Phỏng vấn Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng Giám Mục giáo phận Mẹ Thiên Chúa Matscơva, về tình hình xã hội tôn giáo tại Nga
Trong những ngày vừa qua chiến tranh đã bùng nổ tại miền Nam Ossezia, Georgia và Abkazia khiến cho tình hình toàn vùng Caucase trở nên căng thẳng và ngày nào nước Nga cũng được lên trang nhất của báo chí thế giới.
Để trả đũa binh sĩ Tbilisi tiến đánh Tskhinvali, thủ đô của vùng Nam Ossezia, chính quyền Nga đã ra lệnh cho 140 xe tăng và hàng ngàn binh sĩ tràn sang Georgia, tái chiếm vùng Nam Ossezia, đánh Abkazia, và tiến sâu vào lãnh thổ Georgia cũng như bỏ bom nhiều thành phố của Goergia. Chỉ sau 5 ngày chiến tranh đã có 2000 người chết và 160 ngàn người tị nạn.
Dưới sự điều động của Caritas quốc tế, Caritas Nga đã cùng với Caritas Georgia cùng nhau phối hợp công tác cứu trợ người tị nạn.
Dưới áp lực quốc tế và nhờ lời kêu gọi của nhiều giới chức đạo đời, trong đó có Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Chính Thống Matscơva Alexis II, cũng như qua trung gian của tổng thống Sarkozy, Nga và Goergia đã ký thỏa hiệp ngưng chiến, nhưng quân Nga vẫn chưa rút lui hết khỏi Georgia.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng Giám Mục giáo phận Mẹ Thiên Chúa Matscơva về tình hình xã hội tôn giáo tại Nga.
Đức Cha Paolo đã được Tòa Thánh chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Mẹ Thiên Chúa Matscơva thay thế Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz ngày 21-9-2007, và ngày 29-6-2008 lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô Đức Cha đã nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pezzi, Đức Cha có các tâm tình nào, khi được Tòa Thánh chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Mẹ Thiên Chúa tại Matscơva và Đức Cha thấy tình hình Giáo Hội tại đây ra sao?
Đáp: Tôi nhận và sống trách nhiệm này như là sự tiếp nối của ơn thánh đối với cuộc đời tôi. Theo tôi, ơn thánh và trách nhiệm luôn đi sóng đôi với nhau, bất kể đó là ơn gì Chúa ban cho chúng ta: một tài khéo, một ơn thánh, một khả năng diễn tả mà Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta theo tính tình của từng người. Tuy nhiên ơn thánh cũng nở hoa, khi chúng ta biết đáp trả lại ơn Chúa ban.
Tôi đã biết một phần tình hình Giáo Hội tại đây, nhưng khi nhìn trong nhãn quan của ơn thánh và trách nhiệm Chúa trao phó, thì thực sự nó khác. Giáo Hội Công Giáo tại Nga là một cộng đoàn bé nhỏ trong số lượng, nhưng ý nghĩa vì lòng tin của mình. Điều mà Giáo Hội Công Giáo tại Nga cần có đó là ngày càng phải ý thức hơn về ơn lòng tin và sống nó trong tinh thần truyền giáo, cống hiến vẻ đẹp của kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô cho các anh chị em khác. Tâm tình này khiến cho chúng tôi nhìn người khác vời lòng xót thương và sự chú ý, mà không lo lắng cho con số. Nó trao ban cho chúng tôi tâm tình biết ơn đối với thực tại của Giáo Hội Chính Thống hay các thực tại khác của giáo phận, chẳng hạn như vài cộng đoàn tin lành Luther. Loại thực tại xã hội mà tôi đã gặp chứng minh cho thấy một yếu tố định đoạt và là nhu cầu lớn nhất: đó là người dân Nga cần Chúa Kitô; một cách ít nhiều ý thức họ kêu gào và đòi Chúa Kitô.
Hỏi: Thưa Đức Cha đâu là các khó khăn và các vấn đề lớn mà tín hữu công giáo đang phải đương đầu tại Nga?
Đáp: Trước hết là ý thức về lòng tin và vấn đề giáo dục lòng tin để cho các tín hữu có lòng tin trưởng thành, có ý thức trách nhiệm, có khả năng lo lắng cho công ích của xã hội; để họ có thể đem lòng tin vào các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và trong các tương quan cuộc sống thường ngày. Thách đố thứ hai đó là sự tái lập và củng cố thực tại gia đình. Tôi tin rằng một người không thể lớn lên một cách lành mạnh trong mọi lãnh vực nhân bản, tinh thần, tâm lý và thể lý, nếu không có một khung cảnh ổn định. Nếu không, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các tương quan của cuộc sống. Giáo Hội có thể đóng góp phần mình trong lãnh vực này. Thách đố thứ ba đó là ý thức về sự cần thiết của tình bác ái nhưng không đối với tha nhân. Nó không phải là hoạt động chuyên môn bù đắp cho các thiếu thốn, mà là thái độ sống yêu thương trợ giúp nhau trong mọi môi trường cuộc sống thường ngày.
Hỏi: Liên quan đến lãnh vực đối thoại đại kết và liên tôn, có dấn thân chung nào giữa các Giáo Hội Kitô hay giữa các tôn giáo hay không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, tuy có các khó khăn nhưng chúng tôi đối thoại với nhau. Vì khi đối thoại chúng ta hiểu biết nhau hơn và trở thành phong phú hơn. Trước hết đối thoại để tiến tới sự hiệp nhất và hiệp thông Kitô. Điều này có nghĩa là ý thức sống là một trong Chúa Kitô và làm tất cả những gì có thể để tiến tới mục đích đó. Nếu không đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất và dành mọi ưu tiên cho Chúa là chúng ta không sống Kitô giáo.
Có nhiều việc mà các Giáo Hội có thể cùng nhau làm được như: say mê và cùng nhau loan báo Chúa Kitô cho mọi người, tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi, cùng nhau giáo dục con người liên quan tới các giá trị của gia đình, nâng đỡ gia đình và giúp gia đình thông truyền lòng tin. Sau cùng còn có việc cộng tác với nhau trong lãnh vực giáo dục bác ái, nhưng cần phải chân thành liên quan tới các mục đích và phương thế thực hiện.
Hỏi: Chuyến viếng thăm Liên Bang Nga mới đây của Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, có để lại dấu chỉ nào quan trọng cho Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo cũng như công tác tông đồ mục vụ của cá nhân Đức Cha không?
Đáp: Dấu chỉ mà Đức Hồng Y Kasper đã để lại cho tôi cũng như cho hai Giáo Hội đó là sự chú ý Đức Hồng Y dành cho Giáo Hội Chính Thống. Đức Hồng Y Kasper đã gặp giới trẻ, giới lãnh đạo và thực tại cuộc sống chính thống. Tôi cảm nhận sự kiện này như là một khiêu khích tôi cũng phải làm và tiếp tục làm như vậy. Điều thứ hai đánh động tôi đó là tuy đây là một cuộc viếng thăm có tính cách cá nhân, Đức Hồng Y Kasper đã có thể gặp gỡ nhiều giới thuộc nhiều môi trường khác nhau, và tại những nơi nào có thể, Đức Hồng Y tìm tiếp xúc trực tiếp với dân chúng và đối thoại với họ. Đức Hồng Y đã kể cho tôi nghe một cuộc đối thoại rất hay với vài sinh viên chính thống và ngài trả lời cho các câu hỏi ở chiều sâu chứng minh cho thấy các sinh viên này muốn tìm hiểu Giáo Hội Công Giáo.
Hỏi: Đức Cha nghĩ gì về một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Alexis II của Chính Thống Giáo Nga. Công việc đối thoại đang tiến triển tốt. Cuộc gặp gỡ có nguy cơ chỉ trở thành một biến cố truyền thông không?
Đáp: Người ta đang di chuyển trong hướng này, nghĩa là không biến cuộc gặp gỡ giữa hai vị trở thành biến cố truyền thông thời đại, mà là một thời điểm ý nghĩa và xây dựng giúp tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo Hội.
Và cuộc găp gỡ đó sẽ là một sức đẩy cho chúng tôi đi theo chiều hướng này. Đàng khác nếu cuộc gặp gỡ không được chuẩn bị một cách thích hợp, thì nó có thể khiến cho con đường đối thoại trở thành khó khăn hơn. Vì thế nên phải biết chờ đợi. Khi yêu thương nhau, thì người ta có khả năng chờ đợi nhau.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pezzi, theo Đức Cha, khởi hành từ những điểm chung, chẳng hạn như lòng sùng kính Đức Mẹ, vốn kết hiệp các tín hữu Kitô và chính thống, có là điều ích lợi không?
Đáp: Trong tương quan với anh em chính thống lòng sùng kính Đức Mẹ là một điểm chung tốt và rất ý nghĩa. Điều cả hai bên cần chú ý, đặc biệt là phía công giáo chúng tôi đang hoạt động tại Nga, đó là đừng khiến cho một hình thức hay kiểu tôn sùng nhất định nào đó trở thành điều chống lại người khác. Chúng tôi đã phát triển bên Đông cũng như bên Tây một kiểu sùng kính sâu đậm, nhưng rất khác nhau. Vì thế các mô thức sùng kính phải gặp nhau tại ngọn nguồn của chúng.
Xem ra là điều tầm thường, nhưng đối với chúng tôi việc diễn tả Đức Mẹ bằng hình và ảnh tượng là việc bình thường và là phần của lòng tôn sùng Đức Mẹ. Nhưng đây lại là điều thiếu vắng trong Giáo Hội Chính Thống, trong đó lòng sùng kính Đức Mẹ phát triển qua hình vẽ trên gỗ gọi là icone. Điều này không có nghĩa là không dùng tượng ảnh hay icone, mà làm sao để cho lòng sùng mộ của tôi gặp gỡ lòng sùng mộ của người khác, và tháp nhập vào lòng sùng mộ của họ. Điều này bao gồm việc học hiểu sở thích và sự say mê đối với lòng tôn sùng của người khác, liên quan tới kiểu họ cầu nguyện và hướng tới Mẹ Maria. Và phải có người làm điều này. Nếu chúng ta không ước muốn học hiểu sự nhậy cảm này vốn là điều tốt lành, thì việc hướng tới Đức Mẹ cũng dễ trở thành lý do chống đối tha nhân. Và đây là điều hoàn toàn sai lầm.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pezzi, Đức Cha là một nhà truyền giáo thuộc Huynh đoàn linh mục thánh Carlo Borromeo, là thừa sai bên Nga có nghĩa là gì? Truyền giáo cho các vùng đất như Nga và Siberia xem ra là một sự đam mê của Đức Cha ngay từ thời dọn luận án tiến sĩ. Nó có lý do đặc biệt nào không, thưa Đức Cha?
Đáp: Sự đam mê truyền giáo thuộc bản chất của Giáo Hội nói chung và của tín hữu Kitô nói riêng. Mỗi một người đã lãnh nhận bí tích rửa tội đều là một nhà truyền giáo, và nếu không truyền giáo, thì chúng ta không sống ơn của bí tích rửa tội. Chúng ta có thể nói truyền giáo là sống ơn gọi Thiên Chúa đã ban cho từng người. Tôi thấy sự đối thoại giữa ý tưởng truyền giáo được phát triển trong truyền thống la tinh và ý tưởng truyền giáo trong truyền thống đông phương rất là hay. Trong truyền thống la tinh truyền giáo là đem Chúa Giêsu đến cho tha nhân qua cuộc sống, qua cái xinh đẹp, sự thật, công bằng, và lòng yêu đời mà tín hữu đã gặp thấy nơi Chúa Kitô. Trong truyền thống đông phương truyền giáo trùng với sự hiển dung, với sự biến đổi cuộc sống của mình, nghĩa là trùng với sự thánh thiện, trùng với ơn gọi sống của mình. Đó là nét quyến rũ và lôi kéo của Kitô giáo.
Tôi đã hấp thụ được cả hai khía cạnh này của cùng một con đường, từ các thầy dậy, khiến cho Kitô giáo trở thành cái gì thích đáng với cuộc sống, hay đẹp và hấp dẫn. Vì thế trong một lúc nào đó của cuộc sống tôi chấp nhận Kitô giáo trở lại, với sự say mê làm nảy sinh ra sự say mê truyền giáo của tôi. Trái lại sự say mê đối với nước Nga chỉ là tình cờ, tôi đã không bao giờ nghĩ hay đọc nhiều sách về nước Nga một cách chuyên biệt. Trong cuộc đời tôi đã chỉ có một vài dấu chỉ dẫn đưa tôi tới sự đam mê này: như icone Chúa Cứu Thế của Rublev, nó đồng hành với sự gặp gỡ Kitô giáo của tôi, hay việc đọc một loại tác phẩm văn chương kể lại cuộc sống đạo khó khăn của các tín hữu Nga. Tất cả đã dọn đường cho câu trả lời khi người ta cho biết là đang cần một linh mục, và hỏi tôi có sẵn sàng qua làm việc tại Siberia và tại vùng Nga Âu châu hay không. Và tôi đã trả lời có. Vì trong đời mình, tôi đã chỉ biết nói có, và không biết làm nhiều chuyện khác. Và điều này đã khiến cho tôi say mê nước Nga, người dân Nga, hình thức tôn giáo, Kitô giáo như được sống trong Giáo Hội Chính Thống, thánh ca, âm mhạc và văn chương Nga. (FIDES 7-7-2008)
Trong những ngày vừa qua chiến tranh đã bùng nổ tại miền Nam Ossezia, Georgia và Abkazia khiến cho tình hình toàn vùng Caucase trở nên căng thẳng và ngày nào nước Nga cũng được lên trang nhất của báo chí thế giới.
Để trả đũa binh sĩ Tbilisi tiến đánh Tskhinvali, thủ đô của vùng Nam Ossezia, chính quyền Nga đã ra lệnh cho 140 xe tăng và hàng ngàn binh sĩ tràn sang Georgia, tái chiếm vùng Nam Ossezia, đánh Abkazia, và tiến sâu vào lãnh thổ Georgia cũng như bỏ bom nhiều thành phố của Goergia. Chỉ sau 5 ngày chiến tranh đã có 2000 người chết và 160 ngàn người tị nạn.
Dưới sự điều động của Caritas quốc tế, Caritas Nga đã cùng với Caritas Georgia cùng nhau phối hợp công tác cứu trợ người tị nạn.
Dưới áp lực quốc tế và nhờ lời kêu gọi của nhiều giới chức đạo đời, trong đó có Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Chính Thống Matscơva Alexis II, cũng như qua trung gian của tổng thống Sarkozy, Nga và Goergia đã ký thỏa hiệp ngưng chiến, nhưng quân Nga vẫn chưa rút lui hết khỏi Georgia.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng Giám Mục giáo phận Mẹ Thiên Chúa Matscơva về tình hình xã hội tôn giáo tại Nga.
Đức Cha Paolo đã được Tòa Thánh chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Mẹ Thiên Chúa Matscơva thay thế Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz ngày 21-9-2007, và ngày 29-6-2008 lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô Đức Cha đã nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pezzi, Đức Cha có các tâm tình nào, khi được Tòa Thánh chỉ định làm Tổng Giám Mục giáo phận Mẹ Thiên Chúa tại Matscơva và Đức Cha thấy tình hình Giáo Hội tại đây ra sao?
Đáp: Tôi nhận và sống trách nhiệm này như là sự tiếp nối của ơn thánh đối với cuộc đời tôi. Theo tôi, ơn thánh và trách nhiệm luôn đi sóng đôi với nhau, bất kể đó là ơn gì Chúa ban cho chúng ta: một tài khéo, một ơn thánh, một khả năng diễn tả mà Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta theo tính tình của từng người. Tuy nhiên ơn thánh cũng nở hoa, khi chúng ta biết đáp trả lại ơn Chúa ban.
Tôi đã biết một phần tình hình Giáo Hội tại đây, nhưng khi nhìn trong nhãn quan của ơn thánh và trách nhiệm Chúa trao phó, thì thực sự nó khác. Giáo Hội Công Giáo tại Nga là một cộng đoàn bé nhỏ trong số lượng, nhưng ý nghĩa vì lòng tin của mình. Điều mà Giáo Hội Công Giáo tại Nga cần có đó là ngày càng phải ý thức hơn về ơn lòng tin và sống nó trong tinh thần truyền giáo, cống hiến vẻ đẹp của kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô cho các anh chị em khác. Tâm tình này khiến cho chúng tôi nhìn người khác vời lòng xót thương và sự chú ý, mà không lo lắng cho con số. Nó trao ban cho chúng tôi tâm tình biết ơn đối với thực tại của Giáo Hội Chính Thống hay các thực tại khác của giáo phận, chẳng hạn như vài cộng đoàn tin lành Luther. Loại thực tại xã hội mà tôi đã gặp chứng minh cho thấy một yếu tố định đoạt và là nhu cầu lớn nhất: đó là người dân Nga cần Chúa Kitô; một cách ít nhiều ý thức họ kêu gào và đòi Chúa Kitô.
Hỏi: Thưa Đức Cha đâu là các khó khăn và các vấn đề lớn mà tín hữu công giáo đang phải đương đầu tại Nga?
Đáp: Trước hết là ý thức về lòng tin và vấn đề giáo dục lòng tin để cho các tín hữu có lòng tin trưởng thành, có ý thức trách nhiệm, có khả năng lo lắng cho công ích của xã hội; để họ có thể đem lòng tin vào các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và trong các tương quan cuộc sống thường ngày. Thách đố thứ hai đó là sự tái lập và củng cố thực tại gia đình. Tôi tin rằng một người không thể lớn lên một cách lành mạnh trong mọi lãnh vực nhân bản, tinh thần, tâm lý và thể lý, nếu không có một khung cảnh ổn định. Nếu không, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các tương quan của cuộc sống. Giáo Hội có thể đóng góp phần mình trong lãnh vực này. Thách đố thứ ba đó là ý thức về sự cần thiết của tình bác ái nhưng không đối với tha nhân. Nó không phải là hoạt động chuyên môn bù đắp cho các thiếu thốn, mà là thái độ sống yêu thương trợ giúp nhau trong mọi môi trường cuộc sống thường ngày.
Hỏi: Liên quan đến lãnh vực đối thoại đại kết và liên tôn, có dấn thân chung nào giữa các Giáo Hội Kitô hay giữa các tôn giáo hay không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, tuy có các khó khăn nhưng chúng tôi đối thoại với nhau. Vì khi đối thoại chúng ta hiểu biết nhau hơn và trở thành phong phú hơn. Trước hết đối thoại để tiến tới sự hiệp nhất và hiệp thông Kitô. Điều này có nghĩa là ý thức sống là một trong Chúa Kitô và làm tất cả những gì có thể để tiến tới mục đích đó. Nếu không đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất và dành mọi ưu tiên cho Chúa là chúng ta không sống Kitô giáo.
Có nhiều việc mà các Giáo Hội có thể cùng nhau làm được như: say mê và cùng nhau loan báo Chúa Kitô cho mọi người, tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi, cùng nhau giáo dục con người liên quan tới các giá trị của gia đình, nâng đỡ gia đình và giúp gia đình thông truyền lòng tin. Sau cùng còn có việc cộng tác với nhau trong lãnh vực giáo dục bác ái, nhưng cần phải chân thành liên quan tới các mục đích và phương thế thực hiện.
Hỏi: Chuyến viếng thăm Liên Bang Nga mới đây của Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, có để lại dấu chỉ nào quan trọng cho Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo cũng như công tác tông đồ mục vụ của cá nhân Đức Cha không?
Đáp: Dấu chỉ mà Đức Hồng Y Kasper đã để lại cho tôi cũng như cho hai Giáo Hội đó là sự chú ý Đức Hồng Y dành cho Giáo Hội Chính Thống. Đức Hồng Y Kasper đã gặp giới trẻ, giới lãnh đạo và thực tại cuộc sống chính thống. Tôi cảm nhận sự kiện này như là một khiêu khích tôi cũng phải làm và tiếp tục làm như vậy. Điều thứ hai đánh động tôi đó là tuy đây là một cuộc viếng thăm có tính cách cá nhân, Đức Hồng Y Kasper đã có thể gặp gỡ nhiều giới thuộc nhiều môi trường khác nhau, và tại những nơi nào có thể, Đức Hồng Y tìm tiếp xúc trực tiếp với dân chúng và đối thoại với họ. Đức Hồng Y đã kể cho tôi nghe một cuộc đối thoại rất hay với vài sinh viên chính thống và ngài trả lời cho các câu hỏi ở chiều sâu chứng minh cho thấy các sinh viên này muốn tìm hiểu Giáo Hội Công Giáo.
Hỏi: Đức Cha nghĩ gì về một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Alexis II của Chính Thống Giáo Nga. Công việc đối thoại đang tiến triển tốt. Cuộc gặp gỡ có nguy cơ chỉ trở thành một biến cố truyền thông không?
Đáp: Người ta đang di chuyển trong hướng này, nghĩa là không biến cuộc gặp gỡ giữa hai vị trở thành biến cố truyền thông thời đại, mà là một thời điểm ý nghĩa và xây dựng giúp tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn giữa hai Giáo Hội.
Và cuộc găp gỡ đó sẽ là một sức đẩy cho chúng tôi đi theo chiều hướng này. Đàng khác nếu cuộc gặp gỡ không được chuẩn bị một cách thích hợp, thì nó có thể khiến cho con đường đối thoại trở thành khó khăn hơn. Vì thế nên phải biết chờ đợi. Khi yêu thương nhau, thì người ta có khả năng chờ đợi nhau.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pezzi, theo Đức Cha, khởi hành từ những điểm chung, chẳng hạn như lòng sùng kính Đức Mẹ, vốn kết hiệp các tín hữu Kitô và chính thống, có là điều ích lợi không?
Đáp: Trong tương quan với anh em chính thống lòng sùng kính Đức Mẹ là một điểm chung tốt và rất ý nghĩa. Điều cả hai bên cần chú ý, đặc biệt là phía công giáo chúng tôi đang hoạt động tại Nga, đó là đừng khiến cho một hình thức hay kiểu tôn sùng nhất định nào đó trở thành điều chống lại người khác. Chúng tôi đã phát triển bên Đông cũng như bên Tây một kiểu sùng kính sâu đậm, nhưng rất khác nhau. Vì thế các mô thức sùng kính phải gặp nhau tại ngọn nguồn của chúng.
Xem ra là điều tầm thường, nhưng đối với chúng tôi việc diễn tả Đức Mẹ bằng hình và ảnh tượng là việc bình thường và là phần của lòng tôn sùng Đức Mẹ. Nhưng đây lại là điều thiếu vắng trong Giáo Hội Chính Thống, trong đó lòng sùng kính Đức Mẹ phát triển qua hình vẽ trên gỗ gọi là icone. Điều này không có nghĩa là không dùng tượng ảnh hay icone, mà làm sao để cho lòng sùng mộ của tôi gặp gỡ lòng sùng mộ của người khác, và tháp nhập vào lòng sùng mộ của họ. Điều này bao gồm việc học hiểu sở thích và sự say mê đối với lòng tôn sùng của người khác, liên quan tới kiểu họ cầu nguyện và hướng tới Mẹ Maria. Và phải có người làm điều này. Nếu chúng ta không ước muốn học hiểu sự nhậy cảm này vốn là điều tốt lành, thì việc hướng tới Đức Mẹ cũng dễ trở thành lý do chống đối tha nhân. Và đây là điều hoàn toàn sai lầm.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pezzi, Đức Cha là một nhà truyền giáo thuộc Huynh đoàn linh mục thánh Carlo Borromeo, là thừa sai bên Nga có nghĩa là gì? Truyền giáo cho các vùng đất như Nga và Siberia xem ra là một sự đam mê của Đức Cha ngay từ thời dọn luận án tiến sĩ. Nó có lý do đặc biệt nào không, thưa Đức Cha?
Đáp: Sự đam mê truyền giáo thuộc bản chất của Giáo Hội nói chung và của tín hữu Kitô nói riêng. Mỗi một người đã lãnh nhận bí tích rửa tội đều là một nhà truyền giáo, và nếu không truyền giáo, thì chúng ta không sống ơn của bí tích rửa tội. Chúng ta có thể nói truyền giáo là sống ơn gọi Thiên Chúa đã ban cho từng người. Tôi thấy sự đối thoại giữa ý tưởng truyền giáo được phát triển trong truyền thống la tinh và ý tưởng truyền giáo trong truyền thống đông phương rất là hay. Trong truyền thống la tinh truyền giáo là đem Chúa Giêsu đến cho tha nhân qua cuộc sống, qua cái xinh đẹp, sự thật, công bằng, và lòng yêu đời mà tín hữu đã gặp thấy nơi Chúa Kitô. Trong truyền thống đông phương truyền giáo trùng với sự hiển dung, với sự biến đổi cuộc sống của mình, nghĩa là trùng với sự thánh thiện, trùng với ơn gọi sống của mình. Đó là nét quyến rũ và lôi kéo của Kitô giáo.
Tôi đã hấp thụ được cả hai khía cạnh này của cùng một con đường, từ các thầy dậy, khiến cho Kitô giáo trở thành cái gì thích đáng với cuộc sống, hay đẹp và hấp dẫn. Vì thế trong một lúc nào đó của cuộc sống tôi chấp nhận Kitô giáo trở lại, với sự say mê làm nảy sinh ra sự say mê truyền giáo của tôi. Trái lại sự say mê đối với nước Nga chỉ là tình cờ, tôi đã không bao giờ nghĩ hay đọc nhiều sách về nước Nga một cách chuyên biệt. Trong cuộc đời tôi đã chỉ có một vài dấu chỉ dẫn đưa tôi tới sự đam mê này: như icone Chúa Cứu Thế của Rublev, nó đồng hành với sự gặp gỡ Kitô giáo của tôi, hay việc đọc một loại tác phẩm văn chương kể lại cuộc sống đạo khó khăn của các tín hữu Nga. Tất cả đã dọn đường cho câu trả lời khi người ta cho biết là đang cần một linh mục, và hỏi tôi có sẵn sàng qua làm việc tại Siberia và tại vùng Nga Âu châu hay không. Và tôi đã trả lời có. Vì trong đời mình, tôi đã chỉ biết nói có, và không biết làm nhiều chuyện khác. Và điều này đã khiến cho tôi say mê nước Nga, người dân Nga, hình thức tôn giáo, Kitô giáo như được sống trong Giáo Hội Chính Thống, thánh ca, âm mhạc và văn chương Nga. (FIDES 7-7-2008)