HANOI/BERLIN (VB) -- Các nhà tư bản đỏ đã ôm bao nhiêu triệu đô la ra hải ngoại đầu tư, mua đất, mua nhà, mua cơ sở kinh doanh? Đó là điều người ta đã đồn nhau về nhiều hoạt động tài chánh bất thường tại Quận Cam, khi có những người đột nhiên giàu bất ngờ, và có những trường hợp sang nhượng chủ quyền kinh doanh khó hiểu.
Dưới đây là bản tin của Đài Á Châu Tự Do, do phóng viên Việt Hùng tường trình từ CHLB Đức, cho thấy một nhà đầu tư từ Hà Nội đã ôm ít nhất 10 triệu đô la ra Berlin để tìm mua một thương xá. Bản tin như sau.
"Cách đây không lâu vụ mua bán bất động sản Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương ở Berlin của một nhà đầu tư từ Hà Nội đã gây nhiều xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Đức. Nay theo tin mới nhất vụ mua bán này đã không thành và hiện đang để lại nhiều dấu hỏi.
Vụ mua bán trung tâm thương mại Thái Bình Dương ở Berlin của một nhà đầu tư từ Hà Nội kể như đã không thành sau 2 tháng chờ chuyển tiền từ Việt Nam sang. Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương nằm trên đường Marzan Strasse số 17 thuộc phần Đông Berlin, từ trước đến nay vẫn được coi là khu buôn bán sầm uất nhất của người Việt ở Berlin. Trước kia khu nhà này được dùng làm khu nhà ở cho các công nhân Việt Nam sang Đông Đức lao động, sau ngày nước Đức thống nhất khu nhà này dần dần biết thành nơi vừa để ở vừa để buôn bán và cuối cùng trở thành một trong những khu chợ lớn nhất của người Việt ở thủ đô Berlin.
Trở lại việc mua bán bất động sản trên, con số chuyển nhượng là 6 triệu EURO tương đương với thời giá hiện nay khoảng hơn 6 triệu đôla, thế nhưng trong cộng đồng có lời bàn tán cho rằng, số tiền không dưới 10 triệu đôla.
Lên tiếng trong một cuộc tiếp xúc với báo giới bà Sabina Pentruk đại diện cho hãng TLG chủ nhân chính của khu bất động sản này cho hay: "Cho đến nay hợp đồng mua bán giữa hai bên ký ngày 31.12.2002 kể như đã hủy bỏ vì bên mua đã không thực hiện đúng thời hạn thủ tục chuyển giao số tiền đã thỏa thuận. Chúng tôi sẽ đưa Trung Tâm Thương Mại này ra đấu giá lại từ đầu."
Nhân vật chính trong vụ mua bán này là một nhà kinh doanh từ Hà Nội, tuy giấu tên nhưng đã được biến đến như một nhân vật có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực xuất nhập cảng và đầu tư vào các trung tâm thương mại của người Việt ở nước ngoài.
Về phía mình với tư cách đại diện công ty BBJOD Asia Center là công ty đứng ra mua Trung Tâm này, ông Hergot Schoeder cho biết lý do tại sao việc mua bán không thành: "Chúng tôi đã liên doanh với một nhà doanh nghiệp từ Hà Nội để mua Trung Tâm Thương Mại này, tuy nhiên việc chuyển một số tiền lớn như vậy từ Việt Nam sang Đức đã gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối hơn là chúng tôi nghĩ rất là nhiều và đó là nguyên nhân tại sao chúng tôi chậm trễ trong việc trả tiền."
Một câu hỏi lớn hiện được cộng đồng người Việt ở Berlin nói đến nhiều là tại sao vụ đầu tư tưởng chừng béo bở lại sập tiệm một cách nhanh chóng như vậy. Từ trước tới nay dư luận trong cộng đồng người Việt đã đặt nhiều vấn đề với những vụ việc đầu tư lớn như vậy với câu hỏi đây là chủ trương của chính phủ VN hay chỉ là những công việc của những cá nhân quan chức có vốn ở trong nước?
Việc mua bán Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương bất thành của nhà đầu tư từ Hà Nội xảy ra ngay trong lúc chính quyền Việt Nam chuẩn bị đưavụ án Năm Cam ra xét xử cũng là một đề tài để cộng đồng bàn tán. Liệu những vụ việc này có liên quan gì đến nhau hay không và vụ án Năm Cam có phải là một lời răn đe cho các quan chức cùng phe phái hay không?
Thưa quí thính giả, vừa rồi là những đầu tư của một nhà doanh nghiệp từ Hà Nội với số tiền gần 10 triệu đô la cho Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương tại Berlin. Trong buổi phát tới chúng tôi xin mời quí vị theo dõi cuộc nói chuyện với ông Trần Văn Liêm đại diện tập đoàn đầu tư địa ốc Fost Plaza của Đức và cũng là người từng chứng kiến những vụ đấu thầu bất động sản của người Việt chia sẻ kinh nghiệm."
Đọc bản tin trên, người ta thấy một điểm lạ thường: thương xá trị giá hơn 10 triệu đô, nhưng lại sang nhượng với giá 6 triệu đô la. Con số sai biệt này để làm gì? Có phải để rửa tiền? Và đã có bao nhiêu thương xá của người Việt trên đất Mỹ đã được lặng lẽ sang nhượng tương tự? Đây cũng là bí mật XHCN vậy.
Dưới đây là bản tin của Đài Á Châu Tự Do, do phóng viên Việt Hùng tường trình từ CHLB Đức, cho thấy một nhà đầu tư từ Hà Nội đã ôm ít nhất 10 triệu đô la ra Berlin để tìm mua một thương xá. Bản tin như sau.
"Cách đây không lâu vụ mua bán bất động sản Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương ở Berlin của một nhà đầu tư từ Hà Nội đã gây nhiều xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Đức. Nay theo tin mới nhất vụ mua bán này đã không thành và hiện đang để lại nhiều dấu hỏi.
Vụ mua bán trung tâm thương mại Thái Bình Dương ở Berlin của một nhà đầu tư từ Hà Nội kể như đã không thành sau 2 tháng chờ chuyển tiền từ Việt Nam sang. Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương nằm trên đường Marzan Strasse số 17 thuộc phần Đông Berlin, từ trước đến nay vẫn được coi là khu buôn bán sầm uất nhất của người Việt ở Berlin. Trước kia khu nhà này được dùng làm khu nhà ở cho các công nhân Việt Nam sang Đông Đức lao động, sau ngày nước Đức thống nhất khu nhà này dần dần biết thành nơi vừa để ở vừa để buôn bán và cuối cùng trở thành một trong những khu chợ lớn nhất của người Việt ở thủ đô Berlin.
Trở lại việc mua bán bất động sản trên, con số chuyển nhượng là 6 triệu EURO tương đương với thời giá hiện nay khoảng hơn 6 triệu đôla, thế nhưng trong cộng đồng có lời bàn tán cho rằng, số tiền không dưới 10 triệu đôla.
Lên tiếng trong một cuộc tiếp xúc với báo giới bà Sabina Pentruk đại diện cho hãng TLG chủ nhân chính của khu bất động sản này cho hay: "Cho đến nay hợp đồng mua bán giữa hai bên ký ngày 31.12.2002 kể như đã hủy bỏ vì bên mua đã không thực hiện đúng thời hạn thủ tục chuyển giao số tiền đã thỏa thuận. Chúng tôi sẽ đưa Trung Tâm Thương Mại này ra đấu giá lại từ đầu."
Nhân vật chính trong vụ mua bán này là một nhà kinh doanh từ Hà Nội, tuy giấu tên nhưng đã được biến đến như một nhân vật có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực xuất nhập cảng và đầu tư vào các trung tâm thương mại của người Việt ở nước ngoài.
Về phía mình với tư cách đại diện công ty BBJOD Asia Center là công ty đứng ra mua Trung Tâm này, ông Hergot Schoeder cho biết lý do tại sao việc mua bán không thành: "Chúng tôi đã liên doanh với một nhà doanh nghiệp từ Hà Nội để mua Trung Tâm Thương Mại này, tuy nhiên việc chuyển một số tiền lớn như vậy từ Việt Nam sang Đức đã gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối hơn là chúng tôi nghĩ rất là nhiều và đó là nguyên nhân tại sao chúng tôi chậm trễ trong việc trả tiền."
Một câu hỏi lớn hiện được cộng đồng người Việt ở Berlin nói đến nhiều là tại sao vụ đầu tư tưởng chừng béo bở lại sập tiệm một cách nhanh chóng như vậy. Từ trước tới nay dư luận trong cộng đồng người Việt đã đặt nhiều vấn đề với những vụ việc đầu tư lớn như vậy với câu hỏi đây là chủ trương của chính phủ VN hay chỉ là những công việc của những cá nhân quan chức có vốn ở trong nước?
Việc mua bán Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương bất thành của nhà đầu tư từ Hà Nội xảy ra ngay trong lúc chính quyền Việt Nam chuẩn bị đưavụ án Năm Cam ra xét xử cũng là một đề tài để cộng đồng bàn tán. Liệu những vụ việc này có liên quan gì đến nhau hay không và vụ án Năm Cam có phải là một lời răn đe cho các quan chức cùng phe phái hay không?
Thưa quí thính giả, vừa rồi là những đầu tư của một nhà doanh nghiệp từ Hà Nội với số tiền gần 10 triệu đô la cho Trung Tâm Thương Mại Thái Bình Dương tại Berlin. Trong buổi phát tới chúng tôi xin mời quí vị theo dõi cuộc nói chuyện với ông Trần Văn Liêm đại diện tập đoàn đầu tư địa ốc Fost Plaza của Đức và cũng là người từng chứng kiến những vụ đấu thầu bất động sản của người Việt chia sẻ kinh nghiệm."
Đọc bản tin trên, người ta thấy một điểm lạ thường: thương xá trị giá hơn 10 triệu đô, nhưng lại sang nhượng với giá 6 triệu đô la. Con số sai biệt này để làm gì? Có phải để rửa tiền? Và đã có bao nhiêu thương xá của người Việt trên đất Mỹ đã được lặng lẽ sang nhượng tương tự? Đây cũng là bí mật XHCN vậy.