Đức Gregorio Cả ”đầy tớ của các đầy tớ”
Sáng thứ tư 4-6-2008 đã có hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả. Danh sách bao gồm 800 bức thư và các tác phẩm chú giải kinh thánh, trong đó nổi tiếng nhất là Chú giải sách Giốp có tựa đề ”Luân lý trong sách ông Giốp”, các bài giảng về sách ngôn sứ Edekiel, các bài giảng về các Phúc Âm. Ngoài ra có một tác phẩm quan trọng có tính cách hạnh các thánh, là ”Các Cuộc Đối Thoại” Đức Gregorio viết để hướng dẫn tinh thần cho hoàng hậu Teodolinda. Nhưng tác phẩm quan trọng nhất có cấu trúc rõ ràng là ”Luật Mục Vụ” mà Đức Giáo Hoàng viết vào đầu triều đại của người. Đề cập đến đặc thái các tác phẩm của giáo phụ Gregorio Đức Thánh Cha nói:
Khi muốn duyệt qua các tác phẩm này, trước hết chúng ta phải ghi nhận rằng trong các bút tích của mình giáo phụ Gregorio không bao giờ cho thấy người lo lắng đề ra giáo lý của mình, sự độc đáo của mình, cho bằng cố ý phản ánh giáo huấn truyền thống của Giáo Hội. Người chỉ muốn là miệng của Chúa Kitô và của Giáo Hội Chúa trên con đường phải theo để đến với Thiên Chúa. Thí dụ điển hình là các chú giải kinh thánh của người. Giáo phụ là người say mê đọc Kinh Thánh, người không chỉ đọc với chủ ý lý thuyết. Theo giáo phụ Kitô hữu phải rút tỉa ra từ Kinh Thánh các sự hiểu biết lý thuyết, và nhất là lương thực hàng ngày cho linh hồn mình, cho cuộc sống làm người của mình trên trần gian này. Trong các bài giảng về sách ngôn sứ Edekiel giáo phụ nhấn mạnh trên nhiệm vụ này của Kinh Thánh: đến gần Kinh Thánh chỉ với ước muốn hiểu biết có nghĩa là nhượng bộ chước cám dỗ của kiêu căng và có nguy cơ rơi vào lạc giáo. Sự khiêm nhường trí thức là luật đầu tiên đối với những ai tìm đào sâu các thực tại siêu nhiên khời hành từ Sách Thánh. Dĩ nhiên sự khiêm nhường không loại bỏ việc học hỏi nghiêm chỉnh, nhưng để cho nó có lợi ích thiêng liêng và cho phép thực sự đào sâu văn bản thánh, cần phải có lòng khiêm nhường. Chỉ với thái độ nội tâm đó mới có thể thực sự lắng nghe được và nhận ra tiếng Chúa. Đàng khác, khi liên quan tới Lời Chúa, thì hiểu biết thôi không là gì cả, nếu nó không dẫn đưa tới hành động. Trong các bài giảng này về sách ngôn sứ Edekiel người ta cũng tìm thấy kiểu nói hay đẹp theo đó ”người giảng dậy phải thấm bút vào máu của con tim mình; như thế mới tới được tai của tha nhân”. Khi đọc các bài giảng này chúng ta thấy Đức Giáo Hoàng Gregorio đã thực sự viết chúng với máu của con tim người, và vì thế người nói với chúng ta cả ngày nay nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói giáo phụ Gregorio cũng khai triển đề tài trong tác phẩm Chú giải luân lý sách ông Giốp. Theo truyền thống giáo phụ người duyệt xét ý nghĩa văn bản kinh thánh trong ba chiều kích của nó là nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa luân lý. Nhưng người thích nghĩa luân lý hơn. Trong viễn tượng đó giáo phụ đề nghị tư tưởng của mình qua vài cặp ý niệm ý nghĩa như: biết và làm, nói và sống, hiểu biết và hành động, qua đó người gợi lại các khía cạnh của cuộc sống con người: chúng phải bổ túc cho nhau, nhưng rất thường khi lại kết thúc bằng cách đối kháng nhau.
Lý tưởng luân lý luôn luôn hệ tại chỗ thực hiện một sự hài hòa thấm nhập giữa lời nói và việc làm, tư tưởng và dấn thân, cầu nguyện và tận tụy với các bổn phận trong bậc sống của mình: đó là con đường giúp hiện thực sự tổng hợp và đó là sự thiên linh xuống trong con người và con người được nâng lên tới chỗ đồng hóa với Thiên Chúa. Như thế Đức Giáo Hoàng Gregporio vạch ra cho tín hữu một chương trình sống đích thực, vì thế trong thời Trung Cổ tác phẩm Chú Giải luân lý ông Giốp đã trở thành một loại Tổng luận luân lý Kitô.
Các bài giảng về Phúc Âm cũng rất hay đẹp. Bài giảng đầu tiên Đức Gregorio nói trong đền thờ thánh Phêrô Mùa Vọng năm 590, vài tháng sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, và bài giảng cuối cùng trong đền thờ thánh Lorenzo Chúa Nhật thứ hai sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 593. Đức Giáo Hoàng giảng cho dân chúng trong các nhà thờ, nơi người cử hành các lễ nghi đặc biệt trong các mùa ”mạnh mẽ” của năm phụng vụ, hay trong lễ các vị tử đạo mà các nhà thờ được dâng kính. Nguyên lý linh hứng gắn liền các hoạt động đó được tóm gọn trong từ ”người giảng giải”: Không phải chỉ có vị thừa tác của Chúa, mà mỗi Kitô hữu đều có nhiệm vụ trở thành nhà giảng thuyết, về những gì đã kinh nghiệm trong thâm tâm, và noi gương Chúa Kitô loan báo tin vui cứu độ cho mọi người. Chân trời của dấn thân này là thời cánh chung: chờ đợi mọi sự được thành toàn trong Chúa Kitô là một tư tưởng thường hằng của Đức Gregorio, và kết cục trở thành lý do linh hứng mọi tư tưởng và hoạt đong của người. Từ đó nảy sinh ra lời nhắn nhủ liên tục tỉnh thức và dấn thân làm việc lành. Đề cập tới tác phẩm có kết cấu quan trọng nhất của giáo phụ Gregorio Cả Đức Thánh Cha nói:
Văn bản có cấu trúc nhất của Đức Gregrio Cả có lẽ là “Luật Mục Vụ” được biên soạn trong các năm đầu triều đại của người. Trong đó Đức Gregorio muốn đề cập tới gương mặt của vị Giám Muc lý tưởng, là thầy dậy và là người dẫn đắt đoàn chiên. Người minh giải nhiệm vụ nghiêm trọng của vị mục tử trong Giáo Hội và các bổn phận liên hệ; vì thế những người không được mời gọi không được kiếm tìm chức vụ này một cách hời hợt; trái lại những người đã lãnh nhận nhiệm vụ này mà không suy tư chín chắn, thì luôn cảm thấy lo sợ trong tâm hồn. Lấy lại đề tài người ưa thích giáo phụ Gregorio khẳng định rằng vị Giám Mục trước hết phải là ”người giảng giải” tuyệt diệu; và như thế phải nêu gương cho người khác và có cung cách hành xử trở thành điểm tham chiếu cho tất cả mọi người. Một hành động mục vụ hữu hiệu đòi buộc vị Giám Mục phải biết tín hữu và thích ứng các lời giảng dậy đối với hoàn cảnh của từng người. Tiếp đến Đức Gregorio minh giải các thành phần tín hữu khác nhau với các nhận xét bén nhọn, khiến cho có người coi tác phẩm này là một khảo luận tâm lý sâu sắc.
Tuy nhiên giáo phụ nhấn mạnh trên bổn phận của vị Chủ Chăn mỗi ngày phải thừa nhận sự bần cùng của mình, để tính kiêu ngạo không khiến cho việc lành đã chu toàn tan biến trước mắt Đấng Thẩm Phán tối cao. Vì thế chương cuối cùng của tác phẩm nói về sự khiêm nhường: ”Khi cảm thấy thỏa mãn vì đã đạt được nhiều nhân đức, thì phải nghĩ đến các thiếu sót của mình và hạ mình xuống. Thay vì nhìn điều thiện đã làm được, thì nền nhìn điều mình đã lơ là không làm”. Tất cả những chỉ dẫn qúy báu này cho thấy Đức Gregorio có ý niệm rất cao trong việc săn sóc các linh hồn, mà người định nghĩa là ”nghệ thuật của các nghệ thuật”. Cuốn ”Luật Mục Vụ” may mắn tới độ chẳng bao lâu sau đã được dịch ra tiếng Hy lạp và tiếng Anglosaxon.
Trong tác phẩm ”Các cuộc đối thoại” thầy sáu Phêrô bạn của Đức Gregorio xác tín rằng các thói tục đã bị băng hoại thối nát nên không còn có các thánh như trong qúa khứ nữa. Nhưng Đức Gregorio chứng minh cho thấy sự thánh thiện luôn là điều có thể, cả trong những thời đại khó khăn. Người trưng dẫn cuộc sống của các người đồng thời hay mới qua đời ít lâu được coi như thánh, dù chưa được tấn phong. Trình thuật có các suy tư thần học hay thần bí đi kèm, khiến cho tác phẩm trở thành hạnh các thánh, đặc biệt làm say mê các thế hệ độc giả. Chất liệu được kín múc từ các truyền thống sống động của dân chúng và có mục đích xây dựng giáo huấn, lôi cuốn sự chú ý trên các vấn đề như ý nghĩa phép lạ, việc giải thích Kinh Thánh, sự bất tử của linh hồn, sự hiện hữu của hỏa ngục, việc miêu tả cuộc sống đời sau. Cuốn thứ II hoàn toàn dành cho gương mặt của thánh Biển Đức thành Norcia và là chứng tích cổ xưa duy nhất liên quan tới thánh nhân.
Trong chủ ý thần học, giáo phụ tương đối hóa qúa khứ hiện tại và tương lai. Điều quan trọng duy nhất là toàn lịch sử cứu độ tiếp tục trải đài qua các khúc quanh đen tối của thời đại. Và các vị lãnh đạo cộng đoàn Kitô phải dấn thân đọc hiểu trở lại các biến cố dưới ánh sáng của Lời Chúa: các chủ chăn cũng như tín hữu phải đọc Kinh Thánh trong bối cảnh cuộc sống của mình.
Đức Giáo Hoàng Gregorio duy trì các tương quan với các thượng phụ Antiochia, Alessandira và Constantinopoli, thừa nhận và tôn trọng quyền của các vị, và không can thiệp vào chuyện nội bộ. Nếu trong bối cảnh lịch sử thời đó người có chống lại tước ”đại kết” của Đức Thượng Phụ Constantinopoli, thì chỉ vì lo lắng cho sư hiệp nhất của Giáo Hội hoàn vũ, chứ không phải để hạn chế hay phủ nhận quyền chính đáng của Đức Thượng Phụ. Đặc biệt vì người xác tín rằng sự khiêm nhường phải là nhân đức nền tảng của mọi Giám Mục, nhất là của một Thượng Phụ. Đức Giáo Hoàng Gregorio đã chỉ là một đan sĩ đơn sơ trong con tim, và vì thế người chống lại mọi tước hiệu lớn. Người chỉ muốn là ”đầy tớ của các đầy tớ”. Kiểu nói này do người sáng chế ra không chỉ là một kiểu nói đạo đức ngoái miệng, nhưng diễn tả kiểu sống và cung cách hành xử của người. Nếu Chúa Kitô Con Thiên Chúa hạ mình làm người và rửa chân cho các môn đệ, thì một Giám Mục phải phải noi gương khiêm nhường đó của Thiên Chúa và theo chân Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau trong đó có các phái đoàn nói tiếng Anh kể cả các nhóm đến từ Anh, Australia, Nhật Bản, Philippine, Việt Nam, Canada và Hoa Kỳ, cũng như nhóm tín hữu Episcopal đến từ Giêrusalem và nhiều sinh viên hiện diện.
Tiếp đến ngài cất Kinh Lạy Cha và ban phép lành Tòa thánh cho mọi người.
Sáng thứ tư 4-6-2008 đã có hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gregorio Cả. Danh sách bao gồm 800 bức thư và các tác phẩm chú giải kinh thánh, trong đó nổi tiếng nhất là Chú giải sách Giốp có tựa đề ”Luân lý trong sách ông Giốp”, các bài giảng về sách ngôn sứ Edekiel, các bài giảng về các Phúc Âm. Ngoài ra có một tác phẩm quan trọng có tính cách hạnh các thánh, là ”Các Cuộc Đối Thoại” Đức Gregorio viết để hướng dẫn tinh thần cho hoàng hậu Teodolinda. Nhưng tác phẩm quan trọng nhất có cấu trúc rõ ràng là ”Luật Mục Vụ” mà Đức Giáo Hoàng viết vào đầu triều đại của người. Đề cập đến đặc thái các tác phẩm của giáo phụ Gregorio Đức Thánh Cha nói:
Khi muốn duyệt qua các tác phẩm này, trước hết chúng ta phải ghi nhận rằng trong các bút tích của mình giáo phụ Gregorio không bao giờ cho thấy người lo lắng đề ra giáo lý của mình, sự độc đáo của mình, cho bằng cố ý phản ánh giáo huấn truyền thống của Giáo Hội. Người chỉ muốn là miệng của Chúa Kitô và của Giáo Hội Chúa trên con đường phải theo để đến với Thiên Chúa. Thí dụ điển hình là các chú giải kinh thánh của người. Giáo phụ là người say mê đọc Kinh Thánh, người không chỉ đọc với chủ ý lý thuyết. Theo giáo phụ Kitô hữu phải rút tỉa ra từ Kinh Thánh các sự hiểu biết lý thuyết, và nhất là lương thực hàng ngày cho linh hồn mình, cho cuộc sống làm người của mình trên trần gian này. Trong các bài giảng về sách ngôn sứ Edekiel giáo phụ nhấn mạnh trên nhiệm vụ này của Kinh Thánh: đến gần Kinh Thánh chỉ với ước muốn hiểu biết có nghĩa là nhượng bộ chước cám dỗ của kiêu căng và có nguy cơ rơi vào lạc giáo. Sự khiêm nhường trí thức là luật đầu tiên đối với những ai tìm đào sâu các thực tại siêu nhiên khời hành từ Sách Thánh. Dĩ nhiên sự khiêm nhường không loại bỏ việc học hỏi nghiêm chỉnh, nhưng để cho nó có lợi ích thiêng liêng và cho phép thực sự đào sâu văn bản thánh, cần phải có lòng khiêm nhường. Chỉ với thái độ nội tâm đó mới có thể thực sự lắng nghe được và nhận ra tiếng Chúa. Đàng khác, khi liên quan tới Lời Chúa, thì hiểu biết thôi không là gì cả, nếu nó không dẫn đưa tới hành động. Trong các bài giảng này về sách ngôn sứ Edekiel người ta cũng tìm thấy kiểu nói hay đẹp theo đó ”người giảng dậy phải thấm bút vào máu của con tim mình; như thế mới tới được tai của tha nhân”. Khi đọc các bài giảng này chúng ta thấy Đức Giáo Hoàng Gregorio đã thực sự viết chúng với máu của con tim người, và vì thế người nói với chúng ta cả ngày nay nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói giáo phụ Gregorio cũng khai triển đề tài trong tác phẩm Chú giải luân lý sách ông Giốp. Theo truyền thống giáo phụ người duyệt xét ý nghĩa văn bản kinh thánh trong ba chiều kích của nó là nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa luân lý. Nhưng người thích nghĩa luân lý hơn. Trong viễn tượng đó giáo phụ đề nghị tư tưởng của mình qua vài cặp ý niệm ý nghĩa như: biết và làm, nói và sống, hiểu biết và hành động, qua đó người gợi lại các khía cạnh của cuộc sống con người: chúng phải bổ túc cho nhau, nhưng rất thường khi lại kết thúc bằng cách đối kháng nhau.
Lý tưởng luân lý luôn luôn hệ tại chỗ thực hiện một sự hài hòa thấm nhập giữa lời nói và việc làm, tư tưởng và dấn thân, cầu nguyện và tận tụy với các bổn phận trong bậc sống của mình: đó là con đường giúp hiện thực sự tổng hợp và đó là sự thiên linh xuống trong con người và con người được nâng lên tới chỗ đồng hóa với Thiên Chúa. Như thế Đức Giáo Hoàng Gregporio vạch ra cho tín hữu một chương trình sống đích thực, vì thế trong thời Trung Cổ tác phẩm Chú Giải luân lý ông Giốp đã trở thành một loại Tổng luận luân lý Kitô.
Các bài giảng về Phúc Âm cũng rất hay đẹp. Bài giảng đầu tiên Đức Gregorio nói trong đền thờ thánh Phêrô Mùa Vọng năm 590, vài tháng sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, và bài giảng cuối cùng trong đền thờ thánh Lorenzo Chúa Nhật thứ hai sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 593. Đức Giáo Hoàng giảng cho dân chúng trong các nhà thờ, nơi người cử hành các lễ nghi đặc biệt trong các mùa ”mạnh mẽ” của năm phụng vụ, hay trong lễ các vị tử đạo mà các nhà thờ được dâng kính. Nguyên lý linh hứng gắn liền các hoạt động đó được tóm gọn trong từ ”người giảng giải”: Không phải chỉ có vị thừa tác của Chúa, mà mỗi Kitô hữu đều có nhiệm vụ trở thành nhà giảng thuyết, về những gì đã kinh nghiệm trong thâm tâm, và noi gương Chúa Kitô loan báo tin vui cứu độ cho mọi người. Chân trời của dấn thân này là thời cánh chung: chờ đợi mọi sự được thành toàn trong Chúa Kitô là một tư tưởng thường hằng của Đức Gregorio, và kết cục trở thành lý do linh hứng mọi tư tưởng và hoạt đong của người. Từ đó nảy sinh ra lời nhắn nhủ liên tục tỉnh thức và dấn thân làm việc lành. Đề cập tới tác phẩm có kết cấu quan trọng nhất của giáo phụ Gregorio Cả Đức Thánh Cha nói:
Văn bản có cấu trúc nhất của Đức Gregrio Cả có lẽ là “Luật Mục Vụ” được biên soạn trong các năm đầu triều đại của người. Trong đó Đức Gregorio muốn đề cập tới gương mặt của vị Giám Muc lý tưởng, là thầy dậy và là người dẫn đắt đoàn chiên. Người minh giải nhiệm vụ nghiêm trọng của vị mục tử trong Giáo Hội và các bổn phận liên hệ; vì thế những người không được mời gọi không được kiếm tìm chức vụ này một cách hời hợt; trái lại những người đã lãnh nhận nhiệm vụ này mà không suy tư chín chắn, thì luôn cảm thấy lo sợ trong tâm hồn. Lấy lại đề tài người ưa thích giáo phụ Gregorio khẳng định rằng vị Giám Mục trước hết phải là ”người giảng giải” tuyệt diệu; và như thế phải nêu gương cho người khác và có cung cách hành xử trở thành điểm tham chiếu cho tất cả mọi người. Một hành động mục vụ hữu hiệu đòi buộc vị Giám Mục phải biết tín hữu và thích ứng các lời giảng dậy đối với hoàn cảnh của từng người. Tiếp đến Đức Gregorio minh giải các thành phần tín hữu khác nhau với các nhận xét bén nhọn, khiến cho có người coi tác phẩm này là một khảo luận tâm lý sâu sắc.
Tuy nhiên giáo phụ nhấn mạnh trên bổn phận của vị Chủ Chăn mỗi ngày phải thừa nhận sự bần cùng của mình, để tính kiêu ngạo không khiến cho việc lành đã chu toàn tan biến trước mắt Đấng Thẩm Phán tối cao. Vì thế chương cuối cùng của tác phẩm nói về sự khiêm nhường: ”Khi cảm thấy thỏa mãn vì đã đạt được nhiều nhân đức, thì phải nghĩ đến các thiếu sót của mình và hạ mình xuống. Thay vì nhìn điều thiện đã làm được, thì nền nhìn điều mình đã lơ là không làm”. Tất cả những chỉ dẫn qúy báu này cho thấy Đức Gregorio có ý niệm rất cao trong việc săn sóc các linh hồn, mà người định nghĩa là ”nghệ thuật của các nghệ thuật”. Cuốn ”Luật Mục Vụ” may mắn tới độ chẳng bao lâu sau đã được dịch ra tiếng Hy lạp và tiếng Anglosaxon.
Trong tác phẩm ”Các cuộc đối thoại” thầy sáu Phêrô bạn của Đức Gregorio xác tín rằng các thói tục đã bị băng hoại thối nát nên không còn có các thánh như trong qúa khứ nữa. Nhưng Đức Gregorio chứng minh cho thấy sự thánh thiện luôn là điều có thể, cả trong những thời đại khó khăn. Người trưng dẫn cuộc sống của các người đồng thời hay mới qua đời ít lâu được coi như thánh, dù chưa được tấn phong. Trình thuật có các suy tư thần học hay thần bí đi kèm, khiến cho tác phẩm trở thành hạnh các thánh, đặc biệt làm say mê các thế hệ độc giả. Chất liệu được kín múc từ các truyền thống sống động của dân chúng và có mục đích xây dựng giáo huấn, lôi cuốn sự chú ý trên các vấn đề như ý nghĩa phép lạ, việc giải thích Kinh Thánh, sự bất tử của linh hồn, sự hiện hữu của hỏa ngục, việc miêu tả cuộc sống đời sau. Cuốn thứ II hoàn toàn dành cho gương mặt của thánh Biển Đức thành Norcia và là chứng tích cổ xưa duy nhất liên quan tới thánh nhân.
Trong chủ ý thần học, giáo phụ tương đối hóa qúa khứ hiện tại và tương lai. Điều quan trọng duy nhất là toàn lịch sử cứu độ tiếp tục trải đài qua các khúc quanh đen tối của thời đại. Và các vị lãnh đạo cộng đoàn Kitô phải dấn thân đọc hiểu trở lại các biến cố dưới ánh sáng của Lời Chúa: các chủ chăn cũng như tín hữu phải đọc Kinh Thánh trong bối cảnh cuộc sống của mình.
Đức Giáo Hoàng Gregorio duy trì các tương quan với các thượng phụ Antiochia, Alessandira và Constantinopoli, thừa nhận và tôn trọng quyền của các vị, và không can thiệp vào chuyện nội bộ. Nếu trong bối cảnh lịch sử thời đó người có chống lại tước ”đại kết” của Đức Thượng Phụ Constantinopoli, thì chỉ vì lo lắng cho sư hiệp nhất của Giáo Hội hoàn vũ, chứ không phải để hạn chế hay phủ nhận quyền chính đáng của Đức Thượng Phụ. Đặc biệt vì người xác tín rằng sự khiêm nhường phải là nhân đức nền tảng của mọi Giám Mục, nhất là của một Thượng Phụ. Đức Giáo Hoàng Gregorio đã chỉ là một đan sĩ đơn sơ trong con tim, và vì thế người chống lại mọi tước hiệu lớn. Người chỉ muốn là ”đầy tớ của các đầy tớ”. Kiểu nói này do người sáng chế ra không chỉ là một kiểu nói đạo đức ngoái miệng, nhưng diễn tả kiểu sống và cung cách hành xử của người. Nếu Chúa Kitô Con Thiên Chúa hạ mình làm người và rửa chân cho các môn đệ, thì một Giám Mục phải phải noi gương khiêm nhường đó của Thiên Chúa và theo chân Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau trong đó có các phái đoàn nói tiếng Anh kể cả các nhóm đến từ Anh, Australia, Nhật Bản, Philippine, Việt Nam, Canada và Hoa Kỳ, cũng như nhóm tín hữu Episcopal đến từ Giêrusalem và nhiều sinh viên hiện diện.
Tiếp đến ngài cất Kinh Lạy Cha và ban phép lành Tòa thánh cho mọi người.