VATICAN -- Sáng thứ tư 20-2-2008 đã có hơn 15.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần của Đức Thánh Cha. Vì đại thính đường Phaolo VI chỉ có 8000 chỗ nên Đức Thánh Cha đã phải chia buổi tiếp kiến thành hai nơi: phần đầu trong đền thờ thánh Phêrô và phần hai trong đại thính đường Phaolo VI.
Trong đền thờ thánh Phêrô Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chào các tín hữu bằng 5 thứ tiếng khác nhau và cầu mong con đường mùa Chay Thánh là dịp giúp mọi người hoán cải và canh tân tinh thần, thức tỉnh lòng tin, tái chiếm trở lại tương quan với Thiên Chúa và dấn thân sống Tin Mừng một cách quảng đại hơn.
Trong bài huấn dụ chính tại đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha tiếp tục trình bầy gương mặt thánh Giáo Phụ Agostino, đặc biệt là các sáng tác và bút tích của thánh nhân. Đức Thánh Cha nói:
Một số các bút tích của thánh Agostino có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đối với lịch sử Kitô giáo, mà cả đối với sự hình thành của toàn nền văn hóa Tây phương nữa. Thí dụ điển hình nhất là cuốn ”Tự Thú”, chắc chắn là một trong những cuốn sách được đọc nhiều nhất trong nền văn chương Kitô cổ. Cũng như nhiều Giáo Phụ khác của các thế kỷ đầu, thánh Agostino đã có ảnh hưởng rất sâu rộng.
Một vài năm trước khi qua đời, chính thánh nhân đã kiểm điểm các tác phẩm của người và sau khi thánh nhân qua đời các tác phẩm đó được ghi chép cẩn thận trong ”Danh mục”, do Giám Mục Possidio thêm vào cuốn tiểu sử thánh Agostino. Giám Mục Possidio đã làm như thế nhằm duy trì ký ức các bút tích của thánh Agostino trước làn sóng xâm lăng tàn phá của rợ Vandal, lúc bấy giờ đang hoành hành trong vùng Bắc Phi châu, nằm dưới quyền kiểm soát của Roma. Đức Cha Possidio, khi đó đang ẩn trốn tại Ippona, đã dùng danh mục trong thư viện của thánh Agostino. Có từ 3 tới 4 ngàn bút tích của thánh Agostino, kết qủa của 40 năm giảng dậy và sáng tác, nhưng ngày nay chỉ còn lại hơn 300 bức thư và gần 600 bài giảng. Trong các năm gần đây người ta cũng đã khám phá ra thêm một nhóm thư nữa và vài bài giảng khác của thánh nhân.
Đức Cha Possidio viết trong cuốn tiểu sử thánh Agostino: ”Nhiều sách đã được thánh Agostino sáng tác và công bố. Nhiều bài người giảng trong nhà thờ đã được ghi chép lại, sửa chữa và phổ biến, để chống lại các kẻ lạc giáo cũng như để giải thích Kinh Thánh và xây dựng các thánh con cái Giáo hội. Các bút tích đó qúa nhiều, một học giả khó có thể đọc và hiểu biết hết được” (Vita Augustini, 18,9).
Hơn một ngàn bút tích ấy của thánh nhân thuộc nhiều thể loại khác nhau: từ triết lý tới hộ giáo, từ giáo lý tới luân lý, từ chú giải Kinh thánh cho tới chống lại lạc giáo. Trong số đó nổi bật vài tác phẩm quan trọng, chẳng hạn như cuốn ”Tự thú”, gồm 13 cuốn, viết giữa các năm 397-400 để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Nó là một loại tiểu sử mang hình thái một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Thể loại văn chương này phản ánh chính cuộc sống của thánh Agostino, một cuộc sống không đóng kín co cụm trong chính mình và phân tán trong nhiều sự, nhưng được sống nòng cốt như cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Rồi Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa tựa đề ”Tự thú” như sau:
Tự thú trước hết ám chỉ việc xưng thú các yếu đuối của mình, cái bần cùng của tội lỗi, nhưng đồng thời tự thú cũng có nghĩa là ngợi khen, nhớ ơn Thiên Chúa. Nhìn sự khốn cùng của mình dưới ánh sáng của Thiên Chúa trở thành sự ngợi khen Thiên Chúa và cảm tạ Thiên Chúa vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chấp nhận chúng ta, biến đổi chúng ta và nâng chúng ta lên với Chúa. Tác phẩm đã được rất nhiều người thời thánh nhân ưa thích. Nhờ nó chúng ta có thể theo dõi từng bước con đường nội tâm của thánh nhân, một con người ngoại thường say mê Thiên Chúa.
Tác phẩm ”Thu hồi - Retractationes” gồm 2 cuốn viết vào năm 427, ít được biết tới hơn, nhưng là tác phẩm duyệt xét toàn bút tích do thánh nhân viết khi đã già, và là tài liệu rất qúy cho thấy giáo huấn về sự khiêm tốn và liêm chính trí thức.
Tác phẩm ”Nền văn minh của Thiên Chúa - De civitate Dei” sáng tác giữa các năm 413-426 gồm 22 cuốn, khai triển tư tưởng chính trị Tây âu. Nhân vụ quân rợ Got cướp phá thành Roma năm 410 người ta nói giờ đây Thiên Chúa của người Kitô và các Tông Đồ không thể che chở thành phố, như các thần ngoại giáo trước kia. Tác phẩm trình bầy tương quan giữa tín hữu với Thiên Chúa và tương quan giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực lòng tin. Cả ngày nay nữa tác phẩm này là suối nguồn giúp định nghĩa tính cách đời đích thực và nhiệm vụ của Giáo Hội. Tác phẩm giải thích lịch sử nhân loại là cuộc chiến đấu giữa hai tình yêu: tình yêu đối với chính mình đến chỗ thờ ơ với Thiên Chúa, và tình yêu đối với Thiên Chúa đến độ thờ ơ với chính mình (De civitate Dei, XIV, 28), cho đến chỗ hoàn toàn tự do khỏi chính mình để phục vụ tha nhân trong ánh sáng của Thiên Chúa. Đây có lẽ là tác phẩm lớn nhất và có tầm quan trọng thường hằng trong các bút tích của thánh Agostino.
Tác phẩm ”Ba Ngôi Thiên Chúa - De Trinitate” gồm 15 cuốn, viết trong hai giai đoạn: 12 cuốn đầu viết năm 412 và được công bố mà thánh Agostino không hay biết, rồi được bổ túc năm 420. Sách trình bày mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất nhưng gồm Ba Ngôi Vị. Trong khi tác phẩm ”Giáo lý Kitô - De doctrina Christiana” là sách dẫn nhập vào việc chú giải Kinh Thánh và vào Kitô giáo.
Tuy ý thức được tầm vóc trí thức của mình, thánh Agostino coi việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng cho tín hữu là điều quan trọng và cấp thiết hơn. Đề cập tới điểm này Đức Thánh Cha nói:
Vì thế đối với thánh nhân thông truyền lòng tin một cách dễ hiểu cho tất cả mọi người là điều ích lợi hơn là viết các tác phẩm thần học lớn. Thánh nhân cảm nhận được tinh thần trách nhiệm sâu xa đối với việc phổ biến rộng rãi sứ điệp Kitô. Nó làm phát sinh ra tác phẩm ”Giáo lý cho dân quê - De catechizandis rudibus” hay ”Thánh vịnh chống lại bè phái Donatus - Psalmus contra partem Donati”, trong đó thánh Agostino cho biết người cố ý viết sai cả văn phạm để cho người dân đơn sơ ít học có thể hiểu rằng giáo huấn của bè phái Donatus khẳng định rằng Kitô giáo đích thực là phi châu là sai, vì chỉ trong sự hiệp nhất của Giáo Hội thì tương quan của chúng ta với Thiên Chúa mới hiện thực và hòa bình mới lớn lên trên thế giới này.
Nhưng đặc biệt là các bài giảng mà thánh Agostino nói buông, được tín hữu ghi chép trong lúc đó, và được phổ biến ngay, trong đó nổi tiếng nhất là tập ”Enarrationes in Psalmos”. Thói quen phổ biến các bài giảng, không được tác giả kiểm soát trước, giải thích sự phố biến rộng rãi và lưu lạc sau này của các bút tích của thánh Agostino cũng như sức sinh động của chúng. Các Giám Mục và linh mục khác cũng sưu tầm và lấy chúng làm mẫu mực cho các bài giảng của mình, được thích ứng với các hoàn cảnh mới.
Ngay từ thế kỷ thứ IV truyền thống hội họa đã vẽ thánh Agostino tay cầm cuốn sách, ám chỉ các bút tích của người có ảnh hưởng sâu rộng trên tâm thức và tư tưởng Kitô, nhưng nó cũng ám chỉ tình yêu thương của thánh nhân đối với sách vở, giúp hiểu biết nền văn hóa to lớn có trước. Khi qua đời, thánh Agostino đã không để lại gì, ngoại trừ thư viện có rất nhiều thủ bản qúy hiếm gồm cả các bút tích của người, mà thánh nhân dặn dò phải bảo trì. Qua các bút tích đó thánh nhân vẫn sống động và hiện diện giữa chúng ta ngày nay và tín hữu thuộc mọi thời đại.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau trước khi cẤt kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Trong đền thờ thánh Phêrô Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chào các tín hữu bằng 5 thứ tiếng khác nhau và cầu mong con đường mùa Chay Thánh là dịp giúp mọi người hoán cải và canh tân tinh thần, thức tỉnh lòng tin, tái chiếm trở lại tương quan với Thiên Chúa và dấn thân sống Tin Mừng một cách quảng đại hơn.
Trong bài huấn dụ chính tại đại thính đường Phaolo VI Đức Thánh Cha tiếp tục trình bầy gương mặt thánh Giáo Phụ Agostino, đặc biệt là các sáng tác và bút tích của thánh nhân. Đức Thánh Cha nói:
Một số các bút tích của thánh Agostino có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đối với lịch sử Kitô giáo, mà cả đối với sự hình thành của toàn nền văn hóa Tây phương nữa. Thí dụ điển hình nhất là cuốn ”Tự Thú”, chắc chắn là một trong những cuốn sách được đọc nhiều nhất trong nền văn chương Kitô cổ. Cũng như nhiều Giáo Phụ khác của các thế kỷ đầu, thánh Agostino đã có ảnh hưởng rất sâu rộng.
Một vài năm trước khi qua đời, chính thánh nhân đã kiểm điểm các tác phẩm của người và sau khi thánh nhân qua đời các tác phẩm đó được ghi chép cẩn thận trong ”Danh mục”, do Giám Mục Possidio thêm vào cuốn tiểu sử thánh Agostino. Giám Mục Possidio đã làm như thế nhằm duy trì ký ức các bút tích của thánh Agostino trước làn sóng xâm lăng tàn phá của rợ Vandal, lúc bấy giờ đang hoành hành trong vùng Bắc Phi châu, nằm dưới quyền kiểm soát của Roma. Đức Cha Possidio, khi đó đang ẩn trốn tại Ippona, đã dùng danh mục trong thư viện của thánh Agostino. Có từ 3 tới 4 ngàn bút tích của thánh Agostino, kết qủa của 40 năm giảng dậy và sáng tác, nhưng ngày nay chỉ còn lại hơn 300 bức thư và gần 600 bài giảng. Trong các năm gần đây người ta cũng đã khám phá ra thêm một nhóm thư nữa và vài bài giảng khác của thánh nhân.
Đức Cha Possidio viết trong cuốn tiểu sử thánh Agostino: ”Nhiều sách đã được thánh Agostino sáng tác và công bố. Nhiều bài người giảng trong nhà thờ đã được ghi chép lại, sửa chữa và phổ biến, để chống lại các kẻ lạc giáo cũng như để giải thích Kinh Thánh và xây dựng các thánh con cái Giáo hội. Các bút tích đó qúa nhiều, một học giả khó có thể đọc và hiểu biết hết được” (Vita Augustini, 18,9).
Hơn một ngàn bút tích ấy của thánh nhân thuộc nhiều thể loại khác nhau: từ triết lý tới hộ giáo, từ giáo lý tới luân lý, từ chú giải Kinh thánh cho tới chống lại lạc giáo. Trong số đó nổi bật vài tác phẩm quan trọng, chẳng hạn như cuốn ”Tự thú”, gồm 13 cuốn, viết giữa các năm 397-400 để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Nó là một loại tiểu sử mang hình thái một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Thể loại văn chương này phản ánh chính cuộc sống của thánh Agostino, một cuộc sống không đóng kín co cụm trong chính mình và phân tán trong nhiều sự, nhưng được sống nòng cốt như cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Rồi Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa tựa đề ”Tự thú” như sau:
Tự thú trước hết ám chỉ việc xưng thú các yếu đuối của mình, cái bần cùng của tội lỗi, nhưng đồng thời tự thú cũng có nghĩa là ngợi khen, nhớ ơn Thiên Chúa. Nhìn sự khốn cùng của mình dưới ánh sáng của Thiên Chúa trở thành sự ngợi khen Thiên Chúa và cảm tạ Thiên Chúa vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chấp nhận chúng ta, biến đổi chúng ta và nâng chúng ta lên với Chúa. Tác phẩm đã được rất nhiều người thời thánh nhân ưa thích. Nhờ nó chúng ta có thể theo dõi từng bước con đường nội tâm của thánh nhân, một con người ngoại thường say mê Thiên Chúa.
Tác phẩm ”Thu hồi - Retractationes” gồm 2 cuốn viết vào năm 427, ít được biết tới hơn, nhưng là tác phẩm duyệt xét toàn bút tích do thánh nhân viết khi đã già, và là tài liệu rất qúy cho thấy giáo huấn về sự khiêm tốn và liêm chính trí thức.
Tác phẩm ”Nền văn minh của Thiên Chúa - De civitate Dei” sáng tác giữa các năm 413-426 gồm 22 cuốn, khai triển tư tưởng chính trị Tây âu. Nhân vụ quân rợ Got cướp phá thành Roma năm 410 người ta nói giờ đây Thiên Chúa của người Kitô và các Tông Đồ không thể che chở thành phố, như các thần ngoại giáo trước kia. Tác phẩm trình bầy tương quan giữa tín hữu với Thiên Chúa và tương quan giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực lòng tin. Cả ngày nay nữa tác phẩm này là suối nguồn giúp định nghĩa tính cách đời đích thực và nhiệm vụ của Giáo Hội. Tác phẩm giải thích lịch sử nhân loại là cuộc chiến đấu giữa hai tình yêu: tình yêu đối với chính mình đến chỗ thờ ơ với Thiên Chúa, và tình yêu đối với Thiên Chúa đến độ thờ ơ với chính mình (De civitate Dei, XIV, 28), cho đến chỗ hoàn toàn tự do khỏi chính mình để phục vụ tha nhân trong ánh sáng của Thiên Chúa. Đây có lẽ là tác phẩm lớn nhất và có tầm quan trọng thường hằng trong các bút tích của thánh Agostino.
Tác phẩm ”Ba Ngôi Thiên Chúa - De Trinitate” gồm 15 cuốn, viết trong hai giai đoạn: 12 cuốn đầu viết năm 412 và được công bố mà thánh Agostino không hay biết, rồi được bổ túc năm 420. Sách trình bày mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất nhưng gồm Ba Ngôi Vị. Trong khi tác phẩm ”Giáo lý Kitô - De doctrina Christiana” là sách dẫn nhập vào việc chú giải Kinh Thánh và vào Kitô giáo.
Tuy ý thức được tầm vóc trí thức của mình, thánh Agostino coi việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng cho tín hữu là điều quan trọng và cấp thiết hơn. Đề cập tới điểm này Đức Thánh Cha nói:
Vì thế đối với thánh nhân thông truyền lòng tin một cách dễ hiểu cho tất cả mọi người là điều ích lợi hơn là viết các tác phẩm thần học lớn. Thánh nhân cảm nhận được tinh thần trách nhiệm sâu xa đối với việc phổ biến rộng rãi sứ điệp Kitô. Nó làm phát sinh ra tác phẩm ”Giáo lý cho dân quê - De catechizandis rudibus” hay ”Thánh vịnh chống lại bè phái Donatus - Psalmus contra partem Donati”, trong đó thánh Agostino cho biết người cố ý viết sai cả văn phạm để cho người dân đơn sơ ít học có thể hiểu rằng giáo huấn của bè phái Donatus khẳng định rằng Kitô giáo đích thực là phi châu là sai, vì chỉ trong sự hiệp nhất của Giáo Hội thì tương quan của chúng ta với Thiên Chúa mới hiện thực và hòa bình mới lớn lên trên thế giới này.
Nhưng đặc biệt là các bài giảng mà thánh Agostino nói buông, được tín hữu ghi chép trong lúc đó, và được phổ biến ngay, trong đó nổi tiếng nhất là tập ”Enarrationes in Psalmos”. Thói quen phổ biến các bài giảng, không được tác giả kiểm soát trước, giải thích sự phố biến rộng rãi và lưu lạc sau này của các bút tích của thánh Agostino cũng như sức sinh động của chúng. Các Giám Mục và linh mục khác cũng sưu tầm và lấy chúng làm mẫu mực cho các bài giảng của mình, được thích ứng với các hoàn cảnh mới.
Ngay từ thế kỷ thứ IV truyền thống hội họa đã vẽ thánh Agostino tay cầm cuốn sách, ám chỉ các bút tích của người có ảnh hưởng sâu rộng trên tâm thức và tư tưởng Kitô, nhưng nó cũng ám chỉ tình yêu thương của thánh nhân đối với sách vở, giúp hiểu biết nền văn hóa to lớn có trước. Khi qua đời, thánh Agostino đã không để lại gì, ngoại trừ thư viện có rất nhiều thủ bản qúy hiếm gồm cả các bút tích của người, mà thánh nhân dặn dò phải bảo trì. Qua các bút tích đó thánh nhân vẫn sống động và hiện diện giữa chúng ta ngày nay và tín hữu thuộc mọi thời đại.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau trước khi cẤt kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.