HÀ NỘI - Đến Thái Hà lúc 7h30, chúng tôi thấy mười mấy linh mục đang quỳ gối cầu nguyện ở trong nhà thờ cùng với một số giáo dân. Nghe nói các vị chuẩn bị đi họp với các lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Hình ảnh thánh lễ, họp với Tp Hà nội
Linh địa lúc này cũng có khá đông giáo dân đang cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Các xe ôtô đỗ trong khuôn viên nhà thờ và Đền thánh Giêrađô, hầu hết đều mang biển số ngoại tỉnh.
Biết một số giáo dân đi cùng các linh mục lên UBND thành phố họp, chúng tôi cũng vội vàng bám theo họ. Đến nơi, chỉ có các linh mục và 3-4 giáo dân được vào họp. Những người còn lại không được vào, nhưng họ cũng nhất quyết không về. Họ đứng cầu nguyện trước công ủy ban.
Bên cạnh họ, có một nhóm người khá đông đeo biểu ngữ trước ngực. Thỉnh thoảng nhóm người này lại hô vang: “Đả đảo những tên tham nhũng! Truy tận gốc, diệt tận ngọn bọn tham quan!” Được biết nhóm người này thuộc huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Họ đi đòi lại những mảnh đất bị các tham quan “quy hoạch” rồi chia chác cho nhau.
Nhóm giáo dân thì ôn hòa hơn. Họ ngồi cùng một chỗ, miệng lẩm nhẩm đọc kinh, cầu nguyện.
Chúng tôi trở lại linh địa Thái Hà lúc 12h15. Lượng người tuốn về hành hương vẫn đông đúc như mọi khi. Buổi hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và thánh lễ tạ ơn vừa mới kết thúc.
Một lúc sau chiếc xe ôtô chở các linh mục đi họp về đỗ ngay trước cửa Tu viện. Ngay lập tức giáo dân ùa tới hỏi thăm kết quả cuộc họp. Các linh mục tươi cười vui vẻ. Một vị nói với giáo dân: “Chúng ta vẫn cần cầu nguyện nhiều để xin Chúa soi sáng cho các vị lãnh đạo. Kết quả ra sao, tối chúng tôi sẽ thông báo cụ thể cho bà con”.
Vào khoảng 16h một thánh lễ nữa được cử hành. Khách hành hương từ linh địa về nhà thờ dự lễ. Ghế trong nhà thờ chật người. Cuối lễ, họ tự động ra viếng Đức Bà ngoài linh địa, rồi ra về. Các bà, các chị vẫn thường trực giữ linh địa, hôm nay được nhàn nhã đôi chút, vì khách hành hương ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
18h30, một thánh lễ nữa được cử hành. Số linh mục đồng tế là 25, trong đó có những vị mới từ Tây Nguyên lặn lội ra hiệp thông, cầu nguyện với Thái Hà. Cuối thánh lễ, một linh mục đứng lên thông báo cho bà con về nội dung cuộc họp ban sáng.
Vị linh mục cho biết, buổi làm việc chưa có gì là đột phá, mới mẻ; các vị lãnh đạo thành phố vẫn tiếp tục duy trì lối làm việc áp đặt, bất chấp ý kiến của phía nhà thờ.
Vị linh mục cũng cho bà con biết: khi phía nhà thờ đề cập đến tính bất nhất của những giấy tờ mà phía nhà nước cho là cha Vũ Ngọc Bích đã ký (có tới 4 giấy bàn giao đất nhà thờ sang nhà nước quản lý), thì ông Vũ Hồng Khanh, phó chủ tịch UBND thành phố nhắc bảo thuộc cập của mình: “Thôi thì các đồng chí xem xét bốn giấy tờ ấy, rồi thống nhất chọn lấy một thôi”.
Hài hước hơn, khi phía nhà thờ đề cấp đến tính bất hợp pháp của việc bàn giao: nhà nước giao đất của nhà thờ cho công ty dệt thảm len trước thời điểm được cho là cha Bích ký giấy bàn giao cả 10 tháng, và cha Bích ký giấy ban giao năm 1961 để thực hiện thông tư 73/Ttg của chính phủ ban hành năm 1962 (!), thì ông đại diện cho sở tài nguyên môi trường cho biết rằng, ông đã đi tham khảo các cụ thời trước đây và các cụ cho biết là lối làm việc thời bấy giờ là thế: nhà nước có chủ trương, rồi thực hiện, rồi sau đó mới ra thông tư, nghị định…
Sau khi nghe vị linh mục kể một vài chi tiết khôi hài trong cuộc họp, giáo dân cười ồ lên. Họ bảo nhau: “Thế là chúng ta lại phải tiếp tục cầu nguyện nhiều hơn để xin Chúa soi trí, mở lòng các vị lãnh đạo mất rồi!”.
Thánh lễ tối kết thúc, giáo dân lại tiếp tục hát Kinh hòa bình, tiến ra linh địa cầu nguyện.
Hình ảnh thánh lễ, họp với Tp Hà nội
Lãnh đạo thành phố Hà Nội |
Phía giáo xứ Thái Hà: các linh mục và đại diện giáo dân |
Bên cạnh họ, có một nhóm người khá đông đeo biểu ngữ trước ngực. Thỉnh thoảng nhóm người này lại hô vang: “Đả đảo những tên tham nhũng! Truy tận gốc, diệt tận ngọn bọn tham quan!” Được biết nhóm người này thuộc huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Họ đi đòi lại những mảnh đất bị các tham quan “quy hoạch” rồi chia chác cho nhau.
Giáo dân Thái Hà chờ ở ngoài và cầu nguyện |
Chúng tôi trở lại linh địa Thái Hà lúc 12h15. Lượng người tuốn về hành hương vẫn đông đúc như mọi khi. Buổi hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và thánh lễ tạ ơn vừa mới kết thúc.
Một lúc sau chiếc xe ôtô chở các linh mục đi họp về đỗ ngay trước cửa Tu viện. Ngay lập tức giáo dân ùa tới hỏi thăm kết quả cuộc họp. Các linh mục tươi cười vui vẻ. Một vị nói với giáo dân: “Chúng ta vẫn cần cầu nguyện nhiều để xin Chúa soi sáng cho các vị lãnh đạo. Kết quả ra sao, tối chúng tôi sẽ thông báo cụ thể cho bà con”.
Cầu nguyện ban chiều trước linh đài Đức Bà |
18h30, một thánh lễ nữa được cử hành. Số linh mục đồng tế là 25, trong đó có những vị mới từ Tây Nguyên lặn lội ra hiệp thông, cầu nguyện với Thái Hà. Cuối thánh lễ, một linh mục đứng lên thông báo cho bà con về nội dung cuộc họp ban sáng.
Vị linh mục cho biết, buổi làm việc chưa có gì là đột phá, mới mẻ; các vị lãnh đạo thành phố vẫn tiếp tục duy trì lối làm việc áp đặt, bất chấp ý kiến của phía nhà thờ.
Vị linh mục cũng cho bà con biết: khi phía nhà thờ đề cập đến tính bất nhất của những giấy tờ mà phía nhà nước cho là cha Vũ Ngọc Bích đã ký (có tới 4 giấy bàn giao đất nhà thờ sang nhà nước quản lý), thì ông Vũ Hồng Khanh, phó chủ tịch UBND thành phố nhắc bảo thuộc cập của mình: “Thôi thì các đồng chí xem xét bốn giấy tờ ấy, rồi thống nhất chọn lấy một thôi”.
Hài hước hơn, khi phía nhà thờ đề cấp đến tính bất hợp pháp của việc bàn giao: nhà nước giao đất của nhà thờ cho công ty dệt thảm len trước thời điểm được cho là cha Bích ký giấy bàn giao cả 10 tháng, và cha Bích ký giấy ban giao năm 1961 để thực hiện thông tư 73/Ttg của chính phủ ban hành năm 1962 (!), thì ông đại diện cho sở tài nguyên môi trường cho biết rằng, ông đã đi tham khảo các cụ thời trước đây và các cụ cho biết là lối làm việc thời bấy giờ là thế: nhà nước có chủ trương, rồi thực hiện, rồi sau đó mới ra thông tư, nghị định…
Sau khi nghe vị linh mục kể một vài chi tiết khôi hài trong cuộc họp, giáo dân cười ồ lên. Họ bảo nhau: “Thế là chúng ta lại phải tiếp tục cầu nguyện nhiều hơn để xin Chúa soi trí, mở lòng các vị lãnh đạo mất rồi!”.
Thánh lễ tối kết thúc, giáo dân lại tiếp tục hát Kinh hòa bình, tiến ra linh địa cầu nguyện.