Trở lại Thái Hà
Đêm 13 rạng ngày 14.8.2008, giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội đã kiệu tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào khu đất của giáo xứ bị Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng và đang định xây cất cơ sở mới.
Khoảng 12 giờ 30 ngày 15.08.2008, giáo dân lại kiệu tượng Đức Mẹ Ban Ơn đến. Đây là bức tượng khá lớn, cao khoảng 1, 8 – 2 mét, được dựng gần tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khoảng 15 giờ 30 giáo dân lại dựng thêm cây thánh giá cao khoảng 5 mét bằng sắt, trên có tượng nhỏ Chúa Jesus chịu đóng đinh.
Lúc đầu, các nhân viên công lực đã đến khá đông, nhưng họ không làm gì để ngăn cản giáo dân dựng tượng và đứng cầu nguyện xung quanh tượng.
Sở dĩ các giáo dân Thái Hà đã hành động như vậy vì sau nửa năm xem xét, thành phố Hà Nội đã ra quyết định nói rằng “không có cơ sở để giải quyết tranh chấp” và “sẽ thu hồi khu đất để làm công trình công cộng”.
Linh mục Nguyễn Văn Khải từ dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà nói rằng đất này được các tu sĩ từ Quebec, Canada, sang mua từ đầu thế kỷ, nhưng sau đó bị chiếm dụng.
Các giáo dân giải thích thêm: Theo đề nghị của chính quyền thành phố hồi tháng giêng năm 2008, giáo xứ đã kiên nhẫn chờ đợi kết quả thanh tra và thiện chí giải quyết của chính quyền. Tuy nhiên, sau nửa năm chờ đợi, kết quả nhận được vẫn là câu trả lời của quá khứ. Ngày 30.6.2008 chính quyền thành phố đã chính thức trả lời bằng văn bản cho giáo xứ: “Không có cơ sở để giải quyết”. Đi xa hơn, ngày 2.7.2008 chính quyền còn muốn hợp pháp hoá muộn màng việc chiếm dụng khu đất nói trên bằng cách ra văn bản quyết định "thu hồi khu đất để làm công trình công cộng”.
Lúc 10 giờ 40 sáng 19.8.2008, lực lượng công an và công nhân nhà may Chiến Thắng đã đến tháo bỏ các ảnh tượng mà giáo dân đã dựng lên. Được tin này, giáo dân kéo đến đông, họ lại bỏ đi.
VÀI NÉT LỊCH SỬ
Nói đến Thái Hà ấp là phải nói đến Hoàng Cao Khải (1850–1933). Ông là một đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái. Năm 1888, ông được thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi năm 1890 ông làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công. Thái Hà ấp ngày xưa là ấp riêng của ông. Ông đã về hưu và qua đời tại đây.
Năm 1926, hai linh mục Hubert Cousineau và Eugène Larouche thuộc Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) ở Canada đã đến truyền giáo tại Việt Nam và năm 1928 hai ngài đã mua một khu đất thuộc ấp Thái Hà diện tích khoảng 6 héc-ta, nằm cạnh tuyến đường Hà Nội - Hà Đông, có nhà cửa đủ để một cộng đoàn sống mấy năm đầu.
Khu của DCCT nói trên rộng khoảng 60.000 mét vuông. Ngày 7.5.1929, Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội được chính thức thành lập tại đây. Sau đó, nhà thờ, nhà đệ tử, bệnh viện, trường học và các cơ sở khác cứ được xây dần thêm. Vì giáo dân quy tụ quanh Dòng Chúa Cứu Thế quá đông, nên giáo xứ Thái Hà đã được thành lập. Địa chỉ hiện nay là 180/2 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Năm 1954, khi Cộng Sản tiếp thu miền Bắc theo Hiệp Định Genève ngày 20.7.1954, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội còn lại 5 thành viên. Năm 1960, hai linh mục bị trục xuất, hai tu sĩ bị tù và chết trong tù (Thầy Văn và Thầy Đạt), cả tu viện còn lại Linh mục Vũ Ngọc Bích.
Sau đó, nhiều cơ quan và hàng ngàn cá nhân đã được chính quyền mới cho đến chiếm dụng gần hết khu đất của giáo xứ Thái Hà mà không có một giấy tờ nào. Nhà đệ tử giao cho xí nghiệp Dệt Thảm Đống Đa. Hiện nay, ngoài một số lớn nhà dân chiếm dụng, còn có các cơ sở của nhà nước như Trạm 4, Hội Chữ Thập Đỏ, Uỷ ban nhân dân phường Quang Trung cũ và mới, Kho Bạc Nhà Nước, Trường Học, v.v. Họ chỉ dành lại cho giáo xứ khoảng 2.700 mét vuông. Giáo xứ đã nhiều lần đòi lại một phần vì nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, nhưng không được chính quyền giải quyết. Sau này xí nghiệp Dệt Thảm Đống Đa tự động bán đất Nhà Dòng cho Công ty May Chiến Thắng mà không hề có ý kiến của Linh mục Vũ Ngọc Bích. Ngày 8.8.1996 Linh mục Vũ Ngọc Bích đã gửi lá đơn đầu tiên khiến nại về việc này.
Cuối năm 2006, vì làm ăn thua lỗ, Công ty May Chiến Thắng đã bán một phần khu này cho công ty Phước Điền có trụ sở tại Miền Nam. Phần còn lại cũng đã được bán cho một cán bộ thuộc ngành công an.
Đầu năm 2007, toàn bộ các khu xưởng may đã bị phá bỏ, chỉ còn chừa lại hai căn nhà vốn là nhà của DCCT. Do đó, Dòng và giáo xứ Thái Hà đã làm đơn yêu cần chính quyền trao trả lại khu đất. Từ đó tới nay, DCCT và giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần gởi đơn lên các cấp chính quyền xin giải quyết, nhưng chính quyền không trả lời dứt khoát.
Ngày 25.7.2007, Linh mục Vũ Khởi Phụng thuộc DCCT và là Chánh xứ Thái Hà, có làm một báo cáo trình Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và Linh mục Bề trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam về vụ tranh chấp đất nói trên, trong đó có cho biết giáo dân đang cảnh giác việc Công ty May Chiến Thắng có thể bán đất của giáo xứ và đang tìm cách ngăn chận.
CUỘC ĐẤU TRANH KHỞI ĐẦU
Vì không bán đất được, đầu tháng 1 năm 2008, giáo dân phát hiện Công ty May Chiến Thắng đang chuẩn bị vật liệu để xây cất cơ sở mới.
Tối hôm 5.1.2008, khi đi cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ, một số giáo dân phát hiện đang có sự thi công trên khu đất tranh chấp. Khoảng 20 giờ 20, giáo dân bắt đầu kéo ra phản đối. Công an yêu cầu giải tán và hứa sẽ buộc Công ty May Chiến Thắng ngừng thi công. Tin lời công an, giáo dân ra về.
Khoảng 8 giờ 30 sáng Chúa Nhật 6.1.2008, giáo dân thấy xe cảnh sát chạy náo loạn trên con đường trước khu đất, và phát hiện họ đang triển khai đội hình bảo vệ khu đất cho Công ty Chiến Thắng thi công. Ngay lập tức, giáo dân kéo ra phản đối. Hai bên bắt đầu xô xát nhau. Lúc 14 giờ, công an đến đông hơn, họ vừa đứng trong khu đất phía bên kia tường rào, vừa đứng trên con đường chạy trước mặt khu đất. Lúc 14 giờ 20 khoảng 1000 thiếu nhi trong giáo xứ đã kèo ra tham gia cầu nguyện cùng các bậc phụ huynh đang ở sẵn đó.
Khoảng 15 giờ một linh mục trong nhà thờ ra hiện trường thăm giáo dân và gặp gỡ công an. Rất nhiều người đi theo chụp ảnh quay phim.
Khoảng 18 giờ 15, giáo dân đổ đến nhà thờ ngày càng đông. Cả khu vực trước sau nhà thờ và khu vực đất bị chiếm cách nhà thờ khoảng hơn 200 mét, đều nghe thấy vang lên với giọng hoành tráng lời thánh ca: “Hãy vùng đứng! Hãy bừng sáng! Vì đêm đen bao phủ trái đất, vì đêm tối.”
Sau Thánh lễ chiều, đoàn đồng tế và cộng đoàn khoảng hơn 2000 người bắt đầu tiến bước theo thánh giá nến cao tiến sang khu đất bị chiếm, đứng trên con đường tối tăm cạnh khu đất cầu nguyện trong khoảng hơn nửa tiếng. Hầu hết nội dung cầu nguyện là hát thánh ca. Dân chúng không công giáo trong khu vực đổ ra xem rất đông. Khoảng 23 giờ chỉ còn vài chục giáo dân nằm trên con đường cạnh khu đất và trong khu bãi giữ xe của giáo xứ. Mọi người thay nhau cầu nguyện và ngủ.
Sau đó, chính quyền đề nghi giáo dân tạm ngưng tranh đấu và Công ty May Chiến Thắng ngưng xử dụng khu đất để ban Thanh Tra Liên Ngành cứu xét và giải quyết.
MỜI HỌP ĐỂ THÔNG BÁO!
Ngày 9.4.2008, Linh mục Vũ Khởi Phụng và các linh mục thuộc DCCT đang phục vụ tại giáo xứ Thái Hà được mời đến “làm việc” với Đoàn Thanh Tra Liên Ngành vào lúc 8 giờ 30 ngày 11.4.2008. Phía chính quyền có 18 người hiện diện trong phòng họp. Họ thông báo cho các đại diện giáo xứ Thái Hà biết:
(1) Việc Giáo xứ đòi lại/xin lại đất đai mà Công ty Chiến Thắng đang quản lý là không có cơ sở để giải quyết.
(2) Giáo xứ Thái Hà chiếm đất sử dụng hợp lệ mà không hợp pháp của Công ty Vật tư Xi Măng, của Sở Điện Lực - khu đất thuộc Đền Thánh Giêrađô.
(3) Giáo xứ vi phạm luật đất đai và luật giao thông khi phá tường rào bảo vệ của Công ty Chiến Thắng và dựng lều trại ở lề đường.
(4) Giáo xứ vi phạm pháp lệnh và nghị định về tín ngưỡng tôn giáo khi dựng ảnh tượng, đặt bàn thờ và đọc kinh cầu nguyện ở tường rào Công ty Chiến Thắng và lề đường thuộc ngánh 49, ngõ 64, phố Nguyễn Lương Bằng.
Ông Trưởng Đoàn Thanh tra đề nghị:
- UBND TP Hà Nội ra quyết định về việc đòi đất của Giáo xứ Thái Hà.
- UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất thuộc Công ty May Chiến Thắng đang quản lý giao cho UBND Quận Đống Đa làm công viên cây xanh để phục vụ dân cư trong khu vực.
- UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất thuộc Đến Thành Giêrađô mà báo cáo bảo là thuộc quyền quản lý của Công ty Vật tư Xi măng và thuộc Sở Điện Lực- giao cho UBND Quận Đống Đa làm tụ điểm sinh hoạt văn hoá phục vụ dân cư trong khu phố.
- Đề nghị TP giao cho Sở Giao thông Công chánh nghiên cứu xây dựng tuyến đường phía sau khu đất.
Đại diện giáo xứ Thái Hà trình bày khoảng 15 ý kiến. Nội dung khẳng định Linh mục Vũ Ngọc Bích chưa bao giờ bàn giao khu nhà đất của DCCT cho nhà nước quản lý và nhà nuớc cũng chưa bao giờ có quyết định trưng thu khu này, nên vẫn thuộc quyền của DCCT và giáo xứ Thái Hà.
Đoàn Thanh Tra nói rằng ngày 24.10.1961 Linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao đất cho nhà nước quản lý. Đại diện giáo xứ Thái Hà hỏi lại: Chính quyền nói ngày 24.10.1961 cha Bích mới giao đất cho nha nước, tại sao ngày 30.1.1961 chính quyền đã có quyết định giao đất cho Xí Nghiệp Dệt Thảm Len Đống Đa? Đại diện giáo xứ khẳng định chính quyền đã chiếm đất không có giấy tờ và giấy bàn giao do cha Vũ Ngọc Bích ký là giả mạo. Cho đến khi qua đời, cha Vũ Ngọc Bích không bao giờ ký giấy hiến phần đất này cho nhà nước.
Các đại diện giáo xứ Thái Hà cũng đã cũng phản đối nội dung xuyên tạc của các bản tin trên Đài Truyền hình Hà Nội và các bài báo trên báo Hà Nội Mới. Các đại diện hỏi thêm: “Hôm nay ông Trưởng Đoàn bảo văn bản báo cáo của Đoàn Thanh Tra chỉ là “dự thảo” chứ chưa phải kết luận, vậy tại sao tối hôm qua, 10.4.2008, đài Truyền hình Hà Nội đã chiếu văn bản ấy và bảo là các kết luận của Đoàn Thanh tra?”
Cuối cuộc họp, ông Trưởng Đoàn Thanh Tra đã phát biểu lớn tiếng, yêu cầu giáo xứ tôn trọng pháp luật. Ông đề nghị UBND quận Đống Đa tăng cường vận động giải thích tuyên truyền cho giáo dân, rằng hôm nay (buổi gặp gỡ này) là buổi tuyên truyền pháp luật!
GIAN MÀ KHÔNG NGOAN
Vì các cơ quan chính quyền nói láo nên tiền hậu bất nhất và để lộ nhiều mâu thuẫn:
(1) Trong Quyết định số 2476/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 30.6.2008 ghi rằng ngày Linh mục Vũ Ngọc Bích ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước” là ngày 24.10.1961, và việc bàn giao trên là để “thực hiện Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số 73/TTg ngày 7.7.1962”.
Không lẻ việc ký kết được thực hiện trước để thi hành một thông tư có sau đó hay sao?
(2) Quyết định số 76/SQL-NĐ của Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội nói đã “giao đất cho Xí nghiệp Thảm Len Hà Nội sử dụng khu đất và nhà sẵn có trong khu vực Nhà thờ Nam Đồng Thái – Hà diện tích 16.296 m2” thì văn bản đó lại được ký ngày 30.1.1961. Như vậy Sở này đã giao đất cho Xí nghiệp Thảm Len Hà Nội đến gần 10 tháng trước khi Linh mục Bích “bàn giao” đất?
(3) Công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội lại nói “ngày 24.11.1961 Linh mục Bích đã bàn giao khu đất Thái Hà qua nhà nước quản lý”, tức bàn giao sau ngày ghi trong Quyết Định của UBND đến một tháng!
(4) Công văn lại ghi: “Linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý) đã bàn giao khu đất Thái Hà qua Nhà nước thống nhất quản lý.” Nhưng khu đất Thái Hà bao gồm cả nhà thờ, bệnh viện, dòng tu, vậy tại sao cho đến nay nhà thờ Thái Hà vẫn thuộc Dòng Chúa Cứu Thế?
Xem lại thì ngày 24.11.1961 thật ra là ngày chính phủ bắt các cơ sở tôn giáo phải kê khai tài sản của nhà thờ và các cơ sở tôn giáo. Các cơ sở tôn giáo chỉ làm tờ khai chứ không hề “hiến, tặng, bàn giao” gì cả!
(5) Chính quyền bảo căn cứ vào nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hiện nay, giáo xứ Thái Hà có diện tích phù hợp, đã được chính quyền các cấp tạo điều kiện xây dựng khu nhà 7 tầng trong khuôn viên khu vực Nhà thờ đủ để sinh hoạt. Nhưng hiện nay số giáo dân xung quanh đến dự lễ Chúa Nhật có khi lên đến 7.000 người, sân nhà thờ không có đủ chỗ để đứng chứ đừng nói vào trong nhà thờ.
Không chứng minh được Linh mục Vũ Ngọc Bích, người quản lý tài sản của DCCT ở Hà Nội đã “bàn giao” đất, nhà cầm quyền đã đưa ra luận điệu khác để cãi chày cãi cối:
“Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ và kết luận liên ngành ngày 3-5-2007, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết số 23 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý và chính sách cải tạo nhà XHCN trước ngày 1-7-1991 thì: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991”.
Từ những quy chiếu như trên, nhà cầm quyền kết luận: “Việc Linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn xin được giao lại khu đất do Công ty may Chiến Thắng đang quản lý sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết.”
Vấn đề căn bản ở đây là nhà cầm quyền không chứng minh được đã có văn bản trung thu khu đất của DCCT, trong đó có giáo xứ Thái Hà. Khi chưa có quyết định trưng thu, khu đất đó vẫn còn thuộc DCCT.
Không cãi lý được, hôm 27.8.2008, chính quyền - qua lệnh của Công An quận Đống Đa, cho biết Công An đang làm thủ tục khởi tố nhưng người đến cầu nguyện tại khu đất Thái Hà do Công ty Chiến Thắng chiếm dụng. Họ cho rằng linh mục và giáo dân vi phạm "tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" và "tội gây rối trật tự công cộng" theo Bộ Luật Hình Sự.
Sáng 27.8.2008, một số giáo dân đã nhận được giấy công an mời triệu tập điều tra. Người đầu tiên nhận được giấy đến Công An “làm việc” là ông Lê Quang Kiện. Đây là bắt đầu một chiến dịch mới đe dọa và khủng bố tinh thần giáo dân. Nhưng tất cả đều không sợ sệt trước bạo quyền, họ vẫn đến cầu nguyện và càng ngày càng có nhiều giáo dân từ xa đến để ủng hộ tinh thần. Còn các công an ngồi vạ vật chỗ này chỗ kia, tỏ ra mệt mỏi, rã rời.
CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT
Trước sự phản đối của giáo dân, một mặt nhà cầm quyền huy động lực lượng để đe doạ, một mặt cho các cơ quan truyền thông nhà nước tuyên truyền xảo trá để vu khống, và mặt khác, tìm cách chiêu dụ giáo dân. Sau đây là một vài cảnh cười ra nước mắt đã xẩy ra.
Hôm 19.8.2008 tại khu đất mà giáo xứ Thái Hà đang đòi lại, có nhiều công an, quan chức nhà nước một số giáo dân giả và công nhân giả của nhà may Chiến Thắng đến gây rối. Đài truyền hình Nhà Nước đã tới bầy trò phỏng vấn hay dàn cảnh rồi quay phim.
Một ông già từ trong đám đông đi ra đứng trước ông kính và tự xưng là người Công giáo. Một số giáo dân đứng chung quanh la lên: "Ông này không phải là giáo dân đâu!” Một vài người chỉ vào ông ta và nói "Không phải giáo dân!” Mấy đừa trẻ oà lên cười.
Một bà hỏi ông: "Ông là giáo dân, vậy ông tên thánh là gì?” Ông già này ú ớ: “Tôi tên thánh là... là...” Mấy thanh niên chỉ vào mặt ông nói: "Không được nói dối! Không được nói dối!” Mặt ông tái mét, lẩn vào đám đông, rồi chuồn đâu mất.
Một chuyện khác: Khi đến cầu nguyện tại khu đất bị chiếm, người ta nghe mấy bà nhỏ to tâm sự với nhau:
- Tối qua chúng nó ra gặp tôi.
Chúng nó là đứa nào?
- Hình như là cái thằng sếp của mấy chú an ninh thì phải.
- Nó đã làm gì bà?
- Nó không làm gì cả, nó chỉ ngon ngọt khuyên nhủ tôi. Nó hỏi tôi:
- U ngủ chưa?
Tôi hỏi lại:
- Ai đấy?
Nó trả lời:
- Con đây.
Tôi gắt giọng:
- Con là thằng nào?
Hắn trả lời:
- Con ở trên quận đây mà. Sao mà u phải tự làm khổ mình như thế này, hả u! Nhà cửa đoàng hoàng u chẳng ở, u lại ra đây nằm sương nằm gió thế này. Con cháu nó biết thì nó xót lắm, u ạ! Mà con thấy u thế này, con cũng không cầm lòng được. Thôi u ngủ hết tối nay thôi, u nhá. Mai u về nhà, cho con cháu đỡ lo, u ạ!
Tôi trả lời:
- Chẳng hiểu con thương u kiểu gì mà hôm kia con để lũ đầu gấu đẩy ngã cả cái thân già, trầy hết cả tay ra đây này.
Nó phân bua:
- Thật thế hả u? Vậy mà không thấy đứa cấp dưới nào báo cáo với con sự việc của u.
Tôi cười:
- Con chỉ được cái khéo nói…!!! U cũng thương các con lắm, nhất là mấy chú cấp dưới của con. Người ta ăn ốc, bắt chúng nó đổ vỏ! Tội chúng nó lắm, con ạ. Thực sự u cũng chẳng sung sướng gì mà ra đây ngủ, con ạ. Sở dĩ u phải ra đây, vì u ngủ ở nhà cũng không được ngon giấc, con ạ?
Hắn hỏi lại:
- Sao thế hả u?
Tôi lại cười tiếp:
- Trăng mới sao gì hả con! Mảnh đất của Chúa của Mẹ, vậy mà chúng nó đang tâm giành giật, chia chác hết sạch. Chúng nó làm thế, làm sao u có thể ngủ ở nhà ngon giấc được hả con!? Vả lại, Chúa và Mẹ đã ngự trị ở đây rồi, làm sao u có thể để Chúa, để Mẹ cô quạnh một thân một mình được, con ơi!
Cụ già kể đến đấy, mấy bà ngồi vây quanh đều cười phá lên.
Trong ngày 19.8.2008, Linh mục chính xứ Vũ Khởi Phụng cùng một số linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà đã đệ đơn lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Thông tin-Truyền thông và các cơ quan hữu quan để khiếu nại việc một số báo đài đã đưa tin sai lạc và vu khống.
Kể ra cũng phải thương hại cho những người làm truyền thông trong nước. Công việc của họ là viết tin hay bài “theo đơn đặt hàng”, tức là “nói láo ăn tiền”. Nói thật có khi bị mất giấy phép hành nghề hay đi tù. Hôm 1.8.2008, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của 4 nhà báo vì dám viết những sự thật về vụ PMU 18!
MỘT TỆ TRẠNG KHÔNG THỂ DUY TRÌ
Chuyện chiếm đất của dân hay mua với gía thấp rồi đem bán với giá cao để kiếm lời được coi như chủ trương của chính quyền các cấp, từ trung ương tới địa phương. Chính sách này đang làm phát sinh phong trào khiếu kiện nổi lên khắp nơi.
Vào tháng 7 vừa qua, các cơ quan truyền thông quốc tế đã lên tiếng báo động về một khu đất do quyền sở hữu của các nữ tu Dòng Thành Phaolô, tỉnh dòng Sài Gòn, đang dùng làm đất canh tác để nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em mồ côi và khuyết tật từ bao năm qua, nay chính quyền thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, ngang nhiên cướp bán cho nước ngoài làm sân chơi Golf. Một cuộc tranh đấu đang được phát động để bảo vệ quyền lợi của các trẻ không may mắn.
Dòng thánh Phaolô tại Vĩnh Long đã mua được một miếng đất làm tu viện và cô nhi viện từ năm 1874. Cơ sở này tọa lạc ở số 3 Nguyễn Trường Tộ, thị xã Vĩnh Long. Ngày 7.9.1977 chính quyền tỉnh đã bắt bớ, giam cầm các nữ tu và tịch thu tu viện. Các nữ tu khiếu nại, chính quyền tỉnh trả lời bằng luận điệu của đám răng đen mã tấu như sau: “Cô nhi viện đường Nguyễn Trường Tộ là một cơ sở xã hội của 1 giòng tu ngoại quốc và xây cất nên do nguồn viện trợ ngoại bang, là nơi đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam” . Vì thế, tỉnh không chịu trả. Sau đó tỉnh cho Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Vĩnh Long thuê trong 50 năm, để khai thác làm khách sạn 4 sao! Việc đòi lại bất động sản này cũng đang được tiến hành.
Bộ phim “Chạy án” do hãng Mỹ Vân Films phát hành ở trong nước cũng đã nói lên phần nào tệ nạn cướp đất của dân mà chính quyền buộc lòng phải nhìn nhận và cho viết thành phim.
Trước phong trào khiếu nại của dân oan, thay vì có biện pháp giải quyết công bằng và ngăn chận sự lạm dụng, chính quyền lại thành lập những toán dân oan giả cho trà trộn vào các nhóm dân oan thật để phát hiện và bắt những người giúp dân oan khiếu kiện!
PHẢI HỦY BỎ LUẬT MAN RỢ
Trong bài “Luật ăn cướp” phổ biến ngày 21.1.2008, chúng tôi có nói: Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luật Đất Đai của nhà cầm quyền CSVN đều thuộc vào loại mà tục dao pháp lý tiếng Latin gọi là “Lex barbara” , tức “Luật man rợ” . Chúng tôi gọi là “Luật ăn cướp” cho chính xác hơn. Tài sản của người dân, dùng luật biến thành tài sản của Đảng và đảng viên, nấp dưới danh nghĩa “thuộc sở hữu toàn dân” rồi tự do ban phát và bắt sở hữu chủ của nó phải trả tiền xử dụng... Không phải là luật man rợ hay luật ăn cướp thì là luật gì?
Trong bài này, chúng tôi cũng đã nêu lên những nguyên tắc căn bản mà các nhà làm luật phải tuân theo, chẳng hạn như “Luật là tiêu chuẩn của điều phải” (Lex est norma recti), “Luật chú ý đến sự công bằng” (Lex respicit aequitatem), v.v.
Ngày nay, Đảng CSVN không còn tiến xuống “xã hội chủ nghĩa” nữa mà đang tiến lên chủ nghĩa tư bản, tức tiến tới một xã hội văn minh, do đó cần phải sửa lại luật pháp cho phù hợp với xã hội văn minh hơn. Điều 17 của Hiến Pháp ngày 15.4.1992 là nguyên nhân của những sự bất công về đất đai hiện nay. Điều này quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ... đều thuộc sở hữu toàn dân” , tức thuộc quyền sở hữu của Đảng CSVN và đảng viên. Hiện nay, không có một nước văn minh trên thế giới duy trì một điều luật man rợ như thế. Đo đó: Chính quyền chẳng những không được quy chiếu những điều luật man rợ đó để đối kháng với người dân mà còn phải hủy bỏ nó. Người dân chẳng những có quyền mà còn có trách nhiệm phải tranh đấu để thúc buộc chính quyền phải hủy bỏ các luật man rợ đó.
Đừng nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang phát động một chiến dịch thu hồi lại các tài sản đã bị tước đoạt, nếu trả nơi này nơi khác sẽ đứng lên đòi, nên nhà nước phải tìm cách bác bỏ. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Trong bài “Con đường lựa chọn” phổ biến ngày 4.1.2008, chúng tôi có nói đến ba ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như sau:
Ưu tiên một: Vì là một giáo hội có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng nên ưu tiên số một của Giáo Hội là tiếp thu hoặc xây dựng thêm các cơ sở bác ái, từ các trại cùi, các viện mồ côi, các nhà nuôi dưỡng và giáo dục những người khuyết tật, các trạm y tế, các nhà giữ trẻ... để làm giảm bớt sự đau khổ của những người không may mắn và tạo cho họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mới đây, Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã có Công văn số 941/TGCP-CP ngày 2.7.2008 cho cơ quan Caritas Việt Nam hoạt động trở lại trên tất cả 26 giáo phận. Đó là một quyết định tốt.
Ưu tiên hai: Thu hồi lại dần các chủng viện để có cơ sở đào tạo linh mục là những cán bộ rao giảng Tin Mừng. Năm nay, chính quyền mới trả thêm tiểu chủng viện Thái Bình.
Ưu tiên ba: Tiếp thu hay xây dựng các cơ sở giáo dục mới ngay khi có thể để góp phần vào việc nâng cao đời sống đức trí và dân trí của người dân.
Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 2% dân tốt nghiệp trung học trở lên, trong khi đó, muốn trở thành một quốc gia phát triển phải có ít nhất 10% dân tốt nghiệp đại học. Chúng tôi không hiểu tại sao cho đến nay, nhà cầm quyền vẫn cố tình kềm hảm sự phát triển về giáo dục bằng cách không cho tư nhân tham gia vào lãnh vự này.
Trên đây là những chủ trương có lợi cho đất nước và sẽ góp phần đưa đất nước đi lên.
Trường hợp của giáo xứ Thái Hà hay Dòng Thánh Phaolồ ở Vĩnh Long... là trường hợp của địa phương. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mong muốn chính quyền địa phương và giáo hội địa phương thảo luận để tìm ra giải pháp hợp lý và công bằng. Hiện nay, các giáo hội địa phương cũng chỉ tranh đấu để đòi lại các cơ sở hoạt động tôn giáo và bác ái mà thôi. Đây là những nhu cầu mà chính quyền không thể không đáp ứng.
Bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice và Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Christopher Hill đã từng lên tiếng thúc giục Bắc Hàn và Miến Diện theo gương (example) Việt Nam vì cho rằng Đảng CSVN đã đoạn tuyệt với quá khứ. Nhưng trong thực tế, Đảng chỉ mới đoạn tuyệt với chủ trương “chống Mỹ cứu nước” để tiến qua “nhờ Mỹ cứu Đảng” mà thôi. Nhiều vấn đề căn bản lổi thời của thời đi xuống “xã hội chủ nghĩa” vẫn chưa được hủy bỏ, nhất là các luật man rợ. Bao lâu chưa dứt khoát với những thứ đã lổi thời này, đất nước không thể tiến tới một xã hội công bằng và giàu mạnh, và không thể hội nhập vào xã hội văn minh được.
Đêm 13 rạng ngày 14.8.2008, giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội đã kiệu tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào khu đất của giáo xứ bị Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng và đang định xây cất cơ sở mới.
Khoảng 12 giờ 30 ngày 15.08.2008, giáo dân lại kiệu tượng Đức Mẹ Ban Ơn đến. Đây là bức tượng khá lớn, cao khoảng 1, 8 – 2 mét, được dựng gần tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khoảng 15 giờ 30 giáo dân lại dựng thêm cây thánh giá cao khoảng 5 mét bằng sắt, trên có tượng nhỏ Chúa Jesus chịu đóng đinh.
Lúc đầu, các nhân viên công lực đã đến khá đông, nhưng họ không làm gì để ngăn cản giáo dân dựng tượng và đứng cầu nguyện xung quanh tượng.
Sở dĩ các giáo dân Thái Hà đã hành động như vậy vì sau nửa năm xem xét, thành phố Hà Nội đã ra quyết định nói rằng “không có cơ sở để giải quyết tranh chấp” và “sẽ thu hồi khu đất để làm công trình công cộng”.
Linh mục Nguyễn Văn Khải từ dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà nói rằng đất này được các tu sĩ từ Quebec, Canada, sang mua từ đầu thế kỷ, nhưng sau đó bị chiếm dụng.
Các giáo dân giải thích thêm: Theo đề nghị của chính quyền thành phố hồi tháng giêng năm 2008, giáo xứ đã kiên nhẫn chờ đợi kết quả thanh tra và thiện chí giải quyết của chính quyền. Tuy nhiên, sau nửa năm chờ đợi, kết quả nhận được vẫn là câu trả lời của quá khứ. Ngày 30.6.2008 chính quyền thành phố đã chính thức trả lời bằng văn bản cho giáo xứ: “Không có cơ sở để giải quyết”. Đi xa hơn, ngày 2.7.2008 chính quyền còn muốn hợp pháp hoá muộn màng việc chiếm dụng khu đất nói trên bằng cách ra văn bản quyết định "thu hồi khu đất để làm công trình công cộng”.
Lúc 10 giờ 40 sáng 19.8.2008, lực lượng công an và công nhân nhà may Chiến Thắng đã đến tháo bỏ các ảnh tượng mà giáo dân đã dựng lên. Được tin này, giáo dân kéo đến đông, họ lại bỏ đi.
VÀI NÉT LỊCH SỬ
Nói đến Thái Hà ấp là phải nói đến Hoàng Cao Khải (1850–1933). Ông là một đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái. Năm 1888, ông được thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi năm 1890 ông làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công. Thái Hà ấp ngày xưa là ấp riêng của ông. Ông đã về hưu và qua đời tại đây.
Năm 1926, hai linh mục Hubert Cousineau và Eugène Larouche thuộc Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) ở Canada đã đến truyền giáo tại Việt Nam và năm 1928 hai ngài đã mua một khu đất thuộc ấp Thái Hà diện tích khoảng 6 héc-ta, nằm cạnh tuyến đường Hà Nội - Hà Đông, có nhà cửa đủ để một cộng đoàn sống mấy năm đầu.
Khu của DCCT nói trên rộng khoảng 60.000 mét vuông. Ngày 7.5.1929, Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội được chính thức thành lập tại đây. Sau đó, nhà thờ, nhà đệ tử, bệnh viện, trường học và các cơ sở khác cứ được xây dần thêm. Vì giáo dân quy tụ quanh Dòng Chúa Cứu Thế quá đông, nên giáo xứ Thái Hà đã được thành lập. Địa chỉ hiện nay là 180/2 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Năm 1954, khi Cộng Sản tiếp thu miền Bắc theo Hiệp Định Genève ngày 20.7.1954, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội còn lại 5 thành viên. Năm 1960, hai linh mục bị trục xuất, hai tu sĩ bị tù và chết trong tù (Thầy Văn và Thầy Đạt), cả tu viện còn lại Linh mục Vũ Ngọc Bích.
Sau đó, nhiều cơ quan và hàng ngàn cá nhân đã được chính quyền mới cho đến chiếm dụng gần hết khu đất của giáo xứ Thái Hà mà không có một giấy tờ nào. Nhà đệ tử giao cho xí nghiệp Dệt Thảm Đống Đa. Hiện nay, ngoài một số lớn nhà dân chiếm dụng, còn có các cơ sở của nhà nước như Trạm 4, Hội Chữ Thập Đỏ, Uỷ ban nhân dân phường Quang Trung cũ và mới, Kho Bạc Nhà Nước, Trường Học, v.v. Họ chỉ dành lại cho giáo xứ khoảng 2.700 mét vuông. Giáo xứ đã nhiều lần đòi lại một phần vì nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, nhưng không được chính quyền giải quyết. Sau này xí nghiệp Dệt Thảm Đống Đa tự động bán đất Nhà Dòng cho Công ty May Chiến Thắng mà không hề có ý kiến của Linh mục Vũ Ngọc Bích. Ngày 8.8.1996 Linh mục Vũ Ngọc Bích đã gửi lá đơn đầu tiên khiến nại về việc này.
Cuối năm 2006, vì làm ăn thua lỗ, Công ty May Chiến Thắng đã bán một phần khu này cho công ty Phước Điền có trụ sở tại Miền Nam. Phần còn lại cũng đã được bán cho một cán bộ thuộc ngành công an.
Đầu năm 2007, toàn bộ các khu xưởng may đã bị phá bỏ, chỉ còn chừa lại hai căn nhà vốn là nhà của DCCT. Do đó, Dòng và giáo xứ Thái Hà đã làm đơn yêu cần chính quyền trao trả lại khu đất. Từ đó tới nay, DCCT và giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần gởi đơn lên các cấp chính quyền xin giải quyết, nhưng chính quyền không trả lời dứt khoát.
Ngày 25.7.2007, Linh mục Vũ Khởi Phụng thuộc DCCT và là Chánh xứ Thái Hà, có làm một báo cáo trình Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và Linh mục Bề trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam về vụ tranh chấp đất nói trên, trong đó có cho biết giáo dân đang cảnh giác việc Công ty May Chiến Thắng có thể bán đất của giáo xứ và đang tìm cách ngăn chận.
CUỘC ĐẤU TRANH KHỞI ĐẦU
Vì không bán đất được, đầu tháng 1 năm 2008, giáo dân phát hiện Công ty May Chiến Thắng đang chuẩn bị vật liệu để xây cất cơ sở mới.
Tối hôm 5.1.2008, khi đi cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ, một số giáo dân phát hiện đang có sự thi công trên khu đất tranh chấp. Khoảng 20 giờ 20, giáo dân bắt đầu kéo ra phản đối. Công an yêu cầu giải tán và hứa sẽ buộc Công ty May Chiến Thắng ngừng thi công. Tin lời công an, giáo dân ra về.
Khoảng 8 giờ 30 sáng Chúa Nhật 6.1.2008, giáo dân thấy xe cảnh sát chạy náo loạn trên con đường trước khu đất, và phát hiện họ đang triển khai đội hình bảo vệ khu đất cho Công ty Chiến Thắng thi công. Ngay lập tức, giáo dân kéo ra phản đối. Hai bên bắt đầu xô xát nhau. Lúc 14 giờ, công an đến đông hơn, họ vừa đứng trong khu đất phía bên kia tường rào, vừa đứng trên con đường chạy trước mặt khu đất. Lúc 14 giờ 20 khoảng 1000 thiếu nhi trong giáo xứ đã kèo ra tham gia cầu nguyện cùng các bậc phụ huynh đang ở sẵn đó.
Khoảng 15 giờ một linh mục trong nhà thờ ra hiện trường thăm giáo dân và gặp gỡ công an. Rất nhiều người đi theo chụp ảnh quay phim.
Khoảng 18 giờ 15, giáo dân đổ đến nhà thờ ngày càng đông. Cả khu vực trước sau nhà thờ và khu vực đất bị chiếm cách nhà thờ khoảng hơn 200 mét, đều nghe thấy vang lên với giọng hoành tráng lời thánh ca: “Hãy vùng đứng! Hãy bừng sáng! Vì đêm đen bao phủ trái đất, vì đêm tối.”
Sau Thánh lễ chiều, đoàn đồng tế và cộng đoàn khoảng hơn 2000 người bắt đầu tiến bước theo thánh giá nến cao tiến sang khu đất bị chiếm, đứng trên con đường tối tăm cạnh khu đất cầu nguyện trong khoảng hơn nửa tiếng. Hầu hết nội dung cầu nguyện là hát thánh ca. Dân chúng không công giáo trong khu vực đổ ra xem rất đông. Khoảng 23 giờ chỉ còn vài chục giáo dân nằm trên con đường cạnh khu đất và trong khu bãi giữ xe của giáo xứ. Mọi người thay nhau cầu nguyện và ngủ.
Sau đó, chính quyền đề nghi giáo dân tạm ngưng tranh đấu và Công ty May Chiến Thắng ngưng xử dụng khu đất để ban Thanh Tra Liên Ngành cứu xét và giải quyết.
MỜI HỌP ĐỂ THÔNG BÁO!
Ngày 9.4.2008, Linh mục Vũ Khởi Phụng và các linh mục thuộc DCCT đang phục vụ tại giáo xứ Thái Hà được mời đến “làm việc” với Đoàn Thanh Tra Liên Ngành vào lúc 8 giờ 30 ngày 11.4.2008. Phía chính quyền có 18 người hiện diện trong phòng họp. Họ thông báo cho các đại diện giáo xứ Thái Hà biết:
(1) Việc Giáo xứ đòi lại/xin lại đất đai mà Công ty Chiến Thắng đang quản lý là không có cơ sở để giải quyết.
(2) Giáo xứ Thái Hà chiếm đất sử dụng hợp lệ mà không hợp pháp của Công ty Vật tư Xi Măng, của Sở Điện Lực - khu đất thuộc Đền Thánh Giêrađô.
(3) Giáo xứ vi phạm luật đất đai và luật giao thông khi phá tường rào bảo vệ của Công ty Chiến Thắng và dựng lều trại ở lề đường.
(4) Giáo xứ vi phạm pháp lệnh và nghị định về tín ngưỡng tôn giáo khi dựng ảnh tượng, đặt bàn thờ và đọc kinh cầu nguyện ở tường rào Công ty Chiến Thắng và lề đường thuộc ngánh 49, ngõ 64, phố Nguyễn Lương Bằng.
Ông Trưởng Đoàn Thanh tra đề nghị:
- UBND TP Hà Nội ra quyết định về việc đòi đất của Giáo xứ Thái Hà.
- UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất thuộc Công ty May Chiến Thắng đang quản lý giao cho UBND Quận Đống Đa làm công viên cây xanh để phục vụ dân cư trong khu vực.
- UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất thuộc Đến Thành Giêrađô mà báo cáo bảo là thuộc quyền quản lý của Công ty Vật tư Xi măng và thuộc Sở Điện Lực- giao cho UBND Quận Đống Đa làm tụ điểm sinh hoạt văn hoá phục vụ dân cư trong khu phố.
- Đề nghị TP giao cho Sở Giao thông Công chánh nghiên cứu xây dựng tuyến đường phía sau khu đất.
Đại diện giáo xứ Thái Hà trình bày khoảng 15 ý kiến. Nội dung khẳng định Linh mục Vũ Ngọc Bích chưa bao giờ bàn giao khu nhà đất của DCCT cho nhà nước quản lý và nhà nuớc cũng chưa bao giờ có quyết định trưng thu khu này, nên vẫn thuộc quyền của DCCT và giáo xứ Thái Hà.
Đoàn Thanh Tra nói rằng ngày 24.10.1961 Linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao đất cho nhà nước quản lý. Đại diện giáo xứ Thái Hà hỏi lại: Chính quyền nói ngày 24.10.1961 cha Bích mới giao đất cho nha nước, tại sao ngày 30.1.1961 chính quyền đã có quyết định giao đất cho Xí Nghiệp Dệt Thảm Len Đống Đa? Đại diện giáo xứ khẳng định chính quyền đã chiếm đất không có giấy tờ và giấy bàn giao do cha Vũ Ngọc Bích ký là giả mạo. Cho đến khi qua đời, cha Vũ Ngọc Bích không bao giờ ký giấy hiến phần đất này cho nhà nước.
Các đại diện giáo xứ Thái Hà cũng đã cũng phản đối nội dung xuyên tạc của các bản tin trên Đài Truyền hình Hà Nội và các bài báo trên báo Hà Nội Mới. Các đại diện hỏi thêm: “Hôm nay ông Trưởng Đoàn bảo văn bản báo cáo của Đoàn Thanh Tra chỉ là “dự thảo” chứ chưa phải kết luận, vậy tại sao tối hôm qua, 10.4.2008, đài Truyền hình Hà Nội đã chiếu văn bản ấy và bảo là các kết luận của Đoàn Thanh tra?”
Cuối cuộc họp, ông Trưởng Đoàn Thanh Tra đã phát biểu lớn tiếng, yêu cầu giáo xứ tôn trọng pháp luật. Ông đề nghị UBND quận Đống Đa tăng cường vận động giải thích tuyên truyền cho giáo dân, rằng hôm nay (buổi gặp gỡ này) là buổi tuyên truyền pháp luật!
GIAN MÀ KHÔNG NGOAN
Vì các cơ quan chính quyền nói láo nên tiền hậu bất nhất và để lộ nhiều mâu thuẫn:
(1) Trong Quyết định số 2476/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 30.6.2008 ghi rằng ngày Linh mục Vũ Ngọc Bích ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước” là ngày 24.10.1961, và việc bàn giao trên là để “thực hiện Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số 73/TTg ngày 7.7.1962”.
Không lẻ việc ký kết được thực hiện trước để thi hành một thông tư có sau đó hay sao?
(2) Quyết định số 76/SQL-NĐ của Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội nói đã “giao đất cho Xí nghiệp Thảm Len Hà Nội sử dụng khu đất và nhà sẵn có trong khu vực Nhà thờ Nam Đồng Thái – Hà diện tích 16.296 m2” thì văn bản đó lại được ký ngày 30.1.1961. Như vậy Sở này đã giao đất cho Xí nghiệp Thảm Len Hà Nội đến gần 10 tháng trước khi Linh mục Bích “bàn giao” đất?
(3) Công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội lại nói “ngày 24.11.1961 Linh mục Bích đã bàn giao khu đất Thái Hà qua nhà nước quản lý”, tức bàn giao sau ngày ghi trong Quyết Định của UBND đến một tháng!
(4) Công văn lại ghi: “Linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý) đã bàn giao khu đất Thái Hà qua Nhà nước thống nhất quản lý.” Nhưng khu đất Thái Hà bao gồm cả nhà thờ, bệnh viện, dòng tu, vậy tại sao cho đến nay nhà thờ Thái Hà vẫn thuộc Dòng Chúa Cứu Thế?
Xem lại thì ngày 24.11.1961 thật ra là ngày chính phủ bắt các cơ sở tôn giáo phải kê khai tài sản của nhà thờ và các cơ sở tôn giáo. Các cơ sở tôn giáo chỉ làm tờ khai chứ không hề “hiến, tặng, bàn giao” gì cả!
(5) Chính quyền bảo căn cứ vào nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hiện nay, giáo xứ Thái Hà có diện tích phù hợp, đã được chính quyền các cấp tạo điều kiện xây dựng khu nhà 7 tầng trong khuôn viên khu vực Nhà thờ đủ để sinh hoạt. Nhưng hiện nay số giáo dân xung quanh đến dự lễ Chúa Nhật có khi lên đến 7.000 người, sân nhà thờ không có đủ chỗ để đứng chứ đừng nói vào trong nhà thờ.
Không chứng minh được Linh mục Vũ Ngọc Bích, người quản lý tài sản của DCCT ở Hà Nội đã “bàn giao” đất, nhà cầm quyền đã đưa ra luận điệu khác để cãi chày cãi cối:
“Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ và kết luận liên ngành ngày 3-5-2007, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết số 23 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý và chính sách cải tạo nhà XHCN trước ngày 1-7-1991 thì: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991”.
Từ những quy chiếu như trên, nhà cầm quyền kết luận: “Việc Linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn xin được giao lại khu đất do Công ty may Chiến Thắng đang quản lý sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết.”
Vấn đề căn bản ở đây là nhà cầm quyền không chứng minh được đã có văn bản trung thu khu đất của DCCT, trong đó có giáo xứ Thái Hà. Khi chưa có quyết định trưng thu, khu đất đó vẫn còn thuộc DCCT.
Không cãi lý được, hôm 27.8.2008, chính quyền - qua lệnh của Công An quận Đống Đa, cho biết Công An đang làm thủ tục khởi tố nhưng người đến cầu nguyện tại khu đất Thái Hà do Công ty Chiến Thắng chiếm dụng. Họ cho rằng linh mục và giáo dân vi phạm "tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" và "tội gây rối trật tự công cộng" theo Bộ Luật Hình Sự.
Sáng 27.8.2008, một số giáo dân đã nhận được giấy công an mời triệu tập điều tra. Người đầu tiên nhận được giấy đến Công An “làm việc” là ông Lê Quang Kiện. Đây là bắt đầu một chiến dịch mới đe dọa và khủng bố tinh thần giáo dân. Nhưng tất cả đều không sợ sệt trước bạo quyền, họ vẫn đến cầu nguyện và càng ngày càng có nhiều giáo dân từ xa đến để ủng hộ tinh thần. Còn các công an ngồi vạ vật chỗ này chỗ kia, tỏ ra mệt mỏi, rã rời.
CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT
Trước sự phản đối của giáo dân, một mặt nhà cầm quyền huy động lực lượng để đe doạ, một mặt cho các cơ quan truyền thông nhà nước tuyên truyền xảo trá để vu khống, và mặt khác, tìm cách chiêu dụ giáo dân. Sau đây là một vài cảnh cười ra nước mắt đã xẩy ra.
Hôm 19.8.2008 tại khu đất mà giáo xứ Thái Hà đang đòi lại, có nhiều công an, quan chức nhà nước một số giáo dân giả và công nhân giả của nhà may Chiến Thắng đến gây rối. Đài truyền hình Nhà Nước đã tới bầy trò phỏng vấn hay dàn cảnh rồi quay phim.
Một ông già từ trong đám đông đi ra đứng trước ông kính và tự xưng là người Công giáo. Một số giáo dân đứng chung quanh la lên: "Ông này không phải là giáo dân đâu!” Một vài người chỉ vào ông ta và nói "Không phải giáo dân!” Mấy đừa trẻ oà lên cười.
Một bà hỏi ông: "Ông là giáo dân, vậy ông tên thánh là gì?” Ông già này ú ớ: “Tôi tên thánh là... là...” Mấy thanh niên chỉ vào mặt ông nói: "Không được nói dối! Không được nói dối!” Mặt ông tái mét, lẩn vào đám đông, rồi chuồn đâu mất.
Một chuyện khác: Khi đến cầu nguyện tại khu đất bị chiếm, người ta nghe mấy bà nhỏ to tâm sự với nhau:
- Tối qua chúng nó ra gặp tôi.
Chúng nó là đứa nào?
- Hình như là cái thằng sếp của mấy chú an ninh thì phải.
- Nó đã làm gì bà?
- Nó không làm gì cả, nó chỉ ngon ngọt khuyên nhủ tôi. Nó hỏi tôi:
- U ngủ chưa?
Tôi hỏi lại:
- Ai đấy?
Nó trả lời:
- Con đây.
Tôi gắt giọng:
- Con là thằng nào?
Hắn trả lời:
- Con ở trên quận đây mà. Sao mà u phải tự làm khổ mình như thế này, hả u! Nhà cửa đoàng hoàng u chẳng ở, u lại ra đây nằm sương nằm gió thế này. Con cháu nó biết thì nó xót lắm, u ạ! Mà con thấy u thế này, con cũng không cầm lòng được. Thôi u ngủ hết tối nay thôi, u nhá. Mai u về nhà, cho con cháu đỡ lo, u ạ!
Tôi trả lời:
- Chẳng hiểu con thương u kiểu gì mà hôm kia con để lũ đầu gấu đẩy ngã cả cái thân già, trầy hết cả tay ra đây này.
Nó phân bua:
- Thật thế hả u? Vậy mà không thấy đứa cấp dưới nào báo cáo với con sự việc của u.
Tôi cười:
- Con chỉ được cái khéo nói…!!! U cũng thương các con lắm, nhất là mấy chú cấp dưới của con. Người ta ăn ốc, bắt chúng nó đổ vỏ! Tội chúng nó lắm, con ạ. Thực sự u cũng chẳng sung sướng gì mà ra đây ngủ, con ạ. Sở dĩ u phải ra đây, vì u ngủ ở nhà cũng không được ngon giấc, con ạ?
Hắn hỏi lại:
- Sao thế hả u?
Tôi lại cười tiếp:
- Trăng mới sao gì hả con! Mảnh đất của Chúa của Mẹ, vậy mà chúng nó đang tâm giành giật, chia chác hết sạch. Chúng nó làm thế, làm sao u có thể ngủ ở nhà ngon giấc được hả con!? Vả lại, Chúa và Mẹ đã ngự trị ở đây rồi, làm sao u có thể để Chúa, để Mẹ cô quạnh một thân một mình được, con ơi!
Cụ già kể đến đấy, mấy bà ngồi vây quanh đều cười phá lên.
Trong ngày 19.8.2008, Linh mục chính xứ Vũ Khởi Phụng cùng một số linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà đã đệ đơn lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Thông tin-Truyền thông và các cơ quan hữu quan để khiếu nại việc một số báo đài đã đưa tin sai lạc và vu khống.
Kể ra cũng phải thương hại cho những người làm truyền thông trong nước. Công việc của họ là viết tin hay bài “theo đơn đặt hàng”, tức là “nói láo ăn tiền”. Nói thật có khi bị mất giấy phép hành nghề hay đi tù. Hôm 1.8.2008, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của 4 nhà báo vì dám viết những sự thật về vụ PMU 18!
MỘT TỆ TRẠNG KHÔNG THỂ DUY TRÌ
Chuyện chiếm đất của dân hay mua với gía thấp rồi đem bán với giá cao để kiếm lời được coi như chủ trương của chính quyền các cấp, từ trung ương tới địa phương. Chính sách này đang làm phát sinh phong trào khiếu kiện nổi lên khắp nơi.
Vào tháng 7 vừa qua, các cơ quan truyền thông quốc tế đã lên tiếng báo động về một khu đất do quyền sở hữu của các nữ tu Dòng Thành Phaolô, tỉnh dòng Sài Gòn, đang dùng làm đất canh tác để nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em mồ côi và khuyết tật từ bao năm qua, nay chính quyền thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, ngang nhiên cướp bán cho nước ngoài làm sân chơi Golf. Một cuộc tranh đấu đang được phát động để bảo vệ quyền lợi của các trẻ không may mắn.
Dòng thánh Phaolô tại Vĩnh Long đã mua được một miếng đất làm tu viện và cô nhi viện từ năm 1874. Cơ sở này tọa lạc ở số 3 Nguyễn Trường Tộ, thị xã Vĩnh Long. Ngày 7.9.1977 chính quyền tỉnh đã bắt bớ, giam cầm các nữ tu và tịch thu tu viện. Các nữ tu khiếu nại, chính quyền tỉnh trả lời bằng luận điệu của đám răng đen mã tấu như sau: “Cô nhi viện đường Nguyễn Trường Tộ là một cơ sở xã hội của 1 giòng tu ngoại quốc và xây cất nên do nguồn viện trợ ngoại bang, là nơi đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam” . Vì thế, tỉnh không chịu trả. Sau đó tỉnh cho Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Vĩnh Long thuê trong 50 năm, để khai thác làm khách sạn 4 sao! Việc đòi lại bất động sản này cũng đang được tiến hành.
Bộ phim “Chạy án” do hãng Mỹ Vân Films phát hành ở trong nước cũng đã nói lên phần nào tệ nạn cướp đất của dân mà chính quyền buộc lòng phải nhìn nhận và cho viết thành phim.
Trước phong trào khiếu nại của dân oan, thay vì có biện pháp giải quyết công bằng và ngăn chận sự lạm dụng, chính quyền lại thành lập những toán dân oan giả cho trà trộn vào các nhóm dân oan thật để phát hiện và bắt những người giúp dân oan khiếu kiện!
PHẢI HỦY BỎ LUẬT MAN RỢ
Trong bài “Luật ăn cướp” phổ biến ngày 21.1.2008, chúng tôi có nói: Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luật Đất Đai của nhà cầm quyền CSVN đều thuộc vào loại mà tục dao pháp lý tiếng Latin gọi là “Lex barbara” , tức “Luật man rợ” . Chúng tôi gọi là “Luật ăn cướp” cho chính xác hơn. Tài sản của người dân, dùng luật biến thành tài sản của Đảng và đảng viên, nấp dưới danh nghĩa “thuộc sở hữu toàn dân” rồi tự do ban phát và bắt sở hữu chủ của nó phải trả tiền xử dụng... Không phải là luật man rợ hay luật ăn cướp thì là luật gì?
Trong bài này, chúng tôi cũng đã nêu lên những nguyên tắc căn bản mà các nhà làm luật phải tuân theo, chẳng hạn như “Luật là tiêu chuẩn của điều phải” (Lex est norma recti), “Luật chú ý đến sự công bằng” (Lex respicit aequitatem), v.v.
Ngày nay, Đảng CSVN không còn tiến xuống “xã hội chủ nghĩa” nữa mà đang tiến lên chủ nghĩa tư bản, tức tiến tới một xã hội văn minh, do đó cần phải sửa lại luật pháp cho phù hợp với xã hội văn minh hơn. Điều 17 của Hiến Pháp ngày 15.4.1992 là nguyên nhân của những sự bất công về đất đai hiện nay. Điều này quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ... đều thuộc sở hữu toàn dân” , tức thuộc quyền sở hữu của Đảng CSVN và đảng viên. Hiện nay, không có một nước văn minh trên thế giới duy trì một điều luật man rợ như thế. Đo đó: Chính quyền chẳng những không được quy chiếu những điều luật man rợ đó để đối kháng với người dân mà còn phải hủy bỏ nó. Người dân chẳng những có quyền mà còn có trách nhiệm phải tranh đấu để thúc buộc chính quyền phải hủy bỏ các luật man rợ đó.
Đừng nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang phát động một chiến dịch thu hồi lại các tài sản đã bị tước đoạt, nếu trả nơi này nơi khác sẽ đứng lên đòi, nên nhà nước phải tìm cách bác bỏ. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Trong bài “Con đường lựa chọn” phổ biến ngày 4.1.2008, chúng tôi có nói đến ba ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như sau:
Ưu tiên một: Vì là một giáo hội có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng nên ưu tiên số một của Giáo Hội là tiếp thu hoặc xây dựng thêm các cơ sở bác ái, từ các trại cùi, các viện mồ côi, các nhà nuôi dưỡng và giáo dục những người khuyết tật, các trạm y tế, các nhà giữ trẻ... để làm giảm bớt sự đau khổ của những người không may mắn và tạo cho họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mới đây, Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã có Công văn số 941/TGCP-CP ngày 2.7.2008 cho cơ quan Caritas Việt Nam hoạt động trở lại trên tất cả 26 giáo phận. Đó là một quyết định tốt.
Ưu tiên hai: Thu hồi lại dần các chủng viện để có cơ sở đào tạo linh mục là những cán bộ rao giảng Tin Mừng. Năm nay, chính quyền mới trả thêm tiểu chủng viện Thái Bình.
Ưu tiên ba: Tiếp thu hay xây dựng các cơ sở giáo dục mới ngay khi có thể để góp phần vào việc nâng cao đời sống đức trí và dân trí của người dân.
Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 2% dân tốt nghiệp trung học trở lên, trong khi đó, muốn trở thành một quốc gia phát triển phải có ít nhất 10% dân tốt nghiệp đại học. Chúng tôi không hiểu tại sao cho đến nay, nhà cầm quyền vẫn cố tình kềm hảm sự phát triển về giáo dục bằng cách không cho tư nhân tham gia vào lãnh vự này.
Trên đây là những chủ trương có lợi cho đất nước và sẽ góp phần đưa đất nước đi lên.
Trường hợp của giáo xứ Thái Hà hay Dòng Thánh Phaolồ ở Vĩnh Long... là trường hợp của địa phương. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mong muốn chính quyền địa phương và giáo hội địa phương thảo luận để tìm ra giải pháp hợp lý và công bằng. Hiện nay, các giáo hội địa phương cũng chỉ tranh đấu để đòi lại các cơ sở hoạt động tôn giáo và bác ái mà thôi. Đây là những nhu cầu mà chính quyền không thể không đáp ứng.
Bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice và Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Christopher Hill đã từng lên tiếng thúc giục Bắc Hàn và Miến Diện theo gương (example) Việt Nam vì cho rằng Đảng CSVN đã đoạn tuyệt với quá khứ. Nhưng trong thực tế, Đảng chỉ mới đoạn tuyệt với chủ trương “chống Mỹ cứu nước” để tiến qua “nhờ Mỹ cứu Đảng” mà thôi. Nhiều vấn đề căn bản lổi thời của thời đi xuống “xã hội chủ nghĩa” vẫn chưa được hủy bỏ, nhất là các luật man rợ. Bao lâu chưa dứt khoát với những thứ đã lổi thời này, đất nước không thể tiến tới một xã hội công bằng và giàu mạnh, và không thể hội nhập vào xã hội văn minh được.