Mỗi lần tết đến xuân về chúng ta thường suy niệm về ý nghĩa của thời gian. Thời gian chẳng qua là một chuỗi của những chuyển động không ngừng. Nhưng không có thời gian nếu không có mức á đến và đi. Nói tóm lại nếu không có đời đời. Tuy nhiên người cộng sản sợ đời đời vì sợ con người sao nhãng nhiệm vụ trần thế. Họ nói tôn giáo là thuốc phiện làm mê mệt dân chúng vì tôn giáo cho con người thấy viễn cảnh đời đời. Ngày nay khi nghiên cứu các tôn giáo khác có nhiều người đâm ra nghi ngờ cái viễn cảnh đời đời của Kitô giáo. Tuy nhiên kinh thánh cho ta tin tưởng về một điều mà tâm hồn nhân loại không bao giờ tưởng tượng ra nổi. (1 Cor 2,9) Có đời đời vì Mạc khải và sự sống lại của Chúa : Nếu Chúa Kitô không sống lại niềm tin của anh em chả đi đến đâu cả..và rồi những người chết trong Chúa Kitô sẽ bị mất mát. Nếu ta đặt niềm tin vào Chúa Kitô cho cuộc sống hiện nay mà thôi, chúng ta là những người đáng thương hơn cả. (1 Co 15,17-19).
Mạc khải cho ta rất nhiều hình ảnh về thế giới bên kia, cõi vĩnh hằng, như là sự hiệp thông với Chúa hay tiệc cưới đời đời. Niềm tin và sự hi vọng vào cuộc sống đời đời đem lại cho ta sự can đảm và sự bình an nội tâm.
Khi loan báo Chúa Kitô Phục sinh mạc khải cũng đoan hứa xác thịt người ta sống lại và sự hằng sống. Nhưng số phận những người đã chết ra sao ? Cựu ước luôn cảnh cáo chuyện chiêu hồn nhưng cũng cho hay là người đã chết không bị tiêu diệt. Họ vẫn sống bên Chúa theo một cách thế nào đó. (Sg 3,1-9). Việc cầu nguyện cho người chết, tập tục của người do thái như trong sách Maccabêô (2 M 12,43) vẫn được khuyến khích trong giáo hội cho thấy đã có những tập tục đó. Tân ước nói tới một hình ảnh tượng trưng của người do thái về một nơi nào đó người chết chờ đợi nhưng cũng xác định về một liên hệ mới với Chúa Kitô. (cf 2 Co 5,8; Ph 1,23). Như thế liên hệ giữa người còn sống và những người đã chết không bị gián đoạn.
Khi chấp nhận chân lý khi chết cuộc sống con người không bị tiêu diệt mà thay đổi trong một liên hệ mới với Thiên Chúa, Giáo Hội chủ trương là sau khi chết vẫn còn một yếu tố linh thiêng là linh hồn. Vì có liên hệ với Thiên Chúa hằng sống nên linh hồn bất tử (xem công đồng Latran V, DS 1440; FC 267) : Khi hiểu biết linh hồn theo cách thế của sách Khôn ngoan thì cũng xác quyết linh hồn bất tử. Xác tín rằng con người tiếp tục tồn tại sau cái chết trong liên hệ với Thiên Chúa dựa vào niềm tin là Thiên Chúa không phải là Chúa của kẻ chết mà là Chúa của kẻ sống. (Mc 12,27). Giáo hội xác quyết sự tồn sinh và sự tồn hữu sau cái chết của một yếu tố linh thiêng có ý thức và và ý chí để cái tôi của con người tồn tại. Ðể chỉ yếu tố đó giáo hội dùng từ linh hồn theo cách dùng của Thánh Kinh và Truyền thống. ( thư của thánh bộ đức tin về vài câu hỏi liên quan đến vấn đề cánh chung, tháng năm 1979). Vì có linh hồn bất tử con người sẽ gặp Chúa Ðấng Sáng Tạo và Thiên Chúa sau khi chết.
Lúc chết sự hiện hữu của mỗi người được đặt dưới ánh sáng của Thiên Chúa, soi sáng toàn thể cuộc sống. Ðó là phán xét riêng. Sự phán xét riêng này dành cho mỗi người ngay sau khi chết, không đợi đến ngày tận thế. Ðiều này qui định tình trạng giữa cái chết và ngày tận thế ngày toàn thể nhân loại sống lại. Mỗi người đều được Chúa soi sáng đối diện với chân lý. Sự phán xét cứu thoát đối với những người đã chấp nhận lời Chúa Kitô (cf Jn 12,46-48), cho những người đã làm lành và phán xét luận phạt cho những ai đã làm dữ (cf 2 Co 5,10) không có gì là thiên lệch và cho thấy giá trị của mỗi cuộc sống.
Sự cứu độ mang hình thức hưởng nhan Chúa nghĩa là thấy Thiên Chúa Ba Ngôi trong ánh sáng toàn diện (công đồng Florence năm 1439, DS 1305; FC 967). Sự diện kiến này làm cho con người hoàn toàn hạnh phúc. Thiên Chúa là đối tượng của niềm hi vọng kitô giáo và thỏa mãn hoàn toàn mọi khát vọng của con người.
Ðể đạt tới sự chiêm ngưỡng Chúa, một giai đoạn thanh tẩy rất cần thiết. Ta gọi là luyện tội. Không phải là nơi chốn hay thời gian nhưng là một tình trạng. Dù sao giai đoạn này cũng là một hình phạt Thiên Chúa dùng để thanh tẩy tội lỗi của con người. Sự hiệp thông với Thiên Chúa mà cái chết dẫn ta đến, cho ta đau đớn ý thức được những khiếm khuyết của mình, sự từ chối tình yêu của mình và nhu cầu cần phải để cho quyền năng cứu độ của Chúa Kitô thanh tẩy.
Chính Thiên Chúa thanh tẩy và biến đổi. Nhưng truyền thống của Giáo hội công giáo xác quyết rằng những linh hồn trong luyện ngục được hưởng lời cầu nguyện dành cho họ do những người anh em và lời cầu bầu của các thánh đang hạnh phúc hưởng nhan Thiên Chúa.
Việc phán xét trong ánh sáng của Chúa Kitô dẫn đến hai trạng thái trái ngược nhau; thiên đàng hay hỏa ngục. Ðây là nội dung niềm tin do Thánh Kinh minh chứng trong một kiểu nói nhiều hình ảnh. Viễn cảnh về định mệnh con người này đưa đến nhửng quyết định tối hậu cho cuộc sống con người ở trần gian.
Thiên đàng là thế giới của Thiên Chúa. Chính trong ý nghĩa này mà chúng ta cầu nguyện trong kinh Lạy Cha : Lạy Cha chúng con ở trên trời. Tân ước nói tới nước trời, hay lên trời là đi gặp Chúa Kitô trong nước thiên đàng để ở với người, cư ngụ trong nhà người.
Nước trời hoàn tất cuộc sống, làm tròn cuộc sống trong tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa và anh em. Thánh Kinh diễn tả sự toàn vẹn: trời là nơi hạnh phúc vĩnh viễn cho con người, tham dự toàn diện vào cuộc sống của Ba Ngôi, nhìn thấy Thiên Chúa diện đối diện, niềm vui và an bình không bao giờ tàn. Sách Khải huyền cho ta thấy một thế giới ánh sáng và cuộc sống.
Hạnh phúc thiên đàng không có tính cách riêng rẽ. Hiệp thông với Chúa cũng là hiệp thông với anh em với tất cả những ai sống trong tình yêu Thiên Chúa, trong Thần Khí của người, với những người đang ở trong thế gian và những người đã ra đi. Chính là hiện thực của tín điều các thánh thông công.
Hỏa ngục là kết thúc của sự từ chối Thiên Chúa cách tuyệt đối và sự trợ giúp của Ngài. Chính là từ chối cuộc sống và niềm vui mà Thiên Chúa muốn ban tặng. Tân ước diễn tả như một trạng thái bị lên án, nghĩa là tuyên án hình phạt đời đời, đã được chuẩn bị cho ma quỉ và bè lũ, như là trạng thái mất mát hoàn toàn và là cái chết lần thứ hai.
Không ai có thể nói người nào đó vào hỏa ngục. Nhưng hỏa ngục cho thấy con người có khả năng khước từ cách dứt khoát cuộc sống Thiên chúa ban tặng. Chúa yêu con người quá sức nên kính trọng con người, không bắt buộc họ và tạo nên con người tự do. Chúa muốn cho mọi người được cứu độ, hành động để lôi kéo họ ra khỏi sự dữ và tội lỗi, và mở cửa cho họ đi vào cuộc sống. Nhưng ngài coi trọng tự do của con người và công nhận tầm quan trọng của những quyết định của họ.
"Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết". Chúng ta đọc trong kinh Tin Kính của công đồng Nicée Constantinople.
Sự trở lại của Chúa Kitô như ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính không phải đơn giản như tái thể hiện cuộc quang lâm đầu tiên, đã đưa Ngài đến cái chết. Nhưng là sự tỏ hiện cuối cùng của Ðấng Phục sinh không còn chết nữa. (Rm 6,9) Triều đại người loan báo và khai mạc và được hết thúc khi ngài trở lại không phải là triều đại ở thế gian này. Tuy nhiên Chúa Kitô vinh quang sẽ đến trong vinh quang chính là Ðấng đã đến, khi phục sinh đã chiến thắng sự chết và tội lỗi, là Ðấng vẫn can thiệp trong cuộc sống của ta nhất là trong các bí tích là những dịp tưởng niệm Ngài cho đến khi Ngài trở lại.
Chúng ta không thể tưởng tượng hay đặt chương trình cho cuộc tái quang lâm của Chúa Kitô vì ngày giờ hay hoàn cảnh chỉ mình Cha trên trời biết trước. Giáo hội luôn lên án chủ nghĩa cho rằng Chúa trở lại sau những ngàn năm lịch sử.
Chúng ta chỉ cần chuẩn bị trong niềm hi vọng việc Chúa trở lại với chiến thắng hoàn toàn sự chết kẻ thù cuối cùng; Ngài xóa bỏ mọi hình thức nô lệ và hiện đến trong vinh quang. Thánh Phaolô cho ta biết :" Nếu người đã chết không sống lại, Chúa Kitô cũng không sống lại. Và nếu Chúa Kitô không sống lại sứ điệp của chúng ta sẽ không có đối tượng và niềm tin của ta cũng vô ích. (1 Co 15, 13-).
Vì Chúa Kitô sống lại nên người ta cũng sẽ sống lại. Chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Vì Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa là người đầu tiên từ kẻ chết sống lại, người đầu tiên trong những người đã chết.
Trong cựu ước đã có niềm tin về sự sống lại cá nhân nhất là những người tuẫn giáo trong Israel. Niềm tin những người chết sống lại trước thời gian bị lưu đầy khởi đi từ kinh nghiệm về sự phục hoạt của dân Israel và phát xuất từ xác tín là liên hệ với Thiên Chúa nơi người công chính không thể bị phá hủy, vì các ngài đã hi sinh mạng sống để trung thành với Thiên Chúa. Ngài không thể để họ chết đi. Tuy nhiên biến cố Chúa Giêsu sống lại củng cố niềm xác tín vào sự sống lại của những người đã chết.
Sự phục sinh của Chúa Kitô cho thấy tình yêu Chúa Cha mạnh mẻ, trung thành và không gì có thể chuyển lay. Ðó là công việc của Chúa Thánh Thần tiếp tục kết hợp mật thiết với Cha và Con ngay trong khi Chúa Giêsu chịu chết và chịu khổ hình. Thánh Linh được ban chonhững người chịu phép rửa và thêm sức : nếu Thánh Linh đã phục sinh Chúa Kitô từ cõi û chết hiện diện trong anh em, Ðấng đã phục sinh Chúa Kitô cũng ban sự sống cho thân xác hay chết của anh em nhờ Thánh Thần ngự trong anh em. (Rm 8,11).
Nhờ phép rửa và ơn Thánh Linh chúng ta được phục sinh với Chúa Kitô và biến đổi. Xác thịt của chúng ta sẽ biến đổi giống như Chúa Kitô phục sinh. Thánh Phaolô gọi là một thân xác linh thiêng tràn đầy vinh quang.
Chúa Kitô đã nói đừng quá tưởng tưởng về sự biến đổi thân xác này trong tin mừng. Khi người Sađucêô hỏi ngài về chuyện anh chàng có nhiều vợ khi sống lại sẽ ở với ai, Chúa đã phán : Các người sai lầm và không biết được quyền năng của Thiên Chúa. Khi sống lại người ta không còn lấy nhau nữa mà như các thiên thần trên trời. Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống. Thánh Phaolô cho ta thấy thân xác linh thiêng sau khi sống lại khi ngài viết : gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt, gieo xuống thì hèn hạ mà trỗi dậy thì vinh quang, gieo xuống thì yếu đuối mà trỗi dậy thì mạnh mẻ, gieo xuống là thân thể có sinh khí mà trỗi dậy là thân thể có thần khí (1 Cor 15,42-44).
Việc sống lại của thân xác là sự sáng tạo mới hoàn toàn là tác phẩm của quyền năng Thiên Chúa và giống như một sự sinh sản. Theo Anastase tu viện trưởng núi Sinai vào năm 700 trong bài giảng về sự sống lại thì : Nếu chương trình cứu độ chưa hoàn tất, vì con người luôn chết đi và thân thể họ luôn tan rữa khi họ chết, thì đó không phải là lý do cho ta không tin. Chúng ta đã nhận lãnh trước những điều tốt lành Chúa đã hứa nơi con người trưởng tử, nhờ người ta được mang lên trời và chia xẻ ngai tòa với Ðấng đã mang ta lên cao như thánh Phaolô nói : Với Ngài ngài đã làm cho ta sống lại, với ngài Ngài đã cho ta hiển trị trên trời với Chúa Kitô Giêsu.
Ngoài cái viễn cảnh cá nhân, mạc khải còn mở cho ta thấy viễn cảnh cho toàn thể nhân loại, một sự hoàn tất tập thể cho toàn thể thế giới, trong việc phán xét chung. Liên hệ với việc kẻ chết sống lại cho ta thấy khía cạnh tập thể của việc cứu độ. Không ai được cứu độ một mình. Tất cả được thiết lập theo sự công bình của Thiên Chúa và Chúa Kitô sẽ đến phán xét kẻ sống và kẻ chết, tái tạo vạn vật và trả lại cho Thiên Chúa. Ðiều này cho thấy xét đoán của con người mỏng manh và phiếm diện, nên Chúa Kitô có nói là không nên lên án ai cứ để cỏ lùng mọc chung với lúa.
Tuy nhiên không nên đợi Chúa trở lại cách thụ động. Chúng ta phải làm cho thế giới luôn tốt đẹp theo ý Chúa như trong bài giảng về nước Trời của Chúa Giêsu. Trái đất là nơi khởi đầu cho nước Chúa hứa hẹn cho tương lai và đã được phán xét. Chúa Giêsu đã nói rõ chỉ những người yêu thương trong thế giới này sẽ có chỗ đứng hạnh phúc trong tương lai và ngày thế mạt Chúa sẽ cho thấy cái gì là tốt đẹp, bền vững chân thật trong cõi nhân sinh.
Sau khi tuyên xưng việc kẻ chết sống lại chúng ta tuyên xưng cõi sống đời đời, cuộc sống của thế giới ngày mai. Mục đích cuộc sống con người là cõi sống đời đời. Chúa đã hứa cho ta cuộc sống đó. Cuộc sống này chỉ là sự kéo dài và triển nở cuộc sống kết hợp với Chúa Kitô trong cuộc sống hiện tại. Ðó là cuộc sống mà Chúa là tất cả trong mọi sự, cuộc sống tràn đầy của Ba Ngôi Thiên Chúa. Kinh Thánh nói tới trời mới đất mới. Những gì tốt đẹp trên thế gian này sẽ tồn tại hay hoán chuyển sang thế giới mới như con sâu rọm biến thành con bướm khi mùa xuân trở lại. Hiện nay chúng ta vẫn lãnh nhận ơn sủng cuộc sống đời đời đã bắt đầu, chúng ta đã lãnh nhận những ơn đầu tiên của Thánh Thần Ðấng đã phục sinh Chúa Kitô và chúng ta sống trong niềm hi vọng màu nhiệm phục sinh sẽ hoàn tất trong chúng ta.
Niềm tin và hi vọng Kitô giáo không thể không có những hậu quả trong cách thế đối diện và đến gần cái chết. Phụng vụ diễn tả : Ðối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan thì có chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời. Bộ mặt mới của cái chết cho ta biến đổi cái chết theo gương Chúa Kitô thành một sự hiến dâng sau cùng. Chết như người tin Chúa là phó thác cho tình yêu của Thiên Chúa và hi vọng. Mỗi lần đọc kinh Kính mừng chúng ta vẫn thường xin Mẹ Maria : " Cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử". Hãy nhớ mãi lời nhắn nhủ của cha Charles de Foucault: Hãy sống ngày hôm nay như con sắp ra pháp trường tử đạo"
Mạc khải cho ta rất nhiều hình ảnh về thế giới bên kia, cõi vĩnh hằng, như là sự hiệp thông với Chúa hay tiệc cưới đời đời. Niềm tin và sự hi vọng vào cuộc sống đời đời đem lại cho ta sự can đảm và sự bình an nội tâm.
Khi loan báo Chúa Kitô Phục sinh mạc khải cũng đoan hứa xác thịt người ta sống lại và sự hằng sống. Nhưng số phận những người đã chết ra sao ? Cựu ước luôn cảnh cáo chuyện chiêu hồn nhưng cũng cho hay là người đã chết không bị tiêu diệt. Họ vẫn sống bên Chúa theo một cách thế nào đó. (Sg 3,1-9). Việc cầu nguyện cho người chết, tập tục của người do thái như trong sách Maccabêô (2 M 12,43) vẫn được khuyến khích trong giáo hội cho thấy đã có những tập tục đó. Tân ước nói tới một hình ảnh tượng trưng của người do thái về một nơi nào đó người chết chờ đợi nhưng cũng xác định về một liên hệ mới với Chúa Kitô. (cf 2 Co 5,8; Ph 1,23). Như thế liên hệ giữa người còn sống và những người đã chết không bị gián đoạn.
Khi chấp nhận chân lý khi chết cuộc sống con người không bị tiêu diệt mà thay đổi trong một liên hệ mới với Thiên Chúa, Giáo Hội chủ trương là sau khi chết vẫn còn một yếu tố linh thiêng là linh hồn. Vì có liên hệ với Thiên Chúa hằng sống nên linh hồn bất tử (xem công đồng Latran V, DS 1440; FC 267) : Khi hiểu biết linh hồn theo cách thế của sách Khôn ngoan thì cũng xác quyết linh hồn bất tử. Xác tín rằng con người tiếp tục tồn tại sau cái chết trong liên hệ với Thiên Chúa dựa vào niềm tin là Thiên Chúa không phải là Chúa của kẻ chết mà là Chúa của kẻ sống. (Mc 12,27). Giáo hội xác quyết sự tồn sinh và sự tồn hữu sau cái chết của một yếu tố linh thiêng có ý thức và và ý chí để cái tôi của con người tồn tại. Ðể chỉ yếu tố đó giáo hội dùng từ linh hồn theo cách dùng của Thánh Kinh và Truyền thống. ( thư của thánh bộ đức tin về vài câu hỏi liên quan đến vấn đề cánh chung, tháng năm 1979). Vì có linh hồn bất tử con người sẽ gặp Chúa Ðấng Sáng Tạo và Thiên Chúa sau khi chết.
Lúc chết sự hiện hữu của mỗi người được đặt dưới ánh sáng của Thiên Chúa, soi sáng toàn thể cuộc sống. Ðó là phán xét riêng. Sự phán xét riêng này dành cho mỗi người ngay sau khi chết, không đợi đến ngày tận thế. Ðiều này qui định tình trạng giữa cái chết và ngày tận thế ngày toàn thể nhân loại sống lại. Mỗi người đều được Chúa soi sáng đối diện với chân lý. Sự phán xét cứu thoát đối với những người đã chấp nhận lời Chúa Kitô (cf Jn 12,46-48), cho những người đã làm lành và phán xét luận phạt cho những ai đã làm dữ (cf 2 Co 5,10) không có gì là thiên lệch và cho thấy giá trị của mỗi cuộc sống.
Sự cứu độ mang hình thức hưởng nhan Chúa nghĩa là thấy Thiên Chúa Ba Ngôi trong ánh sáng toàn diện (công đồng Florence năm 1439, DS 1305; FC 967). Sự diện kiến này làm cho con người hoàn toàn hạnh phúc. Thiên Chúa là đối tượng của niềm hi vọng kitô giáo và thỏa mãn hoàn toàn mọi khát vọng của con người.
Ðể đạt tới sự chiêm ngưỡng Chúa, một giai đoạn thanh tẩy rất cần thiết. Ta gọi là luyện tội. Không phải là nơi chốn hay thời gian nhưng là một tình trạng. Dù sao giai đoạn này cũng là một hình phạt Thiên Chúa dùng để thanh tẩy tội lỗi của con người. Sự hiệp thông với Thiên Chúa mà cái chết dẫn ta đến, cho ta đau đớn ý thức được những khiếm khuyết của mình, sự từ chối tình yêu của mình và nhu cầu cần phải để cho quyền năng cứu độ của Chúa Kitô thanh tẩy.
Chính Thiên Chúa thanh tẩy và biến đổi. Nhưng truyền thống của Giáo hội công giáo xác quyết rằng những linh hồn trong luyện ngục được hưởng lời cầu nguyện dành cho họ do những người anh em và lời cầu bầu của các thánh đang hạnh phúc hưởng nhan Thiên Chúa.
Việc phán xét trong ánh sáng của Chúa Kitô dẫn đến hai trạng thái trái ngược nhau; thiên đàng hay hỏa ngục. Ðây là nội dung niềm tin do Thánh Kinh minh chứng trong một kiểu nói nhiều hình ảnh. Viễn cảnh về định mệnh con người này đưa đến nhửng quyết định tối hậu cho cuộc sống con người ở trần gian.
Thiên đàng là thế giới của Thiên Chúa. Chính trong ý nghĩa này mà chúng ta cầu nguyện trong kinh Lạy Cha : Lạy Cha chúng con ở trên trời. Tân ước nói tới nước trời, hay lên trời là đi gặp Chúa Kitô trong nước thiên đàng để ở với người, cư ngụ trong nhà người.
Nước trời hoàn tất cuộc sống, làm tròn cuộc sống trong tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa và anh em. Thánh Kinh diễn tả sự toàn vẹn: trời là nơi hạnh phúc vĩnh viễn cho con người, tham dự toàn diện vào cuộc sống của Ba Ngôi, nhìn thấy Thiên Chúa diện đối diện, niềm vui và an bình không bao giờ tàn. Sách Khải huyền cho ta thấy một thế giới ánh sáng và cuộc sống.
Hạnh phúc thiên đàng không có tính cách riêng rẽ. Hiệp thông với Chúa cũng là hiệp thông với anh em với tất cả những ai sống trong tình yêu Thiên Chúa, trong Thần Khí của người, với những người đang ở trong thế gian và những người đã ra đi. Chính là hiện thực của tín điều các thánh thông công.
Hỏa ngục là kết thúc của sự từ chối Thiên Chúa cách tuyệt đối và sự trợ giúp của Ngài. Chính là từ chối cuộc sống và niềm vui mà Thiên Chúa muốn ban tặng. Tân ước diễn tả như một trạng thái bị lên án, nghĩa là tuyên án hình phạt đời đời, đã được chuẩn bị cho ma quỉ và bè lũ, như là trạng thái mất mát hoàn toàn và là cái chết lần thứ hai.
Không ai có thể nói người nào đó vào hỏa ngục. Nhưng hỏa ngục cho thấy con người có khả năng khước từ cách dứt khoát cuộc sống Thiên chúa ban tặng. Chúa yêu con người quá sức nên kính trọng con người, không bắt buộc họ và tạo nên con người tự do. Chúa muốn cho mọi người được cứu độ, hành động để lôi kéo họ ra khỏi sự dữ và tội lỗi, và mở cửa cho họ đi vào cuộc sống. Nhưng ngài coi trọng tự do của con người và công nhận tầm quan trọng của những quyết định của họ.
"Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết". Chúng ta đọc trong kinh Tin Kính của công đồng Nicée Constantinople.
Sự trở lại của Chúa Kitô như ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính không phải đơn giản như tái thể hiện cuộc quang lâm đầu tiên, đã đưa Ngài đến cái chết. Nhưng là sự tỏ hiện cuối cùng của Ðấng Phục sinh không còn chết nữa. (Rm 6,9) Triều đại người loan báo và khai mạc và được hết thúc khi ngài trở lại không phải là triều đại ở thế gian này. Tuy nhiên Chúa Kitô vinh quang sẽ đến trong vinh quang chính là Ðấng đã đến, khi phục sinh đã chiến thắng sự chết và tội lỗi, là Ðấng vẫn can thiệp trong cuộc sống của ta nhất là trong các bí tích là những dịp tưởng niệm Ngài cho đến khi Ngài trở lại.
Chúng ta không thể tưởng tượng hay đặt chương trình cho cuộc tái quang lâm của Chúa Kitô vì ngày giờ hay hoàn cảnh chỉ mình Cha trên trời biết trước. Giáo hội luôn lên án chủ nghĩa cho rằng Chúa trở lại sau những ngàn năm lịch sử.
Chúng ta chỉ cần chuẩn bị trong niềm hi vọng việc Chúa trở lại với chiến thắng hoàn toàn sự chết kẻ thù cuối cùng; Ngài xóa bỏ mọi hình thức nô lệ và hiện đến trong vinh quang. Thánh Phaolô cho ta biết :" Nếu người đã chết không sống lại, Chúa Kitô cũng không sống lại. Và nếu Chúa Kitô không sống lại sứ điệp của chúng ta sẽ không có đối tượng và niềm tin của ta cũng vô ích. (1 Co 15, 13-).
Vì Chúa Kitô sống lại nên người ta cũng sẽ sống lại. Chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Vì Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa là người đầu tiên từ kẻ chết sống lại, người đầu tiên trong những người đã chết.
Trong cựu ước đã có niềm tin về sự sống lại cá nhân nhất là những người tuẫn giáo trong Israel. Niềm tin những người chết sống lại trước thời gian bị lưu đầy khởi đi từ kinh nghiệm về sự phục hoạt của dân Israel và phát xuất từ xác tín là liên hệ với Thiên Chúa nơi người công chính không thể bị phá hủy, vì các ngài đã hi sinh mạng sống để trung thành với Thiên Chúa. Ngài không thể để họ chết đi. Tuy nhiên biến cố Chúa Giêsu sống lại củng cố niềm xác tín vào sự sống lại của những người đã chết.
Sự phục sinh của Chúa Kitô cho thấy tình yêu Chúa Cha mạnh mẻ, trung thành và không gì có thể chuyển lay. Ðó là công việc của Chúa Thánh Thần tiếp tục kết hợp mật thiết với Cha và Con ngay trong khi Chúa Giêsu chịu chết và chịu khổ hình. Thánh Linh được ban chonhững người chịu phép rửa và thêm sức : nếu Thánh Linh đã phục sinh Chúa Kitô từ cõi û chết hiện diện trong anh em, Ðấng đã phục sinh Chúa Kitô cũng ban sự sống cho thân xác hay chết của anh em nhờ Thánh Thần ngự trong anh em. (Rm 8,11).
Nhờ phép rửa và ơn Thánh Linh chúng ta được phục sinh với Chúa Kitô và biến đổi. Xác thịt của chúng ta sẽ biến đổi giống như Chúa Kitô phục sinh. Thánh Phaolô gọi là một thân xác linh thiêng tràn đầy vinh quang.
Chúa Kitô đã nói đừng quá tưởng tưởng về sự biến đổi thân xác này trong tin mừng. Khi người Sađucêô hỏi ngài về chuyện anh chàng có nhiều vợ khi sống lại sẽ ở với ai, Chúa đã phán : Các người sai lầm và không biết được quyền năng của Thiên Chúa. Khi sống lại người ta không còn lấy nhau nữa mà như các thiên thần trên trời. Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống. Thánh Phaolô cho ta thấy thân xác linh thiêng sau khi sống lại khi ngài viết : gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt, gieo xuống thì hèn hạ mà trỗi dậy thì vinh quang, gieo xuống thì yếu đuối mà trỗi dậy thì mạnh mẻ, gieo xuống là thân thể có sinh khí mà trỗi dậy là thân thể có thần khí (1 Cor 15,42-44).
Việc sống lại của thân xác là sự sáng tạo mới hoàn toàn là tác phẩm của quyền năng Thiên Chúa và giống như một sự sinh sản. Theo Anastase tu viện trưởng núi Sinai vào năm 700 trong bài giảng về sự sống lại thì : Nếu chương trình cứu độ chưa hoàn tất, vì con người luôn chết đi và thân thể họ luôn tan rữa khi họ chết, thì đó không phải là lý do cho ta không tin. Chúng ta đã nhận lãnh trước những điều tốt lành Chúa đã hứa nơi con người trưởng tử, nhờ người ta được mang lên trời và chia xẻ ngai tòa với Ðấng đã mang ta lên cao như thánh Phaolô nói : Với Ngài ngài đã làm cho ta sống lại, với ngài Ngài đã cho ta hiển trị trên trời với Chúa Kitô Giêsu.
Ngoài cái viễn cảnh cá nhân, mạc khải còn mở cho ta thấy viễn cảnh cho toàn thể nhân loại, một sự hoàn tất tập thể cho toàn thể thế giới, trong việc phán xét chung. Liên hệ với việc kẻ chết sống lại cho ta thấy khía cạnh tập thể của việc cứu độ. Không ai được cứu độ một mình. Tất cả được thiết lập theo sự công bình của Thiên Chúa và Chúa Kitô sẽ đến phán xét kẻ sống và kẻ chết, tái tạo vạn vật và trả lại cho Thiên Chúa. Ðiều này cho thấy xét đoán của con người mỏng manh và phiếm diện, nên Chúa Kitô có nói là không nên lên án ai cứ để cỏ lùng mọc chung với lúa.
Tuy nhiên không nên đợi Chúa trở lại cách thụ động. Chúng ta phải làm cho thế giới luôn tốt đẹp theo ý Chúa như trong bài giảng về nước Trời của Chúa Giêsu. Trái đất là nơi khởi đầu cho nước Chúa hứa hẹn cho tương lai và đã được phán xét. Chúa Giêsu đã nói rõ chỉ những người yêu thương trong thế giới này sẽ có chỗ đứng hạnh phúc trong tương lai và ngày thế mạt Chúa sẽ cho thấy cái gì là tốt đẹp, bền vững chân thật trong cõi nhân sinh.
Sau khi tuyên xưng việc kẻ chết sống lại chúng ta tuyên xưng cõi sống đời đời, cuộc sống của thế giới ngày mai. Mục đích cuộc sống con người là cõi sống đời đời. Chúa đã hứa cho ta cuộc sống đó. Cuộc sống này chỉ là sự kéo dài và triển nở cuộc sống kết hợp với Chúa Kitô trong cuộc sống hiện tại. Ðó là cuộc sống mà Chúa là tất cả trong mọi sự, cuộc sống tràn đầy của Ba Ngôi Thiên Chúa. Kinh Thánh nói tới trời mới đất mới. Những gì tốt đẹp trên thế gian này sẽ tồn tại hay hoán chuyển sang thế giới mới như con sâu rọm biến thành con bướm khi mùa xuân trở lại. Hiện nay chúng ta vẫn lãnh nhận ơn sủng cuộc sống đời đời đã bắt đầu, chúng ta đã lãnh nhận những ơn đầu tiên của Thánh Thần Ðấng đã phục sinh Chúa Kitô và chúng ta sống trong niềm hi vọng màu nhiệm phục sinh sẽ hoàn tất trong chúng ta.
Niềm tin và hi vọng Kitô giáo không thể không có những hậu quả trong cách thế đối diện và đến gần cái chết. Phụng vụ diễn tả : Ðối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan thì có chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời. Bộ mặt mới của cái chết cho ta biến đổi cái chết theo gương Chúa Kitô thành một sự hiến dâng sau cùng. Chết như người tin Chúa là phó thác cho tình yêu của Thiên Chúa và hi vọng. Mỗi lần đọc kinh Kính mừng chúng ta vẫn thường xin Mẹ Maria : " Cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử". Hãy nhớ mãi lời nhắn nhủ của cha Charles de Foucault: Hãy sống ngày hôm nay như con sắp ra pháp trường tử đạo"