Ý nghĩa chữ «tình yêu» được nhìn dưới góc độ Kitô giáo
Có lẽ người ta đã không sai khi gọi Kinh Thánh là «lá thư tình», hay «những lời tỏ tình» của Thiên Chúa với con cái loài người. Nhưng như ĐTC Bênêđíctô XVI đã viết trong Thông điệp đầu tay của ngài «Thiên Chúa là tình yêu» (Deus caritas est): «Ngày nay thuật ngữ tình yêu đã trở thành một trong những từ được dùng cũng như bị lạm dụng thường xuyên nhất, một từ chúng ta gán cho nhiều nghĩa hoàn toàn khác nhau» (số 2).
Thật vậy, trong cuộc sống đời thường, đặc biệt khi đắm đuối «phải lòng» một ý trung nhân khác phái nào đó, người ta thường dễ dàng thổ lộ cảm xúc của mình một cách tùy tiện, hầu như vô thức: «Anh yêu em» hay «em yêu anh», chứ đương sự chưa hẳn đã thật lòng yêu đối tượng của mình một cách thực sự, nghĩa là chưa hẳn đã ý thức được rõ ràng đầy đủ ý nghĩa của lời mình phát biểu. Nói cách khác, tiếng «yêu» được những người liên hệ thốt ra trong trường hợp này mới chỉ là phản ứng bộc phát do những cảm xúc rạo rực thuộc lãnh vực giác quan tác động, chứ chưa có sự can thiệp đầy đủ của lý trí. Ví dụ mối tình giữa anh Sam-sôn người Do-thái và cô Đa-li-la người Phi-li-tinh, mà Kinh Thánh đã tường thuật lại trong Sách Thủ Lãnh (16,4-31). Vì thế, ngay từ ban đầu khi quan hệ «tình yêu» giữa hai người dị chủng và bất đồng tôn giáo này vừa chớm nở đã chuốc lấy sự đổ vỡ đau xót thê lương.
Vâng, tình yêu của Sam-sôn đối với Đa-li-la chưa vượt qua được biên giới của những cảm xúc đắm đuối, của tiếng sét ái tình: Sâm-sôn mê đắm cô gái Phi-li-tinh là hoàn toàn do sự đòi hỏi tự nhiên của bản năng nam giới thúc đẩy. Đối với Sam-sôn, người anh hùng có sức mạnh phi thường, mối quan hệ của anh ta với Đa-li-la chỉ là một chuyện tình cảm qua đường như những chuyện tình cảm anh đã từng có với bao thiếu nữ khác trước đó mà thôi. Nhưng lần này lại khác hẳn, người đẹp Đa-li-la lại thông minh và quỷ quyệt hơn những người đẹp trước kia của anh rất nhiều.
Được những vị vương hầu đồng hương hứa thưởng cho nhiều tiền bạc nếu như cô ta tìm ra được sự thật về bí mật tại sao Sam-sôn lại có được sức mạnh phi thường như thế – tức dấu ấn sự gắn bó chặt chẽ của anh với Chúa Gia-vê (x. Tl 13,5) – Đa-li-la liền sử dụng món khí giới «mỹ nhân kế» vô giá sẵn có của nàng để đạt mục đích. Thoạt đầu, cả Sam-sôn và Đa-li-la đều dối nhau chứ không nói sự thật về mình. Để ép Sam-sôn nói ra sự thật và nhờ thế thế cô sẽ đạt được mục đích nhanh chóng hơn, Đa-li-la đã ra vẻ hờn trách Sam-sôn: «Làm sao anh nói là anh yêu em, trong khi anh không thật lòng với em?» (Tl 16,15), vì nàng đã dư biết tình yêu chân thật không chỉ dừng lại nơi một lời nói suông, nhưng đòi hỏi toàn diện con người của đối tượng. Và đó chính là khởi đầu bi kịch khủng khiếp cho một Sam-sôn si tình.
Tình yêu Kitô giáo thì vô biên giới, chứ không «chỉ» yêu mà thôi
Người ta sẽ hiểu rõ được ý nghĩa sâu xa của những gì được gói ghém trong chữ «tình yêu» khi được nhìn dưới góc độ Kinh Thánh và Kitô giáo, nếu người ta tìm hiểu được những ý niệm trong các cổ ngữ và trong những dịch thuật Kinh Thánh thời xa xưa. Bắt đầu từ bản dịch Tân Ước theo tiếng Hy Lạp người ta đã ghi nhận được rằng chữ «tình yêu» luôn được dịch là «Agape» (tình bác ái), chứ không phải «Eros» (ái tình). Trong thông điệp «Deus Caritas est» - Thiên Chúa là tình yêu, ĐTC Bênêđíctô XVI đã viết: «Khuynh hướng tránh sử dụng từ Eros và quan điểm mới về tình yêu được biểu lộ qua từ Agape như vậy, chắc chắn nói lên một điều gì trọng yếu về tính chất mới mẽ của Kitô giáo khi hiểu về tình yêu» (số 3). Cả trong bản Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh, quan điểm mới này về tình yêu Kitô giáo cũng đã tiếp tục sử dụng những ý niệm mới. Không phải những từ quen thuộc mà người ta thường đọc trong các văn bản bằng tiếng La-tinh – Amor và amare (= Eros) – đã được sử dụng để trình bày Sứ Điệp Tình Yêu của Thiên Chúa do Đức Giêsu, Con Một của Người mang đến cho nhân loại, nhưng là những ý niệm ít được người đời quan tâm và sử dụng, đó là: «Caritas» và «diligere». Chính những từ Caritas và diligere đã được thánh Hieronymus (357-430) sử dụng khi dịch thuật bản Kinh Thánh Vulgata và rồi được Công đồng Trienter năm 1546 chính thức chấp thuận; tiếp đến, ĐGH Damascus I đã cho ban hành sử dụng bản Vulgata như bản Kinh Thánh chính thức của Giáo Hội Công Giáo La-tinh vào trong chương trình Phụng vụ, trong các Giờ Kinh mãi cho tới ngày nay.
Tình yêu Kitô giáo không phải là Amor
Trong thế giới Rôma ngoại giáo xưa kia, từ «Amor» (tiếng Hy Lạp là Eros = ái tình) cùng với từ đệm của nó là «Cupido» (sự thèm khát dục vọng) thuộc về những vị thần linh của sự hỗn độn thủa ban đầu vũ trụ. Ngoài ra còn có con trai của nữ thần Venus (nữ thần tình yêu và sự sinh sản) và của thần Mars (thần chiến tranh) – mà trong thời cổ xưa người ta đã trình bày bằng mũi tên và chiếc cung – được coi như là biểu tượng cho tình yêu xác thịt. Một khi bị mũi tên của Amor bắt đúng, cũng có nghĩa là con người bị sự thèm khát và đam mê dục vọng của mình sai khiến, con người trở thành tên nô lệ vô điều kiện cho chính mình.
Bởi vậy, theo nguyên tắc, từ «Amor» và «amare» hoàn toàn bất khả sử dụng trong việc diễn tả ý nghĩa chân chính và cao cả của từ «tình yêu» theo đúng quan điểm Kitô giáo. Mặc dù trong các ngôn ngữ có nguồn gốc La-tinh(1), từ «Amor» cùng với nội dung mang khuynh hướng «Eros» của nó vẫn được sử dụng trong các giao tiếp thường ngày.
Tiếp đến, khác hẳn với «diligere», động từ «amare» - rất họa hiếm được các nhà dịch thuật bản Tân Ước sử dụng – có nghĩa (theo Kinh Thánh) là tình yêu thèm khát mang khuynh hướng thể xác giữa người nam và người nữ(2), nhưng cũng có nghĩa là tình yêu máu mủ ruột thịt(3). Đó cũng là trường hợp cụ thể được Đức Giêsu nhắc tới trong Phúc Âm theo thánh Mát-thêu khi Người nói: «Ai yêu (amat) cha hay mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu (amát) con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy» (10,37). Vậy, qua việc sử dụng từ «amare» trong trường hợp này, muốn nói lên rằng, theo Đức Giêsu: Ai thực sự yêu Người, thì phải yêu bằng một cách thức khác với cách thức họ yêu cha hay mẹ hoặc con cái mình. Như thế tình yêu đối với Đức Kitô là tình yêu siêu nhiên và phải hoàn toàn vượt lên khỏi mọi biên giới của tình yêu thuần tuý máu mủ vốn đã được Tạo Hóa phú bẩm vào trong bản chất tự nhiên của mỗi người. Vì thế, để trình bày nội dung cao cả và mới mẻ này của tình yêu Kitô giáo, bản Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh đã sử dụng từ «Caritas» và «diligere».
Tình yêu Kitô giáo là Caritas
Từ «Caritas» trong bản Vulgata(4) đóng một vai trò rất đặc biệt trong Giáo Hội cũng như trong thế giới(5). Vâng, từ «Caritas» mang một âm thanh vô cùng khả ái đối với hết mọi người - bất kể sắc tộc, tôn giáo hay chính kiến – mỗi khi nghe đến, vì nó là biểu tượng cho tình yêu tha nhân phổ quát của Kitô giáo, một tình yêu bắt nguồn và luôn dựa trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa(6).
Từ «Caritas» có gốc từ tĩnh từ «carus» và có nghĩa là đáng yêu hay đắt đỏ. Theo nghĩa Kinh Thánh, từ «Caritas» muốn nói lên một phẩm tính cơ bản của con người được gắn liền với tư tưởng về sự quý báu, đầy giá trị, độc nhất vô nhị. Trong Thư I gửi Corinthô, thánh Tông đồ Phaolô đã xướng lên bản tình ca về đức ái Kitô giáo như sau:
«Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các Thiên thần đi nữa, mà không có đức mến (Caritas) thì tôi chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
Giả như tôi có được ơn nói tiên tri và biết hết được mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả tài đức đến chuyển núi rời non, mà không có đức mến (Caritas), thì tôi cũng chẳng là gì cả.
Giả như tôi có đem hết cả gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu chết, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức mến (Caritas) thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến (Caritas) không bao giờ mất được… Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến (Caritas), cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến (Caritas)» (1Cr 13,1-13).
Yêu thương nhau như Đức Giêsu đã thương yêu chúng ta
Nếu khi trình bày tình yêu Kitô giáo, người ta không thể sử dụng động từ «amare» với những lý do như đã nói trên, thì trong tiếng La-tinh không có động từ nào khác thích hợp hơn là động từ «diligere». Trong động từ «diligere» này (bao gồm cả ý nghĩa «dis-legere»: để cách ra, phân chia, chọn lựa) không chỉ nảy sinh ra tư tưởng về một sự chọn lựa và về sự được tuyển chọn, nhưng còn biểu lộ sự tự do. Vì thế, ý nghĩa của động tự «diligere» lại phải được hiểu trong sự tương quan chặt chẽ với động từ «eligere» (tuyển lựa, chọn lọc), như thánh Phaolô viết trong Thư Cô-lô-sê: «Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương» - Electi Dei sancti et dilecti (3,12).
Vậy, động từ «diligere» là thích hợp nhất để trình bày sự tuyển chọn của ơn thánh Thiên Chúa. Chính trong nghĩa này mà Đức Giêsu đã ban bố mệnh lệnh tình yêu của Người: «Các con hãy thương yêu nhau! Như Thầy đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy thương nhau như vậy!» (Ga 13,34), và: «Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến các con như vậy. Các con hãy ở lại trong tình thương của Thầy!» (Sicut dilexit me Pater et ego dilexi vos! Manete in dilectione mea!).
Ai muốn hiểu được Thiên Chúa là tình yêu và muốn hoàn toàn tin tưởng phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa (x. 1Ga 4,16), thì cần phải thấu triệt được ý niệm về tình yêu. Nhưng ai hiểu rõ được rằng tình yêu không chỉ là một lời nói trống rỗng mà người ta có thể phát biểu một cách dễ dàng tùy tiện, nhưng là Lời của Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm trong Đức Giêsu Kitô, thì người đó đã nắm bắt được trọng tâm của đức tin Kitô giáo vậy.
_______________
Chú thích:
1. Amor trong tiếng Ý: l’amore; tiếng Pháp: l’amour, v.v…
2. xem Sách Thủ Lãnh 16,4: quan hệ Sam-sôn/Đa-li-la
3. Tình yêu cha mẹ-con cái; tình yêu anh chị em trong gia đình, tình yêu họ hàng thân thích.
4. Tiếng Hy Lạp là Agape, mà ý nghĩa chính của nó - ngoài ý nghĩa trong Kinh Thánh ra - là sự đắt đỏ, sự bội tăng hay lạm phát.
5. Trong tiếng Pháp: Caritas là Charité, tiếng Ý là Caritá, tiếng Tây Nan Nha là Carino.
6. xem 1Ga 4,16: Deus caritas est (Thiên Chúa là tình yêu).
Có lẽ người ta đã không sai khi gọi Kinh Thánh là «lá thư tình», hay «những lời tỏ tình» của Thiên Chúa với con cái loài người. Nhưng như ĐTC Bênêđíctô XVI đã viết trong Thông điệp đầu tay của ngài «Thiên Chúa là tình yêu» (Deus caritas est): «Ngày nay thuật ngữ tình yêu đã trở thành một trong những từ được dùng cũng như bị lạm dụng thường xuyên nhất, một từ chúng ta gán cho nhiều nghĩa hoàn toàn khác nhau» (số 2).
Thật vậy, trong cuộc sống đời thường, đặc biệt khi đắm đuối «phải lòng» một ý trung nhân khác phái nào đó, người ta thường dễ dàng thổ lộ cảm xúc của mình một cách tùy tiện, hầu như vô thức: «Anh yêu em» hay «em yêu anh», chứ đương sự chưa hẳn đã thật lòng yêu đối tượng của mình một cách thực sự, nghĩa là chưa hẳn đã ý thức được rõ ràng đầy đủ ý nghĩa của lời mình phát biểu. Nói cách khác, tiếng «yêu» được những người liên hệ thốt ra trong trường hợp này mới chỉ là phản ứng bộc phát do những cảm xúc rạo rực thuộc lãnh vực giác quan tác động, chứ chưa có sự can thiệp đầy đủ của lý trí. Ví dụ mối tình giữa anh Sam-sôn người Do-thái và cô Đa-li-la người Phi-li-tinh, mà Kinh Thánh đã tường thuật lại trong Sách Thủ Lãnh (16,4-31). Vì thế, ngay từ ban đầu khi quan hệ «tình yêu» giữa hai người dị chủng và bất đồng tôn giáo này vừa chớm nở đã chuốc lấy sự đổ vỡ đau xót thê lương.
Vâng, tình yêu của Sam-sôn đối với Đa-li-la chưa vượt qua được biên giới của những cảm xúc đắm đuối, của tiếng sét ái tình: Sâm-sôn mê đắm cô gái Phi-li-tinh là hoàn toàn do sự đòi hỏi tự nhiên của bản năng nam giới thúc đẩy. Đối với Sam-sôn, người anh hùng có sức mạnh phi thường, mối quan hệ của anh ta với Đa-li-la chỉ là một chuyện tình cảm qua đường như những chuyện tình cảm anh đã từng có với bao thiếu nữ khác trước đó mà thôi. Nhưng lần này lại khác hẳn, người đẹp Đa-li-la lại thông minh và quỷ quyệt hơn những người đẹp trước kia của anh rất nhiều.
Được những vị vương hầu đồng hương hứa thưởng cho nhiều tiền bạc nếu như cô ta tìm ra được sự thật về bí mật tại sao Sam-sôn lại có được sức mạnh phi thường như thế – tức dấu ấn sự gắn bó chặt chẽ của anh với Chúa Gia-vê (x. Tl 13,5) – Đa-li-la liền sử dụng món khí giới «mỹ nhân kế» vô giá sẵn có của nàng để đạt mục đích. Thoạt đầu, cả Sam-sôn và Đa-li-la đều dối nhau chứ không nói sự thật về mình. Để ép Sam-sôn nói ra sự thật và nhờ thế thế cô sẽ đạt được mục đích nhanh chóng hơn, Đa-li-la đã ra vẻ hờn trách Sam-sôn: «Làm sao anh nói là anh yêu em, trong khi anh không thật lòng với em?» (Tl 16,15), vì nàng đã dư biết tình yêu chân thật không chỉ dừng lại nơi một lời nói suông, nhưng đòi hỏi toàn diện con người của đối tượng. Và đó chính là khởi đầu bi kịch khủng khiếp cho một Sam-sôn si tình.
Tình yêu Kitô giáo thì vô biên giới, chứ không «chỉ» yêu mà thôi
Tình yêu Kitô giáo vô biên giới: không phân biệt chủng tộc, chính kiến hay tôn giáo |
Tình yêu Kitô giáo không phải là Amor
Trong thế giới Rôma ngoại giáo xưa kia, từ «Amor» (tiếng Hy Lạp là Eros = ái tình) cùng với từ đệm của nó là «Cupido» (sự thèm khát dục vọng) thuộc về những vị thần linh của sự hỗn độn thủa ban đầu vũ trụ. Ngoài ra còn có con trai của nữ thần Venus (nữ thần tình yêu và sự sinh sản) và của thần Mars (thần chiến tranh) – mà trong thời cổ xưa người ta đã trình bày bằng mũi tên và chiếc cung – được coi như là biểu tượng cho tình yêu xác thịt. Một khi bị mũi tên của Amor bắt đúng, cũng có nghĩa là con người bị sự thèm khát và đam mê dục vọng của mình sai khiến, con người trở thành tên nô lệ vô điều kiện cho chính mình.
Bởi vậy, theo nguyên tắc, từ «Amor» và «amare» hoàn toàn bất khả sử dụng trong việc diễn tả ý nghĩa chân chính và cao cả của từ «tình yêu» theo đúng quan điểm Kitô giáo. Mặc dù trong các ngôn ngữ có nguồn gốc La-tinh(1), từ «Amor» cùng với nội dung mang khuynh hướng «Eros» của nó vẫn được sử dụng trong các giao tiếp thường ngày.
Tiếp đến, khác hẳn với «diligere», động từ «amare» - rất họa hiếm được các nhà dịch thuật bản Tân Ước sử dụng – có nghĩa (theo Kinh Thánh) là tình yêu thèm khát mang khuynh hướng thể xác giữa người nam và người nữ(2), nhưng cũng có nghĩa là tình yêu máu mủ ruột thịt(3). Đó cũng là trường hợp cụ thể được Đức Giêsu nhắc tới trong Phúc Âm theo thánh Mát-thêu khi Người nói: «Ai yêu (amat) cha hay mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu (amát) con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy» (10,37). Vậy, qua việc sử dụng từ «amare» trong trường hợp này, muốn nói lên rằng, theo Đức Giêsu: Ai thực sự yêu Người, thì phải yêu bằng một cách thức khác với cách thức họ yêu cha hay mẹ hoặc con cái mình. Như thế tình yêu đối với Đức Kitô là tình yêu siêu nhiên và phải hoàn toàn vượt lên khỏi mọi biên giới của tình yêu thuần tuý máu mủ vốn đã được Tạo Hóa phú bẩm vào trong bản chất tự nhiên của mỗi người. Vì thế, để trình bày nội dung cao cả và mới mẻ này của tình yêu Kitô giáo, bản Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh đã sử dụng từ «Caritas» và «diligere».
Tình yêu Kitô giáo là Caritas
Từ «Caritas» trong bản Vulgata(4) đóng một vai trò rất đặc biệt trong Giáo Hội cũng như trong thế giới(5). Vâng, từ «Caritas» mang một âm thanh vô cùng khả ái đối với hết mọi người - bất kể sắc tộc, tôn giáo hay chính kiến – mỗi khi nghe đến, vì nó là biểu tượng cho tình yêu tha nhân phổ quát của Kitô giáo, một tình yêu bắt nguồn và luôn dựa trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa(6).
Từ «Caritas» có gốc từ tĩnh từ «carus» và có nghĩa là đáng yêu hay đắt đỏ. Theo nghĩa Kinh Thánh, từ «Caritas» muốn nói lên một phẩm tính cơ bản của con người được gắn liền với tư tưởng về sự quý báu, đầy giá trị, độc nhất vô nhị. Trong Thư I gửi Corinthô, thánh Tông đồ Phaolô đã xướng lên bản tình ca về đức ái Kitô giáo như sau:
«Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các Thiên thần đi nữa, mà không có đức mến (Caritas) thì tôi chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
Giả như tôi có được ơn nói tiên tri và biết hết được mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả tài đức đến chuyển núi rời non, mà không có đức mến (Caritas), thì tôi cũng chẳng là gì cả.
Giả như tôi có đem hết cả gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu chết, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức mến (Caritas) thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến (Caritas) không bao giờ mất được… Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến (Caritas), cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến (Caritas)» (1Cr 13,1-13).
Yêu thương nhau như Đức Giêsu đã thương yêu chúng ta
Nếu khi trình bày tình yêu Kitô giáo, người ta không thể sử dụng động từ «amare» với những lý do như đã nói trên, thì trong tiếng La-tinh không có động từ nào khác thích hợp hơn là động từ «diligere». Trong động từ «diligere» này (bao gồm cả ý nghĩa «dis-legere»: để cách ra, phân chia, chọn lựa) không chỉ nảy sinh ra tư tưởng về một sự chọn lựa và về sự được tuyển chọn, nhưng còn biểu lộ sự tự do. Vì thế, ý nghĩa của động tự «diligere» lại phải được hiểu trong sự tương quan chặt chẽ với động từ «eligere» (tuyển lựa, chọn lọc), như thánh Phaolô viết trong Thư Cô-lô-sê: «Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương» - Electi Dei sancti et dilecti (3,12).
Vậy, động từ «diligere» là thích hợp nhất để trình bày sự tuyển chọn của ơn thánh Thiên Chúa. Chính trong nghĩa này mà Đức Giêsu đã ban bố mệnh lệnh tình yêu của Người: «Các con hãy thương yêu nhau! Như Thầy đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy thương nhau như vậy!» (Ga 13,34), và: «Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến các con như vậy. Các con hãy ở lại trong tình thương của Thầy!» (Sicut dilexit me Pater et ego dilexi vos! Manete in dilectione mea!).
Ai muốn hiểu được Thiên Chúa là tình yêu và muốn hoàn toàn tin tưởng phó thác vào tình yêu của Thiên Chúa (x. 1Ga 4,16), thì cần phải thấu triệt được ý niệm về tình yêu. Nhưng ai hiểu rõ được rằng tình yêu không chỉ là một lời nói trống rỗng mà người ta có thể phát biểu một cách dễ dàng tùy tiện, nhưng là Lời của Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm trong Đức Giêsu Kitô, thì người đó đã nắm bắt được trọng tâm của đức tin Kitô giáo vậy.
_______________
Chú thích:
1. Amor trong tiếng Ý: l’amore; tiếng Pháp: l’amour, v.v…
2. xem Sách Thủ Lãnh 16,4: quan hệ Sam-sôn/Đa-li-la
3. Tình yêu cha mẹ-con cái; tình yêu anh chị em trong gia đình, tình yêu họ hàng thân thích.
4. Tiếng Hy Lạp là Agape, mà ý nghĩa chính của nó - ngoài ý nghĩa trong Kinh Thánh ra - là sự đắt đỏ, sự bội tăng hay lạm phát.
5. Trong tiếng Pháp: Caritas là Charité, tiếng Ý là Caritá, tiếng Tây Nan Nha là Carino.
6. xem 1Ga 4,16: Deus caritas est (Thiên Chúa là tình yêu).