PHAN THIẾT - Vào ngày Chúa nhật Lòng Chúa thương xót, 53 anh chị em giới trẻ thuộc nhóm Thanh Niên Nhiệt Thành GX Thanh Xuân, Giáo phận Phan Thiết chọn Đami Bình Thuận, nơi có những “Giáo điểm trên cao” để làm “sứ giả Tin Mừng Phục Sinh”, đem chút thương, tí vui đến cho bà con nghèo trong vùng. Đami nơi có nhiều người nghe nhưng ít người thấy, có nhiều người mói nhưng ít người thực hiện. Đây là một chuyến đi ý nhgĩa tình người cho người đi và người tiếp nhận.

Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong sứ điệp mùa chay năm nay với mục đích làm việc bác ái và làm phúc, Cha phó đặc trách giới trẻ kêu gọi bà con trong xứ tiết kiệm, góp quà giúp người nghèo, đây lại vừa tạo dịp để giới trẻ làm việc phúc. Điều mà ít ai ngờ, là nhờ thế mà tinh thần sống mùa chay trong xứ được hâm nóng cách lạ thường. Nhà nhà hô nhau gom lọc đồ, một số bà mẹ tự nguyện rỉ tai quyên góp tiền kẻ nhiều người ít. Còn Thanh niên hồ hởi nhiệt thành rảo khắp xứ để nhận quà giúp của bà con. Không khí đặc biệc nhộn hẳn lên trong những ngày đầu Tuần Thánh và tuần Bát Nhật Phục Sinh. Số đồ vượt ngoài dự tính nên chúng tôi phải thêm xe thứ hai.

7 giờ sáng ngày thứ bảy 29/ 03/ 2008 trứơc đài Đức Mẹ, nhóm thanh niên nhiệt thành đồng phục áo xanh dưới sự hướng dẫn của Cha phó, đọc kinh xin ơn bình an và chào Cha Chính xứ. Trên đường nhóm ghé toà giám mục thăm Đức Ong Tổng Đại Diện cựu quản xứ và chụp hình lưu niện cùng cha quản lý.

Đường lên Đami không xa (120 Km) nhưng rất vất vã vì lắm đèo dốc, đá gốc lởm chởm. Đúng 12 giờ trưa chúng tôi đặt chân tại giáo họ La Dày, trong sự tiếp đón nồng hậu của Thầy Sáu Phêrô Nguyễn Châu Linh và ban điều hành Giáo họ. Sợ chúng tôi lạc đường Thầy cho người ra đón chúng tôi từ xa. Buổi chiều cùng ngày, nhóm đi thăm hai Giáo họ xa hơn là Đakim I và Đakim II. Được gặp gỡ bà con trước và trong hai Thánh lễ Chúa nhật, ai trong chúng tôi cũng cảm động trước cái cảnh nghèo và tấm lòng mộc mạc đơn sơ của người dân miền sơn cước.

Phần quà chúng tôi gởi lại nơi Thầy sáu để chuyển cho bà con khó khổ, gồm người kinh lẫn người dân tộc ở sâu tít trong núi cách La dày nơi chúng tôi dừng chân khoảng độ 6 - 7 Km.

Tối về bà con các họ lân cận kéo đến nhà nguyện Ladày để giao lưu cùng chúng tôi trong một chương trình văn nghệ bỏ túi “tuỳ hứng”. Sau đó những đứa con theo “Lạc Long Quân và nàng Au Cơ tìm gặp lại”, đan kết thân mật, nối thành một vòng tay lớn, hùng tráng tấu bài ca nhạc Trịnh. An tượng thay cái cảnh vai bên vai, tay trong tay hoà thấm trong không khí se lạnh của vùng núi rừng về khuya !

10 giờ sáng Chúa nhật hôm sau chúng tôi chia tay trở về miền xuôi, qua ngã đường khác gần hơn, khó đi hơn. Đường ngang qua núi Đức Mẹ Tàpao lúc 14giờ, nhóm dừng chân, sau cơm trưa nhóm cùng nhau lên núi, sốt sắng quì quanh Thánh Tượng, dâng kính Mẹ những lời kinh tạ ơn. Tạ ơn về một chuyến đi bình an với nhiều hoa trái thánh thiêng gặt về.

ĐÔI ĐIỀU GHI NHẬN:

Xin quay về lời tựa: “những sứ giả của Tin Mừng Phục Sinh ”. Ai là sứ giả ? Trao Tin Mừng gì ?

1. Mượn ý của một tác giả nói về niềm vui Phục Sinh: “Chúa Giêsu đã Phục Sinh để sống một cuộc sống mới. Ngài sẵn sàng ban cho chúng ta thông phần vào khả năng trao tặng nhau những cuộc sống mới”. Nhóm bạn trẻ Công giáo chúng tôi hẳn chưa làm được gì lớn lao để gọi là “trao cuộc sống mới”. Một hiện diện thân tình, một chút quà mà cái công cái lòng lớn hơn hiện vật, một trung gian của sự cảm thông chia sẻ, những cố gắng vượt núi băng rừng.. . tí vui, chút tình ấy đã giúp cho bà con nhận thấy “lòng Chúa thương xót” qua những sứ giả nhân danh Ngài, sứ giả của tình thương yêu.

2. Những sứ giả khác: Để có được Đami ngày nay với 5 giáo họ Đaguri, Đatro, Ladày, Đakim I, Đakim II, cùng những đổi mới, phải kể đến những “sứ giả” vất vả dọn đường, dày công gầy dựng.

- Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo hiện là Cha xứ GX Phước An, thời còn là chính xứ Ma Lâm, Ngài đã có nhiều hành trình tìm con chiên lạc. Chẳng nề ngại khó, bất chấp mưa gió đường trơn trượt, thăm hỏi nơi nào nhà nào có tượng Chúa, tượng Đức Mẹ Ngài tìm đến. Lúc đó đường xá ở đây chỉ là những lối mòn suối dốc hiểm trở. Công Cha đã qui tụ, lập thành hình các giáo họ. Tuỳ nơi Ngài dâng lễ một hay hai tháng một lần cho bà con giáo hữu.

- Kế tục là Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt, Ngài cũng cố và giúp mua thêm đất để mở rộng nhà nguyện cho các giáo họ, nơi cử hành Thánh lễ của các giáo điểm thời ấy chỉ là một chòi lá hay vĩ hè nhà một giáo dân nào đó.

- Hiện nay Đami có nhiều phúc đổi mới: lần đầu tiên có Cha xứ, có Thầy và hai cộng đoàn Nữ tu MTG Phan Thiết sống với họ. Cha quản xứ đương nhệm Fx.As Nguyễn Đức Quang vị mục tử khiêm tốn, đạo đức hết lòng vì người nghèo và đàn chiên. Cha chịu khó chạy xin khắp nơi vừa giúp bà con nghèo, vừa sửa lại các ngôi nhà nguyện rách nát.

Đáng thương nhất cho người dân vùng này là nỗi khó khăn, thiếu thốn về văn hoá và y tế. Thấy được điều đo, Cha Fx đã xây một lưu xá cạnh trường cấp II cách Ladày 20 Km. Có gần 60 em học sinh được Cha giúp các khoảng ăn – ở – học. Mỗi đầu tháng Thầy tu hội chở các em về thăm nhà một lần. Đặc biệt xe tải nhỏ này cũng là phương tiện cấp cứu cho nhiều ca nguy tử trong thôn xã. Thường đã giúp là giúp “trọn gói”. Không ít lần Thầy phải “thương giùm” cho nhà thương phần viện phí cấp cứu của họ.

- Chia sẻ gánh vác với Cha Fx có Thầy Sáu Phêrô Nguyễn Châu Linh, bạn cùng khóa 6 ĐCV Sài Gòn với tôi, Thầy đã chờ đợi 3 năm nay... Ngoài việc thường xuyên thăm viếng bà con lương giáo, Thầy cùng Cha xứ đã sửa mới lại 3 ngôi nhà nguyện, dù vẫn còn rất khiêm tốn (trống vách). Trong lời giới thiệu đầu Thánh lễ Chúa nhật II Phục Sinh Thầy nói: “ Có lẽ tôi kém đạo đức hơn anh nên đến nay tôi vẫn chưa được lên bàn Thánh”. Ngậm ngùi sau lời nguyện Hiệp lễ, tôi đáp lại bằng tâm tình cùng bà con đang rất quí mến thầy: “ Chính Đức Kitô là quà tặng là hồng ân cho nhân loại, Thầy Sáu sống hoà nhập, cùng chia sẻ cảnh khó ghèo, vất vã với QBACE, Thầy nên quà tặng, là hồng ân Chúa thương ban cho cộng đoàn các Giáo họ miền núi này. Thầy cũng noi gương Đức Kitô hy sinh rất nhiều vì anh chị em và cho anh chị em. Thầy là sứ giả Tin Mừng Phục Sinh, là khí cụ của Chúa giúp đổi mới đời sống và lòng đạo của bà con.. .”. Một thoáng cầu nguyện và cảm thông với người anh em, tôi nghĩ Thầy vui nhận sứ vụ trên vùng cao, vùng xa này, nhất là xa cái “biết rất cần” của mọi người dành cho Thầy. Tương lai không thuộc về chính mình, không tạo được cho mình nhưng là của Chúa. Thầy đang ở trên cao, cao hơn chúng tôi, nên “gần Chúa” hơn chúng tôi. Có thể chăng người sau hết sẽ nên trước hết trong mắt Chúa.

“Chúa đã ban cho chúng ta thông phần vào khả năng trao tặng nhau những cuộc sống mới”. Chúng tôi những “sứ giả” đã cùng Chúa, nhờ Chúa đem chút thương tí vui góp phần bé nhỏ làm mới cuộc sống và tình thần cho anh chị em nghèo. Thật một chuyến đi đã chở nhiều hoa trái trở về.