GIỜ THÁNH NGÀY GIỚI TRẺ LỄ LÁ 2008
I. KHAI MẠC.
1. Đặt Mình thánh Chúa
2. Hát Kính Thánh Thể
3. Thinh lặng
4. Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ đây chúng con muốn hiệp thông với toàn thể các người trẻ trên thế giới lắng nghe tiếng gọi mời yêu thương của Chúa. Chúng con muốn cùng với lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha sống những giây phút thân mật với Chúa. Chúng con muốn ôn lại giới răn yêu thương Chúa đã dạy chúng con: “Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Xin đưa chúng con vào Trái tim Chúa để chúng con khám phá ra suối nguồn Tình yêu, để chúng con xác quyết cùng với người môn đệ Chúa yêu rằng: “Thiên Chúa là Tình yêu”.
Xin cho chúng con biết ngước nhìn lên Thập giá để nhận biết không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Để chúng con biết yêu như Chúa yêu. Biết hy sinh cho nhau để mọi người nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.
Xin cho chúng con hiểu rằng cho thì có phúc hơn là nhận để chúng con cũng biết sống Sứ Điệp Mùa Chay – biết chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khổ, là những chi thể sống động của Chúa. Xin thánh hóa tình yêu chúng con và gìn giữ tuổi trẻ chúng con trong Tình yêu Chúa để chúng con tin tưởng và vui mừng hướng về tương lai, để chúng con biết cùng nhau xây dựng xã hội, và Giáo Hội ngày mai.
5. Hát: “Xin cho con biết lắng nghe”
II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
1. Lời Chúa: Mc 15,29-34:
“Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi !”. Các thương tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nỗi mình. Ông Kitô Vua Israel ấy, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin. Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bac-tha-ni !” nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”.
2. Suy niệm: Đức Giêsu với cơn cám dỗ cuối cùng.
Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa là tên gọi một tác phẩm của Nikos Kazansaki đã được nhà đạo diễn nổi tiếng Martin Scorsese chuyển tác thành phim rất ăn khách. Quả vậy, bộ phim đã một thời làm xôn xao dư luận thế giới công giáo, đặc biệt nơi giới trẻ. Đó là lối đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề một cách khá táo bạo và nguy hiểm của bộ phim. Thế nhưng, dù có sự bất bình mà cuốn phim đã gây ra “về nguyên tắc”, chúng ta phải nhận rằng ảnh hưởng tai hại mà nó gây ra cho những người trẻ hôm nay không phải là nhỏ. Có nhiều Kitô hữu yếu bóng vía, kém lòng tin lại dễ dãi hướng chiều theo lập luận của nhà làm phim… họ nghĩ và sống như phim ?
Nhưng dù sao đây cũng là cơ hội để đào sâu Niềm Tin của chúng ta trong lòng Giáo Hội, nhất là những người trẻ hôm nay trước những cơn cám dỗ tinh vi của thời đại.
Cám dỗ – một thử thách nghiệt ngã.
“Cám dỗ” trong Tân Ước diễn tả việc thử thách một ai đó. Và Đức Giêsu cũng đã trắc nghiệm nó trong thân phận làm người: “Vị Thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Ở đây, cái lò luyện chính là cuộc khổ nạn. Tại Gietsêmani và trên thập giá, Đức Kitô đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục. (Dt 5,7-8).
Đó là điều mà tiếng kêu của Chúa Giêsu trên Núi Sọ đã diễn tả: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mc 15,34).
Nhưng vượt lên cả nỗi hoài nghi và ngờ vực của cơn cám dỗ, niềm tin đã dẫn Người đến thái độ tìn thác vào cõi lòng từ ái của Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. (Lc 23,46).
Cám dỗ – một quyến rũ ngọt ngào.
Cám dỗ được hiểu như một quyến rũ, gặp được nơi ta một sự đồng lõa.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta nài xin Chúa gìn giữ chúng ta khỏi bị cám dỗ, giải thoát chúng ta khỏi sự quyến rũ của sự dữ, của ma quỉ.
Đó phải chăng là một lời mời gọi, một thúc đẫy bản năng được gợi ra từ danh, lợi, thú. Trong hoang địa, ma quỉ không đề nghị Đức Giêsu phạm tội. Nhưng với chiến thuật tinh vi khi nói: “nếu ông là Con Thiên Chúa”. Tên cám dỗ trình bày sự việc cách khôn khéo theo kiểu linh hướng, khác gì nhà chú giải Kinh Thánh. Hắn giả vờ theo chiều thuận, theo chiếu hướng ơn gọi. Hắn hóa trang thành “thiên thần sáng láng”. Nó đã hóa thân thành thần tượng thu hút người trẻ, quả là một quyến rũ ngọt ngào.
Nhưng Đức Giêsu không thể đồng lõa với cơn cám dỗ, Người đã vạch trần âm mưu đen tối của ma quỉ cùng với những lời lẽ ngụy biện che đậy của nó, Người quả
quyết: “Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Và hơn nữa “ngươi đừng thử thách Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi… vì chỉ một mình Chúa là Đấng phải tôn thờ”.
Thế nhưng, cơn cám dỗ cuối cùng ! Và ở đó, tư tưởng tránh nỗi sỉ nhục thập giá như một lối tắt, về phương diện con người xem ra hấp dẫn. Cám dỗ, một quyến rũ ngọt ngào ! Sự ngây thơ của Phêrô, cản đường khổ nạn ! Những lời xách động của đám biệt phái. Những tiếng gào thét của đám đông… và thật độc địa những lời nhạo báng đầy thách thức: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập gia xem nào !” (Mt 27,40b).
Đấy là cám dỗ đích thật mà Đức Giêsu đã phải trải qua, cám dỗ đầu tiên và cuối cùng, cám dỗ của cả đời người.
Và Thập Giá là lời đáp trả hùng hồn nhất vì “Người đã vâng lời và vâng lời cho đến chết và chết trên Thập giá” (Pl 2,8)
3. Hát: Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua.
4. Lời Chúa: Lc 15,11-32
“Rồi Đức Giêsu nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó, anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp, và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo, anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. Thế rồi, anh ta đứng lên đi về cùng cha.
Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…” Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng,
Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: “Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !”
Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
5. Suy niệm:
Vào những giây phút cuối đời, Chúa Giêsu đã thiết lập giao ước yêu thương “người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,35) – Sống giao ước đó là dấu chỉ người Kitô hữu đích thực.
Thật vậy, nếu bỏ các dấu hiệu bên ngoài như làm dấu Thánh Giá, đeo ảnh tượng, đọc kinh, đi nhà thờ… mà chỉ căn cứ vào đời sống bác ái thì… đôi lúc sẽ có những sự ngộ nhận đáng tiếc !
Một trong những đặc tính của Tình yêu là lòng bao dung tha thứ – Nhìn vào lịch sử cứu độ chúng ta sẽ nhận biết lòng bao dung của Thiên Chúa đối với loài người tội lỗi: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,32).
Nhận biết tội lỗi của mình là điều khó. Thật lòng ăn năn sám hối là điều khó hơn. Nhưng nếu chúng ta biết gắn liền đời sống nội tâm với Thiên Chúa Tình Yêu, và luôn để cho Thánh Thần hướng dẫn mọi hành động trong đời sống, thì thiết tưởng việc sám hối không còn khó nữa - bởi vì, khi có bình an thì không còn sợ hãi. Như xưa, các Tông đồ đã được nhận tràn ngập Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh làm điểm tựa để từ đó sứ mạng được xuất phát; khởi từ Giêrusalem và ngày nay trãi dài cho đến tận cùng trái đất.
Chúng ta hãy lắng nghe lời của Đức Thánh Cha nhắn nhủ trong Sứ Điệp Nùa Chay 2008: “Chúa Kitô trở nên nghèo vì anh em” (2Cr 8,9)
“Anh chị em thân mến,
Mỗi năm Mùa Chay mang lại cho chúng ta một cơ hội theo ý Chúa Quan Phòng để đào sâu ý nghĩa và giá trị cuộc sống Kitô của chúng ta và khích lệ chúng ta khám phá lòng từ bi của Thiên Chúa, để đến lượt chúng ta trở nên từ bi hơn đối với anh chị em mình. Trong Mùa Chay, Giáo Hội quan tâm đề nghị một số công tác đặc biệt tháp tùng các tín hữu một cách cụ thể trong tiến trình canh tân nội tâm, đó là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí. Năm nay, qua Sứ Điệp Mùa Chay như thói quen, tôi muốn dừng lại để suy tư về việc làm phúc như một phương thức cụ thể để giúp đỡ những người đang gặp cảnh túng quẫn và đồng thời, đó cũng là một việc thực hành khổ chế để giải thoát chúng ta khỏi sự quyến luyến của cải trần thế”...
Giờ đây, mỗi người chúng ta hãy dừng lại đôi ba phút… hãy quên đi tất cả những ưu tư lo lắng hằng ngày – và đối diện với Thiên Chúa Tình yêu – để nhận lấy Thần Khí của Người, và… giống như người con hoang đàng hồi tâm, đứng lên trở về cùng cha và thốt lên: “Con thật đắc tội với trời và với cha”…
Ngày xưa, Đức Maria đã biểu lộ tình yêu Chúa Kitô qua việc quảng đại phục vụ anh chị em, như Mẹ đã làm với chị họ là bà Elizabeth – Tưởng chúng ta cũng không thể không nhắc đến một chứng nhân sống động trong thời đại hôm nay: chân phước Têrêsa Calcutta ở Ấn Độ. Bên cạnh những con người cùng khổ bà đã thực hành lời Chúa dạy: “Mỗi khi các con làm những điều này cho một trong những anh em bé mọn của Thầy đây, tức là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40) – Sứ điệp tình yêu của bà đã lan rộng trên toàn thế giới.
Lạy Chúa, chúng thật nhỏ bé, thật tầm thường và tội lỗi. Xin Chúa tha thứ mọi lầm lỗi mà chúng con đã vấp phạm. Xin canh tân đổi mới tâm hồn mỗi người chúng con, xin ban sức mạnh Thánh thần cho chúng con để chúng con biết yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân không chỉ bằng lời nói nhưng bằng hành động và trong sự thật.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội, xin giúp chúng con biết bắt chước Mẹ, luôn gắn liền đới sống với Chúa Kitô và biết cải thiện đời sống để từ đó mọi người sẽ nhận ra “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
6. Cầu nguyện:
Lạy Chúa giêsu Kitô, với cây gỗ Thánh Giá, Chúa đã gánh vác toàn thể nhân loại cùng với thân phận tội lỗi khốn cùng yếu đuối và hay chết của họ.
Vì yêu thương chúng con và vì tuân phục dự định của Chúa Cha. Giữa bản tính vô cùng vẹn toàn trinh trong của Chúa và đau khổ chết chóc có một sự mâu thuẫn lớn lao đến nỗi chấp nhận nó đã là một hấp hối kinh khủng và nhiệm mầu cho Chúa rồi.
Còn đối với chúng con, điều đó đáng lẽ là một việc tất nhiên. Nhân danh Tình yêu và lòng dũng cảm của Chúa, chúng con khẩn nài Chúa soi sáng cho chúng con biết nhận ra và nhìn thẳng vào Thánh Giá của mình, thánh giá mà Chúa muốn dành cho chúng con, chứ không phải một thánh giá nào khác. Thánh Giá gắn liền vào bản tính chúng con và không thể tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng con. Xin dạy chúng con biết xem Thánh Giá ấy như một dụng cụ xây dựng Ơn Cứu Độ và xin chỉ cho chúng con thấy phải gánh vác nó như thế nào. (René Voillaume)
III. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
1. Hát: Này con là đá
2. Hát: Đây Nhiệm Tích
3. Hát kết thúc: Con nay trở về
I. KHAI MẠC.
1. Đặt Mình thánh Chúa
2. Hát Kính Thánh Thể
3. Thinh lặng
4. Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ đây chúng con muốn hiệp thông với toàn thể các người trẻ trên thế giới lắng nghe tiếng gọi mời yêu thương của Chúa. Chúng con muốn cùng với lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha sống những giây phút thân mật với Chúa. Chúng con muốn ôn lại giới răn yêu thương Chúa đã dạy chúng con: “Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau”.
Xin đưa chúng con vào Trái tim Chúa để chúng con khám phá ra suối nguồn Tình yêu, để chúng con xác quyết cùng với người môn đệ Chúa yêu rằng: “Thiên Chúa là Tình yêu”.
Xin cho chúng con biết ngước nhìn lên Thập giá để nhận biết không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Để chúng con biết yêu như Chúa yêu. Biết hy sinh cho nhau để mọi người nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.
Xin cho chúng con hiểu rằng cho thì có phúc hơn là nhận để chúng con cũng biết sống Sứ Điệp Mùa Chay – biết chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khổ, là những chi thể sống động của Chúa. Xin thánh hóa tình yêu chúng con và gìn giữ tuổi trẻ chúng con trong Tình yêu Chúa để chúng con tin tưởng và vui mừng hướng về tương lai, để chúng con biết cùng nhau xây dựng xã hội, và Giáo Hội ngày mai.
5. Hát: “Xin cho con biết lắng nghe”
II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
1. Lời Chúa: Mc 15,29-34:
“Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi !”. Các thương tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nỗi mình. Ông Kitô Vua Israel ấy, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin. Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bac-tha-ni !” nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”.
2. Suy niệm: Đức Giêsu với cơn cám dỗ cuối cùng.
Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa là tên gọi một tác phẩm của Nikos Kazansaki đã được nhà đạo diễn nổi tiếng Martin Scorsese chuyển tác thành phim rất ăn khách. Quả vậy, bộ phim đã một thời làm xôn xao dư luận thế giới công giáo, đặc biệt nơi giới trẻ. Đó là lối đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề một cách khá táo bạo và nguy hiểm của bộ phim. Thế nhưng, dù có sự bất bình mà cuốn phim đã gây ra “về nguyên tắc”, chúng ta phải nhận rằng ảnh hưởng tai hại mà nó gây ra cho những người trẻ hôm nay không phải là nhỏ. Có nhiều Kitô hữu yếu bóng vía, kém lòng tin lại dễ dãi hướng chiều theo lập luận của nhà làm phim… họ nghĩ và sống như phim ?
Nhưng dù sao đây cũng là cơ hội để đào sâu Niềm Tin của chúng ta trong lòng Giáo Hội, nhất là những người trẻ hôm nay trước những cơn cám dỗ tinh vi của thời đại.
Cám dỗ – một thử thách nghiệt ngã.
“Cám dỗ” trong Tân Ước diễn tả việc thử thách một ai đó. Và Đức Giêsu cũng đã trắc nghiệm nó trong thân phận làm người: “Vị Thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).
Ở đây, cái lò luyện chính là cuộc khổ nạn. Tại Gietsêmani và trên thập giá, Đức Kitô đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Ngài đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục. (Dt 5,7-8).
Đó là điều mà tiếng kêu của Chúa Giêsu trên Núi Sọ đã diễn tả: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi con ?” (Mc 15,34).
Nhưng vượt lên cả nỗi hoài nghi và ngờ vực của cơn cám dỗ, niềm tin đã dẫn Người đến thái độ tìn thác vào cõi lòng từ ái của Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. (Lc 23,46).
Cám dỗ – một quyến rũ ngọt ngào.
Cám dỗ được hiểu như một quyến rũ, gặp được nơi ta một sự đồng lõa.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta nài xin Chúa gìn giữ chúng ta khỏi bị cám dỗ, giải thoát chúng ta khỏi sự quyến rũ của sự dữ, của ma quỉ.
Đó phải chăng là một lời mời gọi, một thúc đẫy bản năng được gợi ra từ danh, lợi, thú. Trong hoang địa, ma quỉ không đề nghị Đức Giêsu phạm tội. Nhưng với chiến thuật tinh vi khi nói: “nếu ông là Con Thiên Chúa”. Tên cám dỗ trình bày sự việc cách khôn khéo theo kiểu linh hướng, khác gì nhà chú giải Kinh Thánh. Hắn giả vờ theo chiều thuận, theo chiếu hướng ơn gọi. Hắn hóa trang thành “thiên thần sáng láng”. Nó đã hóa thân thành thần tượng thu hút người trẻ, quả là một quyến rũ ngọt ngào.
Nhưng Đức Giêsu không thể đồng lõa với cơn cám dỗ, Người đã vạch trần âm mưu đen tối của ma quỉ cùng với những lời lẽ ngụy biện che đậy của nó, Người quả
quyết: “Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Và hơn nữa “ngươi đừng thử thách Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi… vì chỉ một mình Chúa là Đấng phải tôn thờ”.
Thế nhưng, cơn cám dỗ cuối cùng ! Và ở đó, tư tưởng tránh nỗi sỉ nhục thập giá như một lối tắt, về phương diện con người xem ra hấp dẫn. Cám dỗ, một quyến rũ ngọt ngào ! Sự ngây thơ của Phêrô, cản đường khổ nạn ! Những lời xách động của đám biệt phái. Những tiếng gào thét của đám đông… và thật độc địa những lời nhạo báng đầy thách thức: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập gia xem nào !” (Mt 27,40b).
Đấy là cám dỗ đích thật mà Đức Giêsu đã phải trải qua, cám dỗ đầu tiên và cuối cùng, cám dỗ của cả đời người.
Và Thập Giá là lời đáp trả hùng hồn nhất vì “Người đã vâng lời và vâng lời cho đến chết và chết trên Thập giá” (Pl 2,8)
3. Hát: Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua.
4. Lời Chúa: Lc 15,11-32
“Rồi Đức Giêsu nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó, anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp, và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo, anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. Thế rồi, anh ta đứng lên đi về cùng cha.
Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…” Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng,
Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: “Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !”
Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
5. Suy niệm:
Vào những giây phút cuối đời, Chúa Giêsu đã thiết lập giao ước yêu thương “người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,35) – Sống giao ước đó là dấu chỉ người Kitô hữu đích thực.
Thật vậy, nếu bỏ các dấu hiệu bên ngoài như làm dấu Thánh Giá, đeo ảnh tượng, đọc kinh, đi nhà thờ… mà chỉ căn cứ vào đời sống bác ái thì… đôi lúc sẽ có những sự ngộ nhận đáng tiếc !
Một trong những đặc tính của Tình yêu là lòng bao dung tha thứ – Nhìn vào lịch sử cứu độ chúng ta sẽ nhận biết lòng bao dung của Thiên Chúa đối với loài người tội lỗi: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,32).
Nhận biết tội lỗi của mình là điều khó. Thật lòng ăn năn sám hối là điều khó hơn. Nhưng nếu chúng ta biết gắn liền đời sống nội tâm với Thiên Chúa Tình Yêu, và luôn để cho Thánh Thần hướng dẫn mọi hành động trong đời sống, thì thiết tưởng việc sám hối không còn khó nữa - bởi vì, khi có bình an thì không còn sợ hãi. Như xưa, các Tông đồ đã được nhận tràn ngập Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh làm điểm tựa để từ đó sứ mạng được xuất phát; khởi từ Giêrusalem và ngày nay trãi dài cho đến tận cùng trái đất.
Chúng ta hãy lắng nghe lời của Đức Thánh Cha nhắn nhủ trong Sứ Điệp Nùa Chay 2008: “Chúa Kitô trở nên nghèo vì anh em” (2Cr 8,9)
“Anh chị em thân mến,
Mỗi năm Mùa Chay mang lại cho chúng ta một cơ hội theo ý Chúa Quan Phòng để đào sâu ý nghĩa và giá trị cuộc sống Kitô của chúng ta và khích lệ chúng ta khám phá lòng từ bi của Thiên Chúa, để đến lượt chúng ta trở nên từ bi hơn đối với anh chị em mình. Trong Mùa Chay, Giáo Hội quan tâm đề nghị một số công tác đặc biệt tháp tùng các tín hữu một cách cụ thể trong tiến trình canh tân nội tâm, đó là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí. Năm nay, qua Sứ Điệp Mùa Chay như thói quen, tôi muốn dừng lại để suy tư về việc làm phúc như một phương thức cụ thể để giúp đỡ những người đang gặp cảnh túng quẫn và đồng thời, đó cũng là một việc thực hành khổ chế để giải thoát chúng ta khỏi sự quyến luyến của cải trần thế”...
Giờ đây, mỗi người chúng ta hãy dừng lại đôi ba phút… hãy quên đi tất cả những ưu tư lo lắng hằng ngày – và đối diện với Thiên Chúa Tình yêu – để nhận lấy Thần Khí của Người, và… giống như người con hoang đàng hồi tâm, đứng lên trở về cùng cha và thốt lên: “Con thật đắc tội với trời và với cha”…
Ngày xưa, Đức Maria đã biểu lộ tình yêu Chúa Kitô qua việc quảng đại phục vụ anh chị em, như Mẹ đã làm với chị họ là bà Elizabeth – Tưởng chúng ta cũng không thể không nhắc đến một chứng nhân sống động trong thời đại hôm nay: chân phước Têrêsa Calcutta ở Ấn Độ. Bên cạnh những con người cùng khổ bà đã thực hành lời Chúa dạy: “Mỗi khi các con làm những điều này cho một trong những anh em bé mọn của Thầy đây, tức là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40) – Sứ điệp tình yêu của bà đã lan rộng trên toàn thế giới.
Lạy Chúa, chúng thật nhỏ bé, thật tầm thường và tội lỗi. Xin Chúa tha thứ mọi lầm lỗi mà chúng con đã vấp phạm. Xin canh tân đổi mới tâm hồn mỗi người chúng con, xin ban sức mạnh Thánh thần cho chúng con để chúng con biết yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân không chỉ bằng lời nói nhưng bằng hành động và trong sự thật.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội, xin giúp chúng con biết bắt chước Mẹ, luôn gắn liền đới sống với Chúa Kitô và biết cải thiện đời sống để từ đó mọi người sẽ nhận ra “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
6. Cầu nguyện:
Lạy Chúa giêsu Kitô, với cây gỗ Thánh Giá, Chúa đã gánh vác toàn thể nhân loại cùng với thân phận tội lỗi khốn cùng yếu đuối và hay chết của họ.
Vì yêu thương chúng con và vì tuân phục dự định của Chúa Cha. Giữa bản tính vô cùng vẹn toàn trinh trong của Chúa và đau khổ chết chóc có một sự mâu thuẫn lớn lao đến nỗi chấp nhận nó đã là một hấp hối kinh khủng và nhiệm mầu cho Chúa rồi.
Còn đối với chúng con, điều đó đáng lẽ là một việc tất nhiên. Nhân danh Tình yêu và lòng dũng cảm của Chúa, chúng con khẩn nài Chúa soi sáng cho chúng con biết nhận ra và nhìn thẳng vào Thánh Giá của mình, thánh giá mà Chúa muốn dành cho chúng con, chứ không phải một thánh giá nào khác. Thánh Giá gắn liền vào bản tính chúng con và không thể tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng con. Xin dạy chúng con biết xem Thánh Giá ấy như một dụng cụ xây dựng Ơn Cứu Độ và xin chỉ cho chúng con thấy phải gánh vác nó như thế nào. (René Voillaume)
III. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA
1. Hát: Này con là đá
2. Hát: Đây Nhiệm Tích
3. Hát kết thúc: Con nay trở về