LÂM ĐỒNG -- Được thành lập mới hơn 1 năm, nhưng HTX Hiệp Nhất, ở thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) đã được rất nhiều người biết đến. Người có công thành lập HTX Hiệp Nhất là linh mục Dương Công Hồ, Chánh xứ Đạ Tẻh.
Tạo việc làm ổn định cho bà con nghèo
Tốt nghiệp Đại chủng viện Minh Hòa (Đà Lạt), linh mục Dương Công Hồ về Đạ Tẻh năm 1998. Thấy trong vùng có nhiều lao động nông nhàn, trong khi đời sống còn rất khó khăn, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số K’Hor, dân tộc Mạ, Tày,… ông luôn ấp ủ ý tưởng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
Sau khi làm thử năm 2004, đến tháng 4-2006, HTX Hiệp Nhất mới chính thức ra đời với tổng vốn ban đầu là 500 triệu đồng. Ngành nghề chính của Hiệp Nhất là đan lát thủ công từ các nguyên liệu dây rừng, dây mây, lục bình, dây nhựa, may gia công và sản xuất nước đá tinh khiết. Hiệp Nhất cung cấp nước đá tinh khiết cho cả vùng, dù công suất chưa cao, mới khoảng 4 tấn/ngày. Sự ra đời của Hiệp Nhất đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 485 lao động, chưa kể lao động vệ tinh tại các gia đình.
Ông K’Đua, 58 tuổi, người dân tộc Mạ ở thôn 1, thị trấn Đạ Tẻh cho biết, ông làm việc ở HTX từ năm 2006 đến nay. Gia đình ông hiện có 3 lao động đang làm cho HTX: vợ chồng ông đan lát, còn cô con gái 21 tuổi thì làm nghề may. Gia đình K’Đua có 6 con, nhưng nhờ có việc làm ổn định ở Hiệp Nhất và chịu thương chịu khó, nên ông đã xây được ngôi nhà 1 tầng lầu, mua ti vi và xe gắn máy. “Nghe Cha bảo HTX cần người làm, mình đến xin học nghề rồi làm luôn từ đó đến nay. Nhiều người khác cũng vậy, họ rủ nhau đến học nghề và cùng làm luôn. Ba người nhà mình làm, mỗi tháng cũng dành dụm được cả triệu, mình làm ruộng thêm nên cũng đủ sống”, K’Đua khoe.
Giờ nghỉ trưa, bà con cùng nhau quây quần bên mâm cơm tập thể. Em Trương Thị Tướng, người dân tộc Nùng, là thợ chuyên may túi xách cho biết, giá mỗi suất cơm là 5.000đ, nhưng HTX hỗ trợ 2.000đ/bữa/người. Tướng kể, em được học nghề miễn phí tại HTX và công việc ở đây khá ổn định, ngặt nỗi do bố em thường xuyên ốm nên em chưa thể đi làm đều như mong muốn. “Khi nào sức khỏe bố khá hơn, em sẽ đi làm đều, ít nào cũng kiếm được 500.000 – 600.000đ/tháng”, Tướng cười tươi.
Để Hiệp Nhất vững tiến
Theo linh mục Hồ, không dừng ở việc tổ chức ăn trưa cho người lao động, ông còn muốn tổ chức nhiều hoạt động tập thể khác để nâng cao tính cộng đồng: “Vừa qua, HTX đã tham gia tập huấn công tác phòng chống HIV – AIDS cho bà con. Tôi dự định xây dựng một phòng lab hiện đại để dạy tiếng Anh cho trẻ em trong vùng”, linh mục cho biết. Nhiều lần ra nước ngoài học tập và làm việc, ông nhận thấy khi được trang bị tốt vốn ngoại ngữ, cơ hội sẽ rộng mở hơn với các em.
Trừ chi phí sản xuất, một phần lợi nhuận của Hiệp Nhất hỗ trợ cho hoạt động của 1 trường mầm non. Không lâu nữa, ngay bên cạnh HTX sẽ mọc lên 1 trường tiểu học mới. “Tới đây, HTX sẽ phối hợp với Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học của Tổ chức Winrock để dạy làm sản phẩm từ tre ghép cho đồng bào dân tộc thiếu số ở xã An Nhơn và sẽ bao tiêu sản phẩm. Chúng tôi đang tìm hiểu phương thức gia nhập Fair Trade, một hiệp hội thương mại quốc tế”- ông chủ nhiệm HTX Hiệp Nhất cho hay.
Tuy nhiên, việc đa dạng hóa sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm là điều Ban quản trị HTX quan tâm hàng đầu. Chỉ dãy nhà đang hoàn thiện, linh mục Hồ cho biết, đây là phòng trưng bày sản phẩm và khu nhà làm việc của Ban quản trị HTX, dự kiến khánh thành trước Tết Nguyên đán. HTX đã lập trang web riêng. Đến nay, Hiệp Nhất có 3 sản phẩm được vào vòng chung khảo Hội thi sản phẩm vàng do Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT) tổ chức. Dịp Festival hoa Đà Lạt sắp tới cũng là cơ hội lớn với Hiệp Nhất.
Hỏi ông, có gì vướng bận giữa Đạo - mà ông đã chọn - với việc kinh doanh đậm chất Đời, vị linh mục 52 tuổi cười vui: “Không vướng bận gì đâu. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho họ là con đường đúng đắn”.
(Nguồn: SGGP, Thứ sáu, 14/12/2007)
Tạo việc làm ổn định cho bà con nghèo
LM Dương Công Hồ |
Sau khi làm thử năm 2004, đến tháng 4-2006, HTX Hiệp Nhất mới chính thức ra đời với tổng vốn ban đầu là 500 triệu đồng. Ngành nghề chính của Hiệp Nhất là đan lát thủ công từ các nguyên liệu dây rừng, dây mây, lục bình, dây nhựa, may gia công và sản xuất nước đá tinh khiết. Hiệp Nhất cung cấp nước đá tinh khiết cho cả vùng, dù công suất chưa cao, mới khoảng 4 tấn/ngày. Sự ra đời của Hiệp Nhất đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 485 lao động, chưa kể lao động vệ tinh tại các gia đình.
Ông K’Đua, 58 tuổi, người dân tộc Mạ ở thôn 1, thị trấn Đạ Tẻh cho biết, ông làm việc ở HTX từ năm 2006 đến nay. Gia đình ông hiện có 3 lao động đang làm cho HTX: vợ chồng ông đan lát, còn cô con gái 21 tuổi thì làm nghề may. Gia đình K’Đua có 6 con, nhưng nhờ có việc làm ổn định ở Hiệp Nhất và chịu thương chịu khó, nên ông đã xây được ngôi nhà 1 tầng lầu, mua ti vi và xe gắn máy. “Nghe Cha bảo HTX cần người làm, mình đến xin học nghề rồi làm luôn từ đó đến nay. Nhiều người khác cũng vậy, họ rủ nhau đến học nghề và cùng làm luôn. Ba người nhà mình làm, mỗi tháng cũng dành dụm được cả triệu, mình làm ruộng thêm nên cũng đủ sống”, K’Đua khoe.
Giờ nghỉ trưa, bà con cùng nhau quây quần bên mâm cơm tập thể. Em Trương Thị Tướng, người dân tộc Nùng, là thợ chuyên may túi xách cho biết, giá mỗi suất cơm là 5.000đ, nhưng HTX hỗ trợ 2.000đ/bữa/người. Tướng kể, em được học nghề miễn phí tại HTX và công việc ở đây khá ổn định, ngặt nỗi do bố em thường xuyên ốm nên em chưa thể đi làm đều như mong muốn. “Khi nào sức khỏe bố khá hơn, em sẽ đi làm đều, ít nào cũng kiếm được 500.000 – 600.000đ/tháng”, Tướng cười tươi.
Để Hiệp Nhất vững tiến
Ông K’Đua đang say sưa làm việc |
Trừ chi phí sản xuất, một phần lợi nhuận của Hiệp Nhất hỗ trợ cho hoạt động của 1 trường mầm non. Không lâu nữa, ngay bên cạnh HTX sẽ mọc lên 1 trường tiểu học mới. “Tới đây, HTX sẽ phối hợp với Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học của Tổ chức Winrock để dạy làm sản phẩm từ tre ghép cho đồng bào dân tộc thiếu số ở xã An Nhơn và sẽ bao tiêu sản phẩm. Chúng tôi đang tìm hiểu phương thức gia nhập Fair Trade, một hiệp hội thương mại quốc tế”- ông chủ nhiệm HTX Hiệp Nhất cho hay.
Tuy nhiên, việc đa dạng hóa sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm là điều Ban quản trị HTX quan tâm hàng đầu. Chỉ dãy nhà đang hoàn thiện, linh mục Hồ cho biết, đây là phòng trưng bày sản phẩm và khu nhà làm việc của Ban quản trị HTX, dự kiến khánh thành trước Tết Nguyên đán. HTX đã lập trang web riêng. Đến nay, Hiệp Nhất có 3 sản phẩm được vào vòng chung khảo Hội thi sản phẩm vàng do Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT) tổ chức. Dịp Festival hoa Đà Lạt sắp tới cũng là cơ hội lớn với Hiệp Nhất.
Hỏi ông, có gì vướng bận giữa Đạo - mà ông đã chọn - với việc kinh doanh đậm chất Đời, vị linh mục 52 tuổi cười vui: “Không vướng bận gì đâu. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho họ là con đường đúng đắn”.
(Nguồn: SGGP, Thứ sáu, 14/12/2007)