LONDON -- Tờ Daily Mail bên Anh quốc trong tuần vừa qua đã đưa tin rằng một trường học Anh quốc đã ra lệnh cấm các học sinh Kitô giáo không được mang những chiến nhấn biểu tượng niềm tin của các thiếu nữ vào việc sống khiết tịnh trước khi lập gia đình. Các thiếu nữ trung học này đã được lệnh phải bỏ “những chiếc nhẫn trinh khiết” vì họ vi phạm chính sách trang phục của trường Millais ở West Sussex, chỉ được mang bông tai nhỏ mà thôi.
Do đó em Lydia Playfoot, một thiếu nữ Anh đệ đơn lên tòa án ở London, kiện nhà trường về việc không cho phép cho đeo nhẫn trinh khiết. Em Lydia nói rằng em đeo nhẫn là để thể hiện cam kết tôn giáo và việc nhà trường cấm đoán là vi phạm nhân quyền.
Nếu vụ kiện thành công, Playfoot sẽ là người đặt ra tiền lệ để xét xử về việc các đồ vật tùy thân được coi là biểu hiện của văn hóa hay tôn giáo. Vụ việc này khiến người ta nhớ lại hồi năm ngoái, một nhân viên hãng British Airways bị cấm đeo hình thánh giá khi đi làm. British Airways cuối cùng phải bỏ lệnh cấm.
Các gia đình của các thiếu nữ lý luận rằng những chiếc nhẫn làm bằng bạc cốt ý chí cho các em đang hoàn thành một khóa học của Giáo hội về khiết tịnh, là biểu hiệy ý nghĩa về niềm tin tôn giáo chính trực.
Cha mẹ các em cũng lý luận rằng nhà trường cho phép các thiếu nữ thuộc Hồi giáo và đạo Sikh được đội khăn đầu mà cấm các chiếc nhẫn trinh là điều vô lý và kì thị.
Em Lydia Playfoots đã từng đeo nhẫn này từ năm 2004 cho đến nay. Nhưng gần đây nhiều bạn gái khác cũng bắt chước đeo nhẫn này nên nhà trường chú ý và đã cấm các em đeo nhẫn này.
Em Lydia phá biểu rằng: "Chiếc nhẫn của em là biểu tượng niềm tin tôn giáo của em. Em nghĩ là một Kitô hữu, nhẫn này nói cho em biết chúng em phải giữ mình trong trắng khỏi những tội về dục tính và đeo nhẫn là một cách tốt để nói lên lập trường này”.
Phong trào Nhẫn Trinh Khiết được phát động bởi ông Denny Pattyn ở Yuma, biểu bang Arizona,vào năm 1995. Ông là Cha của 3 con gái. Ông đưa ra chiến dịch này khi nhận thấy rằng tại thành phố Yuma có con số phần trăm thiếu nữ mang thai cao nhất ở Arizona.
Chiếu nhẫn được khắc một câu Kinh Thánh trích từ thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Thessalonians (Thes 4: 3-4) nói như sau: " Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết sống cách thánh thiện và trong danh dự”.
Hiện nay tại Hoa Kỳ và Anh quốc có tới 20,000 thanh niên thiếu nữ ký tên tham gia vào phong trào đeo nhẫn này.
Em Lydia Playfoot |
Nếu vụ kiện thành công, Playfoot sẽ là người đặt ra tiền lệ để xét xử về việc các đồ vật tùy thân được coi là biểu hiện của văn hóa hay tôn giáo. Vụ việc này khiến người ta nhớ lại hồi năm ngoái, một nhân viên hãng British Airways bị cấm đeo hình thánh giá khi đi làm. British Airways cuối cùng phải bỏ lệnh cấm.
Lydia Playfoot và các bạn cùng đeo nhẫn |
Cha mẹ các em cũng lý luận rằng nhà trường cho phép các thiếu nữ thuộc Hồi giáo và đạo Sikh được đội khăn đầu mà cấm các chiếc nhẫn trinh là điều vô lý và kì thị.
Em Lydia Playfoots đã từng đeo nhẫn này từ năm 2004 cho đến nay. Nhưng gần đây nhiều bạn gái khác cũng bắt chước đeo nhẫn này nên nhà trường chú ý và đã cấm các em đeo nhẫn này.
Em Lydia phá biểu rằng: "Chiếc nhẫn của em là biểu tượng niềm tin tôn giáo của em. Em nghĩ là một Kitô hữu, nhẫn này nói cho em biết chúng em phải giữ mình trong trắng khỏi những tội về dục tính và đeo nhẫn là một cách tốt để nói lên lập trường này”.
Phong trào Nhẫn Trinh Khiết được phát động bởi ông Denny Pattyn ở Yuma, biểu bang Arizona,vào năm 1995. Ông là Cha của 3 con gái. Ông đưa ra chiến dịch này khi nhận thấy rằng tại thành phố Yuma có con số phần trăm thiếu nữ mang thai cao nhất ở Arizona.
Chiếu nhẫn được khắc một câu Kinh Thánh trích từ thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Thessalonians (Thes 4: 3-4) nói như sau: " Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết sống cách thánh thiện và trong danh dự”.
Hiện nay tại Hoa Kỳ và Anh quốc có tới 20,000 thanh niên thiếu nữ ký tên tham gia vào phong trào đeo nhẫn này.