LÂM ĐỒNG -- Sáng ngày 24 tháng11, tại tu xá Mẹ Xin Vâng thuộc Hội Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima đã khánh thành nhà nguyện. Tu xá này tọa lạc tại thôn Lạc Nghiệp, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Việc khánh thành nhà nguyện của các tu xá thuộc các hội dòng nữ là điều bình thường, nhưng tại tu xá này là điều đặc biệt. Một tu xá nho nhỏ với sức chứa chỉ khoảng vài chục người nhưng được chính Đức Cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam và cũng là Giám mục giáo phận Đà Lạt Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự thánh lễ làm phép nguyện đường. Tu xá nằm lọt thỏm giữa một vùng cao nguyên của Đà Lạt, giữa anh chị em các làng Mađanh, R` lơm, Kambut của anh em dân tộc K`ho và Churu. Mặc dầu đã đến với các anh chị em dân tộc khi các nữ tu còn ở Lạc Lâm (cách đó gần 30 km đường làng), mỗi tuần các nữ tu này thay phiên nhau vào các làng dạy kinh bổn, dạy giáo lý, nhưng hiện diện thật sự và trở thành tu xá thì mới năm ngoái (2006).
Cách đây 47 năm cũng đúng vào ngày 24 tháng 11 này, Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban Sắc chỉ " Venera-bilium Nostrorum thiết lập giáo phận Đà Lạt cùng với hai giáo phận Vĩnh Long và Long Xuyên. Ngày hôm nay chúng ta cùng tạ ơn Chúa với giáo phận, tạ ơn Chúa cùng chị em có thêm một nhà nguyện mới khang trang làm nơi thờ phượng Chúa.
Trong bài giảng, bằng một giọng nói ấm cúng và rất gần gũi như một người cha, Đức Cha đã chia sẻ: Bài đọc 1 trong ngày lễ các thánh Tử Đạo hôm nay nói về một bà mẹ kiên cường. Tôi nghĩ chị em vào Tutra cũng giống như người mẹ đến với những đứa con. Chúng ta biết anh chị em dân tộc là những người rất yếu đuối vì không có những điều kiện vật chất nên mỏng dòn, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài đã gửi các chị vào đây.
Và bằng một trải nghiệm rất thực tế Ngài nói tiếp: Tất cả những ai có cơ hội đến với anh chị em dân tộc đều thấy họ có một đời sống thiếu thốn về đủ mọi phương diện, nhưng Chúa lại ban cho anh chị ấy một tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ. Nhưng nếu chúng ta không giúp họ gìn giữ thì sự trong sáng ấy dễ bị ô nhiễm và đánh mất đi. Chúng ta phải quan tâm đến đời sống đức tin, quan tâm đến phần rỗi của họ. Năm nay giáo phận kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho anh chị em dân tộc, trong 80 năm qua chúng ta đã mời gọi 100 ngàn trong tổng số 240 ngàn anh chị em dân tộc trở nên những người con của Thiên Chúa. Chứng tỏ rằng Thiên Chúa đã thương anh chị em dân tộc cách riêng.
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Na, trưởng cộng đoàn cho biết: hiện nay mỗi Chúa nhật anh chị em trong các làng ra đi lễ đều ghé vào tu xá để chị em có gì thì chia sẻ, khi thì vài bộ quần áo cũ, lúc vài gói mỳ tôm, khi thì vài hộp bánh. Các em bé được vào thư viện mini đọc sách, em nào không biết chữ thì chỉ xem tranh. Nhưng đó thật sự là một thế giới tuyệt vời của các em sau giờ học giáo lý. Công việc của các nữ tu hiện nay là: xóa mù chữ cho người lớn, mở các lớp dạy chữ miễn phí cho thiếu nhi, dạy thêu, cung cấp nước lọc tinh khiết với giá tượng trưng 2 ngàn đồng (chỉ bằng một phần mười giá thị trường). Tuy nhiên, những công việc ấy chỉ có một hiệu quả nhất định, chị em nhận ra mình mới trao cho các anh em dân tộc con cá, cái thực sự cần giúp là cái cần câu. Vì thế các nữ tu đã tạo cho anh chị em dân tộc tự mình làm ăn bằng cách cho vay vốn để mua giống, cuối mùa chỉ cần hoàn đủ số vốn ấy. Tuy số vốn rất khiêm nhường và tùy vào số đất canh tác của mỗi gia đình mà vay, người năm trăm ngàn, người một triệu, cuối vụ chị em chỉ cần nhận lại đủ số vốn đã giao, nhưng đôi khi mất mùa, số vốn cũng chẳng còn để hoàn lại, nhưng cái được ở đây là anh chị em dân tộc đã tự mình làm ruộng, làm nương mà không lo phải bán đất để lo cái ăn cái mặc.
Sau lời cảm ơn của Bề trên tổng cố vấn miền Mẹ Mông Triệu, Đức cha đã chia sẻ như là một lời nhắn nhủ với chị em: Chị em đã xây dựng ngôi nguyện đường này giữa trung tâm của khu đất, điều này nói lên rằng chị em đã để Chúa Giêsu ở giữa trung tâm cuộc đời mình, để từ hôm nay Chúa Giêsu Thánh Thể luôn là khởi điểm cho sứ vụ của một ngày mới và cũng là điểm khởi đi cho hành trình của một tu sĩ. Chị em hãy nối tiếp truyền thống trước đây của mình là hãy thay phiên nhau vào các làng của anh chị em dân tộc, đi thăm viếng, chia sẻ. Chị em hãy nhìn lên gương các cha ông đi trước không đếm xỉa tinh thần thế tục mà một lòng trung thành với Chúa.
Xin cho chúng ta trung thành trong vai trò là người tôi tớ, là người môn đệ, người Chúa chọn và sai đi. Khi sai đi, Ngài ban ơn để chúng ta thực hiện những sứ vụ Ngài trao, hãy hoan hỷ vui mừng đón nhận sứ vụ và hãy lên đường không cần giày dép bao bị…hãy làm những gì Ngài bảo còn những việc khác hãy để cho Chúa, khi đó chúng ta thực sự trở nên người môn đệ đích thực của Chúa.
Với sự hiện diện của các cha thuộc các xứ lân cận như An Hòa, B`ró, K` Đơn, Châu Sơn …trong thánh lễ đã làm cho các nữ tu cảm nhận được sự chia sẻ, nâng đỡ và đồng cảm trong công việc loan báo Tin Mừng cho anh chị em dân tộc giữa vùng cao nguyên.
Chia tay Tu Tra ra về, hai bên đường dã quỳ nở vàng như không thể vàng hơn, sóng sánh theo từng làn gió, chạy ngút ngàn tận cuối chân trời. Nhìn ở đâu cũng thấy dã quỳ. Xin cho công việc truyền giảng Tin mừng cho anh chị em dân tộc của các chị hiền hòa, chân chất như dã quỳ, gần gũi và thân thiết như dã quỳ và nhất là luôn nở những bông hoa tươi thắm dù là giữa những ngày cuối thu nóng nực hay những ngày đầu đông lạnh giá.
Việc khánh thành nhà nguyện của các tu xá thuộc các hội dòng nữ là điều bình thường, nhưng tại tu xá này là điều đặc biệt. Một tu xá nho nhỏ với sức chứa chỉ khoảng vài chục người nhưng được chính Đức Cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam và cũng là Giám mục giáo phận Đà Lạt Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự thánh lễ làm phép nguyện đường. Tu xá nằm lọt thỏm giữa một vùng cao nguyên của Đà Lạt, giữa anh chị em các làng Mađanh, R` lơm, Kambut của anh em dân tộc K`ho và Churu. Mặc dầu đã đến với các anh chị em dân tộc khi các nữ tu còn ở Lạc Lâm (cách đó gần 30 km đường làng), mỗi tuần các nữ tu này thay phiên nhau vào các làng dạy kinh bổn, dạy giáo lý, nhưng hiện diện thật sự và trở thành tu xá thì mới năm ngoái (2006).
Cách đây 47 năm cũng đúng vào ngày 24 tháng 11 này, Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban Sắc chỉ " Venera-bilium Nostrorum thiết lập giáo phận Đà Lạt cùng với hai giáo phận Vĩnh Long và Long Xuyên. Ngày hôm nay chúng ta cùng tạ ơn Chúa với giáo phận, tạ ơn Chúa cùng chị em có thêm một nhà nguyện mới khang trang làm nơi thờ phượng Chúa.
Trong bài giảng, bằng một giọng nói ấm cúng và rất gần gũi như một người cha, Đức Cha đã chia sẻ: Bài đọc 1 trong ngày lễ các thánh Tử Đạo hôm nay nói về một bà mẹ kiên cường. Tôi nghĩ chị em vào Tutra cũng giống như người mẹ đến với những đứa con. Chúng ta biết anh chị em dân tộc là những người rất yếu đuối vì không có những điều kiện vật chất nên mỏng dòn, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài đã gửi các chị vào đây.
Và bằng một trải nghiệm rất thực tế Ngài nói tiếp: Tất cả những ai có cơ hội đến với anh chị em dân tộc đều thấy họ có một đời sống thiếu thốn về đủ mọi phương diện, nhưng Chúa lại ban cho anh chị ấy một tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ. Nhưng nếu chúng ta không giúp họ gìn giữ thì sự trong sáng ấy dễ bị ô nhiễm và đánh mất đi. Chúng ta phải quan tâm đến đời sống đức tin, quan tâm đến phần rỗi của họ. Năm nay giáo phận kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho anh chị em dân tộc, trong 80 năm qua chúng ta đã mời gọi 100 ngàn trong tổng số 240 ngàn anh chị em dân tộc trở nên những người con của Thiên Chúa. Chứng tỏ rằng Thiên Chúa đã thương anh chị em dân tộc cách riêng.
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Na, trưởng cộng đoàn cho biết: hiện nay mỗi Chúa nhật anh chị em trong các làng ra đi lễ đều ghé vào tu xá để chị em có gì thì chia sẻ, khi thì vài bộ quần áo cũ, lúc vài gói mỳ tôm, khi thì vài hộp bánh. Các em bé được vào thư viện mini đọc sách, em nào không biết chữ thì chỉ xem tranh. Nhưng đó thật sự là một thế giới tuyệt vời của các em sau giờ học giáo lý. Công việc của các nữ tu hiện nay là: xóa mù chữ cho người lớn, mở các lớp dạy chữ miễn phí cho thiếu nhi, dạy thêu, cung cấp nước lọc tinh khiết với giá tượng trưng 2 ngàn đồng (chỉ bằng một phần mười giá thị trường). Tuy nhiên, những công việc ấy chỉ có một hiệu quả nhất định, chị em nhận ra mình mới trao cho các anh em dân tộc con cá, cái thực sự cần giúp là cái cần câu. Vì thế các nữ tu đã tạo cho anh chị em dân tộc tự mình làm ăn bằng cách cho vay vốn để mua giống, cuối mùa chỉ cần hoàn đủ số vốn ấy. Tuy số vốn rất khiêm nhường và tùy vào số đất canh tác của mỗi gia đình mà vay, người năm trăm ngàn, người một triệu, cuối vụ chị em chỉ cần nhận lại đủ số vốn đã giao, nhưng đôi khi mất mùa, số vốn cũng chẳng còn để hoàn lại, nhưng cái được ở đây là anh chị em dân tộc đã tự mình làm ruộng, làm nương mà không lo phải bán đất để lo cái ăn cái mặc.
Sau lời cảm ơn của Bề trên tổng cố vấn miền Mẹ Mông Triệu, Đức cha đã chia sẻ như là một lời nhắn nhủ với chị em: Chị em đã xây dựng ngôi nguyện đường này giữa trung tâm của khu đất, điều này nói lên rằng chị em đã để Chúa Giêsu ở giữa trung tâm cuộc đời mình, để từ hôm nay Chúa Giêsu Thánh Thể luôn là khởi điểm cho sứ vụ của một ngày mới và cũng là điểm khởi đi cho hành trình của một tu sĩ. Chị em hãy nối tiếp truyền thống trước đây của mình là hãy thay phiên nhau vào các làng của anh chị em dân tộc, đi thăm viếng, chia sẻ. Chị em hãy nhìn lên gương các cha ông đi trước không đếm xỉa tinh thần thế tục mà một lòng trung thành với Chúa.
Xin cho chúng ta trung thành trong vai trò là người tôi tớ, là người môn đệ, người Chúa chọn và sai đi. Khi sai đi, Ngài ban ơn để chúng ta thực hiện những sứ vụ Ngài trao, hãy hoan hỷ vui mừng đón nhận sứ vụ và hãy lên đường không cần giày dép bao bị…hãy làm những gì Ngài bảo còn những việc khác hãy để cho Chúa, khi đó chúng ta thực sự trở nên người môn đệ đích thực của Chúa.
Với sự hiện diện của các cha thuộc các xứ lân cận như An Hòa, B`ró, K` Đơn, Châu Sơn …trong thánh lễ đã làm cho các nữ tu cảm nhận được sự chia sẻ, nâng đỡ và đồng cảm trong công việc loan báo Tin Mừng cho anh chị em dân tộc giữa vùng cao nguyên.
Chia tay Tu Tra ra về, hai bên đường dã quỳ nở vàng như không thể vàng hơn, sóng sánh theo từng làn gió, chạy ngút ngàn tận cuối chân trời. Nhìn ở đâu cũng thấy dã quỳ. Xin cho công việc truyền giảng Tin mừng cho anh chị em dân tộc của các chị hiền hòa, chân chất như dã quỳ, gần gũi và thân thiết như dã quỳ và nhất là luôn nở những bông hoa tươi thắm dù là giữa những ngày cuối thu nóng nực hay những ngày đầu đông lạnh giá.