Olympia Bắc Kinh: kẻ thắng người thua
Đến nay thế vận hội quốc tế Olympia ở Bắc Kinh đã bắt đầu được hơn một tuần và còn khoảng một tuần nữa sẽ kết thúc, nhưng kẻ toàn thắng trong toàn thể các cuộc đua đã được xác định một cách rõ ràng, đó là: Ủy Ban Olympia Quốc tế (IOC) và nước chủ nhà.
Nhưng ở đâu có người thắng trận thì đương nhiên cũng phải có kẻ thua trận. Và người thua trận cũng đã được xác định: Các quyền con người, quyền tự do báo chí và dĩ nhiên cả tinh thần thể thao thế vận hội.
Trước hết, Ủy Ban Olympia: Toàn thể tiền thu được do việc thị trường hóa các cuộc đua ở Trung Hoa cùng với các cuộc đua thể thao Mùa Đông ở Turin (Ý) vào năm 2006 số tiền lên tới sáu tỷ USD.
Tiếp đến, nước chủ nhà Trung Hoa: Những ai cho rằng việc dành quyền tổ chức thế vận hội 2008 này cho một nhà nước độc tài khổng lồ nhất hành tinh này, có thể tạo nên áp lực thúc bách nhà nước này thực hiện được một bước nhảy vọt khổng lồ trong lãnh vực tự do dân chủ, sẽ hoàn toàn tự dối mình. Dĩ nhiên nhà nước Trung Hoa cũng đã tỏ ra nhún nhường trong một vài cung cách đối xử, nhưng tuyệt nhiên chưa hề có sự cải thiện và sửa đổi rõ ràng trong các chính sách, nếu không nói là tình huống còn tồi tệ hơn. Theo nhận xét của ông Günter Nooke, người phụ trách về nhân quyền của chính phủ Liên Bang Đức, để tránh những cuộc biểu tình phản đối chế độ có thể xảy ra trong thời gian thế vận hội ở Bắc Kinh và qua đó sẽ làm hoen ố bộ mặt của chế độ mà họ đang cố công đánh bóng bằng mọi giá, chính quyền Trung Hoa đã truy nã và quản thúc tại gia khá nhiều người mà họ nghi ngờ ghép vào «thành phần phản động».
Bởi vậy, ngay trong ngày khai mạc thế vận hội mọi lễ nghi đều tiến hành một cách hoành tráng, đẹp đẽ và xuôi chảy như đã dự định, chứ không hề có bất cứ ai trong số hàng triệu người dân bất đồng với các chính sách của chế độ, những người bị bắt bớ, bị khủng bố, v.v… đã có thể tổ chức biểu tình. Ngược lại, tập đoàn lãnh đạo chế độ tỏ ra vui mừng hả hê trước các thành công trông thấy trên chính trường quốc tế. Vâng, chưa bao giờ có nhiều các nhà chính trị quan trọng trên khắp thế giới đã tới thủ đô Bắc Kinh như trong dịp thế vận hội này. Đảng trưởng đảng cộng sản kiêm chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào cũng chưa bao giờ phải mỏi tay bắt tay chào đón các nhà chính trị hàng đầu thế giới như trong dịp thế vận hội này. Đúng vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sự Olympia là đã có hơn 80 vị quốc trưởng và thủ tướng các quốc gia trên khắp thế giới, trong số đó có cả tổng thống Hoa Kỳ Georg W. Bush, đã đến tham dự ngày khai mạc thế vận hội tại Bắc Kinh.
Sự có mặt của các nhà chính trị hàng đầu thế giới trong dịp thế vận hội này là một hậu thuẫn hùng hậu cho sự quảng cáo của chế độ cộng sản Trung Hoa. Cái đặc diểm của thế vận hội Bắc Kinh là: Một đàng, tập đoàn lãnh đạo cộng sản Trung Hoa ung dung hãnh diện ngồi vào chiếc ghế trên chính trường quốc tế do các chính khách hàng đầu của các nước dành sẵn cho; một đàng khác, trong các nhà tù và trại giam ngoài các sân vận động và các vị trí tổ chức các cuộc đua Olympia, có hàng triệu người công dân bất đồng chính kiến đang phải sống kiếp tù đày bất công.
Riêng tổng thống Hoa Kỳ Goerg W. Bush nhân dịp chuyến viếng thăm Bắc Kinh của ông đã thẳng thắn lên tiếng phê bình những vi phạm nhân quyền của nhà nước Trung Hoa và đặc biệt ông đòi hỏi chế độ Tàu Cộng phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Nhưng chính quyền Trung Hoa đã phản bác lại một cách hết sức nhẹ nhàng, vừa phải, chứ không hùng hổ như bình thường vẫn phản bác. Điều đó muốn nói lên rằng tập đoàn cộng sản Bắc Kinh đã coi nặng và đánh giá cao sự quảng cáo và đánh bóng bộ mặt chế độ trong những ngày tổ chức thế vận hội này như thế nào! Đó là sự quảng cáo thuần tuý kiểu cộng sản! Vì họ không muốn làm phiền lòng bất cứ ai, và nhất là tạo một ấn tượng tích cực trước các chính khách quốc tế và hàng trăm ngàn vận động viên của các câu lạc bộ thể thao các nước đang tham dự thế vận hội tại nước họ.
Ở đây, điểm bi kịch đáng buồn là trường hợp ông Sarkosy, tổng thống Pháp và đương chức chủ tịch hội đồng cố vấn của Liên Hiệp Âu Châu, luôn tìm cách đứng ngoài vòng tranh chấp. Bởi vì, sau những xung khắc và rắc rối giữa hai nhà nước Pháp và Trung Hoa do sự cố cuộc rước lửa Olympia bị cản trở tại Paris và việc ông Sarkosy đe dọa tẩy chay không tham dự ngày khai mạc tại Bắc Kinh nếu nhà nước Trung Hoa không chấp nhận đối thoại với các đại diện của Đức Dalai Lama về tình trạng của Tây Tạng, ông đã rõ ràng cho thấy ông muốn tìm cách giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Cụ thể, ông Sarkosy đã hứa với nhà nước Trung Hoa là trong tuần tới ông sẽ không tiếp chuyện Đức Dalai Lama khi ông này đến thăm Pháp quốc.
Nhưng người ta tự hỏi: Phải chăng vì muốn bảo vệ những quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Pháp và Trung Hoa không bị sứt mẻ, nên ông Sarkosy, đương chức chủ tịch hội đồng cố vấn LH Âu Châu, đã thúc thủ ngồi im chứ không dám lên tiếng đề cập rõ ràng về chủ đề nhân quyền trong dịp ông có mặt tại Bắc Kinh? Nếu đó là sự thật thì cả lả một thất bại luân lý nặng nề cho toàn thể Liên Hiệp Âu Châu!
Mặc dù những hy vọng rằng, với ngọn lửa thiêng Olympia đang ngày đêm rực cháy từ hơn hai tuần qua tại sân vận động Bắc Kinh, sẽ xua đuổi được bóng đêm độc tài và thỉnh mời được nữ thần tự do trở lại với dân tộc Trung Hoa, hoàn toàn chỉ là một điều mơ mộng, một điều không tưởng. Nhưng trong những ngày này, mọi con mắt của cả thế giới đang hướng nhìn về Trung Hoa và chưa bao giờ các phương tiện truyền quốc tế lại tường trình nhiều tin tức và các bài bình luận - cả tích cực lẫn tiêu cực - về Trung Hoa như thế. Và cũng chưa bao giờ các cơ quan nhân quyền trên khắp thế giới lại hoạt động bênh vực một cách mạnh mẽ cho các quyền con người ở Trung Hoa như thế. Chỉ hy vọng rằng những quan tâm theo dõi này sẽ không vô ích, nhưng mang lại những hiệu quả tích cực nào đó cho đất nước Trung Hoa. Dĩ nhiên, không ai nhằm lật đổ chế độ độc tài Bắc Kinh như là mục đích chính. Điều đó thuộc phạm vi tự quyết của dân tộc Trung Hoa. Các phương tiện truyền thông chân chính và các cơ quan nhân quyền quốc tế chỉ tìm cách tạo điều kiện cho những thay đổi và mở cửa hợp lý mà thôi.
Còn thái độ lập lờ của Ủy Ban Olympia quốc tế IOC không hề quan tâm đặt nặng vấn đề nhân quyền ở Trung Hoa, đã rõ ràng cho thấy sự thoái hóa luân lý của họ và những lý tưởng thể thao lành mạnh của Olympia đang bị họ thương mại hóa như thế nào. Cả một số không nhỏ các vận động viên cũng tham dự trong đó. Ngay trước ngày khai mạc ở Bắc Kinh, bà Rica Reinich, nữ vận động viên bơi lội người Đức từng đoạt ba huy chương vàng trong thế vận hội 1980, đã chân thành đánh động qua lời tuyên bố của bà với phóng viên báo «Rheinischen Post», số ra ngày 8.8.2008 rằng: «Tôi nghĩ rằng ngày nay đại đa số các vận động viên thể thao, dù thuộc môn bơi lội hay môn thể thao nhẹ, dù môn chèo thuyền hay đua xe đạp, đều sử dụng thuốc kích thích». Sau cùng, bà Rica Reinich còn quả quyết là một số vận động viên người Đức cũng sử dụng thuốc kích thích. Bà nói: «Tôi không muốn nêu danh ai cả, nhưng có nhiều vận động viên muốn đạt được những thành quả tốt trong môn thể thao của mình, thì không còn phương tiện nào hiệu nghiệm hơn là sử dụng thuốc kích thích. Nhưng những vận động viên như thế hầu như không bao giờ dành được chiến thắng tại thế vận hội.»
Những điều cựu nữ vận động viên bơi lội Reinich chân thành phát biểu là một sự thật chua chát và lộ liễu. Tuy nhiên, sự thật đó có lẽ lại gần gũi với thực tế hơn là lý tưởng «fair-play». Phải chăng thực tế đó lại không xảy ra tại thế vận hội Bắc Kinh?
Đến nay thế vận hội quốc tế Olympia ở Bắc Kinh đã bắt đầu được hơn một tuần và còn khoảng một tuần nữa sẽ kết thúc, nhưng kẻ toàn thắng trong toàn thể các cuộc đua đã được xác định một cách rõ ràng, đó là: Ủy Ban Olympia Quốc tế (IOC) và nước chủ nhà.
Nhưng ở đâu có người thắng trận thì đương nhiên cũng phải có kẻ thua trận. Và người thua trận cũng đã được xác định: Các quyền con người, quyền tự do báo chí và dĩ nhiên cả tinh thần thể thao thế vận hội.
Trước hết, Ủy Ban Olympia: Toàn thể tiền thu được do việc thị trường hóa các cuộc đua ở Trung Hoa cùng với các cuộc đua thể thao Mùa Đông ở Turin (Ý) vào năm 2006 số tiền lên tới sáu tỷ USD.
Tiếp đến, nước chủ nhà Trung Hoa: Những ai cho rằng việc dành quyền tổ chức thế vận hội 2008 này cho một nhà nước độc tài khổng lồ nhất hành tinh này, có thể tạo nên áp lực thúc bách nhà nước này thực hiện được một bước nhảy vọt khổng lồ trong lãnh vực tự do dân chủ, sẽ hoàn toàn tự dối mình. Dĩ nhiên nhà nước Trung Hoa cũng đã tỏ ra nhún nhường trong một vài cung cách đối xử, nhưng tuyệt nhiên chưa hề có sự cải thiện và sửa đổi rõ ràng trong các chính sách, nếu không nói là tình huống còn tồi tệ hơn. Theo nhận xét của ông Günter Nooke, người phụ trách về nhân quyền của chính phủ Liên Bang Đức, để tránh những cuộc biểu tình phản đối chế độ có thể xảy ra trong thời gian thế vận hội ở Bắc Kinh và qua đó sẽ làm hoen ố bộ mặt của chế độ mà họ đang cố công đánh bóng bằng mọi giá, chính quyền Trung Hoa đã truy nã và quản thúc tại gia khá nhiều người mà họ nghi ngờ ghép vào «thành phần phản động».
Bởi vậy, ngay trong ngày khai mạc thế vận hội mọi lễ nghi đều tiến hành một cách hoành tráng, đẹp đẽ và xuôi chảy như đã dự định, chứ không hề có bất cứ ai trong số hàng triệu người dân bất đồng với các chính sách của chế độ, những người bị bắt bớ, bị khủng bố, v.v… đã có thể tổ chức biểu tình. Ngược lại, tập đoàn lãnh đạo chế độ tỏ ra vui mừng hả hê trước các thành công trông thấy trên chính trường quốc tế. Vâng, chưa bao giờ có nhiều các nhà chính trị quan trọng trên khắp thế giới đã tới thủ đô Bắc Kinh như trong dịp thế vận hội này. Đảng trưởng đảng cộng sản kiêm chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào cũng chưa bao giờ phải mỏi tay bắt tay chào đón các nhà chính trị hàng đầu thế giới như trong dịp thế vận hội này. Đúng vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sự Olympia là đã có hơn 80 vị quốc trưởng và thủ tướng các quốc gia trên khắp thế giới, trong số đó có cả tổng thống Hoa Kỳ Georg W. Bush, đã đến tham dự ngày khai mạc thế vận hội tại Bắc Kinh.
Sự có mặt của các nhà chính trị hàng đầu thế giới trong dịp thế vận hội này là một hậu thuẫn hùng hậu cho sự quảng cáo của chế độ cộng sản Trung Hoa. Cái đặc diểm của thế vận hội Bắc Kinh là: Một đàng, tập đoàn lãnh đạo cộng sản Trung Hoa ung dung hãnh diện ngồi vào chiếc ghế trên chính trường quốc tế do các chính khách hàng đầu của các nước dành sẵn cho; một đàng khác, trong các nhà tù và trại giam ngoài các sân vận động và các vị trí tổ chức các cuộc đua Olympia, có hàng triệu người công dân bất đồng chính kiến đang phải sống kiếp tù đày bất công.
Riêng tổng thống Hoa Kỳ Goerg W. Bush nhân dịp chuyến viếng thăm Bắc Kinh của ông đã thẳng thắn lên tiếng phê bình những vi phạm nhân quyền của nhà nước Trung Hoa và đặc biệt ông đòi hỏi chế độ Tàu Cộng phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Nhưng chính quyền Trung Hoa đã phản bác lại một cách hết sức nhẹ nhàng, vừa phải, chứ không hùng hổ như bình thường vẫn phản bác. Điều đó muốn nói lên rằng tập đoàn cộng sản Bắc Kinh đã coi nặng và đánh giá cao sự quảng cáo và đánh bóng bộ mặt chế độ trong những ngày tổ chức thế vận hội này như thế nào! Đó là sự quảng cáo thuần tuý kiểu cộng sản! Vì họ không muốn làm phiền lòng bất cứ ai, và nhất là tạo một ấn tượng tích cực trước các chính khách quốc tế và hàng trăm ngàn vận động viên của các câu lạc bộ thể thao các nước đang tham dự thế vận hội tại nước họ.
Ở đây, điểm bi kịch đáng buồn là trường hợp ông Sarkosy, tổng thống Pháp và đương chức chủ tịch hội đồng cố vấn của Liên Hiệp Âu Châu, luôn tìm cách đứng ngoài vòng tranh chấp. Bởi vì, sau những xung khắc và rắc rối giữa hai nhà nước Pháp và Trung Hoa do sự cố cuộc rước lửa Olympia bị cản trở tại Paris và việc ông Sarkosy đe dọa tẩy chay không tham dự ngày khai mạc tại Bắc Kinh nếu nhà nước Trung Hoa không chấp nhận đối thoại với các đại diện của Đức Dalai Lama về tình trạng của Tây Tạng, ông đã rõ ràng cho thấy ông muốn tìm cách giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Cụ thể, ông Sarkosy đã hứa với nhà nước Trung Hoa là trong tuần tới ông sẽ không tiếp chuyện Đức Dalai Lama khi ông này đến thăm Pháp quốc.
Nhưng người ta tự hỏi: Phải chăng vì muốn bảo vệ những quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Pháp và Trung Hoa không bị sứt mẻ, nên ông Sarkosy, đương chức chủ tịch hội đồng cố vấn LH Âu Châu, đã thúc thủ ngồi im chứ không dám lên tiếng đề cập rõ ràng về chủ đề nhân quyền trong dịp ông có mặt tại Bắc Kinh? Nếu đó là sự thật thì cả lả một thất bại luân lý nặng nề cho toàn thể Liên Hiệp Âu Châu!
Mặc dù những hy vọng rằng, với ngọn lửa thiêng Olympia đang ngày đêm rực cháy từ hơn hai tuần qua tại sân vận động Bắc Kinh, sẽ xua đuổi được bóng đêm độc tài và thỉnh mời được nữ thần tự do trở lại với dân tộc Trung Hoa, hoàn toàn chỉ là một điều mơ mộng, một điều không tưởng. Nhưng trong những ngày này, mọi con mắt của cả thế giới đang hướng nhìn về Trung Hoa và chưa bao giờ các phương tiện truyền quốc tế lại tường trình nhiều tin tức và các bài bình luận - cả tích cực lẫn tiêu cực - về Trung Hoa như thế. Và cũng chưa bao giờ các cơ quan nhân quyền trên khắp thế giới lại hoạt động bênh vực một cách mạnh mẽ cho các quyền con người ở Trung Hoa như thế. Chỉ hy vọng rằng những quan tâm theo dõi này sẽ không vô ích, nhưng mang lại những hiệu quả tích cực nào đó cho đất nước Trung Hoa. Dĩ nhiên, không ai nhằm lật đổ chế độ độc tài Bắc Kinh như là mục đích chính. Điều đó thuộc phạm vi tự quyết của dân tộc Trung Hoa. Các phương tiện truyền thông chân chính và các cơ quan nhân quyền quốc tế chỉ tìm cách tạo điều kiện cho những thay đổi và mở cửa hợp lý mà thôi.
Còn thái độ lập lờ của Ủy Ban Olympia quốc tế IOC không hề quan tâm đặt nặng vấn đề nhân quyền ở Trung Hoa, đã rõ ràng cho thấy sự thoái hóa luân lý của họ và những lý tưởng thể thao lành mạnh của Olympia đang bị họ thương mại hóa như thế nào. Cả một số không nhỏ các vận động viên cũng tham dự trong đó. Ngay trước ngày khai mạc ở Bắc Kinh, bà Rica Reinich, nữ vận động viên bơi lội người Đức từng đoạt ba huy chương vàng trong thế vận hội 1980, đã chân thành đánh động qua lời tuyên bố của bà với phóng viên báo «Rheinischen Post», số ra ngày 8.8.2008 rằng: «Tôi nghĩ rằng ngày nay đại đa số các vận động viên thể thao, dù thuộc môn bơi lội hay môn thể thao nhẹ, dù môn chèo thuyền hay đua xe đạp, đều sử dụng thuốc kích thích». Sau cùng, bà Rica Reinich còn quả quyết là một số vận động viên người Đức cũng sử dụng thuốc kích thích. Bà nói: «Tôi không muốn nêu danh ai cả, nhưng có nhiều vận động viên muốn đạt được những thành quả tốt trong môn thể thao của mình, thì không còn phương tiện nào hiệu nghiệm hơn là sử dụng thuốc kích thích. Nhưng những vận động viên như thế hầu như không bao giờ dành được chiến thắng tại thế vận hội.»
Những điều cựu nữ vận động viên bơi lội Reinich chân thành phát biểu là một sự thật chua chát và lộ liễu. Tuy nhiên, sự thật đó có lẽ lại gần gũi với thực tế hơn là lý tưởng «fair-play». Phải chăng thực tế đó lại không xảy ra tại thế vận hội Bắc Kinh?