Vatican: Năm Thánh Phaolô sẽ được bắt đầu vào ngày 28/6/2008 đến 29/6/2009. Trong năm đặc biệt này, các giáo xứ được phép cử hành Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại theo lịch phụng vụ sẽ vào ngày 25/1, nhưng năm 2009 sẽ rơi vào ngày Chúa Nhật.

Phaolô ngã ngựa trên đường đi Đa Mát
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã ban hành một sắc lệnh nói rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI “trong cách hành xử ngoại thường”, đã cho phép các giáo xứ và các thánh đường được xử dụng các lời nguyện và bài đọc của ngày Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại thay vì phải xử dụng các lời nguyện và bài đọc của ngày Chúa Nhật 3 Thường Niên (Năm B).

Sắc Lệnh đã được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cho ban hành vào ngày Thứ Sáu 30/5.

Thông Thường các ngày lễ như Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại không được cử hành khi rơi vào ngày Chúa Nhật.

Sắc luật có đoạn viết: “Tông Đồ Phaolô, người đã loan báo chân lý Đức Kitô cho toàn thế giới” và đã trở lại sau khi truy nã những người theo Đức Kitô, “đã luôn luôn và vẫn được tín hữu tôn kính, nhất là trong năm đặc biệt này”, năm đánh dấu 2000 năm sinh nhật của Thánh nhân.

Chính vì thế “chỉ trong năm 2009”, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã quyết định để cho các giáo xứ xử dụng các lời nguyện và các bài đọc cho ngày lễ vào ngày 25/1.

Bởi vì ngày lễ không có bài đọc 2, cho nên bài đọc 2 sẽ lấy từ bài đọc 2 của Chúa Nhật 3 Thường Niên (1Cr 12: 12-30), và đọc kinh Tin Kính, là kinh thường không đọc vào ngày lễ trong tuần.

Sắc lênh đã được Đức Hồng Y Bộ Trưởng Francis Arinze và Đức Tổng Giám Mục Albert Malcom Ranjith Patabendige Don, thư ký của Bộ ấn ký.

Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành tại Roma
Năm Thánh Phaolô, mừng sinh nhật 2000 năm, thế nhưng không ai biết một cách đích xác năm sinh của Thánh nhân. Theo các sử gia và các học giả đã cho rằng Thánh Phaolô sinh khoảng giữa năm thứ 5 và năm thứ 10 sau công nguyên, cho nên mừng sinh nhật 2000 năm có thể lấy bất cứ năm nào giữa năm 2005 và 2010, Đức Giáo Hoàng đã chọn năm 2008.

Thánh Phaolô đã chịu tử đạo, nhưng cũng không ai biết đích xác là Thánh Phaolô chịu tử đạo như thế nào, theo tuyên truyền từ thế kỷ thứ 2 cho rằng Thánh Phaolô bị trảm quyết, và thủ cấp rơi xuống đất đã nảy lên 3 lần trước khi nằm yên bất động, cho nên chỗ đó đã sinh ra 3 ngọn suối và ngày nay chỗ đó tại Italia được gọi là “Tre Fontane” (3 ngọn suối). Nguồn tài liệu đáng tin cậy cho biết Thánh Phaolô chịu tử đạo được dựa vào một lá thư về Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã được Đức Giáo Hoàng Clemente viết cho Giáo Hội vào năm 90 sau công nguyên, nhưng cũng không nói rõ là Ngài đã bị xử tử như thế nào.

Thánh Phaolô được chôn cất dọc theo đường Via Ostiense, chính tại nơi ấy Giáo Hội đã xây Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Thánh Phaolô chịu tử đạo khoảng từ năm 58 đến năm 67 sau công nguyên.