Nòng cốt của cuộc sống Kitô là noi gương Chúa Giêsu sống khiêm nhường, cầu nguyện, chay tịnh và yêu thương
Nòng cốt của cuộc sống Kitô là noi gương Chúa Giêsu sống khiêm nhường, cầu nguyện, chay tịnh và yêu thương. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 30 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 21-11-2007 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt giáo phụ ít được biết tới: đó là giáo phụ Afraate, người thành Ninive Mosul bên Irak ngày nay. Vào thế kỷ thứ IV các Giáo Hội trong vùng cận Đông từ Thánh Địa cho tới Libăng và Medopotami, có các Giáo Hội Semít phát triển và không chịu ảnh hưởng của tư tưởng Hy lạp. Trong các cộng đoàn Kitô này cũng có hiện tượng viện tu khổ hạnh địa phương, không bị ảnh hưởng của phong trào viện tu Ai Cập. Các cộng đoàn Kitô Siriac thuộc thế kỷ thứ IV đại diện cho thế giới Semít từ đó phát xuất ra Kinh Thánh, và chúng diễn tả một Kitô giáo với việc thành hình của nền thần học chưa tiếp xúc với các trào lưu văn hóa khác, nhưng sống các hình thái tư tưởng riêng. Trong các Giáo Hội này phong trào khổ hạnh mang nhiều hình thái ẩn tu trong sa mạc, trong các hang động, biệt lập, có sắc thái riêng, và phong trào viện tu được thể hiện trong các hình thái của cuộc sống cộng đoàn. Chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tư tưởng thần học và tu đức. Đề cầp tới giáo phụ Afraate, được gọi là ”Đấng khôn ngoan” sống vào thế kỷ thứ IV Đức Thánh Cha nói:
Giáo phụ gốc thành Ninive Mosul bên Irak ngày nay và sống vào tiền bán thế kỷ thứ IV. Chúng ta có ít tin tức về cuộc sống của người. Dầu sao đi nữa người cũng liên lạc với các môi trường viện tu khổ hạnh của Giáo Hội Siriac. Giáo Hội này đã duy trì được các tin tức liên quan tới tác phẩm của người. Theo một vài nguồn tin giáo phụ Afraate cũng là viện phụ một tu viện và sau cùng cũng được tấn phong Giám Mục.
Tiếp tục giới thiệu gương mặt của giáo phụ Afraare Đức Thánh Cha nói: Người viết 22 diễn văn được biết dưới tên gọi là ”Các trình bầy” hay ”Các chứng minh”, trong đó có đề cập tới nhiều đề tài như lòng tin, tình yêu thương, việc ăn chay, đức khiêm nhường, lời cầu nguyện, cuộc sống khổ hạnh và cả tương quan giữa Do thái giáo và Kitô giáo, giữa Cựu Ước và Tân Ước nữa. Người dùng một giọng văn đơn sơ với các câu ngắn gọn và song song đôi khi trái nghịch nhau, nhưng lại dệt thành một diễn văn có cấu trúc với các đề tài khác nhau.
Giáo phụ Afraate sống trong một cộng đoàn biên giới giữa Do thái giáo và Kitô giáo, rất gắn bó với Giáo Hội Mẹ Giêrusalem và các Giám Mục, theo truyền thống thường được chọn trong số các bà con ruột thịt của thánh Giacôbê, ”anh họ của Chúa” (x. Mc 6,3). Nghĩa là họ là những người gắn bó với Giáo Hội Giêrusalem qua liên hệ máu huyết và lòng tin. Ngôn ngữ giáo phụ dùng là tiếng Siriac, một thứ tiếng semít như tiếng Do thái của Cựu ước và như tiếng Aramây, là thứ tiếng chính Chúa Giêsu cũng nói. Cộng đoàn Kitô trong đó giáo phụ sống là một cộng đoàn tìm duy trì sự trung thành với truyền thống Do thái Kitô. Vì thế Giáo Hội này duy trì quan hệ mật thiết với thế giới Do thái và các Sách Thánh của nó. Giáo phụ Afraate tự định nghĩa là ”môn đệ của Thánh Kinh” Cựu Ước và Tân Ước (Esposizione 22,26) và lấy Kinh Thánh làm trung tâm suy tư của mình.
Trung thành với truyền thống Siriac, giáo phụ thường trình bầy ơn cứu độ do Chúa Kitô thành toàn như là một sự chữa lành và như thế Chúa Kitô như là một y sĩ. Trái lại tội lỗi giống như một vết thương, mà chỉ có lòng sám hối mới có thể chữa lành. Giáo phụ nói: ”Một người bị thương khi đánh nhau, thì không hổ thẹn phó mình trong tay một y sĩ khôn ngoan...; cũng thế người bị Satan đả thương không được xấu hổ thừa nhận lỗi lầm của mình và xa lánh nó, bằng cách xin thuốc chữa lành của sự sám hối” (Esposizione 7,3).
Tiếp tục giới thiệu tư tưởng thần học của giáo phụ Afraate Đức Thánh Cha nói: Có một khía cạnh quan trong khác nữa trong tác phẩm của giáo phụ đó là giáo huấn về lời cầu nguyện, đặc biệt là Chúa Kitô như thầy dậy cầu nguyện. Kitô hữu cầu nguyện theo giáo huấn của Chúa Giêsu và mẫu gương của Người. Giáo phụ viết: ”Chúa Cứu Thế của chúng ta đã dậy cầu nguyện khi nói như thế này: ”Hãy cầu nguyện trong nơi kín đáo với Đấng ẩn kín, nhưng trông thấy mọi sự”; hay ”Hãy vào trong phòng và cầu nguyện với Cha trong sự kín ẩn và Cha là Đấng trông thấy trong sự kín ẩn sẽ tưởng thưởng cho con” (Mt 6,6)... Điều Chúa Cứu Thế chúng ta muốn chỉ cho thấy đó là Thiên Chúa biết các ước muốn và tư tưởng của trái tim chúng ta” (Esposizione 4,10).
Đề cập tới trung tâm điểm của cuộc sống Kitô trong tư tưởng của giáo phụ Afraate Đức Thánh Cha nói:
Đối với giáo phụ Afraate cuộc sống Kitô được tập trung vào việc noi gương Chúa Kitô bằng cách nhận lấy ách của Người và theo Người trên con đường Tin Mừng. Một trong các nhân đức thích hợp nhất cho người môn đệ của Chúa Kitô là sự khiêm nhường. Nó không phải là một khía cạnh phụ thuộc trong đời sống thiêng liêng của Kitô hữu: bản chất của con người là thấp hèn và chính Thiên Chúa đã nâng con người lên vinh quang của Ngài. Sự khiêm nhường không phải là một giá trị tiêu cực: ”Nếu nguồn gốc của con người được trồng nơi đất bụi, thì hoa trái của nó mọc lên trước Chúa của sự cao cả” (Espođizione 9,14). Khi sống khiêm tốn, cả trong thực tại trần thế nơi nó sống, Kitô hữu có thể bước vào tương quan với Chúa: ”Người khiêm nhường là thấp hèn, nhưng con tim của họ được nâng lên tới các tầng trời cao nhất. Đôi mắt trên mặt họ quan sát trái đất, nhưng đôi mắt tâm trí nhìn trời cao ngất” (Esposizione 9,2).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: giáo phụ Afraate có quan niệm rất tích cực về con người và thực tại thân xác của nó: thân xác con người theo gương Chúa Kitô là thấp hèn, được mời gọi sống xinh đẹp, tươi vui và rạng rỡ: ”Thiên Chúa đến gần con người mà Ngài yêu mến, và thật là đúng đắn khi yêu mến sự khiêm nhường và ở trong điều kiện khiêm nhường. Các người khiêm nhường thì đơn sơ, nhẫn nhục, được yêu thương, toàn vẹn, ngay thẳng, chuyên chăm làm việc thiện, an bình, khôn ngoan, hòa thuận, thương xót, sẵn sàng hoán cải, nhân từ sâu sắc, biết cân nhắc, xinh đẹp và đáng ước ao” (Esposizione 9,14). Nơi giáo phụ cuộc sống Kitô cũng thường được miêu tả trong chiều kích khổ hạnh rõ ràng và thiêng liêng: lòng tin là nền tảng khiến cho Kitô hữu trở thành đền thờ nơi Chúa Kitô ngự trị. Như thế lòng tin khiến cho tình bác ái đối với Thiên Chúa và tha nhân được chân thật. Trong giáo huấn của giáo phụ Afraate còn có một khía cạnh quan trọng khác nữa đó là việc ăn chay được hiểu trong nghĩa rộng. Người nói về việc kiêng cữ ăn uống cũng như việc tập tành cần thiết để sống bác ái và trong sạch, ăn chay tiết dục để trở nên thánh thiện, cũng như ăn chay ít nói các lời vô ích và đáng ghét, không nóng giận, không tích trữ của cải, bớt giờ ngủ nghỉ để cầu nguyện.
Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ với một lời nguyện của giáo phụ mời gọi thực thi bác ái đối với tha nhân: ”Hãy đem vơi nhẹ đến cho người khổ đau, thăm viếng người tật bệnh, lo lắng cho người nghèo túng: đó là cầu nguyện. Lời cầu nguyện tốt lành và các việc làm của nó xinh đẹp. Lời cầu nguyện được khấng nhận, khi thoa dịu tha nhân. Lời cầu nguyện được lắng nghe, khi trong đó cũng có sự tha thứ cho các xúc phạm. Lời cầu nguyện mạnh mẽ, khi tràn đầy sức mạnh của Thiên Chúa” (Esposizione 4,14-16).
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp nhân dân Somalia và tìm giải pháp hòa bình cho đất nước này, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Nòng cốt của cuộc sống Kitô là noi gương Chúa Giêsu sống khiêm nhường, cầu nguyện, chay tịnh và yêu thương. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 30 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 21-11-2007 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt giáo phụ ít được biết tới: đó là giáo phụ Afraate, người thành Ninive Mosul bên Irak ngày nay. Vào thế kỷ thứ IV các Giáo Hội trong vùng cận Đông từ Thánh Địa cho tới Libăng và Medopotami, có các Giáo Hội Semít phát triển và không chịu ảnh hưởng của tư tưởng Hy lạp. Trong các cộng đoàn Kitô này cũng có hiện tượng viện tu khổ hạnh địa phương, không bị ảnh hưởng của phong trào viện tu Ai Cập. Các cộng đoàn Kitô Siriac thuộc thế kỷ thứ IV đại diện cho thế giới Semít từ đó phát xuất ra Kinh Thánh, và chúng diễn tả một Kitô giáo với việc thành hình của nền thần học chưa tiếp xúc với các trào lưu văn hóa khác, nhưng sống các hình thái tư tưởng riêng. Trong các Giáo Hội này phong trào khổ hạnh mang nhiều hình thái ẩn tu trong sa mạc, trong các hang động, biệt lập, có sắc thái riêng, và phong trào viện tu được thể hiện trong các hình thái của cuộc sống cộng đoàn. Chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tư tưởng thần học và tu đức. Đề cầp tới giáo phụ Afraate, được gọi là ”Đấng khôn ngoan” sống vào thế kỷ thứ IV Đức Thánh Cha nói:
Giáo phụ gốc thành Ninive Mosul bên Irak ngày nay và sống vào tiền bán thế kỷ thứ IV. Chúng ta có ít tin tức về cuộc sống của người. Dầu sao đi nữa người cũng liên lạc với các môi trường viện tu khổ hạnh của Giáo Hội Siriac. Giáo Hội này đã duy trì được các tin tức liên quan tới tác phẩm của người. Theo một vài nguồn tin giáo phụ Afraate cũng là viện phụ một tu viện và sau cùng cũng được tấn phong Giám Mục.
Tiếp tục giới thiệu gương mặt của giáo phụ Afraare Đức Thánh Cha nói: Người viết 22 diễn văn được biết dưới tên gọi là ”Các trình bầy” hay ”Các chứng minh”, trong đó có đề cập tới nhiều đề tài như lòng tin, tình yêu thương, việc ăn chay, đức khiêm nhường, lời cầu nguyện, cuộc sống khổ hạnh và cả tương quan giữa Do thái giáo và Kitô giáo, giữa Cựu Ước và Tân Ước nữa. Người dùng một giọng văn đơn sơ với các câu ngắn gọn và song song đôi khi trái nghịch nhau, nhưng lại dệt thành một diễn văn có cấu trúc với các đề tài khác nhau.
Giáo phụ Afraate sống trong một cộng đoàn biên giới giữa Do thái giáo và Kitô giáo, rất gắn bó với Giáo Hội Mẹ Giêrusalem và các Giám Mục, theo truyền thống thường được chọn trong số các bà con ruột thịt của thánh Giacôbê, ”anh họ của Chúa” (x. Mc 6,3). Nghĩa là họ là những người gắn bó với Giáo Hội Giêrusalem qua liên hệ máu huyết và lòng tin. Ngôn ngữ giáo phụ dùng là tiếng Siriac, một thứ tiếng semít như tiếng Do thái của Cựu ước và như tiếng Aramây, là thứ tiếng chính Chúa Giêsu cũng nói. Cộng đoàn Kitô trong đó giáo phụ sống là một cộng đoàn tìm duy trì sự trung thành với truyền thống Do thái Kitô. Vì thế Giáo Hội này duy trì quan hệ mật thiết với thế giới Do thái và các Sách Thánh của nó. Giáo phụ Afraate tự định nghĩa là ”môn đệ của Thánh Kinh” Cựu Ước và Tân Ước (Esposizione 22,26) và lấy Kinh Thánh làm trung tâm suy tư của mình.
Trung thành với truyền thống Siriac, giáo phụ thường trình bầy ơn cứu độ do Chúa Kitô thành toàn như là một sự chữa lành và như thế Chúa Kitô như là một y sĩ. Trái lại tội lỗi giống như một vết thương, mà chỉ có lòng sám hối mới có thể chữa lành. Giáo phụ nói: ”Một người bị thương khi đánh nhau, thì không hổ thẹn phó mình trong tay một y sĩ khôn ngoan...; cũng thế người bị Satan đả thương không được xấu hổ thừa nhận lỗi lầm của mình và xa lánh nó, bằng cách xin thuốc chữa lành của sự sám hối” (Esposizione 7,3).
Tiếp tục giới thiệu tư tưởng thần học của giáo phụ Afraate Đức Thánh Cha nói: Có một khía cạnh quan trong khác nữa trong tác phẩm của giáo phụ đó là giáo huấn về lời cầu nguyện, đặc biệt là Chúa Kitô như thầy dậy cầu nguyện. Kitô hữu cầu nguyện theo giáo huấn của Chúa Giêsu và mẫu gương của Người. Giáo phụ viết: ”Chúa Cứu Thế của chúng ta đã dậy cầu nguyện khi nói như thế này: ”Hãy cầu nguyện trong nơi kín đáo với Đấng ẩn kín, nhưng trông thấy mọi sự”; hay ”Hãy vào trong phòng và cầu nguyện với Cha trong sự kín ẩn và Cha là Đấng trông thấy trong sự kín ẩn sẽ tưởng thưởng cho con” (Mt 6,6)... Điều Chúa Cứu Thế chúng ta muốn chỉ cho thấy đó là Thiên Chúa biết các ước muốn và tư tưởng của trái tim chúng ta” (Esposizione 4,10).
Đề cập tới trung tâm điểm của cuộc sống Kitô trong tư tưởng của giáo phụ Afraate Đức Thánh Cha nói:
Đối với giáo phụ Afraate cuộc sống Kitô được tập trung vào việc noi gương Chúa Kitô bằng cách nhận lấy ách của Người và theo Người trên con đường Tin Mừng. Một trong các nhân đức thích hợp nhất cho người môn đệ của Chúa Kitô là sự khiêm nhường. Nó không phải là một khía cạnh phụ thuộc trong đời sống thiêng liêng của Kitô hữu: bản chất của con người là thấp hèn và chính Thiên Chúa đã nâng con người lên vinh quang của Ngài. Sự khiêm nhường không phải là một giá trị tiêu cực: ”Nếu nguồn gốc của con người được trồng nơi đất bụi, thì hoa trái của nó mọc lên trước Chúa của sự cao cả” (Espođizione 9,14). Khi sống khiêm tốn, cả trong thực tại trần thế nơi nó sống, Kitô hữu có thể bước vào tương quan với Chúa: ”Người khiêm nhường là thấp hèn, nhưng con tim của họ được nâng lên tới các tầng trời cao nhất. Đôi mắt trên mặt họ quan sát trái đất, nhưng đôi mắt tâm trí nhìn trời cao ngất” (Esposizione 9,2).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: giáo phụ Afraate có quan niệm rất tích cực về con người và thực tại thân xác của nó: thân xác con người theo gương Chúa Kitô là thấp hèn, được mời gọi sống xinh đẹp, tươi vui và rạng rỡ: ”Thiên Chúa đến gần con người mà Ngài yêu mến, và thật là đúng đắn khi yêu mến sự khiêm nhường và ở trong điều kiện khiêm nhường. Các người khiêm nhường thì đơn sơ, nhẫn nhục, được yêu thương, toàn vẹn, ngay thẳng, chuyên chăm làm việc thiện, an bình, khôn ngoan, hòa thuận, thương xót, sẵn sàng hoán cải, nhân từ sâu sắc, biết cân nhắc, xinh đẹp và đáng ước ao” (Esposizione 9,14). Nơi giáo phụ cuộc sống Kitô cũng thường được miêu tả trong chiều kích khổ hạnh rõ ràng và thiêng liêng: lòng tin là nền tảng khiến cho Kitô hữu trở thành đền thờ nơi Chúa Kitô ngự trị. Như thế lòng tin khiến cho tình bác ái đối với Thiên Chúa và tha nhân được chân thật. Trong giáo huấn của giáo phụ Afraate còn có một khía cạnh quan trọng khác nữa đó là việc ăn chay được hiểu trong nghĩa rộng. Người nói về việc kiêng cữ ăn uống cũng như việc tập tành cần thiết để sống bác ái và trong sạch, ăn chay tiết dục để trở nên thánh thiện, cũng như ăn chay ít nói các lời vô ích và đáng ghét, không nóng giận, không tích trữ của cải, bớt giờ ngủ nghỉ để cầu nguyện.
Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ với một lời nguyện của giáo phụ mời gọi thực thi bác ái đối với tha nhân: ”Hãy đem vơi nhẹ đến cho người khổ đau, thăm viếng người tật bệnh, lo lắng cho người nghèo túng: đó là cầu nguyện. Lời cầu nguyện tốt lành và các việc làm của nó xinh đẹp. Lời cầu nguyện được khấng nhận, khi thoa dịu tha nhân. Lời cầu nguyện được lắng nghe, khi trong đó cũng có sự tha thứ cho các xúc phạm. Lời cầu nguyện mạnh mẽ, khi tràn đầy sức mạnh của Thiên Chúa” (Esposizione 4,14-16).
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp nhân dân Somalia và tìm giải pháp hòa bình cho đất nước này, Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.