Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhớ lại di sản thiêng liêng của Đức Gioan Phaolô I
CASTEL GANDOLFO (Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói mặc dầu Đức Gioan Phaolô I lên ngôi Giáo Hoàng chỉ có 33 ngày, ngài đã để lại một di sản thiêng liêng lớn lao.
Đức Giáo Hoàng nói điều này khi ngài suy niệm về các bài đọc từ phụng vụ hôm Chúa Nhật 28/9 trước lúc đọc Kinh Truyền Tin với những đoàn người qui tụ trong sân nhà nghỉ hè giáo hoàng tại Castel Gandolfo.
Ngài ghi nhận rằng dụ ngôn Tin Mừng được phụng vụ đề nghị “dạy chúng ta rằng đức khiêm nhượng là thiết yếu để đón nhận ân huệ cứu rỗi.”
Dụ ngôn--từ Thánh Matthêu—nói về hai người con trai được cha của họ xin đi làm việc trong vườn nho của ông. Một trong hai người con nói vâng, nhưng không đi; người kia từ chối, nhưng sau đó thay đổi ý và đã đi.
“Với dụ ngôn này Chúa Giêsu nhấn mạnh sự yêu thương của Người đối với những kẻ tội lỗi trở lại,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng bài đọc từ Thư gởi các tín hữu Philipphê cũng kêu gọi đến đức khiêm nhượng. “Đừng làm gì chỉ vì ganh tị hay hư danh,” Thánh Phaolô viết, “ nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.”
“Khi suy niệm về những lời kinh thánh này,” ngài nói, “tôi liền ngjhĩ tới Đức Gioan Phaolô I, hôm nay kỷ niệm lần thứ 30 ngày qua đời của ngài.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lưu ý rằng Gioan Phaolô I--được tiếng là “Giáo Hoàng cười”—đã lấy “đức Khiêm Nhượng “ làm khẩu hiệu của ngài: “một lời duy nhất tổng hợp điều cần thiết trong sự sống Kitô hữu và chỉ rõ nhân đức cần thiết cho những người được kêu gọi phục vụ uy quyền trong Giáo Hội.”
Nhân đức thiết yếu
Đức Thánh Cha đã ghi chú rằng vị tiền nhiệm của ngài, kẻ đã chết 33 ngày sau khi được bàu Giáo Hoàng năm 1978, đã nói trong một của bốn buổi tiếp kiến chung của ngài: “Tôi xin giới thiệu một nhân đức rất được Chúa yêu thích. Người đã nói, ‘Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.’- Cho dầu anh em đã làm những điều cao cả, hãy nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng.’ Ngược lại, xu hướng trong tất cả chúng ta là làm ngược lại đúng hơn: khoe khoang.”
“Đức khiêm nhượng có thể được xem là di sản thiêng liêng của ngài ”.
“Tính đơn sơ của ngài,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “là một chiếc xe chở giáo huấn vững chắc và phong phú mà, nhờ ân huệ của một trí nhớ bất thường và nền văn hoá cao, ngài đã trang điểm bằng nhiều qui chiếu tới các văn sĩ giáo hội và thế tục.”
“Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gọi Đức Gioan Phaolô I là “một giáo lý viên vô song.”
“Chúng ta phải cảm giác mìinh là nhỏ trước Thiên Chúa,” Đức Gioan Phaolô I đã nói. “ Tôi không xấu hổ thấy mình như một đứa bé trước mặt mẹ nó; người ta tin nơi mẹ mình; tôi tin nơi Chúa, trong những gì Người đã mạc khải cho tôi.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích: “Những lời này để lộ ra tất cả chiều rộng đức tin của ngài.
“Khi chúng ta cảm tạ Chúa đã ban ngài cho Giáo Hội và cho thế giới, chúng ta hãy quí trọng gương của ngài, bằng cách nỗ lực trau giồi đức khiêm nhượng của ngài, nhơn đức cho ngài khả năng nói chuyện với mọi người, cách rêng những người bé mọn và những kẻ được gọi là xa lạ.”
CASTEL GANDOLFO (Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói mặc dầu Đức Gioan Phaolô I lên ngôi Giáo Hoàng chỉ có 33 ngày, ngài đã để lại một di sản thiêng liêng lớn lao.
Đức Giáo Hoàng nói điều này khi ngài suy niệm về các bài đọc từ phụng vụ hôm Chúa Nhật 28/9 trước lúc đọc Kinh Truyền Tin với những đoàn người qui tụ trong sân nhà nghỉ hè giáo hoàng tại Castel Gandolfo.
Ngài ghi nhận rằng dụ ngôn Tin Mừng được phụng vụ đề nghị “dạy chúng ta rằng đức khiêm nhượng là thiết yếu để đón nhận ân huệ cứu rỗi.”
Dụ ngôn--từ Thánh Matthêu—nói về hai người con trai được cha của họ xin đi làm việc trong vườn nho của ông. Một trong hai người con nói vâng, nhưng không đi; người kia từ chối, nhưng sau đó thay đổi ý và đã đi.
“Với dụ ngôn này Chúa Giêsu nhấn mạnh sự yêu thương của Người đối với những kẻ tội lỗi trở lại,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng bài đọc từ Thư gởi các tín hữu Philipphê cũng kêu gọi đến đức khiêm nhượng. “Đừng làm gì chỉ vì ganh tị hay hư danh,” Thánh Phaolô viết, “ nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.”
“Khi suy niệm về những lời kinh thánh này,” ngài nói, “tôi liền ngjhĩ tới Đức Gioan Phaolô I, hôm nay kỷ niệm lần thứ 30 ngày qua đời của ngài.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lưu ý rằng Gioan Phaolô I--được tiếng là “Giáo Hoàng cười”—đã lấy “đức Khiêm Nhượng “ làm khẩu hiệu của ngài: “một lời duy nhất tổng hợp điều cần thiết trong sự sống Kitô hữu và chỉ rõ nhân đức cần thiết cho những người được kêu gọi phục vụ uy quyền trong Giáo Hội.”
Nhân đức thiết yếu
Đức Thánh Cha đã ghi chú rằng vị tiền nhiệm của ngài, kẻ đã chết 33 ngày sau khi được bàu Giáo Hoàng năm 1978, đã nói trong một của bốn buổi tiếp kiến chung của ngài: “Tôi xin giới thiệu một nhân đức rất được Chúa yêu thích. Người đã nói, ‘Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.’- Cho dầu anh em đã làm những điều cao cả, hãy nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng.’ Ngược lại, xu hướng trong tất cả chúng ta là làm ngược lại đúng hơn: khoe khoang.”
“Đức khiêm nhượng có thể được xem là di sản thiêng liêng của ngài ”.
“Tính đơn sơ của ngài,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “là một chiếc xe chở giáo huấn vững chắc và phong phú mà, nhờ ân huệ của một trí nhớ bất thường và nền văn hoá cao, ngài đã trang điểm bằng nhiều qui chiếu tới các văn sĩ giáo hội và thế tục.”
“Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gọi Đức Gioan Phaolô I là “một giáo lý viên vô song.”
“Chúng ta phải cảm giác mìinh là nhỏ trước Thiên Chúa,” Đức Gioan Phaolô I đã nói. “ Tôi không xấu hổ thấy mình như một đứa bé trước mặt mẹ nó; người ta tin nơi mẹ mình; tôi tin nơi Chúa, trong những gì Người đã mạc khải cho tôi.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích: “Những lời này để lộ ra tất cả chiều rộng đức tin của ngài.
“Khi chúng ta cảm tạ Chúa đã ban ngài cho Giáo Hội và cho thế giới, chúng ta hãy quí trọng gương của ngài, bằng cách nỗ lực trau giồi đức khiêm nhượng của ngài, nhơn đức cho ngài khả năng nói chuyện với mọi người, cách rêng những người bé mọn và những kẻ được gọi là xa lạ.”