Câu chuyện bên bờ sông quê củ và cơn bão tuyết, Mùa Giáng Sinh 2007.
Mấy hôm nay chuyện địa cầu hâm nóng được liên tục nhắc đến trên các kênh radio và truyền hình quốc tế. Đặc biệt là những vận động của Nguyên Phó Tỗng Thống Hoa Kỳ Al Gore về vấn nạn này, đã mang lại cho vị này giải Nobel Hoà Bình năm nay. Trong tuần này cả thế giới lại tụ hội về Bali, để bàn bạc cách đối phó chuyện hâm nóng địa cầu.
Ấy thế, nhưng nếu bạn là người sinh sống tại miền đông bắc Hoa Kỳ như chúng tôi, có thể bạn lại cảm nhận hơi khác khác: vì những cơn bão tuyết nối đuôi nhau kéo tới, làm cho chúng tôi đang phải đối phó với thực tế giá buốt của mùa đông 2007.
Theo chưong trình dự định từ nhiều hôm trước, vào cuối tuần này vài gia đình chúng tôi sẽ tụ họp lại gọi là bạn bè vui Mùa Giáng Sinh sớm với nhau, vì đúng vào Giáng Sinh sẽ không thuận tiện ( kẻ thì du lịch, người thì tụ họp con cháu,..). Nhiều món ăn, quà cáp,… đã được sửa soạn chu đáo, nhưng cơn bão tuyết kéo ập đến, mọi chương trình đành huỷ bỏ, dời đến dịp khác. Chỉ còn tôi và bác KT gần nhà nhất, đến với nhau, mất dịp vui, chúng tôi kéo nhau ra xe, lái đọan đường ngắn đến trung tâm thương mại gần nhà, với ý tò mò xem mưa bão tuyết thế này có mấy ai ra đường, và để ít ra hưởng chút gì không khí lễ hội với dân bản xứ Hoa Kỳ.
Khi lái xe vào khu shopping, chúng tôi ngạc nhiên không ít, vì không khí náo nhiệt và vui nhộn, chứ không vắng vẻ như chúng tôi mường tượng. Bãi đậu xe khá đông đúc.Sau khi mua sắm đôi ba món cần thiết, chúng tôi ghé vào quán cà phê, ngồi nghĩ chân và tán dóc.Chúng tôi ngồi bên trong quán, với lò sưởi ấm, và nhìn ra ngoài, cảnh đẹp trải từ tâm hồn an bình bên trong, được hòa theo những khúc ca Giáng Sinh từ những chiếc loa trên tường và tuyết rơi trắng xóa, thật sự tận hưởng một “White Christmas”, mà phim ảnh không thể lột tả hết được.
Nhấp hụm cà phê Starbuck thơm và đắng, bác KT chợt xuống trầm giọng:
- Đời sống chúng mình ở Mỹ này sung túc và êm đềm quá. Mới hồi tháng trước, tôi về làng quê tôi, vẫn tại bờ sông ấy, vẫn hình ảnh một ông già đơn độc bên bờ sông với cái cần câu, hơn 50 năm rồi vẫn vậy. Chắc chắn phải là một ngừơi khác ông ạ, nhưng cảnh trí ấy, nó buồn vời vợi thế nào ấy, không thể tả được, nhưng vẫn in hiện trong tôi.
Ánh mắt của bác KT như sâu thẳm vào thủa xa xưa, hai đuôi mắt ấn đậm thêm nhiều nếp nhăn đã vơi đầy trên vầng tráng, bác KT thì thào:
- Thủa ấy, cả làng nghèo lắm, mỗi ngày bác L. cạnh nhà tôi cũng ra bờ sông ấy thả câu, họa hoằn lắm, mới có ngày bác ấy câu được một con cá. Nhưng bác ấy vẫn ra bờ sông mỗi ngày, tạo thành như một trang trí không thể thiếu của bờ sông ấy.
Khi nào bác âý câu được một con cá, gọi là cá Vược, thì vợ chồng bác ấy luộc và mời mẹ con tôi sang ăn, chỉ chấm với muối. Vị ngọt của cá vược bên bờ sông ấy, tôi được ăn gần 60 năm trước rồi, vẫn như trong cổ họng tôi, mà không miếng cá nào tôi ăn, từ VN đến Mỹ lại ngọt và ngon như thế. Chỉ ở nhánh sông ấy mới có con cá Vược và chỉ có câu, chứ lưới không bắt được cá Vược, ông ạ. Hôm nào bác ấy câu được vài con thì bác ấy mới bán cho vài nhà kế bên.
Tôi đáp trả lời:
Bác ạ, em nghĩ rằng đó là tùy theo cái tâm trạng của mình thôi. Gia đình em đã rời làng quê ở Nam Định vào Sài gòn làm ăn từ thập niên 1930, vậy mà mỗi lân ăn cá Lóc ở Sài gòn lúc trước năm 1975, Ông Nội và Bố em vẫn tiếc rằng Cá Lóc giống cá Quả nhưng chẳng có miếng cá nào nấu canh chua ngon như con cá Quả ở ngoài Bắc. Sau năm 1975, em chẳng nghe ai nói gì đến con cá Quả hết. Nay lại nghe bác nói đến con cá Vược, thật ra theo em nghĩ, có lẻ vì lúc ấy nghèo quá lâu lắm mới có một miếng cá ăn, hay là cái nồng thắm tình hàng xóm, láng giềng như người thân yêu ruột thịt, hay là vị ngọt của thôn làng, nơi chôn nhau cắt rốn, chứ em không nghĩ là miếng cá Quả hay cá Vược, lại ngon ngọt quá như thế.
Khi sang Mỹ, nhiều đồng hương ăn cá Catfish hay Cá Basa, lại tiếc rằng, họ gọi là Cá Bông Lau, nhưng nào có phải cá Bông Lau như ở VN, lại càng không thể so với Cá Lóc còn lội ở Long An.
Bác KT lại nói tiếp:
Ấy, vậy mà tháng trước, tôi về ăn cá lóc nướng trui, ui choa, nó có mùi bùn, nhợn nhợn làm sao ấy.
Chúng tôi từ giả quán cà phê, lội tuyết xuyên qua bãi đậu xe, vừa bị ướt, vừa bị lạnh, đường phố trơn trượt, khó lái xe, đây đó có xe nằm ụ vì chết máy, đường phố lại bắt đầu tắt nghẽn vì có tai nạn, chuyện xe chết máy, không thể nổ máy nằm ụ và tai nạn vì đường trơn trợt là một trong những nhiêu khê gây ra chết người của bão tuyết.
Nhìn sang một góc đường, khi nghẹt xe, tôi nhìn thấy một người đang đội tuyết ướt mem, với tấm bảng trước ngực có ghi chữ : “ Hungry homeless, Please help” ( Xin giúp đỡ, người đói, vô gia cư).
Tôi nói với bác KT:
“ Kià bác, cảnh này em cũng thấy quen như bác thấy người câu cá Vược, Bác ạ, em đã thấy ở Los Angeles, San Francisco, New York, Atlanta, New Orleans, Miami, Dallas,…vâng, chắc chắn là nhiều người khác nhau bác ạ, buồn quá phải không bác?
Chúng tôi yên lặng, thả lòng nhịp theo tiếng máy xe xì xạch, như tiếng nhịp tim thổn thức, đưa mắt nhìn lề đường bên kia, cảnh người đang đội tuyết lạnh để xúc tuyết, dọn đường, bên chiều ngược lại, chiếc xe vận tải rải muối chậm chạp chạy làm cho xe càng nghẹt nhiều hơn nửa.
Tôi ngẫm nghĩ, ban nãy, khi chúng tôi yên lành, bên sưởi ấm trong quán cà phê, nhớ thương về quê nghèo xa vắng ở Việt Nam, vui hưởng bình an của một “White Christmas”, cũng trước mắt đây, tại nơi này, cũng biết bao mảnh đời đang chịu giá lạnh trong bão tuyết vì bần hàn, họ đang đau khổ, về thể chất hay có những mảnh đời đau khổ vì bão tuyết vê tinh thần mà tôi dững dưng không thấy.
Những tương phản, từ chuyện thế giới lo lắng về hâm nóng địa cầu, nhưng không thấy người vô gia cư, đang đứng xin tiền trong cơn bão tuyết giá lạnh, từ sự yên hàn trong quán cà phê vô tư nhìn tuyết đẹp, với bao chịu đựng của kẻ khác do giá lạnh bên ngoài, gợi cho tôi nhớ lỏm bỏm lại bài giãng trong Thánh Đêm Giáng Sinh 2006 của ĐGH Benedict 16 tại Đền Thánh Phêrô ở Rôma, xem được trên truyền hình, :
‘ Như bài Thánh Kinh chúng ta đọc trong đêm Giáng Sinh, kể lại Mầu Nhiệm Giáng Sinh nơi Hang Đá Bê Lem, thật ra khi các Thiên Thần báo tin cho các Mục Đồng đến thờ lạy Chúa Hài Đồng, chẳng có gì huyền diệu, chẳng có gì đặc biêt, cũng chẳng có gì khác thừơng để báo cho các mục đồng. Tất cả mà các mục đồng thấy Chúa chỉ là một em bé đã được quấn khăn, như các em bé khác, em bé cần được che chở, cần được bà mẹ săn sóc.
Dấu chỉ của Thiên chúa chỉ là một em bé trong cảnh bần hàn cần được giúp đỡ.
“ Dấu chỉ của Thiên Chúa rất đơn giản. Dấu chỉ của Thiên Chúa chỉ là một em bé. Ngài không đến với uy quyền và sáng láng. Ngài không làm ta ngáo ộp vì sức mạnh. Chúa cất đi tất cả mọi sự run sợ của ta trước quyền năng của Ngài. Chúa đến như một em bé, và em bé thì Chúa chẳng đòi gì khác hơn là ĐƯỢC YÊU THƯƠNG.”
PHẢI CHĂNG NHỮNG TƯƠNG PHẢN MÀ CHÚNG TÔI CẢM NHẬN TRONG CÂU CHUYỆN HÔM NAY, là dấu chỉ để dậy tôi, HÃY NHÌN ĐẾN CẢNH VẬT TRƯỚC MẮT và THỰC HIỆN YÊU THƯƠNG THIÊN CHÚA QUA THA NHÂN TRƯỚC MẮT, trong hòan cảnh của tôi, nơi gia đình, nơi cộng đòan, và nơi tôi sinh sống.
Mùa Giáng Sinh 2007.
Mấy hôm nay chuyện địa cầu hâm nóng được liên tục nhắc đến trên các kênh radio và truyền hình quốc tế. Đặc biệt là những vận động của Nguyên Phó Tỗng Thống Hoa Kỳ Al Gore về vấn nạn này, đã mang lại cho vị này giải Nobel Hoà Bình năm nay. Trong tuần này cả thế giới lại tụ hội về Bali, để bàn bạc cách đối phó chuyện hâm nóng địa cầu.
Ấy thế, nhưng nếu bạn là người sinh sống tại miền đông bắc Hoa Kỳ như chúng tôi, có thể bạn lại cảm nhận hơi khác khác: vì những cơn bão tuyết nối đuôi nhau kéo tới, làm cho chúng tôi đang phải đối phó với thực tế giá buốt của mùa đông 2007.
Theo chưong trình dự định từ nhiều hôm trước, vào cuối tuần này vài gia đình chúng tôi sẽ tụ họp lại gọi là bạn bè vui Mùa Giáng Sinh sớm với nhau, vì đúng vào Giáng Sinh sẽ không thuận tiện ( kẻ thì du lịch, người thì tụ họp con cháu,..). Nhiều món ăn, quà cáp,… đã được sửa soạn chu đáo, nhưng cơn bão tuyết kéo ập đến, mọi chương trình đành huỷ bỏ, dời đến dịp khác. Chỉ còn tôi và bác KT gần nhà nhất, đến với nhau, mất dịp vui, chúng tôi kéo nhau ra xe, lái đọan đường ngắn đến trung tâm thương mại gần nhà, với ý tò mò xem mưa bão tuyết thế này có mấy ai ra đường, và để ít ra hưởng chút gì không khí lễ hội với dân bản xứ Hoa Kỳ.
Khi lái xe vào khu shopping, chúng tôi ngạc nhiên không ít, vì không khí náo nhiệt và vui nhộn, chứ không vắng vẻ như chúng tôi mường tượng. Bãi đậu xe khá đông đúc.Sau khi mua sắm đôi ba món cần thiết, chúng tôi ghé vào quán cà phê, ngồi nghĩ chân và tán dóc.Chúng tôi ngồi bên trong quán, với lò sưởi ấm, và nhìn ra ngoài, cảnh đẹp trải từ tâm hồn an bình bên trong, được hòa theo những khúc ca Giáng Sinh từ những chiếc loa trên tường và tuyết rơi trắng xóa, thật sự tận hưởng một “White Christmas”, mà phim ảnh không thể lột tả hết được.
Nhấp hụm cà phê Starbuck thơm và đắng, bác KT chợt xuống trầm giọng:
- Đời sống chúng mình ở Mỹ này sung túc và êm đềm quá. Mới hồi tháng trước, tôi về làng quê tôi, vẫn tại bờ sông ấy, vẫn hình ảnh một ông già đơn độc bên bờ sông với cái cần câu, hơn 50 năm rồi vẫn vậy. Chắc chắn phải là một ngừơi khác ông ạ, nhưng cảnh trí ấy, nó buồn vời vợi thế nào ấy, không thể tả được, nhưng vẫn in hiện trong tôi.
Ánh mắt của bác KT như sâu thẳm vào thủa xa xưa, hai đuôi mắt ấn đậm thêm nhiều nếp nhăn đã vơi đầy trên vầng tráng, bác KT thì thào:
- Thủa ấy, cả làng nghèo lắm, mỗi ngày bác L. cạnh nhà tôi cũng ra bờ sông ấy thả câu, họa hoằn lắm, mới có ngày bác ấy câu được một con cá. Nhưng bác ấy vẫn ra bờ sông mỗi ngày, tạo thành như một trang trí không thể thiếu của bờ sông ấy.
Khi nào bác âý câu được một con cá, gọi là cá Vược, thì vợ chồng bác ấy luộc và mời mẹ con tôi sang ăn, chỉ chấm với muối. Vị ngọt của cá vược bên bờ sông ấy, tôi được ăn gần 60 năm trước rồi, vẫn như trong cổ họng tôi, mà không miếng cá nào tôi ăn, từ VN đến Mỹ lại ngọt và ngon như thế. Chỉ ở nhánh sông ấy mới có con cá Vược và chỉ có câu, chứ lưới không bắt được cá Vược, ông ạ. Hôm nào bác ấy câu được vài con thì bác ấy mới bán cho vài nhà kế bên.
Tôi đáp trả lời:
Bác ạ, em nghĩ rằng đó là tùy theo cái tâm trạng của mình thôi. Gia đình em đã rời làng quê ở Nam Định vào Sài gòn làm ăn từ thập niên 1930, vậy mà mỗi lân ăn cá Lóc ở Sài gòn lúc trước năm 1975, Ông Nội và Bố em vẫn tiếc rằng Cá Lóc giống cá Quả nhưng chẳng có miếng cá nào nấu canh chua ngon như con cá Quả ở ngoài Bắc. Sau năm 1975, em chẳng nghe ai nói gì đến con cá Quả hết. Nay lại nghe bác nói đến con cá Vược, thật ra theo em nghĩ, có lẻ vì lúc ấy nghèo quá lâu lắm mới có một miếng cá ăn, hay là cái nồng thắm tình hàng xóm, láng giềng như người thân yêu ruột thịt, hay là vị ngọt của thôn làng, nơi chôn nhau cắt rốn, chứ em không nghĩ là miếng cá Quả hay cá Vược, lại ngon ngọt quá như thế.
Khi sang Mỹ, nhiều đồng hương ăn cá Catfish hay Cá Basa, lại tiếc rằng, họ gọi là Cá Bông Lau, nhưng nào có phải cá Bông Lau như ở VN, lại càng không thể so với Cá Lóc còn lội ở Long An.
Bác KT lại nói tiếp:
Ấy, vậy mà tháng trước, tôi về ăn cá lóc nướng trui, ui choa, nó có mùi bùn, nhợn nhợn làm sao ấy.
Chúng tôi từ giả quán cà phê, lội tuyết xuyên qua bãi đậu xe, vừa bị ướt, vừa bị lạnh, đường phố trơn trượt, khó lái xe, đây đó có xe nằm ụ vì chết máy, đường phố lại bắt đầu tắt nghẽn vì có tai nạn, chuyện xe chết máy, không thể nổ máy nằm ụ và tai nạn vì đường trơn trợt là một trong những nhiêu khê gây ra chết người của bão tuyết.
Nhìn sang một góc đường, khi nghẹt xe, tôi nhìn thấy một người đang đội tuyết ướt mem, với tấm bảng trước ngực có ghi chữ : “ Hungry homeless, Please help” ( Xin giúp đỡ, người đói, vô gia cư).
Tôi nói với bác KT:
“ Kià bác, cảnh này em cũng thấy quen như bác thấy người câu cá Vược, Bác ạ, em đã thấy ở Los Angeles, San Francisco, New York, Atlanta, New Orleans, Miami, Dallas,…vâng, chắc chắn là nhiều người khác nhau bác ạ, buồn quá phải không bác?
Chúng tôi yên lặng, thả lòng nhịp theo tiếng máy xe xì xạch, như tiếng nhịp tim thổn thức, đưa mắt nhìn lề đường bên kia, cảnh người đang đội tuyết lạnh để xúc tuyết, dọn đường, bên chiều ngược lại, chiếc xe vận tải rải muối chậm chạp chạy làm cho xe càng nghẹt nhiều hơn nửa.
Tôi ngẫm nghĩ, ban nãy, khi chúng tôi yên lành, bên sưởi ấm trong quán cà phê, nhớ thương về quê nghèo xa vắng ở Việt Nam, vui hưởng bình an của một “White Christmas”, cũng trước mắt đây, tại nơi này, cũng biết bao mảnh đời đang chịu giá lạnh trong bão tuyết vì bần hàn, họ đang đau khổ, về thể chất hay có những mảnh đời đau khổ vì bão tuyết vê tinh thần mà tôi dững dưng không thấy.
Những tương phản, từ chuyện thế giới lo lắng về hâm nóng địa cầu, nhưng không thấy người vô gia cư, đang đứng xin tiền trong cơn bão tuyết giá lạnh, từ sự yên hàn trong quán cà phê vô tư nhìn tuyết đẹp, với bao chịu đựng của kẻ khác do giá lạnh bên ngoài, gợi cho tôi nhớ lỏm bỏm lại bài giãng trong Thánh Đêm Giáng Sinh 2006 của ĐGH Benedict 16 tại Đền Thánh Phêrô ở Rôma, xem được trên truyền hình, :
‘ Như bài Thánh Kinh chúng ta đọc trong đêm Giáng Sinh, kể lại Mầu Nhiệm Giáng Sinh nơi Hang Đá Bê Lem, thật ra khi các Thiên Thần báo tin cho các Mục Đồng đến thờ lạy Chúa Hài Đồng, chẳng có gì huyền diệu, chẳng có gì đặc biêt, cũng chẳng có gì khác thừơng để báo cho các mục đồng. Tất cả mà các mục đồng thấy Chúa chỉ là một em bé đã được quấn khăn, như các em bé khác, em bé cần được che chở, cần được bà mẹ săn sóc.
Dấu chỉ của Thiên chúa chỉ là một em bé trong cảnh bần hàn cần được giúp đỡ.
“ Dấu chỉ của Thiên Chúa rất đơn giản. Dấu chỉ của Thiên Chúa chỉ là một em bé. Ngài không đến với uy quyền và sáng láng. Ngài không làm ta ngáo ộp vì sức mạnh. Chúa cất đi tất cả mọi sự run sợ của ta trước quyền năng của Ngài. Chúa đến như một em bé, và em bé thì Chúa chẳng đòi gì khác hơn là ĐƯỢC YÊU THƯƠNG.”
PHẢI CHĂNG NHỮNG TƯƠNG PHẢN MÀ CHÚNG TÔI CẢM NHẬN TRONG CÂU CHUYỆN HÔM NAY, là dấu chỉ để dậy tôi, HÃY NHÌN ĐẾN CẢNH VẬT TRƯỚC MẮT và THỰC HIỆN YÊU THƯƠNG THIÊN CHÚA QUA THA NHÂN TRƯỚC MẮT, trong hòan cảnh của tôi, nơi gia đình, nơi cộng đòan, và nơi tôi sinh sống.
Mùa Giáng Sinh 2007.