Rome – Cơ quan Caritas Quốc tế đang đáp lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI giúp đỡ dân chúng vùng Đông Nam Á bị bão lụt. Lũ lụt năm nay đã cướp đi sinh mạng của trên 2000 người.
Hôm nay cơ quan này xác nhận: “Hơn nửa thành phố Bangladesh và nhiều nơi tại Ấn độ còn đang chìm dưới làn nước sau một tháng mưa lụt. Caritas e ngại là tình hình sẽ tồi tệ hơn nữa vì mưa lớn tiếp tục đổ xuống nhiều vùng ở phía nam Á châu.”
Các tổ chức Caritas đã cung cấp các trợ giúp cần thiết cho một phần trong số hơn 30 triệu người phải di tản vì lụt lớn tại các nước Ấn độ, Bangladesh, Pakistan và Nepal.
Nhưng còn biết bao nhiêu triệu người khác đang phải sống trong các nơi trú ngụ tạm thời gần những con đê và đường lộ, thiếu thốn đến cùng cực các nhu cầu căn bản.
Denis Baskey, giám đốc Caritas địa phương tại Rajshahi (Bangladesh) cho biết: ”Còn rất nhiều gia đình hoàn toàn không được ai giúp đỡ, phải sống trên các đường phố, dưới tàng cây hoặc trong nhà người khác. Họ cần thực phẩm, nước, thuốc men. Tình cảnh thật là vô vọng.”
Đưa đồ cứu trợ đến các làng mạc xa xôi hẻo lánh thật không dễ gì, vì đường xá bị lũ lụt cuốn trôi, có nhiều chỗ nước dâng lên cao tới cổ.
Ô nhiễm
Theo báo cáo cho biết tại Bahir miền bắc Ấn độ, người ta thấy trẻ con tắm và bơi lội nơi vùng nước ô nhiễm vì xác người, xác thú vật và rác rưởi, có nơi người ta vì khát mà phải uống nước lấy từ các ao tù.
Lm Varghese Mattamana, giám đốc điều hành cơ quan Caritas tại Ấn độ nói: “Các làng mạc trong và chung quanh khu vực Darbhanga tại Bihar trông giống như những hòn đảo nổi lên giữa đại dương.
”Không có thuyền bè để đi đến các làng mạc xa, và có thể nhiều tháng nữa nước mới rút hết.”
Ngày 12 tháng 8, Đức Thánh Cha lên tiếng kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân vùng bị lũ lụt tàn phá tại một số quốc gia Đông Nam Á, gây ra nhiều tổn thất về sinh mạng và phá hủy phương tiện sinh sống của bao nhiêu triệu người.
Đức Thánh Cha nói: “Trong khi bày tỏ mối quan tâm sâu xa của tôi đối với các khổ đau của những người bị nạn, tôi cũng thúc giục các cộng đoàn trong Giáo hội cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như ủng hộ các sáng kiến tương thân tương ái có tổ chức, nhằm làm nhẹ bớt nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người gặp hoàn cảnh nghiệt ngã.
“Mong ước rằng các anh chị em đó của chúng ta sẽ không thiếu thốn sự giúp đỡ mau chóng và quảng đại của cộng đồng thế giới.”
Hôm nay cơ quan này xác nhận: “Hơn nửa thành phố Bangladesh và nhiều nơi tại Ấn độ còn đang chìm dưới làn nước sau một tháng mưa lụt. Caritas e ngại là tình hình sẽ tồi tệ hơn nữa vì mưa lớn tiếp tục đổ xuống nhiều vùng ở phía nam Á châu.”
Các tổ chức Caritas đã cung cấp các trợ giúp cần thiết cho một phần trong số hơn 30 triệu người phải di tản vì lụt lớn tại các nước Ấn độ, Bangladesh, Pakistan và Nepal.
Nhưng còn biết bao nhiêu triệu người khác đang phải sống trong các nơi trú ngụ tạm thời gần những con đê và đường lộ, thiếu thốn đến cùng cực các nhu cầu căn bản.
Denis Baskey, giám đốc Caritas địa phương tại Rajshahi (Bangladesh) cho biết: ”Còn rất nhiều gia đình hoàn toàn không được ai giúp đỡ, phải sống trên các đường phố, dưới tàng cây hoặc trong nhà người khác. Họ cần thực phẩm, nước, thuốc men. Tình cảnh thật là vô vọng.”
Đưa đồ cứu trợ đến các làng mạc xa xôi hẻo lánh thật không dễ gì, vì đường xá bị lũ lụt cuốn trôi, có nhiều chỗ nước dâng lên cao tới cổ.
Ô nhiễm
Theo báo cáo cho biết tại Bahir miền bắc Ấn độ, người ta thấy trẻ con tắm và bơi lội nơi vùng nước ô nhiễm vì xác người, xác thú vật và rác rưởi, có nơi người ta vì khát mà phải uống nước lấy từ các ao tù.
Lm Varghese Mattamana, giám đốc điều hành cơ quan Caritas tại Ấn độ nói: “Các làng mạc trong và chung quanh khu vực Darbhanga tại Bihar trông giống như những hòn đảo nổi lên giữa đại dương.
”Không có thuyền bè để đi đến các làng mạc xa, và có thể nhiều tháng nữa nước mới rút hết.”
Ngày 12 tháng 8, Đức Thánh Cha lên tiếng kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân vùng bị lũ lụt tàn phá tại một số quốc gia Đông Nam Á, gây ra nhiều tổn thất về sinh mạng và phá hủy phương tiện sinh sống của bao nhiêu triệu người.
Đức Thánh Cha nói: “Trong khi bày tỏ mối quan tâm sâu xa của tôi đối với các khổ đau của những người bị nạn, tôi cũng thúc giục các cộng đoàn trong Giáo hội cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như ủng hộ các sáng kiến tương thân tương ái có tổ chức, nhằm làm nhẹ bớt nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người gặp hoàn cảnh nghiệt ngã.
“Mong ước rằng các anh chị em đó của chúng ta sẽ không thiếu thốn sự giúp đỡ mau chóng và quảng đại của cộng đồng thế giới.”