HÀ NỘI -- Nếu ai vào hành lang tầng một của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, sẽ thấy một hình đen trắng trong đó Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê chụp cùng với các cha và giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngay trước cây đa cổ thụ mà bây giờ chúng ta vẫn nhìn thấy. Đó
là bức hình ngài chụp trước khi Tòa Khâm Sứ bị chính quyền tịch thu hơn nửa thế kỷ nay rồi. Nhà nước chiếm đoạt tất cả các cơ sở của Địa Phận Hà Nội tại Phố Nhà Chung, Phố Tràng Thi, và Phố Nhà Thờ. Họ đặt Tòa Tổng Giám Mục ở giữa, chỉ có một lối ra vào để dễ bề kiểm soát. Trong những thập niên 50, 60, 70, 80 họ canh chừng gắt gao tại cửa Tòa Tổng Giám Mục. Họ ngăn cản giáo dân đi vào và tiếp tế cho các cha. Những năm 60 và 70 họ quản chế Đức Tổng Giuse Maria Trịnh Như Khuê, ngài không đưọc phép đi đâu ra khỏi Tòa Tổng Giám Mục nếu không có phép. Ngài chỉ đi dạo trên sân thượng Tòa Tổng Giám Mục qua nhiều tháng năm đến nỗi thành một đưòng mòn quả trám trên sân gạch. Điều đó trả lời cho những ai đã đặt câu hỏi: Tại sao Giáo Hội miền Bắc không biết đối thoại?
Xin mời xem lại Vụ tượng Pieta ở Đồng Đinh bị đập bể
Một cha ở Roma về Hà Nội đã kể cho chúng tôi biết khi Đức Tổng Giuse Maria Trịnh Như Khuê được nhà nước cho sang Rôma nhận mũ Hồng Y vào phút trót, ngài tâm sự với linh mục tu sỹ Việt Nam tại Rôma rằng: “Ngoài Bắc chúng tôi không hiến nhà cho nhà nước, họ đã dùng vũ lực kể chiếm các cơ sở của chúng tôi, nhưng họ là QUÂN ĂN CƯỚP!!”
Những năm 1980 nhà nưóc xây Cung Văn Hóa trên đất Tòa Khâm Sứ, chủ yếu dùng làm sàn nhảy. Họ chủ định phá hoại bầu khí tĩnh mịch tu hành của các cha ở Tòa Tổng Giám Mục nên nhạc nhảy ầm ỹ đến tận 2 h sáng. Đã có lần ĐHY Giuse Maria Trịnh Văn Căn than phiền nhiều lần ngài không thể ngủ được. Nhà nước làm ngơ: vì đó là mục đích của họ.
Tôi còn nhớ vào khoảng năm 2000, tôi được nghe thư của ĐHY Phạm Đình Tụng gửi cả giáo phận về việc ngài đòi nhà nước trao trả lại đất Tòa Khâm Sứ. Ngài và tất cả các cha trong Giáo Phận ký tên gửi chính quyền các cấp. Nhà nước không trả, và cho công an an ninh đi cãi chày cãi cối với các cha và giáo dân.
Trước họ bảo Toà Khâm Sứ không thuộc đất Nhà Chung (Tòa Tổng Giám Mục) để khi nào có quan hệ ngoại giao với Vatican thì sẽ trả. Tòa Tổng Giám Mục đưa ra hai bằng chứng: 1) Giấy Điền Thổ, xác nhận chủ quyền của Địa Phận Hà Nội. 2) Thư cám ơn của Đức Khâm Sứ Doley trưóc khi ra đi cám ơn ĐC Trịnh Như Khuê đã cho ngài mượn đất làm Tòa Khâm Sứ (Xem cuốn Lịch Sử Giáo Phận Hà Nội do Hồng Nhuệ sưu tập).
Đuối lý, công an an ninh lại đưa ra lý do có tính cách lịch sử rằng khu Toà Khâm Sứ, Toà Giám Mục, và Nhà Thờ Chính Tòa trước kia là thuộc khu Tháp Báo Thiên rồi Nhà Chung đã xin chính quyền bảo hộ cấp đất. Có công an đến nhà tôi còn nói rằng ngay cả Thủ Tướng ký giấy trả mà Thành Phố Hà Nội không trả, thì Nhà Chung cũng không lấy lại được Tòa Khâm Sứ. Vì theo anh ta, Thủ Tướng không TO bằng các Uỷ Viên Bộ Chính Trị.
Hiện nay không rõ Nhà Chung đã mua hay xin cấp đât, nhưng những giấy tờ về đất đai của chính quyền cũ vẫn còn giá trị. Ví dụ, ngôi nhà mà tôi đang ở Hà Nội, do ông bà tôi để lại, giấy tờ sở hữu từ thời Pháp, mà tôi vẫn được cấp sổ đỏ, chẳng ai có thể đến cướp nhà của tôi được. Chắc các chú công an cũng nên khuyên nhà nước trả lại một phần đât ở miền Trung trưóc kia thuộc Vương Quốc Chàm cho người Chàm và phần đất miền Nam cho người Khơme, vi những vùng đất đó đâu có thuộc Vương Quốc của người Việt ta!
Hôm qua tôi cùng chục ngàn giáo dân Giáo phận Hà Nội đặt tượng Mẹ Sầu Bi tại cây đa trong Toà Khâm Sứ, nhà CỦA CHUNG GIÁO PHẬN CHÚNG TÔI. Hình ảnh Mẹ ôm thân con chết lạnh lẽo, nhưng khuôn mặt vẫn từ bi hiền lành chẳng chút oán hờn. Mẹ Sầu Bi đồng hóa với Giáo Phận Hà Nội chúng tôi đau khổ bị chèn ép hơn nửa thế kỷ qua nhưng vần hiền hòa. Chúng tôi đòi lại đất Toà Khâm Sứ để chúng tôi phục vụ yêu thương nhiều hơn và hữu hiệu hơn.
Nhìn ngắm Mẹ Sầu Bi chúng tôi nhớ đến sự vụ tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở Đinh Đồng. Không biết lần này công an sẽ cho ‘thường dân” đến đập phá không. Mấy tháng trước đây, báo Hà Nội đăng chuyện Âm Bát Quái “Thánh Vật” cán bộ ở sông Tô Lịch. Vụ Đồng Đinh cũng làm cho ông chủ tịch xã cũng phải ân hận suốt đời với ngưòi mẹ của mình. Thiết tưởng ngưòi ta cũng phải nghĩ đến việc để đức cho con cháu. Nếu mình để hàng chục ngàn người bực bội ai oán (dẫu rằng người Công Giáo chúng tôi không hành hung trả thù ai cả) thì liệu mình và con cháu mình có sống an lành đưọc không? Chức quyền có thời gian của nó? Sau đó ngưòi ta sẽ nhìn mặt mình ra sao?
Từ hôm nay gia đình tôi sẽ đến hằng ngày thắp nến đọc kinh trước Mẹ Sầu Bi để khu đất này được hòan trả lại cho Giáo phận chúng tôi. Ước gi mọi người đến đây cầu nguyện. Lạy Mẹ Maria xin thương giáo phận con đây!
Giáo dân, Linh mục và Tu sĩ Hà Nội trước Tòa Khâm sứ (hình 1957) |
Xin mời xem lại Vụ tượng Pieta ở Đồng Đinh bị đập bể
Tượng Pieta ở Đồng Đinh bị cán bộ CS đập bể đầu năm 2007 |
Những năm 1980 nhà nưóc xây Cung Văn Hóa trên đất Tòa Khâm Sứ, chủ yếu dùng làm sàn nhảy. Họ chủ định phá hoại bầu khí tĩnh mịch tu hành của các cha ở Tòa Tổng Giám Mục nên nhạc nhảy ầm ỹ đến tận 2 h sáng. Đã có lần ĐHY Giuse Maria Trịnh Văn Căn than phiền nhiều lần ngài không thể ngủ được. Nhà nước làm ngơ: vì đó là mục đích của họ.
Tôi còn nhớ vào khoảng năm 2000, tôi được nghe thư của ĐHY Phạm Đình Tụng gửi cả giáo phận về việc ngài đòi nhà nước trao trả lại đất Tòa Khâm Sứ. Ngài và tất cả các cha trong Giáo Phận ký tên gửi chính quyền các cấp. Nhà nước không trả, và cho công an an ninh đi cãi chày cãi cối với các cha và giáo dân.
Hình chụp ngày các linh mục vào giáo dân Hà nội ngày 27/3/1957 trước Tòa Khâm Sứ |
Đuối lý, công an an ninh lại đưa ra lý do có tính cách lịch sử rằng khu Toà Khâm Sứ, Toà Giám Mục, và Nhà Thờ Chính Tòa trước kia là thuộc khu Tháp Báo Thiên rồi Nhà Chung đã xin chính quyền bảo hộ cấp đất. Có công an đến nhà tôi còn nói rằng ngay cả Thủ Tướng ký giấy trả mà Thành Phố Hà Nội không trả, thì Nhà Chung cũng không lấy lại được Tòa Khâm Sứ. Vì theo anh ta, Thủ Tướng không TO bằng các Uỷ Viên Bộ Chính Trị.
Hiện nay không rõ Nhà Chung đã mua hay xin cấp đât, nhưng những giấy tờ về đất đai của chính quyền cũ vẫn còn giá trị. Ví dụ, ngôi nhà mà tôi đang ở Hà Nội, do ông bà tôi để lại, giấy tờ sở hữu từ thời Pháp, mà tôi vẫn được cấp sổ đỏ, chẳng ai có thể đến cướp nhà của tôi được. Chắc các chú công an cũng nên khuyên nhà nước trả lại một phần đât ở miền Trung trưóc kia thuộc Vương Quốc Chàm cho người Chàm và phần đất miền Nam cho người Khơme, vi những vùng đất đó đâu có thuộc Vương Quốc của người Việt ta!
Hôm qua tôi cùng chục ngàn giáo dân Giáo phận Hà Nội đặt tượng Mẹ Sầu Bi tại cây đa trong Toà Khâm Sứ, nhà CỦA CHUNG GIÁO PHẬN CHÚNG TÔI. Hình ảnh Mẹ ôm thân con chết lạnh lẽo, nhưng khuôn mặt vẫn từ bi hiền lành chẳng chút oán hờn. Mẹ Sầu Bi đồng hóa với Giáo Phận Hà Nội chúng tôi đau khổ bị chèn ép hơn nửa thế kỷ qua nhưng vần hiền hòa. Chúng tôi đòi lại đất Toà Khâm Sứ để chúng tôi phục vụ yêu thương nhiều hơn và hữu hiệu hơn.
Nhìn ngắm Mẹ Sầu Bi chúng tôi nhớ đến sự vụ tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở Đinh Đồng. Không biết lần này công an sẽ cho ‘thường dân” đến đập phá không. Mấy tháng trước đây, báo Hà Nội đăng chuyện Âm Bát Quái “Thánh Vật” cán bộ ở sông Tô Lịch. Vụ Đồng Đinh cũng làm cho ông chủ tịch xã cũng phải ân hận suốt đời với ngưòi mẹ của mình. Thiết tưởng ngưòi ta cũng phải nghĩ đến việc để đức cho con cháu. Nếu mình để hàng chục ngàn người bực bội ai oán (dẫu rằng người Công Giáo chúng tôi không hành hung trả thù ai cả) thì liệu mình và con cháu mình có sống an lành đưọc không? Chức quyền có thời gian của nó? Sau đó ngưòi ta sẽ nhìn mặt mình ra sao?
Từ hôm nay gia đình tôi sẽ đến hằng ngày thắp nến đọc kinh trước Mẹ Sầu Bi để khu đất này được hòan trả lại cho Giáo phận chúng tôi. Ước gi mọi người đến đây cầu nguyện. Lạy Mẹ Maria xin thương giáo phận con đây!