Các nhà truyền giáo và kỹ nghệ tình dục (tiếp theo)
‘Con bạch tuộc’ độc hại và tởm gớm
Ngày 4 tháng Tư năm 2003, tại hội nghị Âu Châu về Bảo Vệ Trẻ Em Bị Lạm Dụng, Đức Ông Piero Monni, lúc ấy là Đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Tổ Chức Du Lịch Thế Giới, đã có bài tham luận trong đó, Ngài ví ngành du lịch tình dục như con ‘bạch tuộc’ độc hại và tởm gớm. Đức Ông Monni nhắc lại rằng trong Phúc Trình năm 1993 của Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO) về Các Bệnh Quốc Tế, ấu dâm (paedophilia), một đề tài được bàn tới trong chương nói về các sở thích tình dục, được định nghĩa là “một sở thích đối với trẻ em, thường ở tuổi dậy thì hay tiền dậy thì”. Tài liệu này giải thích thêm: để phạm một hành vi có thể gọi là ấu dâm, người phạm phải trên 16 tuổi và phải lớn hơn vị thành niên ít nhất 5 tuổi (WHO). Các hành vi này có thể là đồng tính, dị tính hay lưỡng tính. Các hành vi ấy có thể thực hiện qua quyến rũ, đe doạ hay tưởng thưởng. Chúng cũng có thể phát sinh từ sự thuận tình bề ngoài của vị thành niên nhất là khi vị thành niên đó vốn là người thiếu vắng âu yếm và do đó tìm được thoả mãn nơi người đã trưởng thành (WHO).
Đức Ông Monni cho rằng: Du khách tìm tình dục là người muốn làm tình với các vị thành niên và thường tổ chức các kỳ nghỉ hè vui chơi tại các quốc gia không những làm ngơ việc mãi dâm trẻ em mà còn quảng cáo để lôi cuốn du khách để kiếm ngoại tệ nữa. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn nữa là có những quốc gia, vì các phong tục truyền thống và tôn giáo vốn lỏng lẻo hơn đối với tác phong này, đang có khuynh hướng muốn hợp pháp hóa nó. Ngành du lịch tình dục nuôi sống thị trường mãi dâm vị thành niên và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các hãng du lịch, là các hãng chuyên lo cho các du khác đặc biệt này, từ quảng cáo (thường là ngụy trang, nhưng đôi khi cũng rõ ràng, hụych toẹt không che đậy), tới các ‘dịch vụ’ đưa đón, nơi đến, nơi ở khách sạn hay các cơ sở nhỏ hơn nhưng đầy đủ các ‘dịch vụ đặc biệt’”.
Trong bài tham luận trên, Đức Ông Monni có liệt kê các nơi đến chính của ngành du lịch tình dục (được định nghĩa như một “ngành kinh doanh”): tại Á Châu, là Phi Luật Tân, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ và Tích Lan; tại Châu Mỹ La Tinh, là Mễ Tây Cơ, Ba Tây, Venezuela; tại Phi Châu, là Kenya. Đức Ông cho hay: “Các chính sách vô lương tâm, sự tham lam kinh tế của giai cấp được ưu đãi tại địa phương, sự nghèo khổ của một số quốc gia và nỗi gian lao để sinh tồn của dân chúng đã tạo nên cái tủy, cái nền để hình thức nô dịch hóa mới mẻ này phát triển. Thêm vào đó, ta phải kể tới áp lực kinh tế về phía các nhà đầu tư ngoại quốc đối với khu vực du lịch tại các quốc gia đang mở mang và sự lôi cuốn của hàng tiêu dùng từng kích thích các nước đã kỹ nghệ hóa cao”.
Đức Ông Monni nói thêm: “Nếu Thái Lan, Căm Bốt và Miến Điện đang đầy rẫy các du khách thèm khát tình dục với vị thành niên, thì Phi Luật Tân cũng đang phải trả giá cho tính vô luân, phần lớn do gia tài nhận được từ người Nhật thời chiếm đóng trong thập niên 1940 và sau đó là người Mỹ. Các căn cứ quân sự hiện diện trên đất Phi trong Thế Chiến II đã trở thành các trung tâm phát triển ấu dâm nơi một dân tộc bị khốn khổ vì thiếu phát triển. Thái Lan cũng thế, trong thời chiến tranh Việt Nam, cũng đã đón tiếp hàng ngàn binh lính Bắc Mỹ, là những người đã để lại một ký ức đáng buồn về sở thích tình dục đối với các vị thành niên.
“Cần phải nói rằng ngày nay, bất hạnh thay, trong các khu vực có chiến tranh tại nhiều lục địa khác nhau, kể cả Âu Châu, không ít binh sĩ vô trách nhiệm đang góp phần mở rộng kỹ nghệ làm tình với vị thành niên. Tại Olangopo, một thị trấn thuộc Phi Luật Tân, dân số chỉ hơn 4,000 người một chút, không xa Manila bao nhiêu, nhưng việc mãi dâm vị thành niên hiện đạt đến mức hết sức bệnh hoạn. Không thể nào dạo quanh một đường phố nào đó mà lại không bị một vị thành niên cản đường để chào mời làm tình. Nếu tới Ba Tây, ta sẽ thấy Fortaleza, một thành phố lớn, một trung tâm lôi cuốn ấu dâm. Các nhóm ấu dâm cũng phát sinh từ Ý, có thể chỉ hoạ huần thôi, nhưng nhất định cũng có ý định gây hại cho sự trong trắng ngây thơ của trẻ em. Tại Mễ Tây Cơ, những anh chàng Mỹ giầu (gringos) kéo đến hàng lũ và tại các khu vực biên giới với Hoa Kỳ, các băng video diễn tả các hành vi bạo loạn tình dục với vị thành niên được sản xuất với mức kỹ nghệ tại nhiều trung tâm sản xuất phim ảnh địa phương”.
“Kỹ nghệ mua vui”
Cơ quan Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch tình dục là “ngành du lịch được tổ chức do các người điều hành các chuyến du lịch cho người khác. Họ dùng các cơ cấu và hệ thống của mình với ý định
chủ yếu là giúp đỡ các du khách kia có được các liên hệ tình dục với người địa phương” (Quy luật Đạo đức trong Ngành Du lịch Thế giới). Theo Liên Hiệp Quốc, loại du lịch này đưa lại các hậu quả xã hội và văn hóa cho cả nước đi lẫn nước tới, nhất là trong các hoàn cảnh trong đó sự bất bình đẳng về giới tính, tuổi tác, điều kiện xã hội và kinh tế của cư dân thuộc các trung tâm du lịch bị khai thác.
Ở một số nơi trên thế giới, ngành du lịch tình dục trở thành một hiện tượng tiêu thụ hàng loạt (mass consumption). Á Châu, Đông Âu và Châu Mỹ La Tinh là một số khu vực trong đó việc mua và bán thân xác con người cho mục tiêu tình dục đã trở thành ngành kinh doanh to lớn. Ở tâm điểm việc mua bán này chính là phụ nữ và trẻ em, phần lớn là các bé gái, những người yếu đuối, không ai che chở, nghèo khổ, trở thành mồi ngon cho thú tính một số đàn ông tây phương. Ngành du lịch tình dục là một lạm dụng tình dục của những du khách đàn ông hay đàn bà đối với những con người kém thế hơn mình về xã hội và kinh tế, những con người hầu hết là vị thành niên, sẵn sàng trao đổi thân xác mình, không nhất thiết để lấy tiền mà là để nhận được chút hàng hóa nào đó hay một lối sống nào đó mà nếu không dùng phương tiện này họ không bao giờ với tới được.
Việc thực hành ngành du lịch tình dục này dựa trên quan điểm lệch lạc coi một số quốc gia nghèo nàn như những nơi người ta được tự do tuyệt đối và được hoàn toàn miễn chuẩn khi thực hành những điều như làm tình với vị thành niên hay sử dụng bạo lực trong các liên hệ tình dục với đàn bà, đàn ông, người đổi phái tính, trẻ em và thiếu niên, vốn là những hành vi khó có thể thực hành tại các xứ giầu có hơn. Với cái nhìn lệch lạc như thế, những người đàn ông và đàn bà tây phương lên đường đi tìm những nơi họ nghĩ họ có thể phạm các hành vi tội ác nghiêm trọng mà hoàn toàn bảo đảm không bị truy tố, và là những nơi họ có thể kiếm được hàng trăm ngàn con gái, con trai, thiếu niên, người đổi phái tính, đàn ông và đàn bà thiếu thốn hay đang lao đao về xúc cảm sẵn sàng thoả mãn thú tính của họ.
Vì dựa trên việc khai thác những con người yếu đuối nhất, không thể tự quyết định được chính số phận mình, nên du lịch tình dục hiện là một tội ác và phải bị coi như thế trong luật lệ của nhiều quốc gia kể cả Ý và Ba tây.
Một yếu tố khác từng góp phần làm tăng gia hiện tượng du lịch tình dục và phát triển việc mãi dâm trẻ em là Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến đã tạo ra khá nhiều căn cứ quân sự tại một số quốc gia Á Châu như Việt Nam, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân và Okinawa; lúc kết thúc cuộc chiến ấy, người ta ước lượng Sài Gòn có đến 500,000 người mãi dâm. Các căn cứ quân sự kia đã làm nhiều thành phố Á Châu lớn mạnh và còn tạo ra nhiều thành phố mới cũng như những nơi công cộng để cung cấp người bán dâm. Các bé gái và thiếu niên cũng có thể trở thành nạn nhân của thị trường tình dục cho các lực lượng gìn giữ hòa bình nữa. Như ở Mozambique chẳng hạn, sau khi ký thỏa ước hòa bình năm 1992, việc mãi dâm các cô gái từ 12 tới 18 tuổi đã được chính bộ chỉ huy lực lượng LHQ tại Mozambique (ONUMOZ) đứng ra tổ chức. Việc ấy đã bị tố cáo trong một phúc trình tựa là “Các Hậu Quả của Cuộc Tranh Chấp Vũ Trang đối với Trẻ Em và Thiếu Niên” do Graca Machel soạn thảo theo lời yêu cầu của ông Boutros Ghali, lúc ấy là Tổng Thư Ký LHQ. Phúc trình này được đệ trình cho Phiên Họp Khoáng Đại của LHQ vào tháng Tám năm 1996. Để chuẩn bị cho phúc trình Machel, 12 cuộc nghiên cứu về việc lạm dụng tình dục vị thành niên trong các tranh chấp vũ trang đã được thực hiện tại 12 quốc gia; kết quả cho thấy tại 6 trong các quốc gia được nghiên cứu này, sự hiện diện của các lực lượng gìn giữ hòa bình có liên hệ tới việc gia tăng nạn mãi dâm các vị thành niên.
Theo một Phúc trình Graca Machel mới được cập nhật hóa gần đây, được trình bầy ở New York vào tháng Mười Hai năm 2007, người ta thấy tác động của chiến tranh đối với trẻ em trong thập niên qua tàn bạo hơn bao giờ hết: chúng là nạn nhân các vụ tấn công vào trường học, bị bắt cóc và bị cưỡng bức phải đi lính, hay làm nô lệ tình dục, hoặc sống trong các điều kiện tôi đòi. Trong các vùng chiến tranh, các đe dọa đối với trẻ em càng gia tăng hơn nữa do sự kiện bạo lực giờ đây đánh thẳng vào nguồn che chở các em, đó là các bậc phụ huynh. Ann Veneman, tổng giám đốc UNICEF cho hay: “Nỗi nguy hiểm của trẻ em bị vây khốn trong chiến tranh tiếp tục gia tăng mỗi ngày. Chúng không còn phải là nạn nhân của lửa đạn nữa, nhưng càng ngày càng trở thành mục tiêu tiền định cho bạo lực, cho lạm dụng và khai thác, mặc tình để hàng trăm các nhóm vũ trang hành khổ, những nhóm chuyên xách nhiễu thường dân”. Phúc trình mới này cũng cho thấy nhiều tiến bộ thực hiện được trong lãnh vực ngăn ngừa việc tuyển dụng các binh lính trẻ em, tổ chức việc giải ngũ và tái hội nhập các em vào xã hội. Các can thiệp phối hợp của cộng đồng quốc tế cũng đem lại nhiều thành quả trong cuộc chiến đấu chống lại bạo lực tình dục. Trong lãnh vực này, ta có thể kể một số thành quả quan trọng như sau: phía các toà án quốc tế đã đưa ra các biện pháp tài phán sơ khởi, Hội đồng Bảo an LHQ đã cam kết theo dõi việc ban hành cũng như chấp nhận các đạo luật và các tiêu chuẩn quốc tế mới. Trong số ấy, phải kể tới Nghị Định Thư Nhiệm Ý đối với Công Ước Quyền Trẻ Em và Việc Can Dự của Trẻ Em vào Các Cuộc Tranh Chấp Vũ Trang, và việc chấp nhận Các Nguyên Tắc Paris để Ngăn Ngừa Việc Tuyển Dụng và Sử Dụng Trái Phép Trẻ Em vào Chiến Tranh. Phúc trình mới cũng đưa ra một số đề nghị cụ thể cho mười năm sắp tới, bao gồm việc kêu gọi các nước hội viên và xã hội dân sự nói chung hãy che chở các trẻ em hiện đang sống tại ít nhất 50 vùng có chiến tranh trên khắp thế giới, và các trẻ em đang gặp khó khăn để sinh tồn tại các xứ vừa chấm dứt chiến tranh.
Các trẻ em gái trai trong thị trường tình dục
Theo bản phúc trình Chấm Dứt Nạn Mãi Dâm, Nạn Khiêu Dâm và Buôn Bán Trẻ Em (ECPAT) do ba trường đại học Ý là Parma, Modena và Reggio Emilia phối hợp soạn thảo, thì hiện tượng trên khá phổ biến và đặc biệt có liên hệ tới các nước sau đây: Bangladesh, Lào, Căm Bốt, Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka, Đài Loan, Ân Độ, Ba Tây, Colombia, Phi Luật Tân, Cộng Hòa Dominique, Ukraine, Bảo Gia Lợi và một số quốc gia Châu Phi. Một số vùng hay thành phố trở thành các địa điểm nổi tiếng cho ngành du lịch tình dục và nhiều vùng hay thành phố đó trùng hợp với các vùng mãi dâm ở Amsterdam, Hòa Lan, ở Băng Cốc và Phủ Kiệt, Thái Lan và Angeles, thuộc tỉnh Pampanga của Phi Luật Tân, địa điểm đặt căn cứ quân sự đầu tiên của Mỹ tại nước này.
Tuy nhiên, phổ biến hơn cả nạn mãi dâm trẻ em là hiện tượng buôn bán người, bất chấp sự kiện này: trên phương diện luật lệ, chính phủ nào cũng bắt buộc phải che chở trẻ em khỏi bị khai thác và lạm dụng tình dục. Nguyên tắc này đã được công bố trong mọi công ước và khuyến cáo quốc tế. Như Công Ước Quyền Trẻ Em, điều 24, nói rằng: “Trách nhiệm các chính phủ là bảo vệ trẻ em khỏi bất cứ hình thức khai thác và lạm dụng tình dục nào”. Điều 35 dự liệu rằng trách nhiệm các chính phủ bao gồm việc ngăn ngừa nạn bắt cóc, bán hay trao đổi trẻ em vì bất cứ lý do nào hay dưới bất cứ hình thức nào. Cùng những cam kết ấy đã được lặp lại trong Nghị định Thư Nhiệm Ý đối với Công Ước về Buôn Bán Trẻ Em và Mãi Dâm và Khiêu Dâm Trẻ Em ban hành tháng Sáu năm 2000. Chúng tôi cũng xin nhắc tới một số chương trình của LHQ: Chương Trình Hành Động năm 1992 để Ngăn Ngừa Việc Buôn Bán Trẻ Em cũng như Việc Mãi Dâm và Khiêu Dâm Trẻ Em, và Chương Trình Hành Động năm 1996 để Ngăn Ngừa Việc Buôn Bán, Khai Thác Người và Việc Mãi Dâm.
Theo các tín liệu do ECPAT và các trường đại học Ý đã nhắc trên đây thu thập, 90-95% các du khách tình dục là đàn ông trong hạn tuổi từ 20 tới 40, thuộc đủ mọi giai cấp xã hội khác nhau.
Một trong các nơi được du khách tình dục thăm viếng nhất là thành phố Fortaleza, thuộc đông nam Ba Tây. Trong khoảng thời gian từ tháng Mười Hai năm 2004 tới tháng Giêng năm 2005, số du khách Ba Tây cũng như ngoại quốc tại thành phố này cao hơn năm trước tới 13.5%. Phần lớn việc gia tăng này là do 40% gia tăng con số du khách ngoại quốc đến từ Bồ Đào Nha, Ý, Đức và Mỹ. Phân tích các yếu tố lôi cuốn du khách tới Fortaleza, người ta thấy trong nhiều năm qua, thành phố này sở dĩ phát triển được là nhờ các chào mời làm tình rẻ tiền dành cho du khách của nó, vé máy bay hạ, khách sạn rẻ và những gói nghỉ hè “bao hàm mọi sự”. Hiện tượng này cũng đã được nhắc tới trong các cuộc điều tra của một ủy ban quốc hội và nhiều tổ chức nghiên cứu khác. Những cuộc điều tra này cho thấy nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là việc bị xã hội cho ra rìa, kinh tế khó khăn, nạn đói và các sáng kiến vô lương tâm của giới kinh doanh nước ngoài, các khách sạn, các làng du lịch, các quán ăn…Tại Ba Tây, người ta thấy hiện tượng này trong các khu vực du lịch chính như Rio, Salvador, Recife, Foz do Iguacu, Natal, Manaus nhưng đặc biệt là Fortaleza. Theo Văn Phòng Đặc Biệt của Tổng Thống về Nhân Quyền, 22 thị trấn thuộc Rio Grande do Norte được liệt kê trong danh sách 937 thị trấn của cả nước có nạn khai thác vị thành niên về phương diện tình dục để kiếm lời. Kiểu nói này có ý chỉ việc buôn bán trên thị trường quốc tế các vị thành niên để đẩy họ vào các hệ thống mãi dâm; khai thác các thiếu niên trong các câu lạc bộ tư nhân; sử dụng vị thành niên vào việc sản xuất phim ảnh khiêu dâm. Tại Rio Grande do Norte, tội ác liệt kê sau cùng như trên đã xẩy ra hầu như duy nhất ngay chính hay chung quanh khu vực Natal và ở một số địa điểm duyên hải khác. Tuy nhiên, nhiều thiếu niên dính dáng vào ngành du lịch tình dục này xuất thân từ các vùng xâu hơn trong nội địa nơi các em bị khai thác trong các câu lạc bộ địa phương hay trong các xuất phẩm khiêu dâm.
Năm 2005, tại Bảo Gia Lợi, tờ tuần san cả nước tên là Politika từng tố giác rằng thành phố Petrich, vốn nổi tiếng về ngành du lịch tình dục, nay có được đồng nghiệp nữa là thành phố Sandaski, một thành phố chỉ có khoảng 30,000 dân nhưng ít nhất chứa đến 2 ngàn người bán dâm.
Theo Cơ Quan Quyền Trẻ Em ở Ấn Độ, hàng trăm trẻ em bị khai thác để thoả mãn thú tính của những anh chàng ấu dâm mà chủ yếu đều là du khách nước ngoài đến Goa du lịch. Những tên ấu dâm này một là trực tiếp liên hệ với đứa trẻ hai là sử dụng các trung gian tại địa phương. Ở Châu Phi, Kenya là một trong những địa điểm được ngành du lịch tình dục lui tới nhiều nhất. Theo một cuộc thăm dò của UNICEF và chính phủ Kenya, tiến hành tại quận Diani, đông nam Malindi vào tháng Mười năm 2005, ở Kilifi và Mombasa giữa tháng Mười Một và tại Kwale vào tháng Ba năm 2006, thì khoảng 50% khách hàng lạm dụng trẻ em là đàn ông Âu Châu. Đàng khác, cuộc thăm dò này cũng cho thấy tại các thị trấn duyên hải như Mombasa, Kilifi, Malindi và Kwale, khoảng 15,000 hay 30% con gái cỡ tuổi từ 12 tới 18 thỉnh thoảng có hành nghề mãi dâm. Các khách hàng sộp của họ là Ý (18%), Đức (14%) và Thụy Sĩ (12%), sau đó là các du khách Uganda, Tanzania, Anh, Saudi Arabia và chính Kenya. Đối với UNICEF, một trong các khía cạnh nghiêm trọng hơn cả là nói chung, hiện tượng này được công luận chấp nhận. Điều ấy có nghĩa đứa trẻ nào ở Kenya cũng gặp nguy hiểm cả. Hơn 75% những người chủ yếu được hỏi để cung cấp tín liệu (phần lớn là các công nhân ngành du lịch và các đại diện kinh doanh) đều coi ngành du lịch tình dục với trẻ em một là chuyện bình thường hai là có thể khoan dung được, thậm chí còn có thể chấp nhận hoàn toàn được; chỉ khoảng 20% coi điều ấy là vô luân mà thôi.
Theo các phúc trình, việc buôn bán tình dục hiện đang liên can tới 80,000 người Ý (tuổi trung bình là 27). Sau Kenya, các nước nổi tiếng nhất là Cộng Hòa Dominique và Colombia. Các bé gái bị khai thác thường thuộc lớp tuổi từ 11 tới 15 trong khi các bé trai thuộc cỡ tuổi từ 13 tới 18. Những vụ làm tình này thường được quay phim và tải lên Internet. Các khách hàng của ngành du lịch tình dục dành cho phụ nữ thường tới Kenya, Gambia, Senegal, Cuba, Ba Tây và Colombia.
Phỏng vấn Marco Scarpati, chủ tịch ECPAT của Ý
Chấm dứt Mãi dâm, Khiêu dâm và Buôn bán Trẻ em
Về phần mình, ECPAT không hề thụ động: tại các nước có vấn đề, cơ quan này có những chương trình hợp tác và nhiều trung tâm phục hồi, trung tâm mới nhất vừa được mở tại Bảo Gia Lợi, nơi “có những em được đem tới cho chúng tôi trước đây từng tiếp cả hơn 6,000 khách hàng một năm”, chương trình huấn luyện hỗn hợp cho cảnh sát Ý và cảnh sát của nhiều nước khác, chiến dịch ngăn ngừa “vì tuổi cho du khách làm tình đã giảm đi cách đáng kể, nên ở đây ngăn ngừa phải bắt đầu với tuổi thiếu niên”. Nhưng tại sao lại là Ý? Là vì Ý vốn là xứ nguyên gốc của nhiều kẻ săn tình dục, và đồng thời cũng là nước đứng hàng đầu trong chiến dịch chống lại tội ác này. Scarpati cho hay: “Về tài trợ của chính phủ, chúng tôi đứng đầu danh sách Âu Châu và thế giới. Từ năm 2000, chúng tôi đã đưa ra nhiều cam kết như thế”. Dự tính sắp tới sẽ là Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Ba Chống Khai Thác Tình Dục Trẻ Em và Thiếu Niên được ECPAT, UNICEF và Các Tổ Chức Phi Chính Phủ đứng ra tổ chức trước ngày Kỷ Niệm lần thứ 20 Công Ước Quyền Trẻ Em, địa điểm: Rio de Janeiro.
ECPAT là một hệ thống quốc tế gồm nhiều tổ chức cùng hợp tác với nhau để hủy diệt tận gốc việc mãi dâm, khiêu dâm và buôn bán vị thành niên cho mục đích tình dục. Hệ thống này khởi đầu tại Thái Lan năm 1991 để chống lại hiện tượng gia tăng đầy lo ngại trong việc mãi dâm trẻ em và trong việc dùng du lịch để khuếch trương tệ nạn trên. Hệ thống này làm việc mật thiết với các tổ chức phi chính phủ, cơ quan UNICEF và cơ quan ILO. Nó cộng tác với lực lượng cảnh sát tại các nước nguyên gốc của trẻ em và với cảnh sát quốc tế Interpol. Nó cũng làm việc với kỹ nghệ du lịch để chiến đấu chống lại ngành du lịch tình dục vốn bóc lột trẻ em. Nó gây áp lực với nhà cầm quyền địa phương để họ chấp nhận các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bất cứ hình thức lạm dụng tình dục nào. Nó nhận diện và tố cáo hoạt động của những người bóc lột tại Ý và tại các nơi khác. Nó tham gia vận động (lobbying) để các đạo luật được thông qua hay cải thiện các đạo luật hiện hữu nhằm bảo vệ trẻ em hữu hiệu hơn. Nó làm việc với các thầy cô và học sinh để họ chịu học hỏi về nhân quyền; về sự bất quân bình giữa bắc và nam; về du lịch có trách nhiệm, tức biết tôn trọng nhân phẩm người khác. Nó theo dõi truyền thông và Internet để chống lại việc dùng trẻ em trong việc sản xuất các sản phẩm khiêu dâm. Ngày nay, ECPAT là hệ thống quốc tế rộng rãi nhất trong cuộc chiến chống lại việc khai thác tình dục vị thành niên: trong ngành du lịch tình dục sử dụng trẻ em; trong việc mãi dâm và buôn bán trẻ em cho mục tiêu khai thác tình dục; trong báo chí phim ảnh khiêu dâm trẻ nhỏ.
Thưa ông Scarpati, nếu ông phải ước lượng, thì hiện nay trên thế giới đang có bao nhiêu trẻ em bị khai thác cho ngành du lịch tình dục?
Trước nhất, tôi phải nói ngay tôi không thích ước lượng. Ước lượng không làm tôi mấy thích. Tôi không có ý niệm về con số. Tôi coi sự ước lượng của Liên Hiệp Quốc về con số 2.5 triệu là quá đáng. Tuy nhiên, cần phải nói rằng hiện tượng này hiện không thuyên giảm chút nào, ngược lại nó đã và đang tiếp tục lớn mạnh trong mấy năm gần đây. Rất nhiều người du hành thế giới chỉ để tìm kiếm các vị thành niên… Khai thác tình dục các vị thành niên là vô luân, vì những người giầu có phương tây lạm dụng trẻ em để phục vụ cho khoái cảm tình dục của mình, nhưng ta nên nói rằng những người đi tìm trẻ em để lạm dụng ấy đã đi tới những nơi mà trẻ em vốn đã bị những tay anh chị địa phương khai thác rồi. Có những nơi được tạo ra cách chuyên biệt. Tôi nghĩ tới những khu mãi dâm tại nhiều thành phố Á Châu nơi các ‘đối tượng’ để thoả mãn tình dục bị đem ra bán, nơi thân xác và những con người bị đem ra bán, bất cứ điều gì người Âu Châu muốn cũng đều bị đem ra bán cả.
Xin trở lại với các ước lượng. Tổ chức của ông từng đưa ra các con số liên quan tới những người Ý đi du lịch thế giới để thoả mãn tình dục, họ ước lượng là 80,000 người, con số cao nhất ở Âu Châu, một con số gây kinh hãi. Ông nghĩ có nên tin con số ấy không?
Tôi sợ là có.
Đây là một việc kinh doanh lớn lao.
Và đó là vấn đề. Mục đích hoạt động của chúng tôi là làm mọi người ý thức được rằng con số người tham dự ấy hết sức lớn lao. Chúng ta đang nói tới ngành kinh doanh to lớn với lợi nhuận thật cao. Nếu thị trường trẻ em không hấp dẫn về phương diện lợi nhuận đến thế thì nó đã không hiện hữu. Cho nên chìa khóa để chấm dứt nó phải là chấm dứt yêu cầu.
Những người đó dùng phương tiện nào, họ tổ chức hoạt động của họ ra sao?
Họ có Internet, một phương tiện vô địch. Trên Internet, họ thấy đủ mọi chuyện được tổ chức đâu ra đấy kể cả giá cả và hợp đồng mua bán.
Có thể làm gì để chống lại sự ác này?
Một cách có lẽ là không cho các khách hàng lên đường, ngăn cản không cho họ tới các nước đang thực hành hành ngành du lịch tình dục. Cách nữa có lẽ là can thiệp để cải thiện nền kinh tế của những nước có ngành du lịch ấy và đưa ra các phương tiện nghiêm chỉnh để ngăn ngừa, để dạy trẻ em và huấn luyện các lực lượng cảnh sát địa phương để họ canh chừng hiện tượng và dẹp bỏ các tội ác do nó gây ra. Có lẽ cũng nên nhậy cảm hóa và nhờ các công nhân trong các ngành du lịch khác canh chừng như các tài xế taxi, các hướng dẫn viên du lịch, các khách sạn v.v…và cố gắng bảo đảm để các du khách không bị chào mời loại sinh hoạt ấy.
Những nước nào can dự vào hiện tượng này?
Nhanh hơn có lẽ tôi nên liệt kê các nước không can dự vào hiện tượng này vì hiện tượng này nay đã trở nên một hiện tượng hoàn cầu. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, các nước can dự là Thái Lan,Việt Nam, Căm Bốt, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, A Phú Hãn, Ai Cập, Senegal, Nam Phi, Kenya (nơi người Ý rất ưa thích), Cuba (nước đang cố gắng che dấu vấn đề), Ba Tây, Peru. Cũng còn những nơi ít ai có ghể tưởng tượng được. Cách nay không lâu, ECPAT Ý đã được thông báo có những tay tổ chức các chuyến du lịch tình dục dưới danh nghĩa “Vui Chơi Câu Cá và Săn Bắn” tại Mông Cổ.
‘Con bạch tuộc’ độc hại và tởm gớm
Ngày 4 tháng Tư năm 2003, tại hội nghị Âu Châu về Bảo Vệ Trẻ Em Bị Lạm Dụng, Đức Ông Piero Monni, lúc ấy là Đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Tổ Chức Du Lịch Thế Giới, đã có bài tham luận trong đó, Ngài ví ngành du lịch tình dục như con ‘bạch tuộc’ độc hại và tởm gớm. Đức Ông Monni nhắc lại rằng trong Phúc Trình năm 1993 của Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO) về Các Bệnh Quốc Tế, ấu dâm (paedophilia), một đề tài được bàn tới trong chương nói về các sở thích tình dục, được định nghĩa là “một sở thích đối với trẻ em, thường ở tuổi dậy thì hay tiền dậy thì”. Tài liệu này giải thích thêm: để phạm một hành vi có thể gọi là ấu dâm, người phạm phải trên 16 tuổi và phải lớn hơn vị thành niên ít nhất 5 tuổi (WHO). Các hành vi này có thể là đồng tính, dị tính hay lưỡng tính. Các hành vi ấy có thể thực hiện qua quyến rũ, đe doạ hay tưởng thưởng. Chúng cũng có thể phát sinh từ sự thuận tình bề ngoài của vị thành niên nhất là khi vị thành niên đó vốn là người thiếu vắng âu yếm và do đó tìm được thoả mãn nơi người đã trưởng thành (WHO).
Đức Ông Monni cho rằng: Du khách tìm tình dục là người muốn làm tình với các vị thành niên và thường tổ chức các kỳ nghỉ hè vui chơi tại các quốc gia không những làm ngơ việc mãi dâm trẻ em mà còn quảng cáo để lôi cuốn du khách để kiếm ngoại tệ nữa. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn nữa là có những quốc gia, vì các phong tục truyền thống và tôn giáo vốn lỏng lẻo hơn đối với tác phong này, đang có khuynh hướng muốn hợp pháp hóa nó. Ngành du lịch tình dục nuôi sống thị trường mãi dâm vị thành niên và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các hãng du lịch, là các hãng chuyên lo cho các du khác đặc biệt này, từ quảng cáo (thường là ngụy trang, nhưng đôi khi cũng rõ ràng, hụych toẹt không che đậy), tới các ‘dịch vụ’ đưa đón, nơi đến, nơi ở khách sạn hay các cơ sở nhỏ hơn nhưng đầy đủ các ‘dịch vụ đặc biệt’”.
Trong bài tham luận trên, Đức Ông Monni có liệt kê các nơi đến chính của ngành du lịch tình dục (được định nghĩa như một “ngành kinh doanh”): tại Á Châu, là Phi Luật Tân, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ và Tích Lan; tại Châu Mỹ La Tinh, là Mễ Tây Cơ, Ba Tây, Venezuela; tại Phi Châu, là Kenya. Đức Ông cho hay: “Các chính sách vô lương tâm, sự tham lam kinh tế của giai cấp được ưu đãi tại địa phương, sự nghèo khổ của một số quốc gia và nỗi gian lao để sinh tồn của dân chúng đã tạo nên cái tủy, cái nền để hình thức nô dịch hóa mới mẻ này phát triển. Thêm vào đó, ta phải kể tới áp lực kinh tế về phía các nhà đầu tư ngoại quốc đối với khu vực du lịch tại các quốc gia đang mở mang và sự lôi cuốn của hàng tiêu dùng từng kích thích các nước đã kỹ nghệ hóa cao”.
Đức Ông Monni nói thêm: “Nếu Thái Lan, Căm Bốt và Miến Điện đang đầy rẫy các du khách thèm khát tình dục với vị thành niên, thì Phi Luật Tân cũng đang phải trả giá cho tính vô luân, phần lớn do gia tài nhận được từ người Nhật thời chiếm đóng trong thập niên 1940 và sau đó là người Mỹ. Các căn cứ quân sự hiện diện trên đất Phi trong Thế Chiến II đã trở thành các trung tâm phát triển ấu dâm nơi một dân tộc bị khốn khổ vì thiếu phát triển. Thái Lan cũng thế, trong thời chiến tranh Việt Nam, cũng đã đón tiếp hàng ngàn binh lính Bắc Mỹ, là những người đã để lại một ký ức đáng buồn về sở thích tình dục đối với các vị thành niên.
“Cần phải nói rằng ngày nay, bất hạnh thay, trong các khu vực có chiến tranh tại nhiều lục địa khác nhau, kể cả Âu Châu, không ít binh sĩ vô trách nhiệm đang góp phần mở rộng kỹ nghệ làm tình với vị thành niên. Tại Olangopo, một thị trấn thuộc Phi Luật Tân, dân số chỉ hơn 4,000 người một chút, không xa Manila bao nhiêu, nhưng việc mãi dâm vị thành niên hiện đạt đến mức hết sức bệnh hoạn. Không thể nào dạo quanh một đường phố nào đó mà lại không bị một vị thành niên cản đường để chào mời làm tình. Nếu tới Ba Tây, ta sẽ thấy Fortaleza, một thành phố lớn, một trung tâm lôi cuốn ấu dâm. Các nhóm ấu dâm cũng phát sinh từ Ý, có thể chỉ hoạ huần thôi, nhưng nhất định cũng có ý định gây hại cho sự trong trắng ngây thơ của trẻ em. Tại Mễ Tây Cơ, những anh chàng Mỹ giầu (gringos) kéo đến hàng lũ và tại các khu vực biên giới với Hoa Kỳ, các băng video diễn tả các hành vi bạo loạn tình dục với vị thành niên được sản xuất với mức kỹ nghệ tại nhiều trung tâm sản xuất phim ảnh địa phương”.
“Kỹ nghệ mua vui”
Cơ quan Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch tình dục là “ngành du lịch được tổ chức do các người điều hành các chuyến du lịch cho người khác. Họ dùng các cơ cấu và hệ thống của mình với ý định
chủ yếu là giúp đỡ các du khách kia có được các liên hệ tình dục với người địa phương” (Quy luật Đạo đức trong Ngành Du lịch Thế giới). Theo Liên Hiệp Quốc, loại du lịch này đưa lại các hậu quả xã hội và văn hóa cho cả nước đi lẫn nước tới, nhất là trong các hoàn cảnh trong đó sự bất bình đẳng về giới tính, tuổi tác, điều kiện xã hội và kinh tế của cư dân thuộc các trung tâm du lịch bị khai thác.
Ở một số nơi trên thế giới, ngành du lịch tình dục trở thành một hiện tượng tiêu thụ hàng loạt (mass consumption). Á Châu, Đông Âu và Châu Mỹ La Tinh là một số khu vực trong đó việc mua và bán thân xác con người cho mục tiêu tình dục đã trở thành ngành kinh doanh to lớn. Ở tâm điểm việc mua bán này chính là phụ nữ và trẻ em, phần lớn là các bé gái, những người yếu đuối, không ai che chở, nghèo khổ, trở thành mồi ngon cho thú tính một số đàn ông tây phương. Ngành du lịch tình dục là một lạm dụng tình dục của những du khách đàn ông hay đàn bà đối với những con người kém thế hơn mình về xã hội và kinh tế, những con người hầu hết là vị thành niên, sẵn sàng trao đổi thân xác mình, không nhất thiết để lấy tiền mà là để nhận được chút hàng hóa nào đó hay một lối sống nào đó mà nếu không dùng phương tiện này họ không bao giờ với tới được.
Việc thực hành ngành du lịch tình dục này dựa trên quan điểm lệch lạc coi một số quốc gia nghèo nàn như những nơi người ta được tự do tuyệt đối và được hoàn toàn miễn chuẩn khi thực hành những điều như làm tình với vị thành niên hay sử dụng bạo lực trong các liên hệ tình dục với đàn bà, đàn ông, người đổi phái tính, trẻ em và thiếu niên, vốn là những hành vi khó có thể thực hành tại các xứ giầu có hơn. Với cái nhìn lệch lạc như thế, những người đàn ông và đàn bà tây phương lên đường đi tìm những nơi họ nghĩ họ có thể phạm các hành vi tội ác nghiêm trọng mà hoàn toàn bảo đảm không bị truy tố, và là những nơi họ có thể kiếm được hàng trăm ngàn con gái, con trai, thiếu niên, người đổi phái tính, đàn ông và đàn bà thiếu thốn hay đang lao đao về xúc cảm sẵn sàng thoả mãn thú tính của họ.
Vì dựa trên việc khai thác những con người yếu đuối nhất, không thể tự quyết định được chính số phận mình, nên du lịch tình dục hiện là một tội ác và phải bị coi như thế trong luật lệ của nhiều quốc gia kể cả Ý và Ba tây.
Một yếu tố khác từng góp phần làm tăng gia hiện tượng du lịch tình dục và phát triển việc mãi dâm trẻ em là Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến đã tạo ra khá nhiều căn cứ quân sự tại một số quốc gia Á Châu như Việt Nam, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân và Okinawa; lúc kết thúc cuộc chiến ấy, người ta ước lượng Sài Gòn có đến 500,000 người mãi dâm. Các căn cứ quân sự kia đã làm nhiều thành phố Á Châu lớn mạnh và còn tạo ra nhiều thành phố mới cũng như những nơi công cộng để cung cấp người bán dâm. Các bé gái và thiếu niên cũng có thể trở thành nạn nhân của thị trường tình dục cho các lực lượng gìn giữ hòa bình nữa. Như ở Mozambique chẳng hạn, sau khi ký thỏa ước hòa bình năm 1992, việc mãi dâm các cô gái từ 12 tới 18 tuổi đã được chính bộ chỉ huy lực lượng LHQ tại Mozambique (ONUMOZ) đứng ra tổ chức. Việc ấy đã bị tố cáo trong một phúc trình tựa là “Các Hậu Quả của Cuộc Tranh Chấp Vũ Trang đối với Trẻ Em và Thiếu Niên” do Graca Machel soạn thảo theo lời yêu cầu của ông Boutros Ghali, lúc ấy là Tổng Thư Ký LHQ. Phúc trình này được đệ trình cho Phiên Họp Khoáng Đại của LHQ vào tháng Tám năm 1996. Để chuẩn bị cho phúc trình Machel, 12 cuộc nghiên cứu về việc lạm dụng tình dục vị thành niên trong các tranh chấp vũ trang đã được thực hiện tại 12 quốc gia; kết quả cho thấy tại 6 trong các quốc gia được nghiên cứu này, sự hiện diện của các lực lượng gìn giữ hòa bình có liên hệ tới việc gia tăng nạn mãi dâm các vị thành niên.
Theo một Phúc trình Graca Machel mới được cập nhật hóa gần đây, được trình bầy ở New York vào tháng Mười Hai năm 2007, người ta thấy tác động của chiến tranh đối với trẻ em trong thập niên qua tàn bạo hơn bao giờ hết: chúng là nạn nhân các vụ tấn công vào trường học, bị bắt cóc và bị cưỡng bức phải đi lính, hay làm nô lệ tình dục, hoặc sống trong các điều kiện tôi đòi. Trong các vùng chiến tranh, các đe dọa đối với trẻ em càng gia tăng hơn nữa do sự kiện bạo lực giờ đây đánh thẳng vào nguồn che chở các em, đó là các bậc phụ huynh. Ann Veneman, tổng giám đốc UNICEF cho hay: “Nỗi nguy hiểm của trẻ em bị vây khốn trong chiến tranh tiếp tục gia tăng mỗi ngày. Chúng không còn phải là nạn nhân của lửa đạn nữa, nhưng càng ngày càng trở thành mục tiêu tiền định cho bạo lực, cho lạm dụng và khai thác, mặc tình để hàng trăm các nhóm vũ trang hành khổ, những nhóm chuyên xách nhiễu thường dân”. Phúc trình mới này cũng cho thấy nhiều tiến bộ thực hiện được trong lãnh vực ngăn ngừa việc tuyển dụng các binh lính trẻ em, tổ chức việc giải ngũ và tái hội nhập các em vào xã hội. Các can thiệp phối hợp của cộng đồng quốc tế cũng đem lại nhiều thành quả trong cuộc chiến đấu chống lại bạo lực tình dục. Trong lãnh vực này, ta có thể kể một số thành quả quan trọng như sau: phía các toà án quốc tế đã đưa ra các biện pháp tài phán sơ khởi, Hội đồng Bảo an LHQ đã cam kết theo dõi việc ban hành cũng như chấp nhận các đạo luật và các tiêu chuẩn quốc tế mới. Trong số ấy, phải kể tới Nghị Định Thư Nhiệm Ý đối với Công Ước Quyền Trẻ Em và Việc Can Dự của Trẻ Em vào Các Cuộc Tranh Chấp Vũ Trang, và việc chấp nhận Các Nguyên Tắc Paris để Ngăn Ngừa Việc Tuyển Dụng và Sử Dụng Trái Phép Trẻ Em vào Chiến Tranh. Phúc trình mới cũng đưa ra một số đề nghị cụ thể cho mười năm sắp tới, bao gồm việc kêu gọi các nước hội viên và xã hội dân sự nói chung hãy che chở các trẻ em hiện đang sống tại ít nhất 50 vùng có chiến tranh trên khắp thế giới, và các trẻ em đang gặp khó khăn để sinh tồn tại các xứ vừa chấm dứt chiến tranh.
Các trẻ em gái trai trong thị trường tình dục
Theo bản phúc trình Chấm Dứt Nạn Mãi Dâm, Nạn Khiêu Dâm và Buôn Bán Trẻ Em (ECPAT) do ba trường đại học Ý là Parma, Modena và Reggio Emilia phối hợp soạn thảo, thì hiện tượng trên khá phổ biến và đặc biệt có liên hệ tới các nước sau đây: Bangladesh, Lào, Căm Bốt, Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka, Đài Loan, Ân Độ, Ba Tây, Colombia, Phi Luật Tân, Cộng Hòa Dominique, Ukraine, Bảo Gia Lợi và một số quốc gia Châu Phi. Một số vùng hay thành phố trở thành các địa điểm nổi tiếng cho ngành du lịch tình dục và nhiều vùng hay thành phố đó trùng hợp với các vùng mãi dâm ở Amsterdam, Hòa Lan, ở Băng Cốc và Phủ Kiệt, Thái Lan và Angeles, thuộc tỉnh Pampanga của Phi Luật Tân, địa điểm đặt căn cứ quân sự đầu tiên của Mỹ tại nước này.
Tuy nhiên, phổ biến hơn cả nạn mãi dâm trẻ em là hiện tượng buôn bán người, bất chấp sự kiện này: trên phương diện luật lệ, chính phủ nào cũng bắt buộc phải che chở trẻ em khỏi bị khai thác và lạm dụng tình dục. Nguyên tắc này đã được công bố trong mọi công ước và khuyến cáo quốc tế. Như Công Ước Quyền Trẻ Em, điều 24, nói rằng: “Trách nhiệm các chính phủ là bảo vệ trẻ em khỏi bất cứ hình thức khai thác và lạm dụng tình dục nào”. Điều 35 dự liệu rằng trách nhiệm các chính phủ bao gồm việc ngăn ngừa nạn bắt cóc, bán hay trao đổi trẻ em vì bất cứ lý do nào hay dưới bất cứ hình thức nào. Cùng những cam kết ấy đã được lặp lại trong Nghị định Thư Nhiệm Ý đối với Công Ước về Buôn Bán Trẻ Em và Mãi Dâm và Khiêu Dâm Trẻ Em ban hành tháng Sáu năm 2000. Chúng tôi cũng xin nhắc tới một số chương trình của LHQ: Chương Trình Hành Động năm 1992 để Ngăn Ngừa Việc Buôn Bán Trẻ Em cũng như Việc Mãi Dâm và Khiêu Dâm Trẻ Em, và Chương Trình Hành Động năm 1996 để Ngăn Ngừa Việc Buôn Bán, Khai Thác Người và Việc Mãi Dâm.
Theo các tín liệu do ECPAT và các trường đại học Ý đã nhắc trên đây thu thập, 90-95% các du khách tình dục là đàn ông trong hạn tuổi từ 20 tới 40, thuộc đủ mọi giai cấp xã hội khác nhau.
Một trong các nơi được du khách tình dục thăm viếng nhất là thành phố Fortaleza, thuộc đông nam Ba Tây. Trong khoảng thời gian từ tháng Mười Hai năm 2004 tới tháng Giêng năm 2005, số du khách Ba Tây cũng như ngoại quốc tại thành phố này cao hơn năm trước tới 13.5%. Phần lớn việc gia tăng này là do 40% gia tăng con số du khách ngoại quốc đến từ Bồ Đào Nha, Ý, Đức và Mỹ. Phân tích các yếu tố lôi cuốn du khách tới Fortaleza, người ta thấy trong nhiều năm qua, thành phố này sở dĩ phát triển được là nhờ các chào mời làm tình rẻ tiền dành cho du khách của nó, vé máy bay hạ, khách sạn rẻ và những gói nghỉ hè “bao hàm mọi sự”. Hiện tượng này cũng đã được nhắc tới trong các cuộc điều tra của một ủy ban quốc hội và nhiều tổ chức nghiên cứu khác. Những cuộc điều tra này cho thấy nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là việc bị xã hội cho ra rìa, kinh tế khó khăn, nạn đói và các sáng kiến vô lương tâm của giới kinh doanh nước ngoài, các khách sạn, các làng du lịch, các quán ăn…Tại Ba Tây, người ta thấy hiện tượng này trong các khu vực du lịch chính như Rio, Salvador, Recife, Foz do Iguacu, Natal, Manaus nhưng đặc biệt là Fortaleza. Theo Văn Phòng Đặc Biệt của Tổng Thống về Nhân Quyền, 22 thị trấn thuộc Rio Grande do Norte được liệt kê trong danh sách 937 thị trấn của cả nước có nạn khai thác vị thành niên về phương diện tình dục để kiếm lời. Kiểu nói này có ý chỉ việc buôn bán trên thị trường quốc tế các vị thành niên để đẩy họ vào các hệ thống mãi dâm; khai thác các thiếu niên trong các câu lạc bộ tư nhân; sử dụng vị thành niên vào việc sản xuất phim ảnh khiêu dâm. Tại Rio Grande do Norte, tội ác liệt kê sau cùng như trên đã xẩy ra hầu như duy nhất ngay chính hay chung quanh khu vực Natal và ở một số địa điểm duyên hải khác. Tuy nhiên, nhiều thiếu niên dính dáng vào ngành du lịch tình dục này xuất thân từ các vùng xâu hơn trong nội địa nơi các em bị khai thác trong các câu lạc bộ địa phương hay trong các xuất phẩm khiêu dâm.
Năm 2005, tại Bảo Gia Lợi, tờ tuần san cả nước tên là Politika từng tố giác rằng thành phố Petrich, vốn nổi tiếng về ngành du lịch tình dục, nay có được đồng nghiệp nữa là thành phố Sandaski, một thành phố chỉ có khoảng 30,000 dân nhưng ít nhất chứa đến 2 ngàn người bán dâm.
Theo Cơ Quan Quyền Trẻ Em ở Ấn Độ, hàng trăm trẻ em bị khai thác để thoả mãn thú tính của những anh chàng ấu dâm mà chủ yếu đều là du khách nước ngoài đến Goa du lịch. Những tên ấu dâm này một là trực tiếp liên hệ với đứa trẻ hai là sử dụng các trung gian tại địa phương. Ở Châu Phi, Kenya là một trong những địa điểm được ngành du lịch tình dục lui tới nhiều nhất. Theo một cuộc thăm dò của UNICEF và chính phủ Kenya, tiến hành tại quận Diani, đông nam Malindi vào tháng Mười năm 2005, ở Kilifi và Mombasa giữa tháng Mười Một và tại Kwale vào tháng Ba năm 2006, thì khoảng 50% khách hàng lạm dụng trẻ em là đàn ông Âu Châu. Đàng khác, cuộc thăm dò này cũng cho thấy tại các thị trấn duyên hải như Mombasa, Kilifi, Malindi và Kwale, khoảng 15,000 hay 30% con gái cỡ tuổi từ 12 tới 18 thỉnh thoảng có hành nghề mãi dâm. Các khách hàng sộp của họ là Ý (18%), Đức (14%) và Thụy Sĩ (12%), sau đó là các du khách Uganda, Tanzania, Anh, Saudi Arabia và chính Kenya. Đối với UNICEF, một trong các khía cạnh nghiêm trọng hơn cả là nói chung, hiện tượng này được công luận chấp nhận. Điều ấy có nghĩa đứa trẻ nào ở Kenya cũng gặp nguy hiểm cả. Hơn 75% những người chủ yếu được hỏi để cung cấp tín liệu (phần lớn là các công nhân ngành du lịch và các đại diện kinh doanh) đều coi ngành du lịch tình dục với trẻ em một là chuyện bình thường hai là có thể khoan dung được, thậm chí còn có thể chấp nhận hoàn toàn được; chỉ khoảng 20% coi điều ấy là vô luân mà thôi.
Theo các phúc trình, việc buôn bán tình dục hiện đang liên can tới 80,000 người Ý (tuổi trung bình là 27). Sau Kenya, các nước nổi tiếng nhất là Cộng Hòa Dominique và Colombia. Các bé gái bị khai thác thường thuộc lớp tuổi từ 11 tới 15 trong khi các bé trai thuộc cỡ tuổi từ 13 tới 18. Những vụ làm tình này thường được quay phim và tải lên Internet. Các khách hàng của ngành du lịch tình dục dành cho phụ nữ thường tới Kenya, Gambia, Senegal, Cuba, Ba Tây và Colombia.
Phỏng vấn Marco Scarpati, chủ tịch ECPAT của Ý
Chấm dứt Mãi dâm, Khiêu dâm và Buôn bán Trẻ em
Về phần mình, ECPAT không hề thụ động: tại các nước có vấn đề, cơ quan này có những chương trình hợp tác và nhiều trung tâm phục hồi, trung tâm mới nhất vừa được mở tại Bảo Gia Lợi, nơi “có những em được đem tới cho chúng tôi trước đây từng tiếp cả hơn 6,000 khách hàng một năm”, chương trình huấn luyện hỗn hợp cho cảnh sát Ý và cảnh sát của nhiều nước khác, chiến dịch ngăn ngừa “vì tuổi cho du khách làm tình đã giảm đi cách đáng kể, nên ở đây ngăn ngừa phải bắt đầu với tuổi thiếu niên”. Nhưng tại sao lại là Ý? Là vì Ý vốn là xứ nguyên gốc của nhiều kẻ săn tình dục, và đồng thời cũng là nước đứng hàng đầu trong chiến dịch chống lại tội ác này. Scarpati cho hay: “Về tài trợ của chính phủ, chúng tôi đứng đầu danh sách Âu Châu và thế giới. Từ năm 2000, chúng tôi đã đưa ra nhiều cam kết như thế”. Dự tính sắp tới sẽ là Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Ba Chống Khai Thác Tình Dục Trẻ Em và Thiếu Niên được ECPAT, UNICEF và Các Tổ Chức Phi Chính Phủ đứng ra tổ chức trước ngày Kỷ Niệm lần thứ 20 Công Ước Quyền Trẻ Em, địa điểm: Rio de Janeiro.
ECPAT là một hệ thống quốc tế gồm nhiều tổ chức cùng hợp tác với nhau để hủy diệt tận gốc việc mãi dâm, khiêu dâm và buôn bán vị thành niên cho mục đích tình dục. Hệ thống này khởi đầu tại Thái Lan năm 1991 để chống lại hiện tượng gia tăng đầy lo ngại trong việc mãi dâm trẻ em và trong việc dùng du lịch để khuếch trương tệ nạn trên. Hệ thống này làm việc mật thiết với các tổ chức phi chính phủ, cơ quan UNICEF và cơ quan ILO. Nó cộng tác với lực lượng cảnh sát tại các nước nguyên gốc của trẻ em và với cảnh sát quốc tế Interpol. Nó cũng làm việc với kỹ nghệ du lịch để chiến đấu chống lại ngành du lịch tình dục vốn bóc lột trẻ em. Nó gây áp lực với nhà cầm quyền địa phương để họ chấp nhận các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bất cứ hình thức lạm dụng tình dục nào. Nó nhận diện và tố cáo hoạt động của những người bóc lột tại Ý và tại các nơi khác. Nó tham gia vận động (lobbying) để các đạo luật được thông qua hay cải thiện các đạo luật hiện hữu nhằm bảo vệ trẻ em hữu hiệu hơn. Nó làm việc với các thầy cô và học sinh để họ chịu học hỏi về nhân quyền; về sự bất quân bình giữa bắc và nam; về du lịch có trách nhiệm, tức biết tôn trọng nhân phẩm người khác. Nó theo dõi truyền thông và Internet để chống lại việc dùng trẻ em trong việc sản xuất các sản phẩm khiêu dâm. Ngày nay, ECPAT là hệ thống quốc tế rộng rãi nhất trong cuộc chiến chống lại việc khai thác tình dục vị thành niên: trong ngành du lịch tình dục sử dụng trẻ em; trong việc mãi dâm và buôn bán trẻ em cho mục tiêu khai thác tình dục; trong báo chí phim ảnh khiêu dâm trẻ nhỏ.
Thưa ông Scarpati, nếu ông phải ước lượng, thì hiện nay trên thế giới đang có bao nhiêu trẻ em bị khai thác cho ngành du lịch tình dục?
Trước nhất, tôi phải nói ngay tôi không thích ước lượng. Ước lượng không làm tôi mấy thích. Tôi không có ý niệm về con số. Tôi coi sự ước lượng của Liên Hiệp Quốc về con số 2.5 triệu là quá đáng. Tuy nhiên, cần phải nói rằng hiện tượng này hiện không thuyên giảm chút nào, ngược lại nó đã và đang tiếp tục lớn mạnh trong mấy năm gần đây. Rất nhiều người du hành thế giới chỉ để tìm kiếm các vị thành niên… Khai thác tình dục các vị thành niên là vô luân, vì những người giầu có phương tây lạm dụng trẻ em để phục vụ cho khoái cảm tình dục của mình, nhưng ta nên nói rằng những người đi tìm trẻ em để lạm dụng ấy đã đi tới những nơi mà trẻ em vốn đã bị những tay anh chị địa phương khai thác rồi. Có những nơi được tạo ra cách chuyên biệt. Tôi nghĩ tới những khu mãi dâm tại nhiều thành phố Á Châu nơi các ‘đối tượng’ để thoả mãn tình dục bị đem ra bán, nơi thân xác và những con người bị đem ra bán, bất cứ điều gì người Âu Châu muốn cũng đều bị đem ra bán cả.
Xin trở lại với các ước lượng. Tổ chức của ông từng đưa ra các con số liên quan tới những người Ý đi du lịch thế giới để thoả mãn tình dục, họ ước lượng là 80,000 người, con số cao nhất ở Âu Châu, một con số gây kinh hãi. Ông nghĩ có nên tin con số ấy không?
Tôi sợ là có.
Đây là một việc kinh doanh lớn lao.
Và đó là vấn đề. Mục đích hoạt động của chúng tôi là làm mọi người ý thức được rằng con số người tham dự ấy hết sức lớn lao. Chúng ta đang nói tới ngành kinh doanh to lớn với lợi nhuận thật cao. Nếu thị trường trẻ em không hấp dẫn về phương diện lợi nhuận đến thế thì nó đã không hiện hữu. Cho nên chìa khóa để chấm dứt nó phải là chấm dứt yêu cầu.
Những người đó dùng phương tiện nào, họ tổ chức hoạt động của họ ra sao?
Họ có Internet, một phương tiện vô địch. Trên Internet, họ thấy đủ mọi chuyện được tổ chức đâu ra đấy kể cả giá cả và hợp đồng mua bán.
Có thể làm gì để chống lại sự ác này?
Một cách có lẽ là không cho các khách hàng lên đường, ngăn cản không cho họ tới các nước đang thực hành hành ngành du lịch tình dục. Cách nữa có lẽ là can thiệp để cải thiện nền kinh tế của những nước có ngành du lịch ấy và đưa ra các phương tiện nghiêm chỉnh để ngăn ngừa, để dạy trẻ em và huấn luyện các lực lượng cảnh sát địa phương để họ canh chừng hiện tượng và dẹp bỏ các tội ác do nó gây ra. Có lẽ cũng nên nhậy cảm hóa và nhờ các công nhân trong các ngành du lịch khác canh chừng như các tài xế taxi, các hướng dẫn viên du lịch, các khách sạn v.v…và cố gắng bảo đảm để các du khách không bị chào mời loại sinh hoạt ấy.
Những nước nào can dự vào hiện tượng này?
Nhanh hơn có lẽ tôi nên liệt kê các nước không can dự vào hiện tượng này vì hiện tượng này nay đã trở nên một hiện tượng hoàn cầu. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, các nước can dự là Thái Lan,Việt Nam, Căm Bốt, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, A Phú Hãn, Ai Cập, Senegal, Nam Phi, Kenya (nơi người Ý rất ưa thích), Cuba (nước đang cố gắng che dấu vấn đề), Ba Tây, Peru. Cũng còn những nơi ít ai có ghể tưởng tượng được. Cách nay không lâu, ECPAT Ý đã được thông báo có những tay tổ chức các chuyến du lịch tình dục dưới danh nghĩa “Vui Chơi Câu Cá và Săn Bắn” tại Mông Cổ.