Vatican (Zenit) – Một phát ngôn viên Tòa thánh Vatican cho biết những cáo buộc của Osama bin Laden, cho rằng ĐGH Bênêđictô XVI giữ một vai trò trong cuộc thánh chiến chống Hồi giáo, là hoàn toàn vô căn cứ.
Linh mục Federico Lombardi, dòng Tên, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, trong bản tuyên bố với báo chí, đã đáp lại những lời tuyên bố mới đây nhất của người lãnh đạo tổ chức al Qaida.
Một thông điệp thu thanh của Bin Laden được đưa lên mạng lưới phiến quân hôm thứ Tư, đe dọa sẽ tiến hành cuộc tấn công mới và “mạnh mẽ” vào châu Âu để trả đũa việc những bức tranh hí họa tiên tri Mohamet, lúc đầu được in trên báo chí tại Đan mạch, rồi năm 2006 được in lại trên nhiều tờ nhật báo tại châu Âu.
Các báo tại Đan mạch hôm 13 tháng 2 vừa qua in lại một trong những bức hí họa, là tranh vẽ hình đầu Mohamet đội khăn có hình trái bom.
Bin Laden gọi những tranh hí họa là một phần trong “cuộc thánh chiến mới” chống Hồi giáo, trong đó “Giáo hoàng của Vatican đóng một vai trò lớn và lâu dài.”
Lm. Lombardi cho rằng “việc cáo buộc đặc biệt về bất cứ can dự nào” của Đức thánh cha trong một chiến dịch gán cho như thế “là hoàn toàn vô căn cứ”. Người phát ngôn của Tòa thánh nói với báo chí rằng những lời đe dọa của bin Laden đối với vị giám mục thành Roma “không phải là điều mới lạ gì và cũng không đáng ngạc nhiên.”
Không phải là điều mới lạ vì, Cha cho biết Tòa thánh đã trả lời những cáo buộc tương tự như thế hồi tháng 12 năm ngoái của phó lãnh tụ al Qaida là Ayman al-Zawahri.
Cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì bin Laden vẫn thường nêu tên giáo hoàng là một trong nhiều “kẻ thù rõ mặt” của ông ta, nhưng nhiều người ôn hòa trong thế giới Hồi giáo nhận biết những cam kết của Đức thánh cha muốn có các liên hệ tôn giáo tốt đẹp.
Tôn trọng
Cha xác quyết: “Trong nhiều dịp, Đức giáo hoàng và Hội đồng giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã chỉ trích chiến dịch châm biếm Hồi giáo.”
Giữa lúc khởi đầu những tranh cãi chung quanh các bức hí họa, hôm 20 tháng 2 năm 2006 ĐGH Bênêđictô XVI đã nói: “Trong bối cảnh quốc tế mà chúng ta đang sống lúc này, giáo hội Công giáo tiếp tục xác tín rằng, để nuôi dưỡng hoà bình và hiểu biết giữa các dân tộc và con người, điều cần thiết và cấp bách là phải tôn trọng các tôn giáo và các biểu tượng tôn giáo,”
Đức thánh cha nói thêm trong dịp đó rằng điều này hàm ý là “các tín đồ không được trở thành mục tiêu của khiêu khích làm thương tổn đến cuộc sống và cảm thức tôn giáo của họ.”
Đồng thời, ĐGH Bênêđictô XVI cũng minh định rằng “bất bao dung và bạo lực không bao giờ được biện minh là để trả đũa lại các xúc phạm, bởi vì chúng không phải là những đáp ứng tương xứng với các nguyên tắc thánh thiêng của tôn giáo.”
Những phát biểu năm 2006 nói trên của ngài là trích trong diễn từ đọc trước ông Ali Achour, lúc đó là đại sứ Maroc cạnh Tòa thánh.
Ngày 5 tháng 3 năm nay, khi kết thúc cuộc họp hai ngày với các học giả Hồi giáo tại Vatican, Hội đồng giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã tuyên bố thành lập một Diễn đàn Công giáo-Hồi giáo.
Cuộc họp là tiến độ phát triển tiếp theo sau lá thư phúc đáp của Đức thánh cha Bênêđictô XVI gửi cho nhóm 138 học giả Hồi giáo, những người đã viết Lá thư gửi ĐGH và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác hôm 11 tháng 10.
Linh mục Federico Lombardi, dòng Tên, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, trong bản tuyên bố với báo chí, đã đáp lại những lời tuyên bố mới đây nhất của người lãnh đạo tổ chức al Qaida.
Một thông điệp thu thanh của Bin Laden được đưa lên mạng lưới phiến quân hôm thứ Tư, đe dọa sẽ tiến hành cuộc tấn công mới và “mạnh mẽ” vào châu Âu để trả đũa việc những bức tranh hí họa tiên tri Mohamet, lúc đầu được in trên báo chí tại Đan mạch, rồi năm 2006 được in lại trên nhiều tờ nhật báo tại châu Âu.
Các báo tại Đan mạch hôm 13 tháng 2 vừa qua in lại một trong những bức hí họa, là tranh vẽ hình đầu Mohamet đội khăn có hình trái bom.
Bin Laden gọi những tranh hí họa là một phần trong “cuộc thánh chiến mới” chống Hồi giáo, trong đó “Giáo hoàng của Vatican đóng một vai trò lớn và lâu dài.”
Lm. Lombardi cho rằng “việc cáo buộc đặc biệt về bất cứ can dự nào” của Đức thánh cha trong một chiến dịch gán cho như thế “là hoàn toàn vô căn cứ”. Người phát ngôn của Tòa thánh nói với báo chí rằng những lời đe dọa của bin Laden đối với vị giám mục thành Roma “không phải là điều mới lạ gì và cũng không đáng ngạc nhiên.”
Không phải là điều mới lạ vì, Cha cho biết Tòa thánh đã trả lời những cáo buộc tương tự như thế hồi tháng 12 năm ngoái của phó lãnh tụ al Qaida là Ayman al-Zawahri.
Cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì bin Laden vẫn thường nêu tên giáo hoàng là một trong nhiều “kẻ thù rõ mặt” của ông ta, nhưng nhiều người ôn hòa trong thế giới Hồi giáo nhận biết những cam kết của Đức thánh cha muốn có các liên hệ tôn giáo tốt đẹp.
Tôn trọng
Cha xác quyết: “Trong nhiều dịp, Đức giáo hoàng và Hội đồng giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã chỉ trích chiến dịch châm biếm Hồi giáo.”
Giữa lúc khởi đầu những tranh cãi chung quanh các bức hí họa, hôm 20 tháng 2 năm 2006 ĐGH Bênêđictô XVI đã nói: “Trong bối cảnh quốc tế mà chúng ta đang sống lúc này, giáo hội Công giáo tiếp tục xác tín rằng, để nuôi dưỡng hoà bình và hiểu biết giữa các dân tộc và con người, điều cần thiết và cấp bách là phải tôn trọng các tôn giáo và các biểu tượng tôn giáo,”
Đức thánh cha nói thêm trong dịp đó rằng điều này hàm ý là “các tín đồ không được trở thành mục tiêu của khiêu khích làm thương tổn đến cuộc sống và cảm thức tôn giáo của họ.”
Đồng thời, ĐGH Bênêđictô XVI cũng minh định rằng “bất bao dung và bạo lực không bao giờ được biện minh là để trả đũa lại các xúc phạm, bởi vì chúng không phải là những đáp ứng tương xứng với các nguyên tắc thánh thiêng của tôn giáo.”
Những phát biểu năm 2006 nói trên của ngài là trích trong diễn từ đọc trước ông Ali Achour, lúc đó là đại sứ Maroc cạnh Tòa thánh.
Ngày 5 tháng 3 năm nay, khi kết thúc cuộc họp hai ngày với các học giả Hồi giáo tại Vatican, Hội đồng giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã tuyên bố thành lập một Diễn đàn Công giáo-Hồi giáo.
Cuộc họp là tiến độ phát triển tiếp theo sau lá thư phúc đáp của Đức thánh cha Bênêđictô XVI gửi cho nhóm 138 học giả Hồi giáo, những người đã viết Lá thư gửi ĐGH và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác hôm 11 tháng 10.