc bà có những dấu hiệu lìa đời thì một số người trong hội Bác Ái thay phiên nhau túc trực, đọc sách Thánh, giúp bác cầu nguyện bất kể ngày đêm với tất cả tấm lòng yêu thương mà không nhận một thứ gì, kể cả việc uống một ly cà phê nhỏ của con cháu bệnh nhân tha thiết mời.
Tiếp đến, dù bác tôi chết thong thả, chôn vội vàng nhưng các đoàn thể vẫn đến đông đủ, thực hiện những giờ nguyện nhỏ, tỏ tinh thần tương trợ hết lòng, thật xúc động!
Và còn có một đội trống gồm những thanh thiếu niên đeo những cái trống nhỏ, màu đỏ, đẩy một trống cái trên bốn bánh xe, đánh trống nhịp nhàng theo cung điệu cùng với đoàn người gồm các ông bà trưởng khu, phó khu, thư ký…làm thành một đoàn rước, tiến vào nhà hiếu rất thân tình.
Song có một điều làm tôi cứ boăn khoăn về một nề nếp của hầu hết các nhà thờ ở vùng Đồng Nai dành cho người qua đời. Đó là trong thánh lễ an táng, quan tài của người từ trần để bên trong lòng nhà thờ nhưng ở phía cuối sát cửa ra vào, và những thân nhân cũng phải ngồi những ghế cuối cùng gần đó.
Điều này có một cái gì đó không ổn trong lòng tôi, vì trong thánh lễ, nếu có đông người tham dự thì quan tài và di ảnh người chết bị khuất tầm nhìn; nếu quá ít người tham dự thì cái khoảng trống của không gian từ cung thánh đến nơi để quan tài và thân nhân mới cách biệt và xa lạ làm sao! ( Và tôi còn được biết, chỉ có linh mục, tu sĩ mới được để quan tài lên phía trên những hàng ghế đầu của thánh đường như ở giáo Phận Sài Gòn thường làm)
Trong các thánh lễ tại nhà thờ, nhiều linh mục đã khá vất vả để mời những người tham dự lên hàng ghế đầu ngồi cho việc dâng lễ được sốt sắng, thể hiện tính hiệp thông cao, thế mà lần sau cùng, người giáo dân trong giáo xứ qua đời lại không được dành cho một vị trí có phần trang trọng và thân thương trong ngôi nhà thờ mà mình đã lui tới thường ngày.
Tôi đã dò hỏi nhiều người và những giáo dân chân chất của vùng Đồng Nai cũng tỏ ý đơn sơ mong được để quan tài phía trên, gần cung thánh cho được “ấm cúng” hơn, “gần” bàn thờ hơn (vỉ khi chết là về với Chúa), Chúa Giêsu có lần nói:“Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở….” và có lẽ không phải ai cũng ở vị trí như nhau mà còn phải tùy theo công đức của mỗi người khi còn sống đã có được; nhưng người đã chết được bước qua một thế giới khác, ở đó được trực diện với Thiên Chúa, biết thân phận mình sẽ đi về đâu và chân lý cuộc đời hiển hiện thế nào…..nên việc dành cho họ một vị trí xứng hợp trong thánh đường khi giã từ với nghi thức tôn giáo là điều cần thiết và nhân ái.
Người ta nói “phép vua thua lệ làng” nhưng ở đây không có “lệ làng” mà cũng chẳng có “phép vua” mà chỉ có sự cảm thông và tế nhị của những người có trọng trách trên người giáo dân mà thôi.
Ước gì nỗi boăn khoăn của tôi không còn nữa khi những người thân quen qua đời.
Vòng hoa cho người đã ra đi |
Tiếp đến, dù bác tôi chết thong thả, chôn vội vàng nhưng các đoàn thể vẫn đến đông đủ, thực hiện những giờ nguyện nhỏ, tỏ tinh thần tương trợ hết lòng, thật xúc động!
Và còn có một đội trống gồm những thanh thiếu niên đeo những cái trống nhỏ, màu đỏ, đẩy một trống cái trên bốn bánh xe, đánh trống nhịp nhàng theo cung điệu cùng với đoàn người gồm các ông bà trưởng khu, phó khu, thư ký…làm thành một đoàn rước, tiến vào nhà hiếu rất thân tình.
Song có một điều làm tôi cứ boăn khoăn về một nề nếp của hầu hết các nhà thờ ở vùng Đồng Nai dành cho người qua đời. Đó là trong thánh lễ an táng, quan tài của người từ trần để bên trong lòng nhà thờ nhưng ở phía cuối sát cửa ra vào, và những thân nhân cũng phải ngồi những ghế cuối cùng gần đó.
Điều này có một cái gì đó không ổn trong lòng tôi, vì trong thánh lễ, nếu có đông người tham dự thì quan tài và di ảnh người chết bị khuất tầm nhìn; nếu quá ít người tham dự thì cái khoảng trống của không gian từ cung thánh đến nơi để quan tài và thân nhân mới cách biệt và xa lạ làm sao! ( Và tôi còn được biết, chỉ có linh mục, tu sĩ mới được để quan tài lên phía trên những hàng ghế đầu của thánh đường như ở giáo Phận Sài Gòn thường làm)
Trong các thánh lễ tại nhà thờ, nhiều linh mục đã khá vất vả để mời những người tham dự lên hàng ghế đầu ngồi cho việc dâng lễ được sốt sắng, thể hiện tính hiệp thông cao, thế mà lần sau cùng, người giáo dân trong giáo xứ qua đời lại không được dành cho một vị trí có phần trang trọng và thân thương trong ngôi nhà thờ mà mình đã lui tới thường ngày.
Tôi đã dò hỏi nhiều người và những giáo dân chân chất của vùng Đồng Nai cũng tỏ ý đơn sơ mong được để quan tài phía trên, gần cung thánh cho được “ấm cúng” hơn, “gần” bàn thờ hơn (vỉ khi chết là về với Chúa), Chúa Giêsu có lần nói:“Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở….” và có lẽ không phải ai cũng ở vị trí như nhau mà còn phải tùy theo công đức của mỗi người khi còn sống đã có được; nhưng người đã chết được bước qua một thế giới khác, ở đó được trực diện với Thiên Chúa, biết thân phận mình sẽ đi về đâu và chân lý cuộc đời hiển hiện thế nào…..nên việc dành cho họ một vị trí xứng hợp trong thánh đường khi giã từ với nghi thức tôn giáo là điều cần thiết và nhân ái.
Người ta nói “phép vua thua lệ làng” nhưng ở đây không có “lệ làng” mà cũng chẳng có “phép vua” mà chỉ có sự cảm thông và tế nhị của những người có trọng trách trên người giáo dân mà thôi.
Ước gì nỗi boăn khoăn của tôi không còn nữa khi những người thân quen qua đời.