Luật ăn cướp



Trong cuộc phỏng vấn ngày 3.1.2008 của đài BBC, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đã nói về cuộc tranh đấu của giáo dân Hà Nội đòi lại Tòa Khâm Sứ và đất của giáo xứ Thái Hà như sau:

“Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại. "

Ông Doanh giải thích thêm: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."

Trong vụ tranh chấp này, ông Doanh, các viên chức của UBND thành phố Hà Nội cũng như Quận Hoàn Kiếm đang viện dẫn Luật Đất Đai của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để tranh luận. Nhưng như chúng ta đã biết, Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luật Đất Đai của nhà cầm quyền CSVN đều thuộc vào loại mà tục dao pháp lý tiếng Latin gọi là “Lex barbara” , tức “Luật man rợ” . Chúng tôi gọi là “Luật ăn cướp” cho chính xác hơn. Trong thời đại văn minh, không thể ban hành và áp dụng “Luật man rợ” hay “Luật ăn cướp” được.

Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng tôi xin trình bày qua một số tiêu chuẩn căn bản mà việc hình thành các luật pháp quốc gia phải tôn trọng, nếu không sẽ bị coi là luật man rợ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đó, chúng ta sẽ đánh giá luật ruộng đất của Đảng CSVN.

MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

Hoàng Đế Hammurabi là người trị vì nước Babylon (tức Iraq ngày này) từ 1792 đến 1750 trước Công Nguyên. Ông đã cho biên soạn và ban hành Bộ Luật Hammurabi (Code of Hammurabi). Bộ luật này được coi là một bộ luật đầu tiên đầy đủ và hoàn hảo nhất từ trước đến lúc đó. Từ đó, nhân loại bắt đầu xây dựng những nguyên tắc căn bản của luật pháp. Qua gần 40 thế kỷ nghiên cứu, suy nghĩ, thảo luận và rút kinh nghiệm, các luật gia đã để lại cho chúng ta khoảng một ngàn câu tục giao pháp lý bằng tiếng Latin, ghi lại những nguyên tắc căn bản của luật pháp, chẳng hạn như: “In dubio pro reo” (Khi có nghi vấn, phải tha bổng bị can). “Nemo bis penitur pro eodem delicto” (Không ai bị phạt hai lần vì cùng một tội), v.v.

Những tục giao pháp lý này được gọi là “luật bất thành văn” (jus non scriptum) của nhân loại, nên mỗi khi làm luật hay áp dụng luật, các luật gia và thẩm phán thường quy chiếu như là những tiêu chuẩn để đưa ra quyết định. Đọc án lệ của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, chúng ta thấy nhiều tục giao pháp lý nói trên đã được viện dẫn để xét xử.

Trên thế giới cũng như tại miền Nam Việt Nam trước đây, các nguyên tắc căn bản này thường được dạy cho các sinh viên khi mới bước vào năm thứ nhất của trường luật. Nhưng các trường luật của Việt Nam hiện nay đều không dạy vì hai lý do: Lý do thứ nhất là nhà cầm quyền không muốn phổ biến các nguyên tắc này để có thể tự do đưa ra những luật và những phán quyết man rợ. Lý do thứ hai, các thẩm phán (kể cả Chủ Tịch Tòa Án Nhân Dân Tối Cao!) có trình độ văn hóa quá thấp (có thẩm phán chỉ có chứng chỉ lớp 10 mà cũng phải làm giả!), không thể hiểu và áp dụng một cách chính xác được. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Hà Nội dĩ nhiên là không dạy các nguyên tắc căn bản của luật pháp mà chỉ dạy về nghệ thuật ăn cướp, vì thế Việt Nam mới có một hệ thống luật pháp quái đản trong hơn 50 năm qua. Có thể nói, về phương diện pháp lý, so với sự tiến bộ của nhân loại, Hà Nội đã đi thụt lùi khoảng bốn năm thế kỷ.

Tục dao pháp lý liên quan đến các nguyên tắc xây dựng hệ thống luật pháp khá nhiều, nhưng dưới đây chúng tôi chỉ xin ghi lại một số câu căn bản vì bài báo có giới hạn:

  • Tục giao 1.- Luật là tiêu chuẩn của điều phải (Lex est norma recti)
  • Tục giao 2.- Luật luôn có ý định làm những điều hợp với lẻ phải (Lex semper intendit quod convenit rationi).
  • Tục giao 3.- Luật chú ý đến sự công bằng (Lex respicit aequitatem).
  • Tục giao 4.- Luật không thể thiếu sót trong việc phân phát công lý (Lex deficere non potest in justitia exhibenda).
  • Tục giao 5.- Luật không đối xử bất công đối với ai (Lex nomini operatur iniquum).
  • Tục giao 6.- Luật không làm hại ai (Lex nemini facit in juriam).
  • Tục giao 7.- Điều gì liên quan đến tất cả mọi người cần phải được tất cả nọi người ủng hộ (Quod omnes tangit ab omnibus debet supportari).
Chỉ với một số tiêu chuẩn nói trên, chúng ta cũng có thể xét định Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luận Đất Đai của Đảng CSVN là luật văn minh hay luật man rợ. Để việc nhận xét trở nên rõ ràng hơn, chúng tôi xin đồi chiếu giữa luật Việt Nam Cộng Hòa và luật của Đảng CSVN.

TRUẤT HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM

Năm 1956, tài liệu thống kê cho biết tại miền Nam lúc đó có khoảng một triệu mẫu ruộng, trong đó khoảng 6.000 điền chủ đã làm chủ 45% số ruộng đất này. Chính phủ muốn thực hiện chính sách “Người Cày Có Rộng” để đưa cuộc sống của nông dân đi lên và làm cho sản lượng lúa của miền Nam phong phú hơn. Vì thế, chính phủ quyết định mua lại phần lớn số ruộng của địa chủ rồi bán lại cho nông dân. Đấy là một hình thức truất hữu ruộng đất vì lý do công ích và có bồi thường thỏa đáng.

1.- Phương thức hành động

Để thực hiện kế hoạch này, ngày 22.9.1956, một hội nghị đại diện các chủ điền và tá điền toàn quốc đã được tổ chức tại Bộ Cải Cách Điền Địa để cả hai giới trình bày ý kiến của họ về những điểm chính yếu trong dự thảo luật cải cách điền địa sắp được ban hành, nhất là các tương quan giữa địa chủ và tá điền.

Sau nhiều cuộc thảo luận, đạo luật ấn định chính sách cải cách điền địa được hoàn thành. Ngày 22.10,1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ban hành Dụ số 57 ấn định chính sách cải cách điền địa, còn được gọi là “Luật Người Cày Có Ruộng” , gồm những điểm chính như sau:

1.- Bất cứ điền chủ nào có trên 100 mẫu đất, phải bán phần thặng dư cho chính phủ để phân phát lại cho các tá điền không có đất cày cấy.

2.- Các điền chủ có ruộng đất bị truất hữu sẽ được chính phủ trả 10% giá trị đất đai của họ bằng tiền mặt, phần còn lại sẽ được chính phủ trả bằng trái phiếu trong vòng 12 năm. Các trái phiếu này có thể được dùng để mua các cổ phần trong các xí nghiệp kỹ nghệ quốc doanh hoặc dùng để trả thuế.

3.- Tiền thuê đất của tá điền được giới hạn đến mức 25% tổng số nông phẩm thu hoạch. Các nông dân được mua đất theo chương trình “Người Cày Có Ruộng” của chính phủ sẽ được trả góp trong vòng 6 năm không phải trả lãi.

Tài liệu kiểm kê cho biết tại miền Nam lúc đó có 2.033 điền chủ có trên 100 mẫu ruộng, trong đó có 430 Pháp kiều.

2.- Kết quả đem lại

Tính đến ngày Song Thất 7.7.1957, đã có trên 600.000 khế ước được ký kết giữa điền chủ và tá điền, và khoảng 26.120 mẫu đất đã được cấp cho các nông dân muốn sở hữu ruộng. Các nông dân cũng như các hợp tác xã nông nghiệp đã được vay 250 triệu đồng. Nhờ vậy, diện tích đất canh tác năm 1954 là 1.659.000 mẫu đã tăng lên 2.625.369 mẫu trong năm 1957, tức tăng 58%.

Kết quả của chương trình cải cách điền địa tính đến 31.12.1959 như sau:

- Tổng số ruộng đất khai báo để truất hữu là 463.557 mẫu, trong đó có 454.874 mẫu của 1980 địa chủ. Sau khi kiểm tra và đo đạc, có 252.179 mẫu đã được cấp bán cho 128.719 nông dân.

- Tổng số ruộng truất hữu của Pháp kiều là 228.620 mẫu, có 52.473 mẫu đã được cấp bán cho nông dân.

Chính sách truất hữu ruộng đất này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp mà chúng tôi đã nêu ra trên: làm những điều hợp với lẻ phải, không đối xử bất công đối với ai, và được tham khảo ý kiến của cả địa chủ lẫn tá điền.

ĂN CƯỚP TÀN BẠO TẠI MIỀN BẮC

Trái lại, ỏ miền Bắc, Đảng CSVN đã áp dụng một chính sách ăn cướp ruộng đất một cách tàn bạo theo sự chỉ đạo của Trung Quốc.

1.- Phương thức hành động

Ngày 19.12.1953, Hồ Chính Minh đã ban hành Sắc Lệnh số 197/SL công bố Luật Cải Cách Ruộng Đất gồm 5 Chương và 38 Điều. Điều 1 của Sắc Lệnh này cho biết mục tiêu của cuộc cải cách như sau: “Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiém hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ.”

Cũng theo điều 1, việc “thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất” nói trên là để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, v.v. Nhưng trong thực tế, đây chỉ là cách ăn cướp tinh vi mồ hôi và nước mắt của bần nông khi lùa họ vào hợp tác xã. Vấn đề này chúng tôi sẽ nói sau.

Tiến trình được mệnh danh là “tiến tình cải tạo nông nghiệp” , được thực hiện qua ba giai đoạn:

Giai đoạn một được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu toàn dân” : Tịch thu rộng đất của các địa chủ rồi phân chia lại cho nông dân canh tác và thu thuế. Mục tiêu của giai đoạn này là dụ nông dân đem công sức và vốn liếng ra cải thiện phần đất được giao cho họ.

Giai đoạn hai được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu tập thể” : Sau khi nông dân cải thiện ruộng đất hoàn chỉnh, bắt nông dân đưa số ruộng đất đó vào hợp tác xã, và biến mỗi nông dân thành người làm công cho hợp tác xã, được lãnh lương theo công điểm.

Giai đoạn ba được mệnh danh là giai đoạn “công hữu xã hội chủ nghĩa” : Tất cả ruộng đất đều trở thành tài sản của tập thể và nông dân được coi là người “làm chủ tập thể” của xã hội, với khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý” . Nông dân không còn quyền hành gì trên sở đất đã cấp phát cho họ lúc đầu nữa.

Nói cách khác, tiến trình nói trên là một tiến trình ăn cướp ruộng đất của cả địa chỉ lẫn nông dân để biến thành tài sản của Đảng và đảng viên.

2.- Kết quả thê thảm

Nhật báo Nhân Dân số ra ngày 20.7.1955 cho biết kết quả 6 đợt cải cách ruộng đất đầu tiên như sau: Tịch thu, trưng thu và trưng mua 691.862,5 mẫu, 104.666 con trâu, bò, 1.848.224 nông cụ, 21.821.951 ký lô lương thực, đưa 3.867.609 người vào nông hội. Số người bị ảnh hưởng đến cuộc cải cách này là 10.303.004.

Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000” tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%).

Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:

  • Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);
  • Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);
  • Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);
  • Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).
Cuộc khảo cứu sơ khởi này cho chúng ta thấy Luật Cải Cách Ruộng Đất của Đảng CSVN không hội đủ tiêu chuẩn về luật pháp của một xã hội loài người văn minh, nó chỉ là thứ luật man rợ hay luật ăn cướp.

LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA VNCH

Dưới thời Pháp thuộc, các bộ dân luật của Việt Nam đều quy định quốc gia công nhận và bảo vệ quyền tư hữu bất động sản của người dân. Chỉ có núi rừng, sông hồ, biển cả là tài sản quốc gia.

Luật Việt Nam Cộng Hòa cũng công nhận quyền tư hữu của người dân.

Điều 20 của Hiến Pháp ngày 26.10.1956 quy định: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.

“Trong trường hợp luật định và với điều kiện có bồi thường, quốc gia có thể trưng thu tư sản và công ích.”

Điều 21 quy định thêm: “Quốc gia tán trợ việc nhân dân xử dụng của để dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày và cố phần trong các xí nghiệp.”

Hiến pháp ngày 1.4.1967 cũng có chủ trương tương tự. Điều 19 quy dịnh: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Quốc gia chủ trương tư hữu hóa nhân dân. Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng vì lý do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng theo thời giá.”

Điều 384 của Bộ Dân Luật VNCH nới rõ: “Không ai có thể bị tước đoạt quyền sở hữu của mình, trừ phi vì lợi ích công cộng và được bồi thường thỏa đáng. Vì lợi ích công cộng, người sở hữu chủ cũng có thể bị bắt buộc để cho công quyền tạm chiếm hữu bất động sản của mình, với điều kiện được bồi thường thỏa đáng.”

Những quy định này hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn về luật pháp của một xã hội văn minh mà chúng tôi đã nói trên.

ĂN CƯỚP ĐẤT CỦA TOÀN DÂN

Được quyền sở hữu đất đai là một nguyện vọng tha thiết của mỗi người Việt Nam. Khi sống, ai cũng cố gắng tạo được một mãnh đất để cắm dùi và khi chết để lại cho con cháu. Đất vốn được coi là tài sản quý nhất của người Việt.

Trong lịch sử đất nước, chúng tôi chỉ thấy có chủ trương hạn điền chứ chưa bao giờ có chủ trương ăn cướp tất cả ruộng đất của dân. Thí dụ: Dưới thời Lý - Trần, Phật Giáo được ưu đãi một cách đặc biệt, đưa đến tình trạng “trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ dứt luân thường, hao tổn của báu...” . (Trương Hán Siêu, bài Ký Tháp Linh Tế). Vì thế, sau khi Hồ Quý Ly lên cầm quyền, năm 1396 ông đã ra lệnh sa thải tăng, đạo dưới 50 tuổi, bắt hoàn tục và bắt người tu hành phải kinh điền mới được cấp lương thực. Năm 1397 ban hành chính sách hạn điền, mỗi chùa không được giữ quá 10 mẫu, còn bao nhiêu tịch thu hết. Năm 1401 ban hành chính sách hạn nô, lấy lại các nông nô mà nhà Trần đã cấp cho các chùa để cày ruộng, chỉ được giữ lại một ít để cày các ruộng còn lại mà thôi. Về sau, vua Quang Trung đã cho tái diễn biện pháp này một cách cứng rắn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy có thời nào có chủ trương quốc hữu hóa toàn thể ruộng đất của dân.

Nhưng từ khi lên nắm chính quyền, Đảng CSVN đã có chủ trương tước đoạt toàn thể đất đai của dân không bồi thường và biến những đất đai này thành tài sản của Đảng và của cán bộ, đươc ngụy trang dưới hình thức “thuộc quyền sở hữu của toàn dân.” Việc tước đoạt này được thực hiện theo một tiến trình qua ba giai đoạn. Ở trên, chúng tôi đã nói qua về hai giai đoạn: gian đoạn đầu là cướp đất của địa chủ, phú nông và trung nông, và giai đoạn hai là cướp đất của bần nông. Dưới đây chúng tôi xin nói đến tiến trình thứ ba là ăn cướp đất đai của toàn dân.

Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 18.12.1980 quy định toàn thể toàn thể đất đai, rừng núi, sông hồ, v.v. “đều thuộc sở hữu toàn dân”, tức thuộc quyền sở hữu của Đảng và đảng viên (chúng tôi sẽ chứng minh ở sau).

Điều 17 của Hiến Pháp ngày 15.4.1992 cũng đã lặp lại những quy định nói trên:

Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”

Điều 18 quy định thêm;

Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.”

Luật số 13/2003/QH11 ngày 26.11.2003 đã quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Điều 5 của luật này nói Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối về đất đai như sau: Quyết định mục đích sử dụng đất, quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, định giá đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, v.v.

Nguyên tắc pháp lý mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên có nói rất rõ: “Điều gì liên quan đến tất cả mọi người cần phải được tất cả nọi người ủng hộ” (Quod omnes tangit ab omnibus debet supportari). Đảng CSVN đã quyết định quốc hữu hóa đất của toàn dân mà không lấy ý kiến của dân.

Ruộng dân đang cày, đất dân đang ở là những tài sản dân dùng mồ hôi và nước mắt để có và được dùng để sinh sống, nay chính phủ lại cướp mất và biến họ thành người thuê, phải trả tiền về xử dụng đất. Hành động này chắc chắn không phù với với tiêu chuẩn luật pháp văn minh: “Luật luôn có ý định làm những điều hợp với lẻ phải” (Lex semper intendit quod convenit rationi). Nói cách khác, luật nói trên chỉ là luật ăn cướp.

Điều 136 của Bộ Luật Hình Sự VN quy định rằng “Người nào cướp giựt tài sản của người khác thì bị 1 đến 5 năm tù”. Cướp tài sản từ 500 triệu trở lên có thể bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc khổ sai chung thân.

Điều 137 quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sãn của người khác có giá trị từ 500 nghìn đến 10 triệu đồng, bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù. Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu trở lên có thể bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc khổ sai chung thân.

Đảng CSVN cướp đoạt tài sản của toàn dân như đã nói trên, sẽ bị hình phạt như thế nào?

BIẾN THÀNH TÀI SẢN CÁN BỘ

Sau 30.5.1975, các cán bộ và bộ đội từ trong rừng ra hay ở ngoài Bắc vào Nam đều đua nhau đi cướp một căn nhà để ở. Chúng tôi đã từng chưng kiến cán bộ phường viện lý do luật đất đai quy định đất đai do Nhà Nước quản lý, đã đến chiếm đất ở sân mặt tiền của những căn nhà ở trong phường và xây tiệm bán hàng của hợp tác xã. Ít lâu sau cho hợp tác xã sập tiệp và biến căn nhà đó thành tư gia của mình, nay họ đã được cấp thẻ đỏ! Hình thức ăn cướp này là hình thức phổ biến sau 30.4.1975.

Lúc đầu chỉ đi cướp những căn nhà của những người đi vượt biên, những người đi cải tạo, những người đi kinh tế mới, v.v. Sau đó, khi tình hình ổn định, cả cán bộ lẫn cơ quan đều ăn cướp nhà đất.

Một cuộc khảo cứu về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam do Cơ Quan Nội Chính của Đảng CSVN thực hiện năm 2005, với ngân khoản tài trợ của chính phủ Thụy Điển, cho biết tham nhũng trong lãnh vực địa chính đất đai đứng đầu bảng trong tất cả các loại tham nhũng.

Cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An, được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 8.7.2006, và tờ Tiền Phong ngày 10.7.2006, đã cho biết như sau:

Cán bộ địa phương bán đất công bừa bãi như bán mớ rau, con cá. Tỉnh nào cũng có chuyện chính quyền cấp cơ sở bán đất vô tội vạ. Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng bán đất vô tội vạ. Tham nhũng đất đai nan giải lắm. Các kiểu tham nhũng đất đai thì muôn hình vạn trạng.”

Tài liệu về các cơ quan và cán bộ của Đảng đi ăn cướp nhà đất của dân được đăng trên báo chí do Đảng quản lý quá nhiều. Chúng tôi chỉ đưa ra một vài thí dụ tổng quát:

1.- Kê gian khi quy hoạch đất: Cơ sở khi quy hoạch đất đai thường kê gian. Dự án Công Ty Lợn của Bộ Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn thuê 70.000m2 đất ở Hoài Đức, Hà Tây, nhưng lấn chiếm lên 94.000m2, sau đó chuyển đổi 34.000m2 đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và cho 14 doanh nghiệp khác thuê lại mặt bằng, nhưng trong thực tế đây là dự án “ma”.

2.- Bán đất vô tội vạ: Đất giao cho chính quyền cơ sở quản lý để sử dụng vào các mục đích công. Nhưng tỉnh nào cũng có chuyện cấp xã bán đất vô tội vạ. Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng bán đất vô tội vạ. Tướng Trịnh Xuân Thu cho biết ông nhận được nhiều đơn khiếu kiện liệt kê rõ chủ tịch xã bán bao nhiêu lô đất, bán cho ai, bao nhiêu mét vuông, lấy bao nhiêu tiền. Hà Nội, Hà Tây, Tây Ninh, Bến Tre... đều có chuyện này.

3.- Giao đất cho doanh nghiệp “ma” : Nhiều chính quyền địa phương đã giao đất cho các xí nghiệp “ma”, thậm chí giao đất cho người nhà, hoặc giao đất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp nhượng lại cho người nhà. Ở Nam Bộ, Tây Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc... nơi nào cũng có tình trạng này.

4.- Chuyển mục đích đất để bán lấy tiền: Đất nông nghiệp của dân đem chuyển đổi mục đích xử dụng, sau đó cho doanh nghiệp thuê để phát triển khu công nghiệp. Nhưng sau khi dự án được cấp tỉnh phê duyệt và giao đất, họ tìm cách chuyển mục đích và đem bán để lấy tiền, v.v.

Đây là những nguyên nhân chính làm phát sinh ra “khối dân oan” trong suốt 10 năm qua và đang trở thành vấn đề nan giải cho chính phủ.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:

Năm 1977, Hội Đồng Chính Phủ đã ban hành Quyết Định số 111/CP ngày 14.4.1977 ấn định việc quản lỵ nhà đất của tư nhân. Riêng tài sản của các nhân viên chế độ cũ và các phần tử được xếp vào loại phản động như đi vượt biên, được quy định do Quyết Định số 305/CP ngày 17.11.1977.

Theo các văn kiện nói trên, các tài sản sau đây đều được đặt dươi quyền quản lý của Nhà Nươc:

  • - Tài sản vắng chủ.
  • - Tài sản của ngoại kiều.
  • - Tài sản của người Việt Nam đang ở nươc ngoài.
  • - Tài sản của tư sản mại bản.
  • - Các khách sạn.
  • - Các biệt thự.
  • - Các nhà cho thuê.
- Nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự.

Hai quyết định nói trên chỉ là những quyết định hành chánh nhưng lại được thi hành như luật (!). Nhưng nay chính sách cũng như luật pháp đều đã được thay đổi, nên chính phủ cũng phải điều chỉnh lại. Thí dụ: Trước đấy chính phủ tiêu diệt “tư sản mại bản” và tịch thu tài sản của họ. Nay “tư sản mại bản đỏ” được chính phủ cho thao túng khắp nơi và kêu gọi các nhà tư sản bỏ vốn ra kinh doanh để phát triển đất nước. Trước đây chính phủ gọi những người đi vượt biên là thành phần “phản động” và tịch thu tài sản của họ. Nay chính phủ coi họ như là “bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và kêu gọi họ “về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật.” (NQ 36). Với hai loại người này, chính phủ phải trả lại tài sản đã tịch thu của họ, nếu không chẳng ai dám tin chính phủ.

TRƯỜNG HỢP CÁC TÔN GIÁO

Quyết Định số 111/CP ngày 14.4.1977 đã đặt nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự dưới quyền quản lý của Nhà Nước.

Tục giao pháp lý bằng tiếng Latin có câu: “Qui adimit medium dirimit finem”, có nghĩa là “Người nào lấy đi phương tiện là tiêu hủy mục đích” .

Trước đây, Đảng CSVN thực hiện phương châm cũa Karl Marx: “Xóa bỏ tôn giáo, một thứ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân dân.” Do đó Đảng đã quyết định quản lý tất cả nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự để triệt hạ tôn giáo hay ngăn chận mọi hoạt động của tôn giáo. Nhưng kể từ khi các đảng cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, và nhất là khi quyết định liên kết với kẻ thù của mình là khối Tây Phương để phát triển, Đảng CSVN đã thay đổi chính sách. Nay Pháp Lệnh ngày 18.6.2004 về tín ngưỡng, tôn giáo công nhận “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.” Điều 3 của Pháp Lệnh nói rõ: “Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.”

Theo hệ cấp pháp lý, Pháp Lệnh ngày 18.6.2004 về tín ngưỡng, tôn giáo có cấp bậc cao hơn Quyết Định số 111/CP ngày 14.4.1977 của Hội Đồng Chính Phủ nên những gì quy định trong Quyết Định số 111/CP trái với Pháp Lệnh ngày 18.6.2004 đương nhiên bị hủy bỏ. Do đó, để các tôn giáo có thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ được quy định trong Pháp Lệnh tôn giáo, chính phủ phải hoàn trả lại những tài sản cần thiết cho các tôn giáo.

Một số viên chức chính phủ còn cho rằng đa số các tài sản này đã được các tôn giáo “hiến” cho chính phủ trước đây. Nhưng tục giao pháp lý có câu: “Quid turp ex causa promissum est non valet”, có nghĩa là một lời hứa phát xuất từ sự ép buộc không có giá trị. Luật pháp của các nước trên thế giới đều quy định rằng các văn kiện được ký trong tình trạng bị cưởng bức (signed under coercive conditions), không có giá trị. Vì thế, nhà cầm quyền không thể viện dẫn vào các văn kiện đó để từ chối hoàn trả lại tài sản.

Chúng tôi xin nhắc lại: Một Linh mục ở Roma về Hà Nội đã kể lại khi Đức TGM Trịnh Như Khuê được Nhà Nước cho sang Rôma nhận mũ Hồng Y phút chót vào tháng 5 năm 1976, ngài đã tâm sự với các linh mục và tu sĩ Việt Nam tại Rôma: “Ngoài Bắc chúng tôi không hiến nhà cho Nhà Nước, họ dùng vũ lực để chiếm các cơ sở của chúng tôi, nhưng họ là quân ăn cướp!

LUẬT MAN RỢ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ

Luật Hồng Đức phỏng theo luật pháp nhà Đường và nhà Minh của Tàu, quy định tội mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc - điều 412), v.v phải bị hình phạt lăng trì, thường được gọi là “tùng xẻo”. Tội nhân bị trói chặt vào cột, khi nghe tiếng hiệu lệnh phát ra đều đặn như tiếng trống, đao phủ sẽ xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân, xong lại dừng lại chờ hiệu lệnh tiếp theo. Sau đó, mổ bụng, moi ruột rồi cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương.

Phương pháp tử hình này cũng được áp dụng dưới triều Gia Long, Minh Mạng và Tự Đức, nhất là đối với các nhà truyền giáo Tây Phương.

Luật này đã bị hủy bỏ kể từ khi người Pháp đến đô hội Việt Nam vì được coi là luật man rợ.

Theo luật Sharia của Hồi Giáo đang có hiệu lực tại nhiều nước, đàn bà ngoại tình hoặc đàn ông phạm tội cưỡng hiếp đều bị đưa ra nơi công cộng, có đông đảo dân chúng tụ tập, để hành hình bằng cách chôn dưới cát tới tận cổ rồi ra lệnh đám đông ném đá cho đến chết. Thông thường thời gian ném đá kéo dài vài giờ, sau đó phạm nhân còn trải qua nhiều giờ đau đớn và hấp hối nữa mới tắt thở.

Vì đây là luật man rợ nên tuy còn hiệu lực, nhiều quốc gia Hồi Giáo đã phải phóng thích tội nhân vì bị áp lực của dư luận quốc tế như trường hợp của Amina Lawal ở Nigeria năm 2003.

Luật Cải Cách Ruộng Đất năm 1953 của Đảng CSVN là luật man rợ nên đã bị cả thế giới loài người lên án.

Các luật về đất đai hiện nay là luật ăn cướp, nó có quá nhiều khuyết điểm nghiêm trọng, mặc dầu đã được tu chính ba lần, nên đã gây ra những rối loạn không thể sửa chữa được. Do đó, không thể viện dẫn vào luật đất đai hiện nay để đưa ra những giải pháp hợp lý được. Ngày nay, Việt Nam đã đươc gia nhập vào tổ chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tức đã đươc hội nhập vào cộng đồng thế giới văn minh, nên phải thay đổi chứ không thể tiếp tục viện dẫn và áp dụng các luật man rợ hay luật ăn cướp được.

Rồi đây, Đảng và Nhà Nước sẽ nhận ra tầm quan trọng của các tôn giáo trên lãnh vực văn hóa và giáo dục. Nếu không có sự góp phần của các tôn giáo, đất nước khó thoát ra được tình trạng bế tắc về giáo dục hiện nay. Do đó, Đảng và Nhà Nước phải có một chính sách mới về tôn giáo mới có thể đưa đất nước đi lên.