Cô dâu & Công nhân Việt Nam tại Đài Loan: Hiện tượng bùng nổ khi nào?



Cô dâu Việt Nam, Ảnh Nguyễn Trung Tây
Em lạc loài đất khách,

Em lạ lẫm xứ người,

Em đi không ai nhớ.

Em về chẳng ai trông.


Trong phần phỏng vấn một người công nhân Việt Nam tại Đài Loan do trung tâm Vân Sơn thực hiện trong số chủ đề 36 Vân Sơn in Taiwan, người công nhân cho biết anh đã phải trả một số tiền 7000 đô cho visa nhập cảnh Đài Loan theo chương trình lao động xuất khẩu. Nếu đọc phóng sự đặc biệt Bên Ni Bên Nớ do tác giả thực hiện vào tháng 9 năm 2005, bạn đọc sẽ nhận ra số tiền để trả cho những công ty môi giới trước năm 2005 là khoảng 1500 đô la. Thật không thể ngờ, chỉ trong vòng hai năm, con số 1500 đã nhảy vọt, cộng vào thêm 5500 đô nữa!

Nếu phong trào công nhân Việt Nam tại Đài Loan còn tiếp tục, không biết vào năm 2009, người dân Việt sẽ phải trả thêm bao nhiêu ngàn đô la nữa để có được một tờ giấy visa đi làm công nhân bên xứ Đài?

Hiện tượng công nhân và cô dâu Việt Nam tiếp tục trở thành một nỗi đau cho người Việt Nam. Người bên trong Việt Nam vẫn không ý thức rõ thực trạng xã hội Đài Loan, cho nên tiếp tục liều lĩnh cầm nhà cầm đất để kiếm visa đi sang Đài Loan làm công nhân. Cứ thế, người này nối tiếp người kia tấp nập rời bỏ quê hương đặt chân lên phi trường Đài Bắc, khiến nỗi đau Việt Nam tiếp tục mưng mủ làm độc sưng tấy đỏ cả một khoảng thịt da Việt Nam. Nhưng hiện tượng công nhân và cô dâu Việt Nam thật sự ra đã bất đầu khi nào? Ai là những người đầu tiên đã đặt chân lên đất Đài Loan qua diện công nhân? Vào thời gian đầu tiên khi phong trào mới bùng nổ, khi công nhân Việt Nam gặp khó khăn, bị chủ nhân đối xử bất công, ngoài LM Hùng, ai là những người cũng đã góp những bàn tay nhằm xoa dịu những vết đau Việt Nam.

Xin đón đọc Phóng sự Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan: Hiện Tượng Bùng Nổ Khi Nào? đăng trong Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu số 148, tháng 7, năm 2007. Phóng sự Hiện Tượng Bùng Nổ Khi Nào? do phóng viên Dân Chúa Úc Châu phỏng vấn LM Nguyễn Văn Hùng tại thành phố Đào Viên và LM Nguyễn Mai Sơn ở thành phố Gia Nghĩa về những ngày đầu tiên của thập niên 90, khi người Việt Nam từ Hố Nai đặt chân lên đất Đài theo diện Thực Tập Viên, nhưng thật sự ra họ cũng chẳng được học hỏi chi, ngoại trừ bị chủ nhân của hãng ép buộc bắt phải làm tăng ca liên tục một ngày 16, 18 tiếng, một tuần 7 ngày, cứ thế liên tục...

www.nguyentrungtay.com