Trần Văn Bá, một kỷ niệm lâu dài
Bên phải nhà thờ Saint-Hyppolyte, Paris quận 13, có xứ đạo người Hoa, có phòng hội rộng rãi và dưới hầm nhà thờ còn nhiều phòng hội khác, tất cả quen thuộc với người Việt ở Paris.
Hôm nay trời ấm áp. Dưới những lớp kính màu trắng, màu vàng, và trước bàn thờ Trần Văn Bá, anh em chúng tôi tề tựu để làm lễ tưởng niệm vị anh hùng xuất thân từ hàng ngũ chúng tôi. Có cái gì gắn bó bao nhiêu thế hệ sinh viên, là vì anh Bá đã đưa lại cho chúng tôi một niềm hãnh diệt to lớn, lâu dài, có thể nói là ngoài sự mong ước của chúng tôi. Một ân huệ của trời đất, của đất nước, của tuổi trẻ.
Bao giờ cũng vậy, trước là cờ vàng ba đường đỏ, mầu da thịt, sức nóng của tâm hồn, chúng tôi hát bài quốc ca hùng hồn và tha thiết.Từ đầu đến cuối, lời ca là lời thúc dục, gắn liền với lịch sử và với tương lai huy hoàng muôn thủa của dân tộc. Lời ca dâng cao lên như lời khẩn nguyện, như lời thề danh dự. Không gì có thể thay thế cái dáng dấp tươi sáng của lá cờ vàng rực rỡ như ánh mặt trời vừa rạng đông, và hình ảnh các chiến sĩ cộng hoà âm thầm ra chiến trường vào buổi ban mai.Tiếng hát của chúng tôi hôm nay thấm thía vô cùng.
Từng chục năm qua đi trong chớp nhoáng. Mới ngày nào anh Bá còn trao đổi và đùa vui với chúng tôi.Nói tới sinh viên VN Paris trong những năm say sưa miệt mài đó, là nói tới anh. Anh có cái trán gân cốt quá, làm cho anh trở lên con người đăm chiêu. Tháng tư năm 1975 kinh hồn đã để lại trong lòng anh một vết thương ghê gớm, lúc đó chúng tôi không hay, nhưng sau nghĩ lại thì hiểu là ngưởi bạn chúng tôi không còn có thể sống vô tư như chúng tôi. Anh phải trở về và chết ở quê hương. Đó thực là một định mệnh. Cùng một hoàn cảnh, mà thiên hạ phản ứng khác nhau. Một sống một còn, với anh Bá là như vậy.
Thời đó còn Hotel Lutèce, quận 5, nơi tụ tập của sinh viên VN. Chúng tôi hẹn nhau ở đó, khi tiếp xúc với toà Đại sứ VN, và khi tổ chức tranh đấu. Có khi từng nhóm ra đường, theo hướng đi do anh chỉ định. Tới nơi, mở phong thư, mới biết sứ mệnh của mình. Thí dụ đi dán bích chương, trải truyền đơn, hành động chớp nhoáng, rồi tự giản tán. Tuy vậy không giấu được cảnh sát. Họ lần mò ra hết. Nhưng có hệ gì, chỉ là cách chúng tôi tập sự.
Bề ngoài anh Bá điều khiển anh em một cách khiếm tốn. Bề trong anh theo đuổi chương trình bí mật táo bạo. Bây giờ tôi hiểu được một phần nào đường lối lý luận của anh. Hôm đó ở phòng hội Mutualité, quận 5, các phật tử tổ chức buổi diễn thuyết. Một nhà sư vừa ở Việt Nam sang kể chuyện: Lớp giáo sư chúng tôi đi thăm Củ Chi, lúc đầu dân chúng lạnh nhạt, đến khi biết là chúng tôi không phải là cán bộ, họ thay đổi thái độ, đón tiếp và mời chúng tôi uống trà. Một tin như vậy làm chúng tôi phấn khởi.
Anh Bá tiến lại gần tôi và nói: Tại sao người công giáo không nổi dậy? Lúc đó tôi chưa có một ý niệm nào cụ thể về các xứ đạo ở miền Nam, nhưng cứ nói bạo: Trong Nam không giống hoàn cảnh các xứ đạo miền Bắc khi xưa. Dầu sau lúc này ta không đủ điều kiện để tổ chức một cuộc kháng chiến. Tôi nói vậy thôi, chớ chả có dám chủ trương gì. Nhưng anh Bá đáp lại bằng một giọng hậm hực: Khi phải tranh đấu là tranh đấu, đâu có ngồi chờ cho có đủ điều kiện? Tôi hết sức bỡ ngỡ, đã vô ý làm phật lòng anh Bá. Tôi xin lỗi. Không việc gì, anh trả lời. Và như đề an ủi tôi, anh thêm: Tại biết lập trường của anh, tôi mới nói như vậy.
Sau này tôi rất hối hận, vì lần sau cùng chúng tôi trao đổi với nhau lại không mấy tốt đẹp. Nhưng phải thông cảm cho tôi, tôi đâu có thể đoán được tâm trạng anh lúc đó.
Anh Bá của chúng tôi như vậy. Nét mặt lầm lỳ, ít nói, can thiệp vào các buổi họp một cách ngắn gọn, khác với các lý luận hùng hồn của Nguyễn Gia Kiểng, cũng là một lãnh đạo sinh viên. Nhưng anh Bá như đống tro, trên dưới màu xám, chỉ cần bới một chút thì thấy lửa đỏ rực. Chỉ cần cho vài ngọn rơm, thổi mạnh một vài hơi là ngọn lửa bùng lên, làm nóng cả gian bếp. Một con người như vậy, lòng lúc nào cũng nung nấu, không phải là con người có thể sống trong an bình.
Đi từ Sài gòn xuống Hà Tiên, qua Tiền giang, Hậu Giang, hai bờ sông xa cách nhau, những cánh đồng bát ngát, như ở Cái Sắn, cả một đồng rưộng dưới trời mưa hiện ra lai láng như mặt biển, không thấy làng mạc lũy tre, anh Bá rơi vào vùng đất này làm sao tìm đươc nơi an toàn để tổ chức kháng chiến? Quê anh ở Sadec, có lẽ địa hình địa thế thuận lợi chăng. Phải có tính toán chứ. Nhưng theo anh không cần đủ điều kiện. Con người giang hồ có khác.
Anh đã mất hút vào không gian. Nhưng anh hiện diện trong thời gian. Anh làm cho lớp sinh viên năm nào vẫn trẻ trung qua hình ảnh của anh.
Hôm nay hình anh ở giữa, hai bên hoa cúc, hoa hồng, những cây nến đỏ, và bao nhiêu thanh hương khói nghi ngút. Bên cạnh bàn thờ là sáu chíếc cờ mới tinh, hứa hẹn như thời thanh niên của anh. Bao lâu lớp sinh viên năm xưa còn đạp chân trên các nẻo đường Paris, thì cái tình đồng chí cố hữu vẫn sống động. Chúng tôi cám ơn anh lắm.
Paris, ngày tưởng niệm, 5 tháng 1 năm 2008.
Bên phải nhà thờ Saint-Hyppolyte, Paris quận 13, có xứ đạo người Hoa, có phòng hội rộng rãi và dưới hầm nhà thờ còn nhiều phòng hội khác, tất cả quen thuộc với người Việt ở Paris.
Hôm nay trời ấm áp. Dưới những lớp kính màu trắng, màu vàng, và trước bàn thờ Trần Văn Bá, anh em chúng tôi tề tựu để làm lễ tưởng niệm vị anh hùng xuất thân từ hàng ngũ chúng tôi. Có cái gì gắn bó bao nhiêu thế hệ sinh viên, là vì anh Bá đã đưa lại cho chúng tôi một niềm hãnh diệt to lớn, lâu dài, có thể nói là ngoài sự mong ước của chúng tôi. Một ân huệ của trời đất, của đất nước, của tuổi trẻ.
Bao giờ cũng vậy, trước là cờ vàng ba đường đỏ, mầu da thịt, sức nóng của tâm hồn, chúng tôi hát bài quốc ca hùng hồn và tha thiết.Từ đầu đến cuối, lời ca là lời thúc dục, gắn liền với lịch sử và với tương lai huy hoàng muôn thủa của dân tộc. Lời ca dâng cao lên như lời khẩn nguyện, như lời thề danh dự. Không gì có thể thay thế cái dáng dấp tươi sáng của lá cờ vàng rực rỡ như ánh mặt trời vừa rạng đông, và hình ảnh các chiến sĩ cộng hoà âm thầm ra chiến trường vào buổi ban mai.Tiếng hát của chúng tôi hôm nay thấm thía vô cùng.
Từng chục năm qua đi trong chớp nhoáng. Mới ngày nào anh Bá còn trao đổi và đùa vui với chúng tôi.Nói tới sinh viên VN Paris trong những năm say sưa miệt mài đó, là nói tới anh. Anh có cái trán gân cốt quá, làm cho anh trở lên con người đăm chiêu. Tháng tư năm 1975 kinh hồn đã để lại trong lòng anh một vết thương ghê gớm, lúc đó chúng tôi không hay, nhưng sau nghĩ lại thì hiểu là ngưởi bạn chúng tôi không còn có thể sống vô tư như chúng tôi. Anh phải trở về và chết ở quê hương. Đó thực là một định mệnh. Cùng một hoàn cảnh, mà thiên hạ phản ứng khác nhau. Một sống một còn, với anh Bá là như vậy.
Thời đó còn Hotel Lutèce, quận 5, nơi tụ tập của sinh viên VN. Chúng tôi hẹn nhau ở đó, khi tiếp xúc với toà Đại sứ VN, và khi tổ chức tranh đấu. Có khi từng nhóm ra đường, theo hướng đi do anh chỉ định. Tới nơi, mở phong thư, mới biết sứ mệnh của mình. Thí dụ đi dán bích chương, trải truyền đơn, hành động chớp nhoáng, rồi tự giản tán. Tuy vậy không giấu được cảnh sát. Họ lần mò ra hết. Nhưng có hệ gì, chỉ là cách chúng tôi tập sự.
Bề ngoài anh Bá điều khiển anh em một cách khiếm tốn. Bề trong anh theo đuổi chương trình bí mật táo bạo. Bây giờ tôi hiểu được một phần nào đường lối lý luận của anh. Hôm đó ở phòng hội Mutualité, quận 5, các phật tử tổ chức buổi diễn thuyết. Một nhà sư vừa ở Việt Nam sang kể chuyện: Lớp giáo sư chúng tôi đi thăm Củ Chi, lúc đầu dân chúng lạnh nhạt, đến khi biết là chúng tôi không phải là cán bộ, họ thay đổi thái độ, đón tiếp và mời chúng tôi uống trà. Một tin như vậy làm chúng tôi phấn khởi.
Anh Bá tiến lại gần tôi và nói: Tại sao người công giáo không nổi dậy? Lúc đó tôi chưa có một ý niệm nào cụ thể về các xứ đạo ở miền Nam, nhưng cứ nói bạo: Trong Nam không giống hoàn cảnh các xứ đạo miền Bắc khi xưa. Dầu sau lúc này ta không đủ điều kiện để tổ chức một cuộc kháng chiến. Tôi nói vậy thôi, chớ chả có dám chủ trương gì. Nhưng anh Bá đáp lại bằng một giọng hậm hực: Khi phải tranh đấu là tranh đấu, đâu có ngồi chờ cho có đủ điều kiện? Tôi hết sức bỡ ngỡ, đã vô ý làm phật lòng anh Bá. Tôi xin lỗi. Không việc gì, anh trả lời. Và như đề an ủi tôi, anh thêm: Tại biết lập trường của anh, tôi mới nói như vậy.
Sau này tôi rất hối hận, vì lần sau cùng chúng tôi trao đổi với nhau lại không mấy tốt đẹp. Nhưng phải thông cảm cho tôi, tôi đâu có thể đoán được tâm trạng anh lúc đó.
Anh Bá của chúng tôi như vậy. Nét mặt lầm lỳ, ít nói, can thiệp vào các buổi họp một cách ngắn gọn, khác với các lý luận hùng hồn của Nguyễn Gia Kiểng, cũng là một lãnh đạo sinh viên. Nhưng anh Bá như đống tro, trên dưới màu xám, chỉ cần bới một chút thì thấy lửa đỏ rực. Chỉ cần cho vài ngọn rơm, thổi mạnh một vài hơi là ngọn lửa bùng lên, làm nóng cả gian bếp. Một con người như vậy, lòng lúc nào cũng nung nấu, không phải là con người có thể sống trong an bình.
Đi từ Sài gòn xuống Hà Tiên, qua Tiền giang, Hậu Giang, hai bờ sông xa cách nhau, những cánh đồng bát ngát, như ở Cái Sắn, cả một đồng rưộng dưới trời mưa hiện ra lai láng như mặt biển, không thấy làng mạc lũy tre, anh Bá rơi vào vùng đất này làm sao tìm đươc nơi an toàn để tổ chức kháng chiến? Quê anh ở Sadec, có lẽ địa hình địa thế thuận lợi chăng. Phải có tính toán chứ. Nhưng theo anh không cần đủ điều kiện. Con người giang hồ có khác.
Anh đã mất hút vào không gian. Nhưng anh hiện diện trong thời gian. Anh làm cho lớp sinh viên năm nào vẫn trẻ trung qua hình ảnh của anh.
Hôm nay hình anh ở giữa, hai bên hoa cúc, hoa hồng, những cây nến đỏ, và bao nhiêu thanh hương khói nghi ngút. Bên cạnh bàn thờ là sáu chíếc cờ mới tinh, hứa hẹn như thời thanh niên của anh. Bao lâu lớp sinh viên năm xưa còn đạp chân trên các nẻo đường Paris, thì cái tình đồng chí cố hữu vẫn sống động. Chúng tôi cám ơn anh lắm.
Paris, ngày tưởng niệm, 5 tháng 1 năm 2008.