CHỦ NHẬT 20 C THƯỜNG NIÊN
Qua bài Phúc Âm chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu công bố, “Ta đã đến ném lửa xuống đất, và nào Ta ước mong gì, nếu nó đã được nhen lên…” (Lc. 12:49) quả là ngược lại với tất cả những gì chúng ta đã được dạy dỗ và đồng thời quan niệm xưa nay về Ngài.
Chúng ta được dạy rằng Chúa Giêsu giáng trần để chuộc tội nhân loại… dựa theo nghĩa đen nơi Phúc Âm Gioan đã được viết, “Vì Thiên Chúa quá yêu mến thế gian đến đỗi đã thí ban Người Con Một, ngõ hầu phàm ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi nhưng được có sự sống đời đời” (Gn. 3:16), hoặc cũng nơi Phúc Am Gioan đoạn 15, câu 13 được viết, “Không ai có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” Ngược lại và rõ ràng hơn nữa, Đức Giêsu đoan chắc, “Các ngươi nghĩ: Ta xuất hiện để ban bình an trên mặt đất ư ? Không đâu! Ta bảo các ngươi, không gì khác ngoài sự chia rẽ! Vì từ nay, trong một nhà có năm người, sẽ có chia rẽ ba với hai, hai với ba. Họ sẽ chia rẽ với nhau, cha với con, con với cha; mẹ với con gái, con gái với mẹ; mẹ chồng với nàng dâu, nàng dâu với mẹ chồng” (Lc. 12:51-53; bản dịch NT Thuấn).
Bao nhiêu sách vở của các nhà thần học kinh điển dày công sức lý luận, dùi mài khảo cứu về một Nước Thiên Chúa bao gồm bác ái, yêu thương, công bình, hy vọng được kể như bị đổ xuống sông xuống biển vì mấy câu nơi bài Phúc Âm tuần này. Dẫu chẳng cần sức học giỏi giang, uyên bác, dẫu không theo đạo nào, hoặc không bao giờ đặt vấn đề mình sống để làm gì, bất cứ ai cũng có thể hiểu một cách minh bạch lời tuyên bố của Đức Giêsu qua bài Phúc Âm. Ngài đến không phải để thoả mãn những ước vọng thế tục loài người. Thử hỏi, một người với tâm hồn như rắn rết thì mơ ước bác ái yêu thương nơi họ? làm sao lại có thể trở nên hiện thực được!
Xét như thế, chúng ta cần tự hỏi tại sao Đức Giêsu dám đương đường công bố điều không ai muốn nghe, nếu không muốn nói là cố ý lờ đi. Tại sao những nhà thuyết giảng uyên bác, cao siêu từ ngàn xưa đến nay không dám đối diện với đôi chữ mộc mạc, đơn thuần, không ẩn ý nhưng đã và đang thách đố bao thế hệ từ hai ngàn năm qua? Để ít nhất có thể giải quyết khúc mắc về lời rao giảng nghịch thường đối với quan niệm thế tục, chúng ta cần tìm lại nơi Phúc Âm về mục đích cuộc đời của Đức Giêsu.
Tôi muốn nói hãy tìm hiểu xem Đức Giêsu nói gì về thực thể giáng trần của Ngài thay vì hùa theo người khác bảo Ngài thế này, Ngài thế kia.
Chúng ta tin theo Đức Giêsu, chúng ta cần biết Ngài nói gì và nói thế nào bởi bất cứ ai nói về Ngài đều không phải Ngài nói. Nơi Phúc Âm Đức Giêsu dạy, “Đàng và sự thật, sự sống, chính là Ta! Không ai đến với Cha mà lại không nhờ Ta” (Gioan 14:6) nên Ngài quở trách những ai đã lừa dụ dân Chúa, “Khốn cho các ngươi, luật sĩ, các ngươi cất đi chì khóa mở đàng hiểu biết! Chính các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại ngăn cản” (Lc. 11:52). Thư thứ nhất gửi giáo đoàn Thessalonia, đoạn 5 câu 19 đến câu 21 cũng khuyên chúng ta, “Đừng dập tắt Thần Khí! Đừng khinh thị các ơn tiên tri! Nhưng hãy nghiệm xét mọi sự; điều gì lành hãy giữ lấy! Hãy kỵ điều dữ bất cứ dưới hình thức nào.” Nơi đoạn 2 câu 8 của thư gửi Côlôsê được nói rõ hơn, “Hãy coi chừng đừng để ai lấy cách vật trí tri làm mồi rỗng tuếch đánh bã anh em, thể theo truyền thống người phàm, thể theo nhân tố trần gian, chứ không theo Đức Kitô.”
Đọc nơi Phúc Âm thánh Luca, đoạn 4, câu 43 được viết, “Nhưng Ngài bảo họ: ‘Ta còn phải đem tin mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, chính vì thế mà Ta đã được sai đến. Và Ngài đã rao giảng trong các hội đường nước Yuđê.” Như vậy, rõ ràng mục đích nhập thể của Chúa Giêsu là rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, Tin Mừng Nước Trời. Vậy Tin Mừng Nước Trời là gì và tại sao khiến những ai tin theo lời giảng dạy của Ngài trở nên phân rẽ.
Ai cũng đều nhận thức được Thiên Chúa là cội nguồn mọi sự hiện hữu vì ngoài Thiên Chúa sẽ chẳng có sự hiện hữu hữu hình cũng như vô hình. Như vậy, Thiên Chúa hiện diện nơi mọi vật, mọi loài, từ tư tưởng, ý nghĩ, ước muốn, ước mơ, tham vọng vô hình đến những sự vật hữu hình như cát đá, cây cỏ, thú vật, loài người. Thiên Chúa hiện diện nơi mọi sự; Thiên Chúa hiện diện nơi mỗi người chúng ta. Như vậy lẽ đương nhiên, Thiên Chúa ở khắp mọi nơi và như thế Nước Thiên Chúa, Nước Trời là chính Ngài. Nước Thiên Chúa là chính Thiên Chúa. Nhận thức này dẫn đến thực thể giáng trần của Chúa Giêsu, “Này, nữ trinh sẽ thụ thai và sinh con và người ta sẽ gọi tên Ngài là Emmanuel, dịch được là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi” (Mt. 1:23).
Chúng ta mệnh danh ai đó giữ nhiệm vụ cai quản, cầm đầu một quốc gia là tổng thống nơi đất nước tự do dân cử vì người đó giữ nhiệm vụ của một tổng thống. Như thế, tổng thống là danh hiệu của người lãnh nhiệm vụ đứng đầu quốc gia. Xét nơi câu, “Và người ta sẽ gọi tên Ngài là Emmanuel, dịch được là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi.” Emmanuel là danh hiệu của Đức Giêsu. Tên của Ngài là Giêsu; danh hiệu của Ngài là Emmanuel. Như vậy, Đức Giêsu mang nhiệm vụ rao giảng Thiên Chúa ở cùng chúng tôi; Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thế ra Tin Mừng Nước Trời Đức Giêsu rao giảng đã hai ngàn năm qua chính là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Có điều hơi lạ từ xưa tới nay, ngay thời điểm khởi đầu của bất cứ nghi thức Công Giáo nào, các cụ sáu, linh mục, giám mục… đều tuyên dương Tin Mừng Đức Giêsu rao giảng nhưng lại chẳng được mấy ai để ý… Quả là lạ lùng! Phỏng chúng ta không dám để ý bởi chính vì rao giảng như thế, Đức Giêsu đã bị quân Giurêu kết án là phạm thượng nên bị vác thánh giá và đem đi đóng đanh! Ngược lại, chúng ta tuyên xưng mình là con cái Thiên Chúa thì gốc gác bắt nguồn từ đâu ra?
Sự phân rẽ giữa những người thân thiết bắt nguồn từ sự thể dám hoặc không dám chấp nhận thực thể Tin Mừng Nước Trời do Đức Giêsu rao giảng. Nếu thực sự nghiệm chứng và dám sống trong thực thể Thiên Chúa đang hiện diện nơi mình, một người sẽ nhận thực và sống thực sự thể chính Thiên Chúa đang hoạt động qua mình; mình là phương tiện cho Thiên Chúa hoạt động từ ý nghĩ, lời nói, thái độ, nhận định… Chẳng có gì được gọi là mình nữa mà chính Chúa đang hoạt động nơi mình; mình chỉ là công cụ. Và như vậy, ứng với lời Kinh Thánh, “Trong các tiên tri đã có viết: Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa. Phàm ai nghe và học nơi Cha thì sẽ đến với Ta” (Gn. 6:45). Lời Chúa qua Phúc Am Gioan công bố, “Lúc khởi nguyên đã có Lời, và Lời ở nơi thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa, Ngài đã có lúc khởi nguyên nơi Thiên Chúa. Mọi sự đã nhờ Ngài mà thành sự, không Ngài thì không gì đã thành sự…” (Gn. 1:1-3); bởi đó chúng ta thường nói chúng ta, mọi người từ Thiên Chúa mà ra. Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh; Ngài là cội nguồn mọi sự thánh thiện; Ngài chính là sự thánh thiện. Chúng ta phát xuất từ Thiên Chúa… gốc của chúng ta là sự thánh thiện của Thiên Chúa… và vì không dám chấp nhận thực thể thánh thiện nơi mình, chúng ta đã sử dụng sai sự thánh thiện, biến sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi mình thành sự tội lỗi. Thế nên tội lỗi là sự sử dụng sai lầm sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi mình. Có thể nói, tội lỗi không có cội nguồn mà gốc gác tội lỗi chính là sự sử dụng sai lầm sự thánh thiện của Thiên Chúa từng giây từng phút đang hoạt động, chuyển vận nơi mỗi người chúng ta.
Xét như thế, sự phân rẽ, đối nghịch của những thành phần thân thiết nơi gia đình hay bất cứ đâu bắt nguồn từ sự thể nghiệm và không nhận biết Tin Mừng Nước Trời do Đức Giêsu rao giảng. Một đàng sống thực nghiệm sự thể Thiên Chúa đang hiện diện nơi mình từng giây từng phút, đàng khác sống theo quan niệm về một Thiên Chúa giống như vị thần ngu ngơ ngự trị nơi cõi tắp tít xa vời nào đó để mình tha hồ lạm dụng hoặc hối lộ chút ít hầu lừa đảo để đạt được ham muốn theo ý thích hoặc vượt qua được sự sợ hãi mơ hồ bởi không dám thực nghiệm câu Phúc Am, “Và nếu tay ngươi làm ngươi vấp phạm thì hãy chặt nó đi, thà ngươi cụt tay mà vào sự sống còn hơn là có hai tay mà sa vào hỏa ngục, vào lửa không hề tắt” (Mc. 9:43).
Qua bài Phúc Âm chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu công bố, “Ta đã đến ném lửa xuống đất, và nào Ta ước mong gì, nếu nó đã được nhen lên…” (Lc. 12:49) quả là ngược lại với tất cả những gì chúng ta đã được dạy dỗ và đồng thời quan niệm xưa nay về Ngài.
Chúng ta được dạy rằng Chúa Giêsu giáng trần để chuộc tội nhân loại… dựa theo nghĩa đen nơi Phúc Âm Gioan đã được viết, “Vì Thiên Chúa quá yêu mến thế gian đến đỗi đã thí ban Người Con Một, ngõ hầu phàm ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi nhưng được có sự sống đời đời” (Gn. 3:16), hoặc cũng nơi Phúc Am Gioan đoạn 15, câu 13 được viết, “Không ai có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” Ngược lại và rõ ràng hơn nữa, Đức Giêsu đoan chắc, “Các ngươi nghĩ: Ta xuất hiện để ban bình an trên mặt đất ư ? Không đâu! Ta bảo các ngươi, không gì khác ngoài sự chia rẽ! Vì từ nay, trong một nhà có năm người, sẽ có chia rẽ ba với hai, hai với ba. Họ sẽ chia rẽ với nhau, cha với con, con với cha; mẹ với con gái, con gái với mẹ; mẹ chồng với nàng dâu, nàng dâu với mẹ chồng” (Lc. 12:51-53; bản dịch NT Thuấn).
Bao nhiêu sách vở của các nhà thần học kinh điển dày công sức lý luận, dùi mài khảo cứu về một Nước Thiên Chúa bao gồm bác ái, yêu thương, công bình, hy vọng được kể như bị đổ xuống sông xuống biển vì mấy câu nơi bài Phúc Âm tuần này. Dẫu chẳng cần sức học giỏi giang, uyên bác, dẫu không theo đạo nào, hoặc không bao giờ đặt vấn đề mình sống để làm gì, bất cứ ai cũng có thể hiểu một cách minh bạch lời tuyên bố của Đức Giêsu qua bài Phúc Âm. Ngài đến không phải để thoả mãn những ước vọng thế tục loài người. Thử hỏi, một người với tâm hồn như rắn rết thì mơ ước bác ái yêu thương nơi họ? làm sao lại có thể trở nên hiện thực được!
Xét như thế, chúng ta cần tự hỏi tại sao Đức Giêsu dám đương đường công bố điều không ai muốn nghe, nếu không muốn nói là cố ý lờ đi. Tại sao những nhà thuyết giảng uyên bác, cao siêu từ ngàn xưa đến nay không dám đối diện với đôi chữ mộc mạc, đơn thuần, không ẩn ý nhưng đã và đang thách đố bao thế hệ từ hai ngàn năm qua? Để ít nhất có thể giải quyết khúc mắc về lời rao giảng nghịch thường đối với quan niệm thế tục, chúng ta cần tìm lại nơi Phúc Âm về mục đích cuộc đời của Đức Giêsu.
Tôi muốn nói hãy tìm hiểu xem Đức Giêsu nói gì về thực thể giáng trần của Ngài thay vì hùa theo người khác bảo Ngài thế này, Ngài thế kia.
Chúng ta tin theo Đức Giêsu, chúng ta cần biết Ngài nói gì và nói thế nào bởi bất cứ ai nói về Ngài đều không phải Ngài nói. Nơi Phúc Âm Đức Giêsu dạy, “Đàng và sự thật, sự sống, chính là Ta! Không ai đến với Cha mà lại không nhờ Ta” (Gioan 14:6) nên Ngài quở trách những ai đã lừa dụ dân Chúa, “Khốn cho các ngươi, luật sĩ, các ngươi cất đi chì khóa mở đàng hiểu biết! Chính các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại ngăn cản” (Lc. 11:52). Thư thứ nhất gửi giáo đoàn Thessalonia, đoạn 5 câu 19 đến câu 21 cũng khuyên chúng ta, “Đừng dập tắt Thần Khí! Đừng khinh thị các ơn tiên tri! Nhưng hãy nghiệm xét mọi sự; điều gì lành hãy giữ lấy! Hãy kỵ điều dữ bất cứ dưới hình thức nào.” Nơi đoạn 2 câu 8 của thư gửi Côlôsê được nói rõ hơn, “Hãy coi chừng đừng để ai lấy cách vật trí tri làm mồi rỗng tuếch đánh bã anh em, thể theo truyền thống người phàm, thể theo nhân tố trần gian, chứ không theo Đức Kitô.”
Đọc nơi Phúc Âm thánh Luca, đoạn 4, câu 43 được viết, “Nhưng Ngài bảo họ: ‘Ta còn phải đem tin mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, chính vì thế mà Ta đã được sai đến. Và Ngài đã rao giảng trong các hội đường nước Yuđê.” Như vậy, rõ ràng mục đích nhập thể của Chúa Giêsu là rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, Tin Mừng Nước Trời. Vậy Tin Mừng Nước Trời là gì và tại sao khiến những ai tin theo lời giảng dạy của Ngài trở nên phân rẽ.
Ai cũng đều nhận thức được Thiên Chúa là cội nguồn mọi sự hiện hữu vì ngoài Thiên Chúa sẽ chẳng có sự hiện hữu hữu hình cũng như vô hình. Như vậy, Thiên Chúa hiện diện nơi mọi vật, mọi loài, từ tư tưởng, ý nghĩ, ước muốn, ước mơ, tham vọng vô hình đến những sự vật hữu hình như cát đá, cây cỏ, thú vật, loài người. Thiên Chúa hiện diện nơi mọi sự; Thiên Chúa hiện diện nơi mỗi người chúng ta. Như vậy lẽ đương nhiên, Thiên Chúa ở khắp mọi nơi và như thế Nước Thiên Chúa, Nước Trời là chính Ngài. Nước Thiên Chúa là chính Thiên Chúa. Nhận thức này dẫn đến thực thể giáng trần của Chúa Giêsu, “Này, nữ trinh sẽ thụ thai và sinh con và người ta sẽ gọi tên Ngài là Emmanuel, dịch được là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi” (Mt. 1:23).
Chúng ta mệnh danh ai đó giữ nhiệm vụ cai quản, cầm đầu một quốc gia là tổng thống nơi đất nước tự do dân cử vì người đó giữ nhiệm vụ của một tổng thống. Như thế, tổng thống là danh hiệu của người lãnh nhiệm vụ đứng đầu quốc gia. Xét nơi câu, “Và người ta sẽ gọi tên Ngài là Emmanuel, dịch được là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi.” Emmanuel là danh hiệu của Đức Giêsu. Tên của Ngài là Giêsu; danh hiệu của Ngài là Emmanuel. Như vậy, Đức Giêsu mang nhiệm vụ rao giảng Thiên Chúa ở cùng chúng tôi; Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thế ra Tin Mừng Nước Trời Đức Giêsu rao giảng đã hai ngàn năm qua chính là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Có điều hơi lạ từ xưa tới nay, ngay thời điểm khởi đầu của bất cứ nghi thức Công Giáo nào, các cụ sáu, linh mục, giám mục… đều tuyên dương Tin Mừng Đức Giêsu rao giảng nhưng lại chẳng được mấy ai để ý… Quả là lạ lùng! Phỏng chúng ta không dám để ý bởi chính vì rao giảng như thế, Đức Giêsu đã bị quân Giurêu kết án là phạm thượng nên bị vác thánh giá và đem đi đóng đanh! Ngược lại, chúng ta tuyên xưng mình là con cái Thiên Chúa thì gốc gác bắt nguồn từ đâu ra?
Sự phân rẽ giữa những người thân thiết bắt nguồn từ sự thể dám hoặc không dám chấp nhận thực thể Tin Mừng Nước Trời do Đức Giêsu rao giảng. Nếu thực sự nghiệm chứng và dám sống trong thực thể Thiên Chúa đang hiện diện nơi mình, một người sẽ nhận thực và sống thực sự thể chính Thiên Chúa đang hoạt động qua mình; mình là phương tiện cho Thiên Chúa hoạt động từ ý nghĩ, lời nói, thái độ, nhận định… Chẳng có gì được gọi là mình nữa mà chính Chúa đang hoạt động nơi mình; mình chỉ là công cụ. Và như vậy, ứng với lời Kinh Thánh, “Trong các tiên tri đã có viết: Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa. Phàm ai nghe và học nơi Cha thì sẽ đến với Ta” (Gn. 6:45). Lời Chúa qua Phúc Am Gioan công bố, “Lúc khởi nguyên đã có Lời, và Lời ở nơi thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa, Ngài đã có lúc khởi nguyên nơi Thiên Chúa. Mọi sự đã nhờ Ngài mà thành sự, không Ngài thì không gì đã thành sự…” (Gn. 1:1-3); bởi đó chúng ta thường nói chúng ta, mọi người từ Thiên Chúa mà ra. Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh; Ngài là cội nguồn mọi sự thánh thiện; Ngài chính là sự thánh thiện. Chúng ta phát xuất từ Thiên Chúa… gốc của chúng ta là sự thánh thiện của Thiên Chúa… và vì không dám chấp nhận thực thể thánh thiện nơi mình, chúng ta đã sử dụng sai sự thánh thiện, biến sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi mình thành sự tội lỗi. Thế nên tội lỗi là sự sử dụng sai lầm sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi mình. Có thể nói, tội lỗi không có cội nguồn mà gốc gác tội lỗi chính là sự sử dụng sai lầm sự thánh thiện của Thiên Chúa từng giây từng phút đang hoạt động, chuyển vận nơi mỗi người chúng ta.
Xét như thế, sự phân rẽ, đối nghịch của những thành phần thân thiết nơi gia đình hay bất cứ đâu bắt nguồn từ sự thể nghiệm và không nhận biết Tin Mừng Nước Trời do Đức Giêsu rao giảng. Một đàng sống thực nghiệm sự thể Thiên Chúa đang hiện diện nơi mình từng giây từng phút, đàng khác sống theo quan niệm về một Thiên Chúa giống như vị thần ngu ngơ ngự trị nơi cõi tắp tít xa vời nào đó để mình tha hồ lạm dụng hoặc hối lộ chút ít hầu lừa đảo để đạt được ham muốn theo ý thích hoặc vượt qua được sự sợ hãi mơ hồ bởi không dám thực nghiệm câu Phúc Am, “Và nếu tay ngươi làm ngươi vấp phạm thì hãy chặt nó đi, thà ngươi cụt tay mà vào sự sống còn hơn là có hai tay mà sa vào hỏa ngục, vào lửa không hề tắt” (Mc. 9:43).