Hội Đồng Giám Mục tại các nước cựu cộng sản tại Đông Âu đã theo dõi sát những chuyển biến trong cuộc khủng hoảng tại Ba Lan. Tiếp sau việc từ chức của Tổng Giám Mục Stanislaw Wojciech Wielgus, nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội tại các nước này đã lên tiếng trấn an dân chúng.
Tại Lituania
Trong thông cáo đưa ra hôm 8/1/2007, Đức Hồng Y Audrys Backis của tổng giáo phận Vilnius trấn an dân chúng nước Lithunia rằng: “Sau khi khôi phục lại độc lập vào năm 1990, hàng giáo phẩm đã trải qua những cuộc tái cấu trúc, vì thế trong hàng giáo phẩm những vấn đề như thế không thể nảy sinh.”
Cộng sản đã nắm quyền tại Lithuania từ năm 1940 đến 1989. Sau khi hết họa cộng sản, Giáo Hội tại Lithuania, dù thiếu linh mục trầm trọng, đã tiến hành một cuộc thanh tẩy ký ức trong đó các giáo sĩ có dính líu với cộng sản đã được yêu cầu từ chức.
Đức Hồng Y Audrys Backis cho biết trong thập niên 1990, nhiều cuộc thay thế đã diễn ra kể cả ở hàng Giám Mục. Hiện nay 3 trong số 7 vị đứng đầu các giáo phận; trong đó đặc biệt phải nhắc đến Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius của tổng giáo phận Kaunas, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Lithuania; là những người đã ngồi tù nhiều năm dưới thời cộng sản trong thập niên 1980. Các vị còn lại đều là thành viên của các phong trào chống Sô viết.
Tờ The Baltic Times trong số ra ngày 10/1/2007 tỏ ra đồng tình với Đức Hồng Y Audrys Backis khi nêu thêm chi tiết là trong thập niên 1990, các Giám Mục đang tại vị được bổ nhiệm trong thời cộng sản đã lần lượt được thay thế.
Tại Cộng Hoà Liên Bang Nga
Cha Igor Kovalevsky, thư ký Hội Đồng Giám Mục Cộng Hoà Liên Bang Nga, trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Interfax nhận xét rằng sự hợp tác với cộng sản của một số linh mục “là một thảm họa cho Giáo Hội và cho các tín hữu”. Trong khi việc nhượng bộ và đi xa hơn là cộng tác với chế độ cộng sản có thể đem lại một số điều kiện sinh hoạt “dễ thở” hơn cho Giáo Hội, cha Igor Kovalevsky cảnh cáo rằng điều kiện dễ thở đó tuy mang lại một “ưu thế nào đó” cho Giáo Hội nhưng “chính ưu thế trong một xã hội bị áp bức này là bản án mai hậu lâu dài mà Giáo Hội phải đeo trên vai trong sự nhục nhã”.
Có lẽ cha Igor muốn ám chỉ đến Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga, một Giáo Hội trong quá khứ đã chấp nhận nhiều nhượng bộ với chế độ cộng sản và giờ đây đang lụi tàn trong ý thức dân chúng tại Nga. Tuy hơn 90% dân Nga cho rằng mình thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo, chỉ có không tới 1% thực hành đạo.
Tuy nhiên, cha Igor cũng nhấn mạnh đến khía cạnh là việc phán xét các giáo sĩ đã từng cộng tác với cộng sản nên được tiến hành thận trọng và trong niềm tôn trọng phẩm giá của họ. “Bất kể những lý do nào khiến một số giáo sĩ đã hợp tác với các tổ chức cộng sản, nhân vị của họ không thể bị lăng nhục. Đặc biệt, những kết luận vội vã và những lời lên án không nên được đưa ra hấp tấp”.
Tại Cộng Hoà Tiệp
Nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng Hòa Tiệp, Đức Hồng Y Miloslav Vlk, hoan nghêng quyết định từ chức của Đức Tổng Giám Mục Wielgus. Ngài nói: “Tôi nghĩ đó là một thái độ đúng, trước những hậu quả có thể xảy ra cho sự khả tín của Giáo Hội”.
Cha Martin Horalek, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Tiệp nói với Radio Prague rằng trong hồ sơ của mật vụ cộng sản để lại tại Tiệp có tên của các linh mục đã từng cộng tác với cộng sản. Giáo Hội Công Giáo tại Tiệp đã và đang từng bước xử lý từng trường hợp. Tuy nhiên, “Điều quan trọng nhất là phải phân biệt giữa những trường hợp riêng biệt. Trong một trường hợp ta có thể gặp một linh mục khuất phục trước cái guồng máy khổng lồ và chịu ký một cam kết cộng tác với mật vụ nhưng rồi chẳng bao giờ báo cáo một ai. Trong trường hợp khác lại có kẻ len lỏi vào Giáo Hội như một tên mật vụ với một dụng tâm rõ rệt là để báo cáo sinh hoạt của những người lân cận với y”.
Trông người lại ngẫm đến ta
Thực tại xã hội tại các nước Đông Âu ngày nay đã làm thay đổi sâu xa ý thức trong dân chúng. Thật vậy, đứng trước một thực tại trong đó nhân quyền của họ được thực sự tôn trọng, kiến thức được mở rộng, thông tin hết bị bưng bít, người dân các nước cựu cộng sản tại Đông Âu giờ đây nhìn lại quá khứ sống dưới chế độ cộng sản của mình như một cơn ác mộng. Trong khi đó, thế hệ trẻ cũng được giáo dục để thấy được hết tính chất độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản.
Những phản ứng mạnh mẽ của dân chúng tại Ba Lan chứng tỏ rằng giờ đây họ không thể chấp nhận được hình ảnh một giáo sĩ vì nhượng bộ, vì quỵ lụy, vì yếu đuối, vì ngây thơ chính trị hay vì bất cứ lý do nào đã cộng tác với chế độ cộng sản.
Sáng 12/1/2007, trong buổi họp bất thường của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, nhấn mạnh rằng “Đối với Kitô Giáo, người giáo dân thường, linh mục hay giám mục cũng chỉ có một bộ luật luân lý. Nói dối là sai. Cộng tác với những kẻ bất lương cho những cớ bất lương cũng là sai”.
Luận lý của xã hội Ba Lan ngày nay cũng là hình ảnh những gì sẽ diễn ra trong xã hội Việt Nam. Có thể đã có một lúc nào đó, một giai đoạn nào đó quá khốc liệt, quá tàn bạo, quá nham hiểm, người ta có thể đã thông cảm phần nào hình ảnh quỵ lụy và khiếp sợ của mục tử trước bạo quyền; nhưng hình ảnh đó không thể là hình ảnh của một mục tử chân chính, một người mà đáng lý phải dám hy sinh kể cả mạng sống mình vì đàn chiên mình.
Công tâm mà nói cho tới giờ này “tội hạnh” của Đức Cha Wielgus mà người ta tìm ra cũng chỉ là một tờ cam kết hợp tác với mật vụ cộng sản mà ngài đã lén lút ký với công an. Cũng chưa ai thấy một báo cáo cụ thể nào của ngài với mật vụ cộng sản.
Thế nhưng, ở Việt Nam thì tình trạng đã rõ ràng hơn. Có một số giáo sĩ đã táo bạo hơn nhiều: công khai tham gia vào các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, dù Tòa Thánh cảnh cáo nhiều lần, có nhiều vị còn “mạnh dạn” ra tranh cử, chưa kể những linh mục khi dâng thánh lễ đã bỏ luôn lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng!.
Nghĩ đến tiền đồ của Giáo Hội tại quê nhà, người Công giáo Việt Nam chắc chắn mong mỏi và kêu gọi những vị giáo sĩ nào còn quyến luyến ở trong cái gọi là “Mặt Trận Tổ Quốc” hãy nghĩ đến những lời cảnh cáo thường xuyên của Tòa Thánh về cái tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản này mà tự ý rút lui ngay.
Những gì đang diễn ra tại Ba Lan rồi sẽ có lúc cũng phải xẩy ra tại Việt Nam. Với những giáo sĩ đã và đang cộng tác với cộng sản vô thần, người Công giáo mong mỏi rằng qúi vị đừng nên cớ làm nhục và khó xử cho Giáo Hội hiện tại và tương lai.
Tại Lituania
Trong thông cáo đưa ra hôm 8/1/2007, Đức Hồng Y Audrys Backis của tổng giáo phận Vilnius trấn an dân chúng nước Lithunia rằng: “Sau khi khôi phục lại độc lập vào năm 1990, hàng giáo phẩm đã trải qua những cuộc tái cấu trúc, vì thế trong hàng giáo phẩm những vấn đề như thế không thể nảy sinh.”
Cộng sản đã nắm quyền tại Lithuania từ năm 1940 đến 1989. Sau khi hết họa cộng sản, Giáo Hội tại Lithuania, dù thiếu linh mục trầm trọng, đã tiến hành một cuộc thanh tẩy ký ức trong đó các giáo sĩ có dính líu với cộng sản đã được yêu cầu từ chức.
Đức Hồng Y Audrys Backis cho biết trong thập niên 1990, nhiều cuộc thay thế đã diễn ra kể cả ở hàng Giám Mục. Hiện nay 3 trong số 7 vị đứng đầu các giáo phận; trong đó đặc biệt phải nhắc đến Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius của tổng giáo phận Kaunas, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Lithuania; là những người đã ngồi tù nhiều năm dưới thời cộng sản trong thập niên 1980. Các vị còn lại đều là thành viên của các phong trào chống Sô viết.
Tờ The Baltic Times trong số ra ngày 10/1/2007 tỏ ra đồng tình với Đức Hồng Y Audrys Backis khi nêu thêm chi tiết là trong thập niên 1990, các Giám Mục đang tại vị được bổ nhiệm trong thời cộng sản đã lần lượt được thay thế.
Tại Cộng Hoà Liên Bang Nga
Cha Igor Kovalevsky, thư ký Hội Đồng Giám Mục Cộng Hoà Liên Bang Nga, trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Interfax nhận xét rằng sự hợp tác với cộng sản của một số linh mục “là một thảm họa cho Giáo Hội và cho các tín hữu”. Trong khi việc nhượng bộ và đi xa hơn là cộng tác với chế độ cộng sản có thể đem lại một số điều kiện sinh hoạt “dễ thở” hơn cho Giáo Hội, cha Igor Kovalevsky cảnh cáo rằng điều kiện dễ thở đó tuy mang lại một “ưu thế nào đó” cho Giáo Hội nhưng “chính ưu thế trong một xã hội bị áp bức này là bản án mai hậu lâu dài mà Giáo Hội phải đeo trên vai trong sự nhục nhã”.
Có lẽ cha Igor muốn ám chỉ đến Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga, một Giáo Hội trong quá khứ đã chấp nhận nhiều nhượng bộ với chế độ cộng sản và giờ đây đang lụi tàn trong ý thức dân chúng tại Nga. Tuy hơn 90% dân Nga cho rằng mình thuộc Giáo Hội Chính Thống Giáo, chỉ có không tới 1% thực hành đạo.
Tuy nhiên, cha Igor cũng nhấn mạnh đến khía cạnh là việc phán xét các giáo sĩ đã từng cộng tác với cộng sản nên được tiến hành thận trọng và trong niềm tôn trọng phẩm giá của họ. “Bất kể những lý do nào khiến một số giáo sĩ đã hợp tác với các tổ chức cộng sản, nhân vị của họ không thể bị lăng nhục. Đặc biệt, những kết luận vội vã và những lời lên án không nên được đưa ra hấp tấp”.
Tại Cộng Hoà Tiệp
Nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng Hòa Tiệp, Đức Hồng Y Miloslav Vlk, hoan nghêng quyết định từ chức của Đức Tổng Giám Mục Wielgus. Ngài nói: “Tôi nghĩ đó là một thái độ đúng, trước những hậu quả có thể xảy ra cho sự khả tín của Giáo Hội”.
Cha Martin Horalek, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Tiệp nói với Radio Prague rằng trong hồ sơ của mật vụ cộng sản để lại tại Tiệp có tên của các linh mục đã từng cộng tác với cộng sản. Giáo Hội Công Giáo tại Tiệp đã và đang từng bước xử lý từng trường hợp. Tuy nhiên, “Điều quan trọng nhất là phải phân biệt giữa những trường hợp riêng biệt. Trong một trường hợp ta có thể gặp một linh mục khuất phục trước cái guồng máy khổng lồ và chịu ký một cam kết cộng tác với mật vụ nhưng rồi chẳng bao giờ báo cáo một ai. Trong trường hợp khác lại có kẻ len lỏi vào Giáo Hội như một tên mật vụ với một dụng tâm rõ rệt là để báo cáo sinh hoạt của những người lân cận với y”.
Trông người lại ngẫm đến ta
Thực tại xã hội tại các nước Đông Âu ngày nay đã làm thay đổi sâu xa ý thức trong dân chúng. Thật vậy, đứng trước một thực tại trong đó nhân quyền của họ được thực sự tôn trọng, kiến thức được mở rộng, thông tin hết bị bưng bít, người dân các nước cựu cộng sản tại Đông Âu giờ đây nhìn lại quá khứ sống dưới chế độ cộng sản của mình như một cơn ác mộng. Trong khi đó, thế hệ trẻ cũng được giáo dục để thấy được hết tính chất độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản.
Những phản ứng mạnh mẽ của dân chúng tại Ba Lan chứng tỏ rằng giờ đây họ không thể chấp nhận được hình ảnh một giáo sĩ vì nhượng bộ, vì quỵ lụy, vì yếu đuối, vì ngây thơ chính trị hay vì bất cứ lý do nào đã cộng tác với chế độ cộng sản.
Sáng 12/1/2007, trong buổi họp bất thường của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, nhấn mạnh rằng “Đối với Kitô Giáo, người giáo dân thường, linh mục hay giám mục cũng chỉ có một bộ luật luân lý. Nói dối là sai. Cộng tác với những kẻ bất lương cho những cớ bất lương cũng là sai”.
Luận lý của xã hội Ba Lan ngày nay cũng là hình ảnh những gì sẽ diễn ra trong xã hội Việt Nam. Có thể đã có một lúc nào đó, một giai đoạn nào đó quá khốc liệt, quá tàn bạo, quá nham hiểm, người ta có thể đã thông cảm phần nào hình ảnh quỵ lụy và khiếp sợ của mục tử trước bạo quyền; nhưng hình ảnh đó không thể là hình ảnh của một mục tử chân chính, một người mà đáng lý phải dám hy sinh kể cả mạng sống mình vì đàn chiên mình.
Công tâm mà nói cho tới giờ này “tội hạnh” của Đức Cha Wielgus mà người ta tìm ra cũng chỉ là một tờ cam kết hợp tác với mật vụ cộng sản mà ngài đã lén lút ký với công an. Cũng chưa ai thấy một báo cáo cụ thể nào của ngài với mật vụ cộng sản.
Thế nhưng, ở Việt Nam thì tình trạng đã rõ ràng hơn. Có một số giáo sĩ đã táo bạo hơn nhiều: công khai tham gia vào các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, dù Tòa Thánh cảnh cáo nhiều lần, có nhiều vị còn “mạnh dạn” ra tranh cử, chưa kể những linh mục khi dâng thánh lễ đã bỏ luôn lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng!.
Nghĩ đến tiền đồ của Giáo Hội tại quê nhà, người Công giáo Việt Nam chắc chắn mong mỏi và kêu gọi những vị giáo sĩ nào còn quyến luyến ở trong cái gọi là “Mặt Trận Tổ Quốc” hãy nghĩ đến những lời cảnh cáo thường xuyên của Tòa Thánh về cái tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản này mà tự ý rút lui ngay.
Những gì đang diễn ra tại Ba Lan rồi sẽ có lúc cũng phải xẩy ra tại Việt Nam. Với những giáo sĩ đã và đang cộng tác với cộng sản vô thần, người Công giáo mong mỏi rằng qúi vị đừng nên cớ làm nhục và khó xử cho Giáo Hội hiện tại và tương lai.