Trong niềm hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo của nước láng giềng, đặc biệt cùng kết hiệp với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mà Đức Thánh Cha sẽ gởi lá thư riêng tới Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc trong mùa Phục Sinh năm nay 2007. Sau đây là bài thứ 2 trong loạt tài liệu về Giáo Hội Trung Quốc.
Bắc Kinh: Sau lễ Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ gởi một lá thư mục vụ tới Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc trong niềm hy vọng kêu gọi đến sự hòa giải và thống nhất giữa những người Công Giáo đăng ký với chính quyền và những người không đăng ký với chính quyền, đó là Giáo Hội yêu nưới và Giáo Hội hầm trú.
Tại nhiều nơi ở Hoa Lục có lẽ đã gây ấn tượng ngạc nhiên, thế nhưng với nhiều lý do tại nhiều vùng khác nhau.
Có tường trình cho biết một số linh mục và nữ tu không hề hay biết là có hơn một cộng đồng giáo hội cũng đang phát triển.
Linh Mục Giuse Xia Quingtian, linh mục giám học tại Đại Chủng Viện Liêu Ninh ở tỉnh Thẩm Duơng cho biết rằng: “Chúng tôi chỉ có một giáo hội trong làng chúng tôi, tất cả mọi người cùng đến một nhà thờ”.
Nữ tu Pauline Yu Chunjing, Bề Trên Dòng Đức Bà các Linh Hồn Thánh tại Bắc Kinh nói rằng giáo xứ của nữ tu tại quê Nangon thuộc tỉnh Hà Bắc thì không có một sự chia rẽ.
“Đối với riêng cá nhân tôi, tôi đã không biết tại đó có 2 giáo hội trước khi tôi vào Dòng”.
Nữ tu bày tỏ, nữ tu thích những lời của cố Giám Mục Anthony Lý Đốc An tại thành phố Tây An, ngài nói rằng Trung Quốc chỉ có một giáo hội, nhưng với “2 khuôn mặt diễn tả đức tin của chúng ta”.
Khi Hoa Lục bắt đầu cấm không cho giáo hội hoạt động vào cuối thập niên 1950, họ đã thành lập Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, mà các thành viên lúc ban đầu được yêu cầu khước từ sự quan hệ ràng buộc với Tòa Thánh Vatican. Nhiều người Công Giáo đã tham gia để cho thấy rằng họ cộng tác gần gũi với chính quyền và làm việc theo sự giới hạn của nó, thế nhưng vẫn tỏ lòng trung thành với Tòa Thánh.
Còn phần những người Công Giáo từ chối tham gia tổ chức yêu nước vẫn khẳng định sự trung thành với Tòa Thánh Vatican và phải chịu đau khổ bị cưỡng bách qua hàng thập niên. Một số người trong Giáo Hội hầm trú vẫn còn nghĩ rằng ra đi đăng ký với nhà nước sẽ phản bội hoàn toàn đến những gì cha ông và cư dân mà họ đã chịu đau khổ, và một số cũng nghĩ rằng giáo hội được đăng ký vẫn chịu sự kiểm soát của chính quyền. Những người Công Giáo không đăng ký vẫn còn viện dẫn đến những văn từ chính thức từ Vatican vào năm 1988, và theo văn thư đó nói cho họ biết nên tránh tổ chức yêu nước.
Ngày nay, các giám mục được yêu cầu đăng ký với chính quyền và tham gia tổ chức yêu nước. Ít nhất là có một vị giám mục đã nói ngài sẽ đăng ký nhưng không tham gia tổ chức yêu nước. Hầu như tất cả các vị giám mục tại Hoa Lục tham gia tổ chức yêu nước đã xin hòa giải với Tòa Thánh Vatican.
Tại một số nơi ở Trung Quốc hiện nay, hình ảnh giữa 2 giáo hội yêu nước và hầm trú đã mờ dần.
Ông Jean-Paul Wiest, một nhà xã hội học và là một học giả tại Đại Học Bắc Kinh nói rằng, sự chia rẽ giữa hai giáo hội “không còn hiện hữu”. Thế nhưng, ông Wiest nói “trong một thành phố lớn như thế này, người ta đến và người ta đi” từ những cộng đoàn khác nhau.
Thí dụ, những chia rẽ giữa người Công Giáo tại tỉnh Thiểm Tây, thuộc Thành Phố Tây An, sự chia rẽ không mạnh mẽ như những nơi khác, giống như tại tỉnh Phúc Kiến thuộc Thành Phố Phúc Châu.
Giáo Phận Liêu Ninh thuộc Thành Phố Nam Xương chính thức có 120, 000 tín hữu Công Giáo đăng ký, nhưng tại đây cũng có những người Công Giáo không đăng ký. Theo nhiều nguồn tài liệu cho biết, bao lâu vị linh mục già thuộc Giáo Hội hầm trú chưa được Chúa cất về, những người Công Giáo không đăng ký họ sẽ không đi tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Tâm tại thành phố Thẩm Dương, nhưng học vẫn kéo đến tham dự thánh lễ tại một nguyện đường nhỏ do vị cha già này làm lễ. Cũng có nguồn tin cho biết rằng, đến ngày Chúa Nhật, một số gia đình cùng nhau đi lễ, nhưng họ lại chia làm hai, một số đến nguyện đường nhỏ còn những người khác thi đi tham dự tại nhà thờ Chánh Tòa.
Các Chủng Viện có đăng ký thường được sự trợ cấp của chính phủ, hẳn nhiên số tiền trợ cấp nhận được khác biệt nhau, có nơi nhận được nhiều hơn những chỗ khác. Và các chủng viện cũng tuyển nhận các đại chủng sinh khác nhau, có nơi chấp nhận các chủng sinh không đăng ký nhưng chỗ khác thì lại chấp nhận.
Tại Bắc Kinh, nền tảng đức tin thuộc 2 giáo hội giống nhau: “Chúng tôi cùng hiệp thông với giáo hội hoàn vũ” và “cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng”.
Nguồn tin cũng cho biết “thực sự để hiểu và sống trong tình huống tại Hoa Lục” và làm việc trong Giáo Hội “bạn phải biết cách hành xử đối với nhà nước, phải biết cách ứng xử với người Công Giáo và cuối cùng là phải biết cách giữ diện mạo của mình”.
Vào năm 2003, Đức Giám Mục Michael Phù Tiến Sang tại Bắc Kinh được tuyển chọn vào Ủy Ban Thường Trực trong Quốc Hội Nhân Dân. Vị giám mục không được Tòa Thánh chấp nhận, nhưng theo nhiều nguồn tin cho biết “trong tâm trí” ngài đang hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Và người ta cho biết rằng vị giám mục này là “một người rất tốt” và cho biết thêm tình thế tại Bắc Kinh rất phức tạp và người ta làm những gì có thể trong một chính thể.
Với những nguồn tin đó, một vị nữ tu tại một thành phố khác đã đồng ý và nữ tu nói: “Tôi luôn luôn nói ‘tôi có thể làm những gì chúng tôi có thể làm được'. Vâng đúng như thế, chúng tôi bị giới hạn, nhưng chúng tôi có thể làm rất nhiều điều chúng tôi có thể làm”.
Một vị trong Hội Truyền Giáo Bỉ Quốc, Cha Jeroom Heyndrickx, là người điều khiểu Học Viện Verbiest tại Đại Học Công Giáo ở Leuven tại Bỉ và là một trong những chuyên gia được chứng nhận cho nền Công Giáo tại Hoa Lục cho biết, ngài thấy trước được những khó khăn về mục vụ sau khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức công bố lá thư mục vụ gởi cho Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc.
Một câu hỏi khẩn thiết nhất là sự tham dự chung giữa người đăng ký và người không đăng ký trong cùng một Bí Tích Thánh Thể.
Nhiều “vị linh mục tại nhiều cộng đoàn thuộc Giáo Hội hầm trú vẫn giảng dạy rằng người Công Giáo khi đi tham dự Bí Tích Thánh Thể tại một cộng đoàn có đăng ký với nhà nước là phạm tội trọng và sẽ xa hỏa ngục”. Vì các linh mục này vẫn giữ lập trường tới văn thư “8 điều chỉ thị trên quan hệ với Trung Quốc” đã được ban hành vào năm 1988 bởi Đức Hồng Y Josef Tomko, lúc đó là Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo tại Vatican.
“Không một giám chức nào trong giáo hội dám đi ngược lại với văn kiện này, trong sự quan hệ đó một số người Công Giáo hầm trú đã đáp ứng một cách tích cự tới lời kêu gọi được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lập đi lập lại đến sự hòa giải”. Nhiều người kỳ vọng rằng lá thư mục vụ của Giáo Hoàng Biển Đức tới đây sẽ nói đến những chỉ thị này (chỉ thị trong văn thư của Bộ Truyền Giáo năm 1988) và cho nó đi vào dĩ vãng.
Cha Heyndricks cũng thêm rằng một cách tốt nhất là có thể so sánh Giáo Hội Công Giáo Hoa Lục với các vị tông đồ.
Thật vậy, “ khi Chúa Giêsu bị bắt, bị lên án và bị đóng đinh vào thập giá, mỗi vị tông đồ của Ngài phản ứng một cách khác nhau. Một số tiếp tục tin Ngài trong tâm hồn. Những người khác nghi ngờ và chắn chắn xấu hổ cho nên phải bỏ trốn”.
Cha cũng nhắc tới ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống khi các tông đồ và Đức Mẹ Maria cùng cầu nguyện chờ đợi Chúa Thánh Linh.
“Chỉ có Chúa Thánh Linh có thể thống nhất các ngài và thêm sức mạnh cho các ngài để vượt qua nhược điểm của mình. Như thế họ vươn lên trong Ngày Lễ Chúa Thánh Linh, trở thành cùng một giáo hội duy nhất, giảng dạy và tràn đầy lòng nhiệt huyết và đức tin. Thánh Phêrô đã thừa nhận đến yếu kém của mình trong đức tin trong thời gian bị thử thánh (trối Chúa 3 lần), nay trở thành một người lãnh đạo”.
Linh Mục Robert Schereiter thuộc Dòng Bảo Huyết trong Hội Thần Học Công Giáo tại Chicago- Hoa Kỳ bày tỏ rằng điều sâu thẳm nhất đến sự hiểu biết của người tín hữu Kitô về sự hòa giải nằm trong 2 điều quan trọng này:” sự hòa giải là hành động của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, nó không phải là một cái gì do chính chúng ta làm chủ; và cái thứ hai là sự hoà giải mang tất cả mọi nhóm tiến đến một chỗ mới”.
Trong văn thư vào ngày 28/3 nhận định trước những gì mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẽ gởi đi lá thư mục vụ cho Giáo Dân tại Hoa Lục, cha Schereiter viết: “Thiên Chúa sẽ dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo hầm trú và Giáo Hội công khai đăng ký không thể đượcquyết định bởi cả hai bên. Họ phải cởi mở đến hành động của Chúa phục sinh. Con đường đó sẽ là một mà nó không thể quên đi sự đau khổ trong quá khứ, nhưng sẽ làm cả hai phía tiến đến một sự tạo dựng mới. Tình yêu thẳm sâu của Giáo Hội và lòng trung thành với Đức Thánh Cha mà tất cả người Công Giáo tại Trung Quốc ấp ủ một cách thân yêu sẽ mang họ đến một chỗ mà niềm tin và niềm hy vọng của ho nơi Thiên Chúa, sẽ nói với họ như thế nào qua lời của Đức Thánh Cha”.
Bắc Kinh: Sau lễ Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ gởi một lá thư mục vụ tới Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc trong niềm hy vọng kêu gọi đến sự hòa giải và thống nhất giữa những người Công Giáo đăng ký với chính quyền và những người không đăng ký với chính quyền, đó là Giáo Hội yêu nưới và Giáo Hội hầm trú.
Tại nhiều nơi ở Hoa Lục có lẽ đã gây ấn tượng ngạc nhiên, thế nhưng với nhiều lý do tại nhiều vùng khác nhau.
Có tường trình cho biết một số linh mục và nữ tu không hề hay biết là có hơn một cộng đồng giáo hội cũng đang phát triển.
Linh Mục Giuse Xia Quingtian, linh mục giám học tại Đại Chủng Viện Liêu Ninh ở tỉnh Thẩm Duơng cho biết rằng: “Chúng tôi chỉ có một giáo hội trong làng chúng tôi, tất cả mọi người cùng đến một nhà thờ”.
Nữ tu Pauline Yu Chunjing, Bề Trên Dòng Đức Bà các Linh Hồn Thánh tại Bắc Kinh nói rằng giáo xứ của nữ tu tại quê Nangon thuộc tỉnh Hà Bắc thì không có một sự chia rẽ.
“Đối với riêng cá nhân tôi, tôi đã không biết tại đó có 2 giáo hội trước khi tôi vào Dòng”.
Nữ tu bày tỏ, nữ tu thích những lời của cố Giám Mục Anthony Lý Đốc An tại thành phố Tây An, ngài nói rằng Trung Quốc chỉ có một giáo hội, nhưng với “2 khuôn mặt diễn tả đức tin của chúng ta”.
Khi Hoa Lục bắt đầu cấm không cho giáo hội hoạt động vào cuối thập niên 1950, họ đã thành lập Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, mà các thành viên lúc ban đầu được yêu cầu khước từ sự quan hệ ràng buộc với Tòa Thánh Vatican. Nhiều người Công Giáo đã tham gia để cho thấy rằng họ cộng tác gần gũi với chính quyền và làm việc theo sự giới hạn của nó, thế nhưng vẫn tỏ lòng trung thành với Tòa Thánh.
Còn phần những người Công Giáo từ chối tham gia tổ chức yêu nước vẫn khẳng định sự trung thành với Tòa Thánh Vatican và phải chịu đau khổ bị cưỡng bách qua hàng thập niên. Một số người trong Giáo Hội hầm trú vẫn còn nghĩ rằng ra đi đăng ký với nhà nước sẽ phản bội hoàn toàn đến những gì cha ông và cư dân mà họ đã chịu đau khổ, và một số cũng nghĩ rằng giáo hội được đăng ký vẫn chịu sự kiểm soát của chính quyền. Những người Công Giáo không đăng ký vẫn còn viện dẫn đến những văn từ chính thức từ Vatican vào năm 1988, và theo văn thư đó nói cho họ biết nên tránh tổ chức yêu nước.
Ngày nay, các giám mục được yêu cầu đăng ký với chính quyền và tham gia tổ chức yêu nước. Ít nhất là có một vị giám mục đã nói ngài sẽ đăng ký nhưng không tham gia tổ chức yêu nước. Hầu như tất cả các vị giám mục tại Hoa Lục tham gia tổ chức yêu nước đã xin hòa giải với Tòa Thánh Vatican.
Tại một số nơi ở Trung Quốc hiện nay, hình ảnh giữa 2 giáo hội yêu nước và hầm trú đã mờ dần.
Ông Jean-Paul Wiest, một nhà xã hội học và là một học giả tại Đại Học Bắc Kinh nói rằng, sự chia rẽ giữa hai giáo hội “không còn hiện hữu”. Thế nhưng, ông Wiest nói “trong một thành phố lớn như thế này, người ta đến và người ta đi” từ những cộng đoàn khác nhau.
Thí dụ, những chia rẽ giữa người Công Giáo tại tỉnh Thiểm Tây, thuộc Thành Phố Tây An, sự chia rẽ không mạnh mẽ như những nơi khác, giống như tại tỉnh Phúc Kiến thuộc Thành Phố Phúc Châu.
Giáo Phận Liêu Ninh thuộc Thành Phố Nam Xương chính thức có 120, 000 tín hữu Công Giáo đăng ký, nhưng tại đây cũng có những người Công Giáo không đăng ký. Theo nhiều nguồn tài liệu cho biết, bao lâu vị linh mục già thuộc Giáo Hội hầm trú chưa được Chúa cất về, những người Công Giáo không đăng ký họ sẽ không đi tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Tâm tại thành phố Thẩm Dương, nhưng học vẫn kéo đến tham dự thánh lễ tại một nguyện đường nhỏ do vị cha già này làm lễ. Cũng có nguồn tin cho biết rằng, đến ngày Chúa Nhật, một số gia đình cùng nhau đi lễ, nhưng họ lại chia làm hai, một số đến nguyện đường nhỏ còn những người khác thi đi tham dự tại nhà thờ Chánh Tòa.
Các Chủng Viện có đăng ký thường được sự trợ cấp của chính phủ, hẳn nhiên số tiền trợ cấp nhận được khác biệt nhau, có nơi nhận được nhiều hơn những chỗ khác. Và các chủng viện cũng tuyển nhận các đại chủng sinh khác nhau, có nơi chấp nhận các chủng sinh không đăng ký nhưng chỗ khác thì lại chấp nhận.
Tại Bắc Kinh, nền tảng đức tin thuộc 2 giáo hội giống nhau: “Chúng tôi cùng hiệp thông với giáo hội hoàn vũ” và “cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng”.
Nguồn tin cũng cho biết “thực sự để hiểu và sống trong tình huống tại Hoa Lục” và làm việc trong Giáo Hội “bạn phải biết cách hành xử đối với nhà nước, phải biết cách ứng xử với người Công Giáo và cuối cùng là phải biết cách giữ diện mạo của mình”.
Vào năm 2003, Đức Giám Mục Michael Phù Tiến Sang tại Bắc Kinh được tuyển chọn vào Ủy Ban Thường Trực trong Quốc Hội Nhân Dân. Vị giám mục không được Tòa Thánh chấp nhận, nhưng theo nhiều nguồn tin cho biết “trong tâm trí” ngài đang hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Và người ta cho biết rằng vị giám mục này là “một người rất tốt” và cho biết thêm tình thế tại Bắc Kinh rất phức tạp và người ta làm những gì có thể trong một chính thể.
Với những nguồn tin đó, một vị nữ tu tại một thành phố khác đã đồng ý và nữ tu nói: “Tôi luôn luôn nói ‘tôi có thể làm những gì chúng tôi có thể làm được'. Vâng đúng như thế, chúng tôi bị giới hạn, nhưng chúng tôi có thể làm rất nhiều điều chúng tôi có thể làm”.
Một vị trong Hội Truyền Giáo Bỉ Quốc, Cha Jeroom Heyndrickx, là người điều khiểu Học Viện Verbiest tại Đại Học Công Giáo ở Leuven tại Bỉ và là một trong những chuyên gia được chứng nhận cho nền Công Giáo tại Hoa Lục cho biết, ngài thấy trước được những khó khăn về mục vụ sau khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức công bố lá thư mục vụ gởi cho Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc.
Một câu hỏi khẩn thiết nhất là sự tham dự chung giữa người đăng ký và người không đăng ký trong cùng một Bí Tích Thánh Thể.
Nhiều “vị linh mục tại nhiều cộng đoàn thuộc Giáo Hội hầm trú vẫn giảng dạy rằng người Công Giáo khi đi tham dự Bí Tích Thánh Thể tại một cộng đoàn có đăng ký với nhà nước là phạm tội trọng và sẽ xa hỏa ngục”. Vì các linh mục này vẫn giữ lập trường tới văn thư “8 điều chỉ thị trên quan hệ với Trung Quốc” đã được ban hành vào năm 1988 bởi Đức Hồng Y Josef Tomko, lúc đó là Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo tại Vatican.
“Không một giám chức nào trong giáo hội dám đi ngược lại với văn kiện này, trong sự quan hệ đó một số người Công Giáo hầm trú đã đáp ứng một cách tích cự tới lời kêu gọi được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lập đi lập lại đến sự hòa giải”. Nhiều người kỳ vọng rằng lá thư mục vụ của Giáo Hoàng Biển Đức tới đây sẽ nói đến những chỉ thị này (chỉ thị trong văn thư của Bộ Truyền Giáo năm 1988) và cho nó đi vào dĩ vãng.
Cha Heyndricks cũng thêm rằng một cách tốt nhất là có thể so sánh Giáo Hội Công Giáo Hoa Lục với các vị tông đồ.
Thật vậy, “ khi Chúa Giêsu bị bắt, bị lên án và bị đóng đinh vào thập giá, mỗi vị tông đồ của Ngài phản ứng một cách khác nhau. Một số tiếp tục tin Ngài trong tâm hồn. Những người khác nghi ngờ và chắn chắn xấu hổ cho nên phải bỏ trốn”.
Cha cũng nhắc tới ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống khi các tông đồ và Đức Mẹ Maria cùng cầu nguyện chờ đợi Chúa Thánh Linh.
“Chỉ có Chúa Thánh Linh có thể thống nhất các ngài và thêm sức mạnh cho các ngài để vượt qua nhược điểm của mình. Như thế họ vươn lên trong Ngày Lễ Chúa Thánh Linh, trở thành cùng một giáo hội duy nhất, giảng dạy và tràn đầy lòng nhiệt huyết và đức tin. Thánh Phêrô đã thừa nhận đến yếu kém của mình trong đức tin trong thời gian bị thử thánh (trối Chúa 3 lần), nay trở thành một người lãnh đạo”.
Linh Mục Robert Schereiter thuộc Dòng Bảo Huyết trong Hội Thần Học Công Giáo tại Chicago- Hoa Kỳ bày tỏ rằng điều sâu thẳm nhất đến sự hiểu biết của người tín hữu Kitô về sự hòa giải nằm trong 2 điều quan trọng này:” sự hòa giải là hành động của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, nó không phải là một cái gì do chính chúng ta làm chủ; và cái thứ hai là sự hoà giải mang tất cả mọi nhóm tiến đến một chỗ mới”.
Trong văn thư vào ngày 28/3 nhận định trước những gì mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức sẽ gởi đi lá thư mục vụ cho Giáo Dân tại Hoa Lục, cha Schereiter viết: “Thiên Chúa sẽ dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo hầm trú và Giáo Hội công khai đăng ký không thể đượcquyết định bởi cả hai bên. Họ phải cởi mở đến hành động của Chúa phục sinh. Con đường đó sẽ là một mà nó không thể quên đi sự đau khổ trong quá khứ, nhưng sẽ làm cả hai phía tiến đến một sự tạo dựng mới. Tình yêu thẳm sâu của Giáo Hội và lòng trung thành với Đức Thánh Cha mà tất cả người Công Giáo tại Trung Quốc ấp ủ một cách thân yêu sẽ mang họ đến một chỗ mà niềm tin và niềm hy vọng của ho nơi Thiên Chúa, sẽ nói với họ như thế nào qua lời của Đức Thánh Cha”.