Oslo, Na-Uy – Kinh tế gia người Bangladesh, ông Muhammad Yunus, thường được gọi thân mật là “nhà băng của người nghèo” hôm nay đã nhận giải thưởng cao qúi “giải Hòa Bình Nobel” tại Oslo, Na Uy. Hàn lâm viện chọn ông Yunus vì những cố gắng của ông làm giảm bớt nghèo đói như là “mốc đá góc tường vững chãi xây dựng hòa bình”.
Sau khi nhận giải Hòa Bình Nobel, ông Yunus đã tuyên bố: “tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng chúng ta có thể tạo nên một thế giới không có nghèo đói nếu chúng ta cùng nhau tin tưởng vào đó... Chỉ có một chổ mà các bạn có thể nhìn thấy nghèo đói đó là một bảo tàng viện người nghèo mà thôi!”.
Trong bài diễn văn khi nhận giải thưởng, Ông Yunus cũng nhận định rằng “chấm dứt nghèo đói là con đường tốt nhất chống lại khủng bố. Chúng ta phải nói tới những căn rễ của khủng bố để rồi chấm dứt chúng một lần tuyệt mãi. Tôi tin rằng một khi đặt các nguồn tài năng để cải tiến cuộc sống của những người nghèo thì đó là chính sách tốt nhất hơn là tiêu phí về súng đạn”.
Ông Yunus năm nay 66 tuổi, nhận giải Hòa Bình chia chung với Ngân Hàng Grameen Bank, là ngân hàng do ông thành lập, Ngân Hàng này giúp dân chúng vượt qua được sự nghèo nàn bằng cách cho họ vay số tiến nho nhỏ và cho vay mà không cần bảo chứng.
Đây là giải Hòa Bình đầu tiên tặng cho công dân Bangladesh. Ông Yunus và Grameen Bank nhận số tiền thưởng là $1.4 triệu mỹ kim do chủ tịch Ủy Ban Giải Hòa Bình là ông Ole Danbolt Mjoes trao tặng trong nghi lễ tổ chức hôm nay tại Oslo.
Giải Hòa Bình luôn luôn được trao tại thành phố Oslo ( Na-Uy) hay Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 10.12 mỗi năm, kỉ niệm ngày qua đời của người tạo nên giải này là ông Alfred Nobel, một nhà kỹ nghệ người Thụy Điển.
Vài nét về ông Mohammad Yunus:
Giáo Sư Mohammad Yunus và Ngân Hàng Grameen - Grameen có nghĩa là làng quê - Ngân Hàng Grameen, nghĩa là "Ngân Hàng của Làng Quê", chuyên cho người nghèo vay vốn nhỏ.
Giáo Sư Mohammad Yunus, sinh năm 1940, tại Chittagong, miền Ðông Bangladesh, tốt nghiệp ngành kinh tế tại Ðại Học Bangladesh, sau đó sang Hoa Kỳ du học và đậu bằng Tiến Sĩ tại Ðại Học Vanderbilt, bang Tennessee, Hoa Kỳ. Sau thời gian dạy môn Kinh Tế, từ năm 1969 đến năm 1972, tại Ðại Học Nhà Nước của Bang Tennessee, Hoa Kỳ, Giáo Sư Mohammad Yunus được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Ban Kinh Tế Học tại Ðại Học Chittagong, Bangladesh.
Năm 1983, Giáo Sư thiết lập Ngân Hàng Grameen, có nghĩa là Ngân Hàng của Làng Quê, chuyên về việc cho người nghèo vay vốn nhỏ. Giáo Sư khám phá rằng sự nghèo đói thường do bởi nguyên nhân là những cơ cấu kinh tế của nhà nước thiếu hỗ trợ cho lớp người nghèo này. Ngân Hàng Grameen của Giáo Sư làm điều mà không ngân hàng nào dám làm; đó là cho người nghèo vay vốn nhỏ, mà không đòi điều kiện "thế chân", nhưng chỉ dựa trên lòng tin tưởng nhau mà thôi. Và điều kiện thứ hai là những người nghèo đến vay tiền, phải ở chung trong một nhóm 5 người cùng liên đới trách nhiệm trả góp cho số tiền vay đó. Những vốn nhỏ mà Ngân Hàng Grameen cho người nghèo vay, thường được dùng để mua các dụng cụ lao động, những hạt giống, những thú gia cầm, hay những vật dụng hay hàng hoá cần thiết, để bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ.
Ngân hàng Grameen là ngân hàng đầu tiên trên thế giới thi hành việc cho vay vốn nhỏ, cho những người nghèo không có gì để "thế chân" cả. Ðược thành lập cách đây 30 năm, với vốn bắt đầu là 27 mỹ kim mà thôi. Năm 1983, Ngân Hàng Grameen được nhìn nhận có tư cách pháp lý của một Ngân Hàng như bao ngân hàng khác. Từ vốn đầu tiên 27 mỹ kim, hiện tại vốn cho vay của ngân hàng Grameen này lên đến 5 tỉ 700 triệu mỹ kim, và giúp cho khoảng 6 triệu 500 ngàn người nghèo vay vốn nhỏ.
Khi chọn Giáo Sư Mohammad Yunus và Ngân Hàng Grameen của giáo sư, đồng trúng giải Bobel Hoà Bình năm 2006, từ bản danh sách 191 ứng viên, Ông OLE Danbolt Mjoes, chủ tịch của Ủy Ban Giải Thưởng Nobel, giải thích rằng: "Nền Hoà Bình vững bền không thể nào có được, nếu phần lớn dân chúng không có được phương tiện để thoát ra khỏi cảnh nghèo. Việc cho vay vốn nhỏ (micro-crédit) là một trong những phương thế này." Ngân Hàng Grameen đang được phổ biến tại khoảng 55 quốc gia trên thế giới, kể cả tại các quốc gia giàu có như: Pháp, Nauy và Hoa Kỳ. Tại Á Châu, Ngân hàng Grameen cũng có mặt tại 16 quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Afghanistan, Bhutan, Cambodia, Fiji, India, Indonesia, Nepal, Pakistan, Kyrgyzsthan, Philippines, Lebanon, Malaysia, Sri Lanka, v.v... Ngân Hàng Grameen đã giúp cho hàng triệu người nghèo có phương tiện tự lập, để thoát ra khỏi cảnh nghèo.
Sau khi nhận giải Hòa Bình Nobel, ông Yunus đã tuyên bố: “tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng chúng ta có thể tạo nên một thế giới không có nghèo đói nếu chúng ta cùng nhau tin tưởng vào đó... Chỉ có một chổ mà các bạn có thể nhìn thấy nghèo đói đó là một bảo tàng viện người nghèo mà thôi!”.
Trong bài diễn văn khi nhận giải thưởng, Ông Yunus cũng nhận định rằng “chấm dứt nghèo đói là con đường tốt nhất chống lại khủng bố. Chúng ta phải nói tới những căn rễ của khủng bố để rồi chấm dứt chúng một lần tuyệt mãi. Tôi tin rằng một khi đặt các nguồn tài năng để cải tiến cuộc sống của những người nghèo thì đó là chính sách tốt nhất hơn là tiêu phí về súng đạn”.
Giải Hòa Bình 2006: Ông Yunus |
Đây là giải Hòa Bình đầu tiên tặng cho công dân Bangladesh. Ông Yunus và Grameen Bank nhận số tiền thưởng là $1.4 triệu mỹ kim do chủ tịch Ủy Ban Giải Hòa Bình là ông Ole Danbolt Mjoes trao tặng trong nghi lễ tổ chức hôm nay tại Oslo.
Giải Hòa Bình luôn luôn được trao tại thành phố Oslo ( Na-Uy) hay Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 10.12 mỗi năm, kỉ niệm ngày qua đời của người tạo nên giải này là ông Alfred Nobel, một nhà kỹ nghệ người Thụy Điển.
Vài nét về ông Mohammad Yunus:
Ông Yunus và Mosammat Taslima Begum (đại diện Grameen Bank) |
Giáo Sư Mohammad Yunus, sinh năm 1940, tại Chittagong, miền Ðông Bangladesh, tốt nghiệp ngành kinh tế tại Ðại Học Bangladesh, sau đó sang Hoa Kỳ du học và đậu bằng Tiến Sĩ tại Ðại Học Vanderbilt, bang Tennessee, Hoa Kỳ. Sau thời gian dạy môn Kinh Tế, từ năm 1969 đến năm 1972, tại Ðại Học Nhà Nước của Bang Tennessee, Hoa Kỳ, Giáo Sư Mohammad Yunus được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Ban Kinh Tế Học tại Ðại Học Chittagong, Bangladesh.
Năm 1983, Giáo Sư thiết lập Ngân Hàng Grameen, có nghĩa là Ngân Hàng của Làng Quê, chuyên về việc cho người nghèo vay vốn nhỏ. Giáo Sư khám phá rằng sự nghèo đói thường do bởi nguyên nhân là những cơ cấu kinh tế của nhà nước thiếu hỗ trợ cho lớp người nghèo này. Ngân Hàng Grameen của Giáo Sư làm điều mà không ngân hàng nào dám làm; đó là cho người nghèo vay vốn nhỏ, mà không đòi điều kiện "thế chân", nhưng chỉ dựa trên lòng tin tưởng nhau mà thôi. Và điều kiện thứ hai là những người nghèo đến vay tiền, phải ở chung trong một nhóm 5 người cùng liên đới trách nhiệm trả góp cho số tiền vay đó. Những vốn nhỏ mà Ngân Hàng Grameen cho người nghèo vay, thường được dùng để mua các dụng cụ lao động, những hạt giống, những thú gia cầm, hay những vật dụng hay hàng hoá cần thiết, để bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ.
Ông Yunus chụp hình chung với con và vợ |
Khi chọn Giáo Sư Mohammad Yunus và Ngân Hàng Grameen của giáo sư, đồng trúng giải Bobel Hoà Bình năm 2006, từ bản danh sách 191 ứng viên, Ông OLE Danbolt Mjoes, chủ tịch của Ủy Ban Giải Thưởng Nobel, giải thích rằng: "Nền Hoà Bình vững bền không thể nào có được, nếu phần lớn dân chúng không có được phương tiện để thoát ra khỏi cảnh nghèo. Việc cho vay vốn nhỏ (micro-crédit) là một trong những phương thế này." Ngân Hàng Grameen đang được phổ biến tại khoảng 55 quốc gia trên thế giới, kể cả tại các quốc gia giàu có như: Pháp, Nauy và Hoa Kỳ. Tại Á Châu, Ngân hàng Grameen cũng có mặt tại 16 quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Afghanistan, Bhutan, Cambodia, Fiji, India, Indonesia, Nepal, Pakistan, Kyrgyzsthan, Philippines, Lebanon, Malaysia, Sri Lanka, v.v... Ngân Hàng Grameen đã giúp cho hàng triệu người nghèo có phương tiện tự lập, để thoát ra khỏi cảnh nghèo.