Một giải pháp đối thoại cho vụ tranh chấp đất Thái Hà
Vụ tranh chấp đất đai của Giáo xứ Thái Hà lại một lần nữa giấy lên yêu cầu bức thiết cho một hệ thống truyền thông tự do và một hệ thống tòa án độc lập.
Trong khi truyền thông và tòa án độc lập vẫn là hàng ngoại xa xỉ tại Việt Nam thì chúng ta nên thử một giải pháp khả thi hơn: giải pháp đối thoại.
Chức năng của hệ thống truyền thông là phản ánh một cách khách quan các vấn đề nổi cộm trong xã hội, đưa ra các quan điểm đa chiều từ các bên liên quan. Thực hiện chức năng này hệ thống truyền thông đã tạo điều kiện cho các đương sự được tự do bộc bạch những nguyện vọng nhờ đó mà các phản ứng quá khích nảy sinh do sự ức chế tâm lý của các bên liên quan có thể được hóa giải.
Nhìn lại vụ Thái Hà, hệ thống truyền thông chính thống được cho là chưa thực sự phản ánh khách quan vấn đề tranh chấp. Hầu hết các trang tin đã “nhảy” ngay tới kết luận vụ Thái Hà là một vụ kích động dân chúng phá huỷ tài sản và gây rối trật tự công cộng. Đi quá xa hơn nữa, truyền thông chính thống đã bắt đầu gắn kết vụ tranh chấp với “diễn biến hòa bình”, “bị thế lực nước ngoài thù địch giật dây”. Sự liên tưởng vội vàng này khiến người dân mất phương hướng nhận định giữa một tranh chấp dân sự với một vấn đề chính trị rộng lớn. Đồng thời cũng tạo ra chia rẽ không đáng có trong xã hội, chia rẽ giữa người Thiên Chúa giáo với dân tộc, chia rẽ giữa người dân trong nước với người Việt hải ngoại, và chia rẽ giữa Việt Nam với phương tây, vì diễn biến hòa bình vẫn được người dân hiểu là sự phá hoại của thế giới tư bản Mỹ và phương Tây nhắm vào Việt Nam.
Vụ án hình sự mà phường Đống Đa khởi tố một vị linh mục và một số giáo dân một lần nữa lại đặt tòa án Việt Nam vào thế khó trả lời cho tính công bằng của vụ xử. Thông thường những tranh chấp giữa hai bên được phân xử bằng một bên thứ ba hoàn toàn độc lập. Trong khi đó hệ thống tòa án Việt Nam được biết là vẫn chịu sự quản lí của Đảng Cộng Sản. Chính vì thế kết quả của vụ xử linh mục và giáo dân Thái Hà trong tương lai có tác động rất lớn đến uy tín tòa án của đảng cầm quyền. Dầu sao những vụ án kiểu này lại làm dấy lên nhu cầu về một tòa án độc lập tách rời khỏi các đảng phái.
Thử đặt vụ án tranh chấp đất đai tại Thái Hà vào nội tình xã hội và quốc tế sẽ thấy nhà cầm quyền Hà Nội không phải là không nhức đầu trong việc xét sử vụ án này.
Trong nước, việc trưng thu và sử dụng thiếu rõ ràng các cơ sở tôn giáo là khá phổ biến cả nước. Chính vì thế mà trả một miếng đất này kéo theo phải trả miếng đất khác, trả cho tôn giáo này cũng có nghĩa là phải trả cho tôn giáo khác. Trong khi đó, nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện của nhà nước hiện đang tọa lạc trên các mảnh đất mà chủ quyền vốn thuộc các tôn giáo.
Xã hội Việt Nam gần đây đã có những chuyển biến tích cực theo hướng xã hội dân sự. Những chuyển biến này có thể được gia tốc và cũng có thể bị giảm tốc tùy thuộc vào sự rõ ràng và công bằng của kết quả xét sử vụ án hình sự mà phường Đống Đa khởi tố. Kéo theo đó cũng là những tác động lên quá trình cải cách hệ thống tòa án tại Việt Nam để rồi cuối cùng là tác động lên sự bình ổn xã hội cũng như niềm tin của người dân.
Đứng trên bình diện quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất khó xử vì đang bị áp lực của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ đe dọa đưa trở lại danh sách CPC (các nước cần quan tâm đặc biệt về chính sách tôn giáo). Việt Nam đang cố gắng thắt chặt quan hệ với Mỹ nhằm cân bằng cán cân chính trị với Trung Quốc, nên nếu thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam vào đầu tháng chín tới và đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC sẽ làm tổn hại đến quan hệ Việt – Mỹ, điều này chắc chắn Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay không hề mong muốn.
Bối cảnh phản ứng dây chuyền trong xã hội và những thách thức Việt Nam phải đối mặt hiện nay trên trường quốc tế khiến chính quyền Hà Nội cần phải cân nhắc nghiêm túc vụ tranh chấp tại khu đất Thái Hà. Bối cảnh phức tạp này một lần nữa cũng cho thấy sự bất lực và mặt trái của truyền thông một chiều và tòa án của một đảng. Mặt trái đó là, thay vì là phương tiện để người dân giãi bày và xả căng thẳng thì truyền thông và tòa án lại có thể làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội và tăng thêm xung đột xã hội. Chính vì thế vụ án hình sự cho các tu sĩ Thái Hà rất có thể trở thành vụ án hình sự cho cán bộ phường Đống Đa vì làm tổn hại đến tiến trình phát triển của quốc gia.
Vậy giải pháp nào cho vụ tranh chấp đất đai Thái Hà?
Giải pháp duy nhất cho vụ tranh chấp đất đai Thái Hà là giải pháp đối thoại, các bên cùng ngồi lại và lắng nghe nhau. Giải pháp đối thoại được cụ thể trước hết bằng việc chính quyền Hà Nội chấm dứt việc dùng truyền thông một chiều, điều này chỉ gây mất đoàn kết dân tộc, và phản tác dụng nếu sự thật không đúng như vậy. Thứ đến, công an quận Đống Đa ngưng việc khởi tố hình sự, ngưng các cuộc bắt bớ và đe dọa giáo dân, cũng như học sinh con em các giáo dân Thái hà. Tiếp đến chính quyền cần lập một ủy ban chuyên ngành để cùng dòng Chúa cứu thế giải quyết vấn đề thấu đáo theo nguyên tắc đối thoại. Và thực tế nhu cầu về một ủy ban toàn quốc bao gồm các bên liên quan để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai tôn giáo là rất cấp bách lúc này. Sự ra đời của ủy ban này (gồm các bên liên quan) có ý nghĩa to lớn cho sự ổn định xã hội trước mắt.
Vụ tranh chấp đất đai Thái Hà là một điển hình cho các tranh chấp đất đai đã âm ỉ từ lâu trên cả nước. Những tranh chấp này nảy sinh từ việc trưng thu không rõ ràng và sử dụng không hợp lý quỹ đất của các cá nhân và tổ chức tôn giáo. Sự bất ổn định xã hội trong suốt thời gian qua một phần là bởi các tranh chấp đất đai. Hy vọng chính quyền cộng sản Việt Nam có những suy tính khôn ngoan hơn trong việc hóa giải các xung đột. Kết quả của những giải pháp mà chính quyền đưa ra sẽ chứng minh khả năng sẵn sàng của Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa – một sân chơi mà muốn góp mặt và chiến thắng đòi hỏi người chơi ít nhất phải cùng đẳng cấp.
Vụ tranh chấp đất đai của Giáo xứ Thái Hà lại một lần nữa giấy lên yêu cầu bức thiết cho một hệ thống truyền thông tự do và một hệ thống tòa án độc lập.
Trong khi truyền thông và tòa án độc lập vẫn là hàng ngoại xa xỉ tại Việt Nam thì chúng ta nên thử một giải pháp khả thi hơn: giải pháp đối thoại.
Chức năng của hệ thống truyền thông là phản ánh một cách khách quan các vấn đề nổi cộm trong xã hội, đưa ra các quan điểm đa chiều từ các bên liên quan. Thực hiện chức năng này hệ thống truyền thông đã tạo điều kiện cho các đương sự được tự do bộc bạch những nguyện vọng nhờ đó mà các phản ứng quá khích nảy sinh do sự ức chế tâm lý của các bên liên quan có thể được hóa giải.
Nhìn lại vụ Thái Hà, hệ thống truyền thông chính thống được cho là chưa thực sự phản ánh khách quan vấn đề tranh chấp. Hầu hết các trang tin đã “nhảy” ngay tới kết luận vụ Thái Hà là một vụ kích động dân chúng phá huỷ tài sản và gây rối trật tự công cộng. Đi quá xa hơn nữa, truyền thông chính thống đã bắt đầu gắn kết vụ tranh chấp với “diễn biến hòa bình”, “bị thế lực nước ngoài thù địch giật dây”. Sự liên tưởng vội vàng này khiến người dân mất phương hướng nhận định giữa một tranh chấp dân sự với một vấn đề chính trị rộng lớn. Đồng thời cũng tạo ra chia rẽ không đáng có trong xã hội, chia rẽ giữa người Thiên Chúa giáo với dân tộc, chia rẽ giữa người dân trong nước với người Việt hải ngoại, và chia rẽ giữa Việt Nam với phương tây, vì diễn biến hòa bình vẫn được người dân hiểu là sự phá hoại của thế giới tư bản Mỹ và phương Tây nhắm vào Việt Nam.
Vụ án hình sự mà phường Đống Đa khởi tố một vị linh mục và một số giáo dân một lần nữa lại đặt tòa án Việt Nam vào thế khó trả lời cho tính công bằng của vụ xử. Thông thường những tranh chấp giữa hai bên được phân xử bằng một bên thứ ba hoàn toàn độc lập. Trong khi đó hệ thống tòa án Việt Nam được biết là vẫn chịu sự quản lí của Đảng Cộng Sản. Chính vì thế kết quả của vụ xử linh mục và giáo dân Thái Hà trong tương lai có tác động rất lớn đến uy tín tòa án của đảng cầm quyền. Dầu sao những vụ án kiểu này lại làm dấy lên nhu cầu về một tòa án độc lập tách rời khỏi các đảng phái.
Thử đặt vụ án tranh chấp đất đai tại Thái Hà vào nội tình xã hội và quốc tế sẽ thấy nhà cầm quyền Hà Nội không phải là không nhức đầu trong việc xét sử vụ án này.
Trong nước, việc trưng thu và sử dụng thiếu rõ ràng các cơ sở tôn giáo là khá phổ biến cả nước. Chính vì thế mà trả một miếng đất này kéo theo phải trả miếng đất khác, trả cho tôn giáo này cũng có nghĩa là phải trả cho tôn giáo khác. Trong khi đó, nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện của nhà nước hiện đang tọa lạc trên các mảnh đất mà chủ quyền vốn thuộc các tôn giáo.
Xã hội Việt Nam gần đây đã có những chuyển biến tích cực theo hướng xã hội dân sự. Những chuyển biến này có thể được gia tốc và cũng có thể bị giảm tốc tùy thuộc vào sự rõ ràng và công bằng của kết quả xét sử vụ án hình sự mà phường Đống Đa khởi tố. Kéo theo đó cũng là những tác động lên quá trình cải cách hệ thống tòa án tại Việt Nam để rồi cuối cùng là tác động lên sự bình ổn xã hội cũng như niềm tin của người dân.
Đứng trên bình diện quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất khó xử vì đang bị áp lực của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ đe dọa đưa trở lại danh sách CPC (các nước cần quan tâm đặc biệt về chính sách tôn giáo). Việt Nam đang cố gắng thắt chặt quan hệ với Mỹ nhằm cân bằng cán cân chính trị với Trung Quốc, nên nếu thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam vào đầu tháng chín tới và đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC sẽ làm tổn hại đến quan hệ Việt – Mỹ, điều này chắc chắn Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay không hề mong muốn.
Bối cảnh phản ứng dây chuyền trong xã hội và những thách thức Việt Nam phải đối mặt hiện nay trên trường quốc tế khiến chính quyền Hà Nội cần phải cân nhắc nghiêm túc vụ tranh chấp tại khu đất Thái Hà. Bối cảnh phức tạp này một lần nữa cũng cho thấy sự bất lực và mặt trái của truyền thông một chiều và tòa án của một đảng. Mặt trái đó là, thay vì là phương tiện để người dân giãi bày và xả căng thẳng thì truyền thông và tòa án lại có thể làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội và tăng thêm xung đột xã hội. Chính vì thế vụ án hình sự cho các tu sĩ Thái Hà rất có thể trở thành vụ án hình sự cho cán bộ phường Đống Đa vì làm tổn hại đến tiến trình phát triển của quốc gia.
Vậy giải pháp nào cho vụ tranh chấp đất đai Thái Hà?
Giải pháp duy nhất cho vụ tranh chấp đất đai Thái Hà là giải pháp đối thoại, các bên cùng ngồi lại và lắng nghe nhau. Giải pháp đối thoại được cụ thể trước hết bằng việc chính quyền Hà Nội chấm dứt việc dùng truyền thông một chiều, điều này chỉ gây mất đoàn kết dân tộc, và phản tác dụng nếu sự thật không đúng như vậy. Thứ đến, công an quận Đống Đa ngưng việc khởi tố hình sự, ngưng các cuộc bắt bớ và đe dọa giáo dân, cũng như học sinh con em các giáo dân Thái hà. Tiếp đến chính quyền cần lập một ủy ban chuyên ngành để cùng dòng Chúa cứu thế giải quyết vấn đề thấu đáo theo nguyên tắc đối thoại. Và thực tế nhu cầu về một ủy ban toàn quốc bao gồm các bên liên quan để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai tôn giáo là rất cấp bách lúc này. Sự ra đời của ủy ban này (gồm các bên liên quan) có ý nghĩa to lớn cho sự ổn định xã hội trước mắt.
Vụ tranh chấp đất đai Thái Hà là một điển hình cho các tranh chấp đất đai đã âm ỉ từ lâu trên cả nước. Những tranh chấp này nảy sinh từ việc trưng thu không rõ ràng và sử dụng không hợp lý quỹ đất của các cá nhân và tổ chức tôn giáo. Sự bất ổn định xã hội trong suốt thời gian qua một phần là bởi các tranh chấp đất đai. Hy vọng chính quyền cộng sản Việt Nam có những suy tính khôn ngoan hơn trong việc hóa giải các xung đột. Kết quả của những giải pháp mà chính quyền đưa ra sẽ chứng minh khả năng sẵn sàng của Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa – một sân chơi mà muốn góp mặt và chiến thắng đòi hỏi người chơi ít nhất phải cùng đẳng cấp.