SAIGÒN -- Tối ngày Chúa nhật 30/9/2007 tại nhà thờ Mạc-Ty-Nho, Sài Gòn đã có một “ Đên Trùng Dương & Hồ Đăng Tín”. Đây là một chương trình do Ban hợp xướng Trùng Đương và nhạc sĩ Hồ Đăng Tín tổ chức, trình bày những tác phẩm của ông, mang một ý nghĩa “Như một lời cảm ơn…”
Khi trời tối hẳn, cơn mưa nhỏ hạt làm cho đường phố Sài Gòn bỗng buồn hơn vì ít xe cộ đi lại. Nhưng cái sân bé của nhà thờ Mạc-Ty-Nho vẫn có nhiều người đi lại, nhiều xe gắn máy nối đuôi nhau vào gửi ở trường tiểu học sát vách tường nhà thờ.
Chương trình được bắt đầu đúng giờ làm tâm lý những người đến sớm thấy dễ chịu. Ở thành phố lúc này, những dịp qui tụ, gặp gỡ, thánh ca, nghệ thuật… nếu không khai mạc và kết thúc đúng giờ sẽ dễ bị loãng và làm người dự ngán ngẩm.
Linh mục Gioan Lê Quang Việt, chánh xứ Mạc-Ty-Nho, đặc trách giới trẻ Sài Gòn đã khai mạc bằng lời giới thiệu về một nhạc sĩ Phật tử, có pháp danh là Tri Giác đã sáng tác những bài thánh ca với những cảm xúc rất riêng. Đó là nhạc sĩ Hồ Đăng Tín.
Ở phần một, khi tiếng ca của gần năm mươi ca viên cất lên lúc trầm lúc bổng, lúc hào hùng, lúc bi ai như lòng dũng cảm của các thánh tử vì đạo, người ta mới hiểu bài Vết Tử Hùng có giai điệu thật hay. Anh ca trưởng Nguyễn Hoàng Hương yêu cầu sau bài hát này không vỗ tay (có lẽ ý của anh là dành sự thinh lặng cho khi nghĩ về các thánh tử vì đạo) nhưng tiếng vỗ tay cứ vang lên trong bầu khí ấm cúng của ngôi thánh đường, lúc này không còn một chỗ trống đó.
Bài Kinh Cầu và Ru Tôi Mùa Vu Lan như cô đặc lại cảm xúc của một nhạc sĩ, có bạn đời là người Công giáo, dẫu song hành với tín ngưỡng khác nhau, gặp nhau ở nhiều điểm, nhưng chắc không biết có tìm thấy nhau trong niền tin chung không? Buổi tối hôm nay, Bà Hồ Đăng Tín cũng có mặt để chung vui với ông dù mới qua một cuộc phẫu thuật.
Trước khi bài Mẹ Vẫn Ở Đầu Nguồn La Vang và trích đoạn trường ca Mẹ La Vang của Đình Bảng và Hồ Đăng Tín ( gồm bài Nguyện Cầu và Mẹ La Vang-Mẹ Giáo hội Việt Nam) được hát lên, nhà thơ Lê Đình Bảng đã nói thêm về nhạc sĩ Hồ Đăng Tín; đó là một hình ảnh đẹp, là người nghệ sĩ chân chính, biết dùng sự khéo léo của văn và nhạc để sáng tác những bài hát đầy chất thơ và tự nhiên. Ong đã có bài hòa tấu đoạt giải thưởng vào năm 1991. Người nghệ sĩ này không dùng nghệ thuật và kho tàng tình yêu để mưu sinh mà hơn thế nữa, chỉ coi như là một cảm xúc thật để bên trái tim.
Sang phần hai, linh mục Tiến Lộc và ông Lê Đình Bảng đã mời nhạc Sĩ Hồ Đăng Tín, nghệ sĩ Hồng vân và một người bạn từ nước ngoài về bước lên bục diễn để trao đổi ngắn. Nghệ sĩ Hồng Vân cho biết: “Chúng tôi biết nhau từ những ngày còn rất trẻ, làm bạn và thường gặp gỡ, nhất là được hát với hợp âm của nhạc sĩ; những hợp âm của ông như làm sáng lên bài hát mà chúng tôi trình diễn…”.
Còn nhạc sĩ thì kể một câu chuyện khi ông ở trong trại cải tạo, ông bị bệnh nặng; trong một giấc chiêm bao ông thấy một người phụ nữ rất đẹp đến cứu chữa cho ông. Khi tỉnh dậy, ông tả lại hình dáng thì người thân của ông cho rằng rằng đó là hình dáng của Đức Me, đã ra tay cứu chữa ông. Và trong trôi nổi của dòng đời, nhờ có niềm tin, ông có được cảm xúc để sáng tác.
Bài Người Chinh Phu Về, được trích từ trường ca Hòn Vọng Phu làm cho người dự như nghe thấy có tiếng vó ngựa đâu đây; người ta bồi hồi khi nghĩ về người phụ nữ đợi chồng. Một ca viên trẻ đã hát Em Là Dòng Suối Nhỏ, tiếng hát cao vút và trong trẻo làm tăng thêm vẻ đẹp của người bạn trẻ ấy. Nghệ sĩ Hồng Vân lại xuất hiện với bài Tiếng Hát Ru Người sâu lắng, giọng ngân hay đã đón nhận được nhiều tràng vỗ tay khen tặng.
Gần cuối, bài Đất Lành đem lại nhiều bất ngờ. Giai điệu bài hát rất vui, hân hoan, các ca viên hát với phong cách tự nhiên như khuôn mặt tươi vui, thân mình đong đưa theo nhịp điệu, các bạn làm cho giọng hát biết cười, làm cho buổi tối như bừng tỉnh.
Bài hát sau cùng, quí cha và quí quan khách đã cùng bước lên sân khấu để cùng hát bài Và Con Tim Đã Vui Trở Lại; thật là thân thiện, thật là sôi động; chỉ có một ni-cô có vóc dáng quá thanh mảnh có phần e lệ với khung cảnh của nhà thơ, cô đã cúi đầu nhiều hơn là cười.
Đêm nay quả là đêm thành công của ban hợp xướng Trùng Dương. Được thành lập đã lâu, có thăng trầm qua những hoạt động tại một số nhà thờ; có thay đổi về thành viên nhưng trong buổi diễn hôm nay, những ca viên tuổi trung niên đứng bên cạnh những ca viên trẻ để cất cao tiếng hát là một hình ảnh đẹp. Dù đã đến hát ở những nơi nào hay đang dừng chân phục vụ ở nhà thờ Mạc-Ty-Nho này thì các ca viên luôn có được nét đẹp là sự đoàn kết và tinh thần phục vụ.
Trời đã đầy sương, người tham dự ra về, có người vội vàng, có người còn nán lại để chọn đã hát của nhạc sĩ được giới thiệu hôm nay. Dẫu thế nào, đêm nay vẫn là đêm bận rộn và vui của ban hợp xướng Trùng Dương và một nhạc sĩ đã qua tuổi trung niên.
Khi trời tối hẳn, cơn mưa nhỏ hạt làm cho đường phố Sài Gòn bỗng buồn hơn vì ít xe cộ đi lại. Nhưng cái sân bé của nhà thờ Mạc-Ty-Nho vẫn có nhiều người đi lại, nhiều xe gắn máy nối đuôi nhau vào gửi ở trường tiểu học sát vách tường nhà thờ.
Chương trình được bắt đầu đúng giờ làm tâm lý những người đến sớm thấy dễ chịu. Ở thành phố lúc này, những dịp qui tụ, gặp gỡ, thánh ca, nghệ thuật… nếu không khai mạc và kết thúc đúng giờ sẽ dễ bị loãng và làm người dự ngán ngẩm.
Linh mục Gioan Lê Quang Việt, chánh xứ Mạc-Ty-Nho, đặc trách giới trẻ Sài Gòn đã khai mạc bằng lời giới thiệu về một nhạc sĩ Phật tử, có pháp danh là Tri Giác đã sáng tác những bài thánh ca với những cảm xúc rất riêng. Đó là nhạc sĩ Hồ Đăng Tín.
Ở phần một, khi tiếng ca của gần năm mươi ca viên cất lên lúc trầm lúc bổng, lúc hào hùng, lúc bi ai như lòng dũng cảm của các thánh tử vì đạo, người ta mới hiểu bài Vết Tử Hùng có giai điệu thật hay. Anh ca trưởng Nguyễn Hoàng Hương yêu cầu sau bài hát này không vỗ tay (có lẽ ý của anh là dành sự thinh lặng cho khi nghĩ về các thánh tử vì đạo) nhưng tiếng vỗ tay cứ vang lên trong bầu khí ấm cúng của ngôi thánh đường, lúc này không còn một chỗ trống đó.
Bài Kinh Cầu và Ru Tôi Mùa Vu Lan như cô đặc lại cảm xúc của một nhạc sĩ, có bạn đời là người Công giáo, dẫu song hành với tín ngưỡng khác nhau, gặp nhau ở nhiều điểm, nhưng chắc không biết có tìm thấy nhau trong niền tin chung không? Buổi tối hôm nay, Bà Hồ Đăng Tín cũng có mặt để chung vui với ông dù mới qua một cuộc phẫu thuật.
Trước khi bài Mẹ Vẫn Ở Đầu Nguồn La Vang và trích đoạn trường ca Mẹ La Vang của Đình Bảng và Hồ Đăng Tín ( gồm bài Nguyện Cầu và Mẹ La Vang-Mẹ Giáo hội Việt Nam) được hát lên, nhà thơ Lê Đình Bảng đã nói thêm về nhạc sĩ Hồ Đăng Tín; đó là một hình ảnh đẹp, là người nghệ sĩ chân chính, biết dùng sự khéo léo của văn và nhạc để sáng tác những bài hát đầy chất thơ và tự nhiên. Ong đã có bài hòa tấu đoạt giải thưởng vào năm 1991. Người nghệ sĩ này không dùng nghệ thuật và kho tàng tình yêu để mưu sinh mà hơn thế nữa, chỉ coi như là một cảm xúc thật để bên trái tim.
Sang phần hai, linh mục Tiến Lộc và ông Lê Đình Bảng đã mời nhạc Sĩ Hồ Đăng Tín, nghệ sĩ Hồng vân và một người bạn từ nước ngoài về bước lên bục diễn để trao đổi ngắn. Nghệ sĩ Hồng Vân cho biết: “Chúng tôi biết nhau từ những ngày còn rất trẻ, làm bạn và thường gặp gỡ, nhất là được hát với hợp âm của nhạc sĩ; những hợp âm của ông như làm sáng lên bài hát mà chúng tôi trình diễn…”.
Còn nhạc sĩ thì kể một câu chuyện khi ông ở trong trại cải tạo, ông bị bệnh nặng; trong một giấc chiêm bao ông thấy một người phụ nữ rất đẹp đến cứu chữa cho ông. Khi tỉnh dậy, ông tả lại hình dáng thì người thân của ông cho rằng rằng đó là hình dáng của Đức Me, đã ra tay cứu chữa ông. Và trong trôi nổi của dòng đời, nhờ có niềm tin, ông có được cảm xúc để sáng tác.
Bài Người Chinh Phu Về, được trích từ trường ca Hòn Vọng Phu làm cho người dự như nghe thấy có tiếng vó ngựa đâu đây; người ta bồi hồi khi nghĩ về người phụ nữ đợi chồng. Một ca viên trẻ đã hát Em Là Dòng Suối Nhỏ, tiếng hát cao vút và trong trẻo làm tăng thêm vẻ đẹp của người bạn trẻ ấy. Nghệ sĩ Hồng Vân lại xuất hiện với bài Tiếng Hát Ru Người sâu lắng, giọng ngân hay đã đón nhận được nhiều tràng vỗ tay khen tặng.
Gần cuối, bài Đất Lành đem lại nhiều bất ngờ. Giai điệu bài hát rất vui, hân hoan, các ca viên hát với phong cách tự nhiên như khuôn mặt tươi vui, thân mình đong đưa theo nhịp điệu, các bạn làm cho giọng hát biết cười, làm cho buổi tối như bừng tỉnh.
Bài hát sau cùng, quí cha và quí quan khách đã cùng bước lên sân khấu để cùng hát bài Và Con Tim Đã Vui Trở Lại; thật là thân thiện, thật là sôi động; chỉ có một ni-cô có vóc dáng quá thanh mảnh có phần e lệ với khung cảnh của nhà thơ, cô đã cúi đầu nhiều hơn là cười.
Đêm nay quả là đêm thành công của ban hợp xướng Trùng Dương. Được thành lập đã lâu, có thăng trầm qua những hoạt động tại một số nhà thờ; có thay đổi về thành viên nhưng trong buổi diễn hôm nay, những ca viên tuổi trung niên đứng bên cạnh những ca viên trẻ để cất cao tiếng hát là một hình ảnh đẹp. Dù đã đến hát ở những nơi nào hay đang dừng chân phục vụ ở nhà thờ Mạc-Ty-Nho này thì các ca viên luôn có được nét đẹp là sự đoàn kết và tinh thần phục vụ.
Trời đã đầy sương, người tham dự ra về, có người vội vàng, có người còn nán lại để chọn đã hát của nhạc sĩ được giới thiệu hôm nay. Dẫu thế nào, đêm nay vẫn là đêm bận rộn và vui của ban hợp xướng Trùng Dương và một nhạc sĩ đã qua tuổi trung niên.